Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cảm ơn bạn về câu trả lời lần trước. Bạn cho tớ hỏi ở mạch phát PT2262 của Quế Dương ấy, chỗ tầng dao động thì tấn số dao động tính theo công thức nào ? Tác dụng của các tụ 6p, 2 tụ 4p, cuộn dây L2. Nếu thay 2 tụ 4p bằng điện trở thì có được không ? Còn ở mạch thu PT2272 bạn có thê giải thích rõ hơn cho tớ cơ chế chỗ phần mạch trước khi đưa vào LM358. Tớ lại không học ĐTVT nên một số từ chuyên ngành không biết chẳng hạn như tách sóng thẳng tái sinh kiểu B chung. Đây là mạch thu siêu tái sinh hay là mạch gì vây ? Cảm ơn bạn nhiều.

    Comment


    • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
      - Cảm ơn nhiều về lời chúc của anh.

      - Khi dùng mạch điều tốc điện từ này thì anh vẫn phải có mạch ngắt nạp tự động khi bình đầy, vì chế độ nạp ở đây là nạp nhanh, áp cao + dòng cao. Lan Hương sẽ trả lời cho anh vấn đề này ở luồng thích hợp trong Box "điện tử công nghiệp".



      Tranhoangbac chịu khó đến sạp Hà Trường, chợ Hòa Bình - Ngõ Trần Cao Vân / ĐT 9761964 (gởi xe ở bãi đối diện nhà số 34 phố Thịnh Yên rồi vào chợ chừng hơn chục sạp, bên trái). Ở đó bán các loại thạch anh rã ra từ máy cũ, chắc chắn có trị số 1MHz.

      Trước đây Lan Hương cũng lấy ở đó một "mớ", nay dùng hết rồi.



      1/. Phần khuếch đại âm tần, người ta dùng ngõ vào đảo (NF / -) của IC LM389 khuếch đại ra loa. Vì vậy mà người ta tách sóng chiều âm (lấy biên độ âm) để có ngõ ra loa dương. mà không sợ tự dao động gây méo tiếng. Sau diod tách sóng là mạch low pass filter RC (mạch tích phân - thông thấp) để có âm tần.

      2/. Khuếch đại RF (RF amp) + dao động nội (Local oscillator) + trộn tần (mixer) do chỉ một transistor đầu tiên đảm nhiệm. Muốn hiểu rõ phần này thì em phải tách 3 phần riêng biệt thì sẽ hiểu ngay.

      a/. RF ampli : Biến thế cao tần có sơ cấp là bẫy cộng hưởng ở tần số cần thu Fi. Thứ cấp nó có ít vòng dây để có tổng trở bé mang tín hiệu RF đưa vào base phù hợp transistor Q1. Cầu điện trở 39K và 6,8K cấp điện áp phân cực cho Q1. Tín hiệu Fi được khuếch đại xuất lên C (khuếch đại E chung).

      b/. Local Oscillator : Biến thế dao động có sơ cấp nhận dòng cực C của Q1 (thông qua sơ cấp biến thế T1 sẽ nói sau), cảm ứng qua thứ cấp là bẫy cộng hưởng tần số Fo. Một phần năng lượng từ bẫy cộng hưởng thứ cấp hồi tiếp về chân E qua tụ 0.01 xuất lên cực C gây nên dao động tuần hoàn có tần số Fo gọi là dao động nội.

      c/. Mixer : Hai tần số F1 và Fo cộng phi tuyến ở tải là sơ cấp biến áp T1 thành tần số trung gian IF.

      IF = Fi - Fo

      trong đó :

      Fi là tần số cần thu.

      Fo là tần số dao động nội.

      IF (Intermediate Frequency) là hợp tần của Fi và Fo.

      Người ta bố trí để Fi và Fo lệch nhau một tần số nhất định gọi là trung tần. Tần số trung tần thông dụng là 455 KHz, do đó sơ cấp biến áp T1 là bẫy cộng hưởng với tần số 455 KHz.

      Khi chỉnh tìm đài phát, hai tụ chỉnh (variable capacitor) ở bẫy cộng hưởng Fi và Fo nằm trên một trục nên thay đổi cùng lúc --> tần số thu Fi và tần số dao động nội Fo cùng tăng giảm, làm sao khoảng cách giữa chúng là 455KHz, do đó trung tần là cố định. Điều này làm cho việc khuếch đại biên độ trung tần lên nhiều lần rất dễ dàng với trung bình 3 tầng khuếch đại --> cung cấp đủ biên độ và cường độ tín hiệu cho phần tách sóng AM sau đó.

