Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho em hỏi cụ thể nếu dùng mic điện động thay cho mic tụ thì sẽ dùng cái gì thay choR=2.2k,còn nếu không dùng gì cả nghĩa là không phân cực cho mic,vậy thì nó sẽ không hoạt động phải không?
    Khi phân tích AC , tụ hồi tiếp CE 5.6pf(như hình vẽ) sẽ song song với tụ biến dung (3-18pf),như vậy tụ 5.6pf sẽ góp phần làm tăng điện dung của mạch LC ==> tần số giảm,trong khi chẳng phải mình đang cần mạch LC đó phát ra dao động cao tần để phát sóng hay sao??
    Attached Files

    Comment


    • Nguyên văn bởi phuongdua Xem bài viết
      Cho em hỏi cụ thể nếu dùng mic điện động thay cho mic tụ thì sẽ dùng cái gì thay choR=2.2k,còn nếu không dùng gì cả nghĩa là không phân cực cho mic,vậy thì nó sẽ không hoạt động phải không?
      Khi phân tích AC , tụ hồi tiếp CE 5.6pf(như hình vẽ) sẽ song song với tụ biến dung (3-18pf),như vậy tụ 5.6pf sẽ góp phần làm tăng điện dung của mạch LC ==> tần số giảm,trong khi chẳng phải mình đang cần mạch LC đó phát ra dao động cao tần để phát sóng hay sao??
      Mic điện động là mic có cuộn dây dc đặt trong từ trường, cuộn dây dc bắt chăt với màng rung. Khi bạn nói thì màng sẽ rung lên theo tần số, biên độ, cuộn dây dc bắt chặt với màng rung cũng rung theo hay cuộn dây chuyển động trong từ trường làm phát sinh sức điện động hay 1 áp điện xoay chiều theo đúng tần số, biên độ đó. Vì vậy mic điện động ko cần phải phân cực cho nó vẫn có tín hiệu ra.

      Còn về mạch RF, ko biết có phải ý bạn muốn nói đến là cái tần số thuần của khung dao động LC ? Theo mình thấy trên thực tế thì khó mà có dc tần số thuần của LC. Trong sách lớp 12, công thức tính tần số của mạch LC là f=1/(2*pi*căn(LC)) theo mình nghĩ công thức đó đúng khi mạch chỉ đơn thuần có L và C thôi. Mình nghĩ vậy ko biết có đúng ko. Mach đó sẽ dao động bằng cách nạp tụ rồi phóng qua cuộn dây. Tham khảo thêm ở đây:
      http://www.greenandwhite.net/~chbut/...Oscillator.swf
      Còn trong dk thực tế mạch dao động LC sẽ tắt dần nên phải thêm vào các linh kiện để duy trì dao động bằng cách hồi tiếp như bác Dương đã nói rồi. Đây là mạch KD B chung do đó mà tín hiệu ở ngõ ra trên chân C cùng pha với ngõ vào trên chân E. Hồi tiếp dc thực hiện nhờ tụ 5.6pF. Khi mạch khuếch đại nhận dc dạng tín hiệu ngõ vào cùng pha ngõ ra nó có xu hướng tự duy trì dạng tín hiệu đó nên dao động dc duy trì hay tự kích để dao động. Khi thêm vào các linh kiện để hồi tiếp chí ít gì thì các linh kiện để thực hiện khuếch đại và hồi tiếp đều có ảnh hưởng đến tần số phát ra. Thì nghiệm thực tế bạn sẽ thấy thay đổi phân cực trans bằng cách thay thử 5.6k cho 4.7k hay thử thay đổi thử sang tụ 10p thay cho 5.6pf, điện trở chân E của Q2 chắc là 470 ohm, thử hạ xuống 330 ohm hay 100ohm hay kể cả thay con trans khác, tần số cũng thay đổi. Nói tóm lại hầu hết tất cả các linh kiện trong mạch ở tầng dao động Q2 đều có ảnh hưởng đến tần số phát ra kể cả bạn làm mạch in như thế nào, trong mạch nếu vô tình làm 2 đường mạch nào đó sát nhau hình thành điện dung ký sinh ko mong muốn thì tần số phát ra cũng thay đổi tụ nối mass AC cũng ảnh hưởng luôn chứ ko riêng gì tụ 5.6pf hay điện dung các mối nối. Tần số càng cao thì sự ảnh hưởng càng nhiều và càng dễ xảy ra. Vì vậy khi thiết kế mạch hoạt động ở dải tần UHF ko phải là chuyện dễ dàng. Khi lắp mạch phát (giả sử là mạch này) thường có khâu chỉnh lại tần số bằng cách co, dãn cuộn dây, thay đổi tụ ở khung dao động v.v... Khi mach hoạt động, các linh kiện chung quanh tầng dao động Q2 đều có tham gia vào ấn định tần số phát của mạch (hay điều kiện tổng thể của mạch) nhưng tóm lại ta hiệu chỉnh sao cho nó lọt vô dải tần từ 88-108MHz thì mới bắt dc ở Radio. Theo mình nghĩ là vậy, nếu có gì ko đúng thì các bác cứ góp ý.

