Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    mạch sóng trung cho Joey ...

    .
    1/. To anh tansy :
    tôi muốn làm một cái radio thu AM tầng số khoảng 9-12 MHz thì tôi phải điều chỉnh lại"bẩy sóng" như thế nào? -tansy-
    Lan Hương trả lời :
    Theo mạch trên, anh tansy chỉ cần cắt bỏ bớt 1/3 cuộn dây (chỉ còn 2/3) hay giảm tụ chỉ còn 1/3 thì tần số tăng lên 2 lần; tăng cuộn dây 1,5 lần hay tăng tụ lên 3 lần thì tần số giảm đi 2 lần. Sau đó chỉnh lại cho chính xác.

    2/. To anh Joey :
    ... mạch phát nào dùng mạch dao động LC ko thôi ? -Joey-
    Lan Hương trả lời :

    Lan Hương xin giới thiệu thiết kế mạch phát sóng trung 1W theo như anh Joey yêu cầu trong hình kèm theo:

    - Mạch dùng dao động LC - không thạch anh, nhưng khá ổn định. Dao động dùng L1 là cuộn dây "lõi đỏ" trong radio siêu ngoại sai thường dùng, ghép tầng trực tiếp để có hệ số khuếch đại cao.

    - Phần Modulation cũng ghép trực tiếp để tranh thủ tối đa độ lợi và giảm nhiễu, có tỷ lệ điều biến 55%.

    - Cuộn phát L2 có hai phần đều dùng dây d=0,65mm quấn chung lõi nhựa ống nước 11 mm. Phần L2a quấn 47 vòng ; L2b 20 vòng phối hợp tổng trở ngõ ra RF. Quấn sát.

    - Các tụ chỉnh dùng tụ xoay của radio.

    - Cần lọc kỹ cao tần và thấp tần mà Lan Hương không vẽ ra ---> ghép thêm tụ lọc 1000MF và 104 ở đầu nguồn 12VDC.

    Chúc anh em và các bạn thành công.

    Lan Hương.
    Attached Files
    Last edited by lanhuong; 05-01-2008, 23:13.

    Comment


    • #32
      to danghuy

      .


      Chị Lan Hương giải thích:

      Câu 1 : Nguyên tắc mạch điện.

      em ko biet giai thich nguyen ly hoat dong cua no nhu the nao ,tinh toan ra sao .con dode varicap co tac dung gi vay chi .
      - T1 dao động BC với hồi tiếp C4=4,7 pF. Tải của mạch dao động là cộng hưởng nối tiếp L1-C9-VD (varicap diod - diod biến dung : dung kháng thay đổi theo điện áp đặt trên VD). Khi có tác động của tín hiệu audio từ CM (Condenser Microphone) thì điện áp trên VD thay đổi --> điện dung của VD đổi theo --> thay đổi tần số của bẫy cộng hưởng L1-C9-VD --> dao động đã được điều biến tần số (Frequency Modulation - FM) theo tín hiệu audio.

      Và FM chính là mục tiêu của mạch.

      - T2 nhân đôi tần số của mạch dao động ---> phát công suất. Nó nhận một loạt hài của mạch dao động do T1 phát ra trên L2, và khuếch đại "chọn" tần số hài bậc 2 trên tải là cộng hưởng nối tiếp L3-VC1-VC2. Nếu ráp đúng linh kiện thì mạch này có công suất phát khoảng 550 mW. Thay T2 bằng C535 và điện áp còn 6V thì nó chỉ phát 50 mW mà thôi nhưng phú hợp với nhu cầu "micro không dây" của em.

      Câu 2 : Hiện tượng khi thử mạch.

      khi lay ngon tay go vao Mic thi o may thu co tieng lộp bộp giong nhu tieng go cua ngon tay nhung khi dung may nghe nhac phat nhac len thi ko co tin hieu o may thu
      Nguyên nhân :

      - Mạch dao động chưa chạy. Lúc này bộ cộng hưởng L1-C9-VD giống như một cái chuông (Bell Formal Reactance). Tín hiệu âm tần như một cái dùi tác động vào làm "cái chuông rung lên" thành dao động phát đi rồi tắt dần. Đây chính là hiện tượng theo "nguyên lý tiếng chuông chùa" đó em Pagoda Bell Theory !).