      Hình vẽ không hợp lý và có chỗ sai, Lan Hương vẽ lại phần mà izzi hỏi đấy.

      Lan Hương.
      chị lan hương ơi em muốn hỏi về sơ đồ chân của con lm389 và tại sao lại mắc như thế ( như hình của bài máy thu siêu ngoại sai)

      Comment


      • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        .
        *** Lan Hương xin rất cám ơn anh nhathung1101 đã gởi cho em món quà rất ý nghĩa.

        3/. Thư anh Sáng :
        chao lan huong minh ten Sang o phu yen minh dang tim cach khuyech dai cho cay guitare thung nhung ko biet lam sao vo tinh vao foroom biet ban rat gioi ve dien tu ban co the cho minh biet co the dung mach thu phat fm de phat am thanh cay guitare qua ampli dc ko hay phai dung cach nao de am thanh dc hay va trung thuc minh cung biet so ve dien tu ban giup minh nhe cam on nhieu
        Lan Hương trả lời :
        Anh dùng mạch trong hình dưới đây, độ tin cậy cao mà dễ ráp do không có cuộn dây.

        Mạch phát dùng IC số CD4069 (6 HEX inverter), Lan Hương đã ráp chạy thấy rất ngọt ngào, không dạt tần số.
        Trong sơ đồ này thì con varicap (diod biến dung) lấy trong tuner TV nội địa cũ là ổn. Thạch anh là ceramic lọc trung tần FM, giá 2500 đ, dùng thạch anh từ 10 MHz đến 12 MHz đều tốt.

        Tần số phát trong sơ đồ với thạch anh 10,7 MHz là bội tần 96,3 MHz, trong dải tần FM thông dụng. Anh chỉ cần thu sóng bằng radio - casette băng FM rồi cho đường loa của máy thu vào ngõ Aux - in của Ampli là tốt.

        4/. Thư em Thanh_Nguyen :
        Chào chị Lan Hương !
        Em thấy chị là cao thủ trong box cao tần. Hôm nay em viết cho chị để xin chị một sơ đồ mạch phát dải sóng trung dân dụng (AM 530-160 KHz) có 1 số radio thì em thấy thang tần số lên tới 170 KHz. Vì vậy em ko biết chị có sơ đồ mạch micro ko dây mà phát trên băng sóng trung như em đã nói ở trên ko nhỉ ? Nếu chị có chị có thể chia sẻ với em dc ko ? Em chỉ cần tầm phủ sóng chừng 100m đổ lại hay chỉ vài chục mét là cũng dc rồi. Trước khi hỏi chị thì em đã tìm nhiều sơ đồ mạch trên mạng nhưng đều thất bại vì phần dao động chủ sóng ko dao động vì vậy em rất cần mạch thực tiễn mạch mà chính tay chị lắp và đã chạy và nếu chị có thể chia sẻ dc những sơ đồ mạch mà chính tay chị lắp ráp và đã chạy thì em xin cám ơn chị vô cùng !
        Em cám ơn chị và rất mong nhận dc hồi am của chị.

        Lan Hương trả lời :
        Khen là cao thủ e là quá đấy, LH ... khoái như thế lắm nhưng chắc là phải còn phấn đấu học hỏi nhiều.
        Về micro không dây dùng sóng trung / AM thì có khó hơn micro dùng sóng ngắn / FM nhiều, nhưng nó được cái là không bị "khè" khi mất sóng, nên các loại micro chuyên nghiệp và giá rất cao vẫn dùng đó Thanh ạ. Tuy nhiên họ phát trên sóng UHF (300 MHz - 900 MHz) , thậm chí SHF (vài GHz), ví dụ như micro Shure (Mỹ) nổi tiếng, phát - thu 866 MHz, giá ... hơn 40 triệu đồng / bộ thu phát.

        LH xin chỉnh lại một tí, 1600 chứ không phải 160.
        Nói vậy thôi, nhưng mình ráp chơi thì cũng không có vấn đề gì. Chỉ cần vài thứ quan trọng như sau :
        1/. Cuộn dây L là cuộn dây dao động sóng trung. Cái này lấy từ radio cũ, có lõi từ màu đỏ sậm, thường được gắn gần tụ xoay của radio sóng trung. Phần cuộn dây 3 chân dùng 2 chân bìa (bỏ chân giữa).
        2/. Cuộn dây Lo chính là cuộn dây quấn trên lõi than của Radio AM sóng trung. Dùng cuộn dây này thì không cần antenna nữa, vì nó thu ngắn ăn ten lại bằng ... không.
        3/. T1 là A564 hay A1015, T2 là C828.
        4/. Cân chỉnh :
        - Chỗ có chữ "see test" là điểm đo để cân chỉnh cộng hường. Đặt VOM vào vị trí đo 0,5 V và nối tắt C-E của T1, khi nào điện áp nhỏ nhất là cộng hưởng đã xác lập. Lúc đó gỡ nối tắt ra.
        - Chỉnh VR1 đến khi chân E / T1 đạt 2,2 đến 3,2 V là vừa.