      Comment


      • Nguyên văn bởi secretnt
        Mình đang thử lắp mạch này, Lan Hươgn và mọi người ai biết giải thích giúp mình với về mấy con linh kiện:C2 là loại tụ gốm phải không?còn C3 là tụ gì vậy?hình dạng nó thế nào? mà mình hỏi mua ở đâu cũng bảo không biết...chán quá...!
        Mạch theo link này:
        http://www.uoguelph.ca/~antoon/circ/fmt6.html
        Tụ c2 có thể dùng tụ gốm màu vàng hay màu xanh trên ghi 472, chủ yếu là nó dùng để tránh ảnh hưởng của nguồn đến mạch RF. Còn tụ C3 là tụ xoay để vi chỉnh tần số. Ko biết bạn đang ở Tphcm ? Ra Nhật Tảo, bên phải tiệm cô Ngọc (ngày xưa có tới 2 chỗ bán linh kiện tên Ngọc bây giờ theo mình thấy chỉ có 1 tiệm tên Ngọc). Ok thì tiệm Ngọc sát bên hẻm ngõ vào trong chợ. Bên phải tiêm cô ngọc thấy có tiệm bán linh kiện tùm lum trong tủ kiếng (led siêu sáng, mấy motor DC, loa nhỏ v.v...) để ý mặt bên phải tủ kiếng, thấy có mấy cái khay mà đựng mấy tụ xoay bằng nhựa trong suốt trên ghi 33p có 3 chân thì chỉ vào đó bảo ng ta bán cho, còn nếu ko thấy bảo là bán tụ tinh chỉnh thì có thể nó đưa ra tụ như mình đã chỉ hoặc ng ta đưa ra loại tụ bé cỡ biến trở nhí có màu xanh hay màu gì khác, ko trong suốt có 2 chân có phần để đặt vít chỉnh bằng kim loại. Xài tụ nào cũng dc. Nhớ nói là bán tụ tinh chỉnh thì ng ta hiểu còn cứ nói bán tụ xoay, nó nhìn mình như người ngoài hành tinh ! Chỗ đó cũng bán tụ xoay 1 tầng hay 2 tầng đển làm Radio luôn.

        Comment


        • Chị Lan Hương có thể trả lời cho em biết những uư điểm và nhược điểm của Máy thu siêu ngoại sai AM đơn giản không ạ?Em cảm ơn chị.

          Comment


          • Lan Hương trả lời ...

            to các bạn ...

            Nguyên văn bởi virgo87 Xem bài viết
            Chị Lan Hương có thể trả lời cho em biết những uư điểm và nhược điểm của Máy thu siêu ngoại sai AM đơn giản không ạ?Em cảm ơn chị.
            Máy thu AM thì có phần đơn giản hơn máy thu FM, nhưng không phải dễ như nhiều người tưởng.