        LH trả lời lên forum thì tiện hơn, nhằm giúp các bạn khác cũng cùng biết, Thanh đồng ý chứ ?

        Lan Hương
        Chào chị Lan Hương, chị cho em hỏi thêm là tại sao lại chỉnh VR1 đển khi chân E của T1 đạt 2,2-3,2 V được, chị có nhầm ko ạ. Đo chân B chứ. Mạch này em đang làm, chỉnh cộng hưởng đúng như chị nói, mạch cũng cộng hưởng nhưng khi tăt nguồn bật lại thì lại không cộng hưởng nữa. Thế là sao ạ, chị có cách nào xử lý vụ này giúp em ko chị kính mến.
        Last edited by tranhoangbac; 28-05-2008, 15:26.
        Trao Đổi, Sửa Chữa Các Mạch Điện Tử CN
        Face:

        Comment


        • em đã đọc về mạch colpits,nhưng vẫn không hiểu về vai trò của tụ hồi tiếp 5.6pF,chị hãy nói rõ hơn là nó làm gì trong mạch dao động và hoạt động cụ thể ra sao?Em muốn tìm hiểu thật chi tiết về nguyên lý lý thuyết chứ chưa phải ráp mạch.Em cũng muốn hỏi căn cứ vào đâu biết tụ này là hồi tiếp dương?Chị nói nếu thay mic tụ = mic thường thì không cần R=2.2k,nghĩa là có thể nối trực tiếp mic vào tầng 1(mà không cần tụ 1uf) phải không ?Có phải tín hiệu âm tần và cao tần trộn ở giữa tầng1 & 2 không?Trong mạch này ,chị thấy tụ hoặc R nào có thể bỏ được(về lý thuyết)?
          Attached Files

          Comment


          • em là Loan, em đang chế tạo một mạch thu sóng AM, em thấy trên diễn đàn chị có gởi một mạch và em đang làm theo mạch đó. có vài chỗ em chưa hiểu mong chị giải thích thêm.
            Em thấy chị nói máy thu này có dải tần rộng từ 5MHz-220MHz. Cái dải tần đó là phụ thuộc j` chị. Giờ em muốn thu sóng AM 610KHz hoặc 675KHz, em có thể chỉnh thông số của bẫy cộng hưởng (chỗ L1//47pF và L2//47pF) thành thông số phù hợp với tần số mà em muốn như trên ko? Chỗ cuộn L1 đó em đổi nó thành cuộn giá trị chính xác thay cuộn hiệu chỉnh luôn có được không? Cám ơn chị.
            Attached Files

            Comment


            • Nguyên văn bởi phuongdua Xem bài viết
              em đã đọc về mạch colpits,nhưng vẫn không hiểu về vai trò của tụ hồi tiếp 5.6pF,chị hãy nói rõ hơn là nó làm gì trong mạch dao động và hoạt động cụ thể ra sao?Em muốn tìm hiểu thật chi tiết về nguyên lý lý thuyết chứ chưa phải ráp mạch.Em cũng muốn hỏi căn cứ vào đâu biết tụ này là hồi tiếp dương?Chị nói nếu thay mic tụ = mic thường thì không cần R=2.2k,nghĩa là có thể nối trực tiếp mic vào tầng 1(mà không cần tụ 1uf) phải không ?Có phải tín hiệu âm tần và cao tần trộn ở giữa tầng1 & 2 không?Trong mạch này ,chị thấy tụ hoặc R nào có thể bỏ được(về lý thuyết)?

              --- Nếu không có tụ hồi tiếp thì mạch dao dộng tắt dần ( Nếu xét về mặt thời gian Tức là không có có sóng phát ra - tức là không có ích ).

              --- Muốn sóng phát ra ( trong một khoảng thời gian nào đó ) ... thì cần phải có dao động đủ trong thời gian đó

              --- Bạn không lắp tụ hồi tiếp , sóng vẫn phát ( ở một tần số nào đấy --- do các mối nối ( tụ Ce , mạch in ) - do điện áp cấp vào đột biến . vãn sinh ra sóng . ( dĩ nhiên sóng này bạn chẳng làm được gì vì thời gian tồn tại của nó quá nhỏ )

              --- khi bức xạ ra từ trường ( mất năng lượng , nếu không có gì " bù lại " ) thì có nghĩa là ... Mạch im như thóc .