            Máy thu thường gắn liền với đầu cuối, hay thiết bị đầu cuối. Có khi máy thu chính là thiết bị đầu cuối, ví dụ như cái radio bắt đài vậy.

            1/. Máy thu Am siêu tái sinh :

            Máy thu AM có thể dùng cách đơn giản nhất là tách sóng thẳng có gia cường (còn gọi là siêu tái sinh). Nguyên tắc của máy thu AM siêu tái sinh là tách sóng thằng từ sóng cao tần rồi dùng một phần tín hiệu tách được để tăng hệ số khuếch đại cao tần. Cách này khá hiệu dụng nhưng dễ "lạc" sóng, dễ xen tín hiệu của các máy phát có tần số khá gần nhau --> kết quả bị lệch.

            2/. Máy thu siêu ngoại sai :

            Năm 1918, đèn 3 cực chân không xuất hiện đã tạo điều kiện cho Edwind Amstrong phát minh ra máy thu siêu ngoại sai để khắc phục nhược điểm chọn tần của các máy thu AM tách sóng thẳng kiểu tái sinh và siêu tái sinh. Sau này dùng transistor thì cũng không có thay đổi gì lớn. Nguyên tắc của máy thu siêu ngoại sai được miêu tả trong hình kèm theo, có các thành phần như sau :

            a/. Chọn tần : Phần chọn tần thường là bẫy cộng hưởng điều chỉnh được tần số trong dải tần cần thu. Đối với các máy thu chất lượng cao thì nó còn có bandpass filter để qui định hiệu quả tối ưu trong dải thông đó.

            b/. Khuếch đại cao tần : Tín hiệu cao tần sau khi chọn tần được khuếch đại đến một biên độ cần thiết.

            c/. Dao động nội : Một bộ dao động có tần số đồng chỉnh theo tần số thu. Sự liên kết khéo léo tụ điện của hai bẫy cộng hưởng của bộ chọn tần F và bộ dao động fo cho phép chúng chỉ lệch nhau một khoảng tần số cố định theo qui ước là 455 KHz. (Một số máy thu AM đặc biệt dùng IF khác, không bàn ở đây).

            d/. Trộn sóng : Hai tần số F và fo trộn nhau sẽ cho tần số trung gian (IF : Intermediate Frequency - trung tần) cố định là 455 KHz.

            Đến đây ta chú ý rằng dù tần số cần thu ở vị trí nào trong dải tần số thu thì ta vẫn có trung tần cố định 455 KHz. Trung tần này mang tín hiệu mà F lan truyền trong không gian --> nếu giải điều biến IF thì ta cũng có tín hiệu cần thiết giống như giải điều biến đối với F. Điều này có nghĩa là việc chọn tần sẽ hoàn hảo và tin cậy hơn tách sóng thằng. Do IF là tần số cố định nên ta có thể khuếch đại lên nhiều lần và lọc dễ dàng, điều mà tách sóng thẳng không thể làm được.

            e/. Khuếch đại và lọc trung tần : IF được khuếch đại nhiều lần với các bẫy lọc 455 KHz bằng LC hay thạch anh --> biên độ và cường độ tín hiệu cao, tín hiệu "sạch" hơn hẳn so với máy thu tách sóng thẳng hay siêu tái sinh.

            f/. Giải điều chế : Tín hiệu trong IF được tách khỏi IF bằng diod tách sóng hay bằng khuếch đại lớp B để chỉ lấy một biên rồi lọc LPF với đện trở (10K trong mạch) và tụ điện (103 trong mạch) --> tín hiệu từ máy phát đã được hoàn nguyên.

            g/. Khuếch đại âm tần ra loa : Một bộ khuếch đại vừa đủ sẽ nâng biên độ và cường độ tín hiệu âm tần đủ lớn và phát ra loa --> hoàn tất nhiệm vụ của máy thu AM siêu ngoại sai.

            3/. Tóm tắt ưu điểm của Máy thu Am siêu ngoại sai :

            a/. Việc dùng trung tần đã làm tăng khả năng khuếch đại tín hiệu sóng trước giải điều chế --> tăng độ nhạy thu của máy.

            b/. Trên cơ sớ đó mà khâu lọc sóng (IF) được thực hiện sâu hơn --> độ chọn lọc tần số của toàn mạch nâng cao nhiều lần so với các loại máy thu trước nó.

            to bapnik :
            em đang sứa mạch AM FM dùng con ...2003
            Đa số trường hợp hú rít này là do mất dao động nội (FM hay AM) hay sai dao động khá xa --> thạch anh hay bẫy trung tần không nhận được tần số đúng nên tự giao ngay ở khuếch đại trung tần gây rú rít.

            Cần cân chỉnh lại bẫy dao động hay thay bẫy này nếu cần. Với FM có lẽ phải dùng sweepmarker để chỉnh.

            Vài giải đáp vắn tắt, mong các bạn vừa ý.

            Lan Hương.
            Attached Files

            Comment


            • Nhờ chị Lan Huơng giúp đỡ!!!

              Em đã post bài này ở bên xin hướng dẫn về mach thu phát FM rồi nhưng cứ post ở đây cho yên tâm là đuợc trả lời sớm. Hic. Em xin trình bày lại thế này. Em đang làm 1 đề tài về việc mấy cái bộ đàm liên lạc ko dây với nhau trong phạm vi nhỏ.Nhưng đang bế tắc về đường lối chị ạ, vì chưa làm phần này bao giờ, em dân CNTT nhưng bên phần cứng. Hic. Chị xem có hướng nào giúp em với nhé. Em đang cần biết là sẽ phải dùng con chip nào thu phát tín hiệu không dây, sơ đồ khối của 1 cái bộ đàm cần những gì,... hic và cuối cùng là em cũng ko biết em cần phải biết những cái gì nữa... chị cho em ý kiến nhé. Đợi hồi âm của chị. Thanks chị nhiều.

              Comment


              • bộ đàm ...

                Nguyên văn bởi nktt3514 Xem bài viết
                Em đã post bài này ở bên xin hướng dẫn về mach thu phát FM rồi nhưng cứ post ở đây cho yên tâm là đuợc trả lời sớm. Hic. Em xin trình bày lại thế này. Em đang làm 1 đề tài về việc mấy cái bộ đàm liên lạc ko dây với nhau trong phạm vi nhỏ.Nhưng đang bế tắc về đường lối chị ạ, vì chưa làm phần này bao giờ, em dân CNTT nhưng bên phần cứng. Hic. Chị xem có hướng nào giúp em với nhé. Em đang cần biết là sẽ phải dùng con chip nào thu phát tín hiệu không dây, sơ đồ khối của 1 cái bộ đàm cần những gì,... hic và cuối cùng là em cũng ko biết em cần phải biết những cái gì nữa... chị cho em ý kiến nhé. Đợi hồi âm của chị. Thanks chị nhiều.
                Bộ đàm có công suất vừa và nhỏ, từ 2W đến 15W hay hơn nữa, và thường được chế tạo với mạch rời. Một số bộ đàm hiện đại sử dụng các RF modul chuyên dùng đắt tiền và không thể tìm đâu được trên thị trường.

                Bộ đàm có hai loại : loại đảo chiều (nhấn : nói / thả : nghe) chiếm đa số và loại song công (vừa nghe vừa nói) ít hơn, công suất thu phát lớn hơn và đắt gấp 3 đến 10 lần loại đảo chiều.

                Sơ đồ khối dưới đây mô tả hai loại bộ đàm.

                1/. Loại đảo chiều : chỉ dùng 1 sóng (1 khung tần số) RF, phát AM hay FM hoặc SSB.

                - Khi bóp tổ hợp như trong hình thì nguồn (power supply) cấp cho phần modulation và RF power, cùng lúc đó nối antenna vào phần phát --> sóng phát ra antenna mang theo tín hiệu âm thanh.