              Vì vậy tụ hồi tiếp đảm nhiệm vai trò cân bằng năng lượng giúp mạch dao động một cách đều đặn tuần hoàn .


              --- Còn căn cứ vào đâu để hồi tiếp âm dương ... thì đây là tính chất mạch , đa phần các mạch dao động colpitt sử dụng bóng ngược (NPN) đều sử dụng hồi tiếp dương ... Nếu có Dụng cụ khảo sát như Oscilloscope bạn sẽ rõ hơn điều này , Ở tại thời điểm sườn lên hình sin có sự hồi tiếp . (xả ).


              --- Thay Mic tụ bằng mic thường ( Dynamic Microphone ) hay gọi là Micro điện động .

              Thành phần cấu tạo của Micro điện động là cái gì ??? Là cuộn dây và nam châm .

              Vậy nếu ta bỏ điện trở đi ( TỨC là không muốn có điện áp cấp vào đó ) bây giờ mà lại nối trực tiếp vào mạch không qua tụ nữa thì " Mua cái mic mới "

              Cần phải có tụ để ngăn điện áp 1 chiều không làm hỏng Mic điện động .


              ---- Mạch này là mạch điều tần trực tiếp , Transistor 1 chỉ có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu của Micro ( Xem có bản về các mạch khuếch đại , dao động )

              Transistor 2 mới là transistor dao động , việc biên độ âm thanh từ transistor 1 được ghép vào bộ dao động , bộ dao động thay đổi tần số đenta F theo tín hiệu âm thanh được gọi là điều tần .


              --- Về lý thuyết : Nếu chỉ cần mạch dao động có thể bỏ được từ tụ 10uF trở về Mic ( vì những thành phần đó không tham gia vai trò trong mạch dao động )


              --- Đơn giản hơn nữa cũng có thể bỏ điện trở tại cực B của transistor 2 với GND ... Vì rằng định thiên cho transistor có nhiều chế độ , chỉ cần dùng 1 điện trở từ VCC vào cực B cũng đủ định thiên và làm dao động cho mạch colpitt.
              Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

              Comment


              • Sorry cả nhà vì có thể hơi lạc đề nha. Mình đang định là 1 mạch thu phát âm thanh số. Phần phát ra mình định dùng DA đưa tín hiệu đến Mạch âm ly mà cả nhà đang bàn. Còn mạch vào thì định dùng AD để thu tín hiệu từ Mix đưa vào Chíp và lưu trữ. Đấy mới chỉ là hình dung của mình về 1 hệ thống thu phát âm thanh số. Ai có kinh nghiệm góp ý cho mình xem vậy là đúng hay sai với!
                Thank cả nhà !
                Lilean!

                Comment


                • Gởi chị Lan Hương....em đang làm mạch thu sóng AM và FM của chị Lan Hương.Nhưng em không biết giá trị của cuộn dây mắc song song với tụ tinh chỉnh 47p.Mong chị cho em giá trị của nó.Cho em hỏi đây là cuộn dây hiệu chỉnh được luôn phải ko?Em có thể mua nó ở đâu.Em mong chỉ nói thêm về phần cân chỉnh.Cụ thể hơn.Cảm ơn chị rất nhiều

                  Comment


                  • em đanglàm máy thu Am và FM của chị lan hương.theo em biết tần số của các sóng AM rất thấp.em muôn thu sóng AM có tần số khoảng 610kHz.vậy cuôn dây có giá trị bao nhiêu?

                    Comment


                    • to các anh chị em.

                      Nguyên văn bởi tranhoangbac Xem bài viết
                      Chi Lan Hương à, mấy con cuộn này khó tìm quá, em ra chợ, ra của hàng cũ cứ thấy có cuộn đỏ đỏ là mua luôn, kết quả là tốn quá nhiều kinh phí + thời gian đi lại. hic...hic...mua mấy cái vỉ đài AM,FM cũ về mà cũng chẳng có cuộn dây theo chị Lan Hương nói, khó zữ zậy chị..?? chị có cách nào tìm chính xác, cuộn cảm loại này thì chỉ giúp em và mọi người với nhé. Cảm ơn chị rất nhiều.
                      À, mà các tụ xoay có phải là loại đồng chục hay riêng zậy chị?
                      Nếu trong radio AM-FM thì cuộn dây có lõi màu đỏ sậm ở gần tụ xoay chính là cái mình cần đấy bạn à.