                - Khi nhả tổ hợp thì nguồn cung cấp cho phần thu (receiver), cùng lúc đó, antenna được nối vào phần thu --> qua lọc tần và khuếch đại cao tần --> giải điều chế và khuếch đại âm tần ra loa.

                2/. Loại song công : Loại này được phát triển từ năm 1948 trong quân đội Mỹ và NA*** và được dùng cho đến nay. Máy bộ đàm song công dùng 2 tần số RF cho hai máy song dụng (nhiều tần số cho nhiều cặp máy).

                - Khi phát từ máy A ở tần số Fa thì tín hiệu âm tần điều biến sóng mang, qua lọc dải thông lên antenna bức xạ vào không gian.

                - Sóng Fb từ máy B đến antenna qua lọc tần --> xuống bandpass filter để chọn lấy Fb và loại bỏ Fa --> chỉ còn Fb đưa vào giải điều chế ra loa.

                Bạn nghiên cứu kỹ, cần gì cứ việc hỏi, Lan Hương sẽ giúp bạn trong khả năng. Chúc bạn may mắn và thành đạt.

                Lan Hương.
                Attached Files

                Comment


                • Chị Hương ơi ! cho em hỏi tí, trong mạch này thì khoảng cách truyền của nó là bao xa hả chị ?nó có đạt được tầm 50-100m ko?nếu ko thì mình làm sao để được đây chị?
                  Mình muốn thay đổi tần số của mạch thì phải làm sao hả chị? ah chị có thể cho em biết sơ đồ chân thực tế của con thạch anh 2 chân được ko?
                  Sẳn tiện nếu được chị cho em xin cái mạch thu nào đơn giản nhất để thu nó nhé ( ko đụng đến cuộn dây càng tốt)!
                  Hỏi nhiều quá ,làm phiền chị quá, nhưng thàng em nầy dốt quá mong chị thông cảm và chỉ bảo dùm nhé!
                  Chúc chị cùng gia đình khỏe và gặp nhiều may mắn!!!
                  Attached Files

                  Comment


                  • Cải tiến ...

                    Nguyên văn bởi svdientu Xem bài viết
                    Chị Hương ơi ! cho em hỏi tí, trong mạch này thì khoảng cách truyền của nó là bao xa hả chị ?nó có đạt được tầm 50-100m ko?nếu ko thì mình làm sao để được đây chị?
                    Mình muốn thay đổi tần số của mạch thì phải làm sao hả chị? ah chị có thể cho em biết sơ đồ chân thực tế của con thạch anh 2 chân được ko?
                    Sẳn tiện nếu được chị cho em xin cái mạch thu nào đơn giản nhất để thu nó nhé ( ko đụng đến cuộn dây càng tốt)!
                    Hỏi nhiều quá ,làm phiền chị quá, nhưng thàng em nầy dốt quá mong chị thông cảm và chỉ bảo dùm nhé!
                    Chúc chị cùng gia đình khỏe và gặp nhiều may mắn!!!
                    Mạch điện RF này chỉ có khả năng phát 15 đến 30m mà thôi, do ngã ra phát trực tiếp, thiếu chọn lọc tần số và phối hợp tổng trở. Ngoài ra, đỉnh xung cao tần có dạng gần như vuông cũng là một điều khiến cho hiệu ứng radiation thấp xuống.

                    Nếu cải tiến một chút với ngõ ra hợp tần bằng LC và điều hợp tổng trở thì bức xạ mạnh hơn nhiều, 100 mét sẽ là ... chuyện nhỏ.

                    Trong mạch, antenna dùng sợi dây điện mềm nhiều lõi, chiều dài 23 đến 25 Cm. Cuộn dây L quấn bằng dây 0,5mm - dùng cây tua vít làm lõi quấn 6 vòng, lấy ra ở vòng thứ hai. Mở radio băng tần FM, rà đến khi "vô" đài, chỉnh VC = 22 pF cho đến khi sóng tốt nhất. Sau đó chỉnh tụ ra antenna đến khi trường phát xạ mạnh nhất.

                    Sau khi cải tiến thì sóng phát là hình sin thật, cự ly phát với máy thu tốt (độ nhạy = -90dBm) khoảng 100 mét.

                    Lan Hương.
                    Attached Files

                    Comment


                    • Cám ơn chị HƯƠNG nhiều! thế còn mạch thu chị có cái nào đơn giản cho em với!!!

                      Comment


                      • Cho em hỏi về các đặc điểm của con transistor 2SC1815 ?? Đây là con transistor trong mạch phát FM,nhưng em không rành về linh kiện.Em cần câu trả lời rất gấp.Anh chị nào biết dù chỉ là 1 đặc điểm cũng xin chỉ cho em biết ,nếu là đặc điểm nổi trội nhất và khác biệt với các con trans khác thì càng tốt,em cũng mong anh chị nói kĩ vì em thật sự không còn nhiều thời gian để tìm hiểu thêm
                        _ Em cám ơn các anh chị
                        Last edited by phuongdua; 07-06-2008, 18:14.

                        Comment


                        • Chào bác secretnt.
                          Mình xin đính chính lại là tiệm bán tụ xoay hay tinh chỉnh nằm bên trái của tiệm cô Ngọc (Nếu nhìn từ ngoài vào tiệm cô Ngọc nằm ngay mặt tiền đường Nhật Tảo) .Ở chỗ bán tụ xoay bác thấy mấy tụ xoay nó nằm ở tủ kiếng bên trái luôn. Cái này mình xin lỗi vì nhầm lẫn. Sorry nha !

                          Comment


                          • 2SC1815 và ...

                            to joeysecretnt

                            VC (tụ xoay vi chỉnh) và các linh kiện thụ động cao tần cỡ nhỏ (cuộn dây quấn sẵn đủ loại, tụ điều chỉnh và đồng chỉnh, tụ điện cao tần cao cấp v.v...) có thể đến sạp của anh chị Minh đồi diện sạp bán mắt laser trong chợ Nhật Tảo.

                            Từ hàng bán loa gần cô Ngọc đi thẳng hết dãy sạp thì rẽ trái, đi 6 sạp thì sạp anh Minh nằm bên tay phải. Hàng "xịn" mà giá cũng tương đối.

                            Nguyên văn bởi phuongdua Xem bài viết
                            Cho em hỏi về các đặc điểm của con transistor 2SC1815 ?? Đây là con transistor trong mạch phát FM,nhưng em không rành về linh kiện.Em cần câu trả lời rất gấp.Anh chị nào biết dù chỉ là 1 đặc điểm cũng xin chỉ cho em biết ,nếu là đặc điểm nổi trội nhất và khác biệt với các con trans khác thì càng tốt,em cũng mong anh chị nói kĩ vì em thật sự không còn nhiều thời gian để tìm hiểu thêm
                            _ Em cám ơn các anh chị
                            2SC1815 theo danh pháp semiconductor Nhật Bản do Toshiba sản xuất, là transistor NPN thông thường, tần số tối đa 80 MHz (chỉ nên dùng trong khoảng 30 MHz - 35MHz là tối đa). Ưu điểm của nó so với các transistor cùng cỡ là ... rẻ và điện áp sử dụng có thể đến 50V dù hệ số khuếch đại chỉ vào hàng trung bình.

                            C1815 thường được dùng trong khuếch đại âm tần và dải HF.

                            Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây trong datasheet của nó.

                            Chúc thành công.