                      Tụ xoay này của radio là loại đồng trục, hình vuông. Bên trong hộp vuông bằng nhựa là những lá nhôm cách điện bằng các tấm mi ca mỏng, chia thành hai phần, trục nó gắn liền với một vành bánh xe để chỉnh.

                      Cuộn dây cộng hưởng dải tần AM nếu dùng tụ cố định 30 pF --> 45 pF thì có trị số từ 22 --> 35 micro Henry. Khi tháo cuộn dây màu đỏ trong mạch radio AM thì cần hút chì kỹ, vì nó có thể hỏng vỡ khi mình "cạy" nặng tay, xôi hỏng bỏng không thì khổ.

                      Chúc may mắn.

                      Lan Hương.

                      Comment


                      • Chị Hương ạ, các cuộn dây màu đỏ sậm trong đài em cũng đã tháo rất nhiều, nhưng toàn là loại có 2 chân bên này thông nhau, còn 3 chân bên kia thì cũng chỉ chó 2 chân ngoài cùng thông nhau, còn chân giữa thì bỏ. Ra ngoài chợ Trời ngồi chọn cả rổ cuộn dây cũ, màu đỏ sậm thì cũng rất nhiều nhưng vẫn ko có cái nào dùng chân giữa cả, tìm mua cuộn dây mới thì cũng có mầu đỏ sậm dùng chân giữa nhưng đo điện trở (số vòng dây) thì cũng không như hình vẽ trong mạch là số vòng dây bên 3 chân nhiều gấp đôi bên 2 chân. Còn về tụ xoay thì trong hình vẽ chị ko có vẽ nét đứt - kiếu 2 tụ đồng chục, thì có nghĩa là các tụ phải dùng rêng ạ.
                        "Tâm sự': Chị Hương quả thật là nhiệt tình với các anh em trong diễn đàn. Mấy ngày nay chắc chị bận việc gia đình ko lên diễn đàn được, ngồi đợi chị, đọc mãi mới hết được các bài viết của chị trong mục "chị Hương trả lời"=====>> thật là cao thủ nhiệt tình. Em rất cảm ơn chị nhiều. Có nhiều câu hỏi lặt vặt em ko giám làm phiền mọi người trong diễn đàn lên đã gửi vào mail của chị rùi, mong chị check mail của em với nhé.Thank chị nhiều nhiều...và muốn hỏi chị cũng nhiều nhiều, hi...hi...
                        Last edited by tranhoangbac; 29-05-2008, 23:31.
                        Trao Đổi, Sửa Chữa Các Mạch Điện Tử CN
                        Face:

                        Comment


                        • chị Lan Hương có thể nói giúp em những ứng dụng của mạch thu siêu ngoại sai AM đơn giản không ạ.Em cảm ơn chị nhiều!

                          Comment


                          • chị LAN HUONG oi. em đang sứa mạch AM FM dùng con ...2003 và gặp chút rắc rối mong chị giúp đỡ chỉ giùm .Cái thứ nhất chuển qua băng FM nghe bình thường. nhưng khi chuyển qua băng AM thì nghe những tiếng eo éo rất khó chịu càng mở lón volum càng hú lớn( áp cấp đủ)và không thể bắt được đài nào cả. vậy mạch này bị hư con gì thế ạ. Cái thứ 2 thì ngược lai bệnh tương tự nhưng ở băng FM . Chân thành Cảm ơn. mong hồi âm sớm

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi virgo87 Xem bài viết
                              chị Lan Hương có thể nói giúp em những ứng dụng của mạch thu siêu ngoại sai AM đơn giản không ạ.Em cảm ơn chị nhiều!
                              Mạch thu siêu ngoại sai AM mà Lan Hương giải thích cơ chế hoạt động cho các bạn nói trên, chính là mạch điện phổ biến của mọi máy thu AM trên thế giới (trước khi dùng vi mạch).

                              bapnik : em đang sứa mạch AM FM dùng con ...2003
                              Con ... 2003 đó là con gì vậy bạn ? không biết rõ làm sao trả lời cho bạn bi giờ ?
                              Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết
                                Mạch thu siêu ngoại sai AM mà Lan Hương giải thích cơ chế hoạt động cho các bạn nói trên, chính là mạch điện phổ biến của mọi máy thu AM trên thế giới (trước khi dùng vi mạch).



                                Con ... 2003 đó là con gì vậy bạn ? không biết rõ làm sao trả lời cho bạn bi giờ ?

                                Con 2003 thì chắc chỉ là con CD2003 thu FM chứ còn con gì nữa
                                Tôi thích màu đen nên tôi đã chọn CAMRY 3.5Q

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X