                            Lan Hương.
                            Attached Files

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi phuongdua Xem bài viết
                              Cho em hỏi về các đặc điểm của con transistor 2SC1815 ?? Đây là con transistor trong mạch phát FM,nhưng em không rành về linh kiện.Em cần câu trả lời rất gấp.Anh chị nào biết dù chỉ là 1 đặc điểm cũng xin chỉ cho em biết ,nếu là đặc điểm nổi trội nhất và khác biệt với các con trans khác thì càng tốt,em cũng mong anh chị nói kĩ vì em thật sự không còn nhiều thời gian để tìm hiểu thêm
                              _ Em cám ơn các anh chị
                              Mình vẫn chưa hiểu rõ là bác muốn nói đến đặc điểm gì ? Uhm... theo mình thấy trên thực tế các mạch phát dải tần VHF dân dụng có tần số từ 88-108Mhz có thể sử dụng dc các trans thông dụng như c1815,c828,c945 v.v... lắp vô vẫn có thể chạy dc. Ko rành linh kiện ? Ko rành chỗ nào vậy ? Chưa rõ chân cẳng ah ? quay phần mặt phẳng (mặt có ghi chữ) về phía mặt mình từ trái qua phải là E,C,B (Em Có Bầu) cái này có thành viên nào đó trong đây lẫn bên diễn đàn điện tử chỉ cho mình lâu rồi. Còn trans nào trội ah ? Mình nghĩ mấy con trans để lắp mạch phát dải tần VHF dân dụng từ 88-108Mhz có chất lượng theo mình thấy là khá là con 2n3904 và s9018 theo mình nghĩ vì dc thiết kế hoạt động dc ở tần số cao hơn c1815 (2n3904 trên 300Mhz, s9018 trên 700Mhz) s9018 mình thường thấy trong mấy cái bộ đàm đồ chơi của China. Về chân cẳng thì 2 con này đều thiết kế chân B nằm ngay giữa. Cũng quay mặt phẳng về phía mặt mình như trên 2n3904 từ trái qua là C,B,E trong khi đó s9018 thì ngược lại từ trái qua :E,B,C nhưng chân B luôn nằm ngay giữa. 2n3904 và s9018 đều có bán ở tiệm cô Ngọc ở Nhật Tảo. Với đặc điểm chân B dc thiết kế ngay giữa nên bác sẽ thuận tiện hơn trong việc lắp thử kiểm tra trước trên bread board màu trắng. Ngoài ra 1 lời khuyên là nếu đã làm điện tử thì nên năng tra datasheet đi vì datasheet chứa những thông số cơ bản nhất của linh kiện (chân cẳng,Hfe, chức năng các chân, tần số làm việc và còn nhiểu nữa) mà hấu hết nhà sản xuất linh kiện đều cung cấp cho bạn biết (Trừ một số hẵng sản xuất linh kiện ko cung cấp datasheet như một số hãng của China thì chịu thôi chẳng biết chức năng IC đó làm cái quái gì, chân cẳng ra làm sao ? hay gặp nhất là mấy con IC hình giọt nước của China) Còn gì ko hiểu thì hỏi, mình sẽ trả lời nếu trong khả năng của mình

                              Comment


                              • Em cảm ơn chị nhiều. Qua thông tin chị cung cấp, em cũng hơi mơ hồ nắm được phần nào nguyên tắc hoạt động của 2 loại máy bộ đàm. Tuy nhiên vấn đề là em được giao thiết kế một số bộ đàm liên lạc nội bộ với nhau, chẳng hạn trong các phòng, tầng của 1 công ty, song công hay đảo chiều cũng được, miễn là đảm bảo liên lạc được với nhau như hệ thống điện thoại thông thường, chỉ khác là ko cần tổng đài mà được kết nối trực tiếp với nhau. Em mong chị có thể chỉ dẫn thêm cho em. Quan trọng nhất là sử dụng linh kiện nào để thực hiện. Chẳng hạn em đã tìm được 1 số con chip thu phát tín hiệu không dây như con CC1010 của ChipCon hay mấy con dòng MC 3361 hay 3357 của Môtorola. Tuy nhiên em vẫn chưa hiểu gì về cách ghép nối chúng với các linh kiện nào khác và ghép nối như thế nào. Còn cả phần phân kênh nữa chứ... Mà cũng ko biết em chọn mấy con chip đó có phù hợp không nữa. Chị cho em biết ý kiến của chị nhé. Thanks chị nhiều.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X