      - Máy đang phát hầu hết công suất ở một hài khác với tần số mà máy thu em đang "bắt". Vì vậy mà ở máy thu của em chỉ thu được tín hiệu rất bé và ... không thể hiện được gì cả ngoài một xung mạnh rồi .... im.

      Câu 3 : Để giải quyết vấn đề em cần chú ý đến cách cân chỉnh :

      1/. Ráp và cân chỉnh phần dao động T1 trước đã : Ráp xong mạch quanh T1 (chưa gắn Mic ) rồi cấp nguồn. Đo điện áp EB/T1 thấy có điện áp nghịch thì mạch đã dao động. Có thể thay C9 = 27pF; thay Re/T1 thành 150 ohm - 470 ohm để mạch dễ dao động và T1 đỡ nóng. Chú ý là phải tìm VD có trị số trung tâm (với điện áp phân cực Vcc/2) khoảng 80pF - 100pF. Chỉnh L1 để dao động vào khoảng 44 MHz - 56 MHz.

      2/. Ráp T2 rồi chỉnh VC1 - VC2 đến khi có cộng hưởng đúng (trường phát xạ lớn nhất). Có thể thế VR2 + R9 bằng điện trở 33 ohm (VR2 chỉnh công suất phát và biên độ cao tần). Đo kiểm tần số để chắc chắn có Fout = 88 MHz - 108 MHz.

      Câu 3 : Các mạch khác.

      ... gioi thieu cho em vai cai mach phat khac ...
      Trên threat này chị có đưa vài mạch đó. Em nên chọn ráp mạch FM không có cuộn dây rồi tiến dần đến kết hợp LPF và các thứ khác. Cuộn dây vẫn là thứ khó "nhai" nhất em ạ.

      Chị sẽ tiếp tục thiết kế và thử nghiệm các sơ đồ khác, em chờ nhé.

      Chúc em thành công.

      Lan Hương.
      Last edited by lanhuong; 07-01-2008, 06:22.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        .
        Trong mạch của anh có vài vấn đề :

        1/. Transistor 2N2222A dùng ở tần số 470MHz - 660 MHz thì chạm phải tần số cắt, dao động có thể bị cut-off. Nên chọn transistor có tần số cắt khoảng ~ 2,5 đến 3 lần tần số công tác. Lan Hương đề nghị dùng 2SC717 dao động --> phát trực tiếp thì hợp lý hơn, mạch LPF không cần cũng không sao. (không đòi hỏi dao động --> nhân tần vì biên độ dao động >=0.1V là khá bé).

        2/. Nên đặt cộng hưởng L-C tại cực C của 2SC717 để tần số dao động được ổn định.

        3/. Lập chế độ VCO trong mạch với Varicap 6 - 12 pF (lấy trung bình 9 pF) và mô phỏng varicap trên Proteus bằng tụ 9 pF.

        Trong mạch dưới đây, cuộn dây L quấn n=3 vòng dây d=0,5 mm trên lõi không khí D=3 mm, Vc=50pF chỉnh tần số trung tâm khoảng 550MHz. Mạch rất dễ chạy.

        Lan Hương.
        Trong mạch điện này:
        - không biết đất ở đây là -9V hay 0V
        - VCO control có thể dao động trong khoảng nào
        - 2SC717 có thể thay bằng 1 transistor khác được không? (loại nào dễ kiếm trên thị trường HN ý). Dùng C535 được không? Nếu được thì giá trị các linh kiện khác trong mạch thay đổi như thế nào?
        NGUYỄN Thuỷ Hoàng Phong
        Class: K50ĐA
        College Of Technology, Vietnam National University, Hanoi
        Y!M: phongbreezy
        Mobile: 0984 999 349

        Comment


        • #34
          to breeze

          .


          - Mạch nói trên sử dụng điện áp Vcc từ 6V đến 9V (viết là 6V-9V), lấy 0V làm điểm GND.

          - VCO ở đây dĩ nhiên là từ 0V đến bằng Vcc, peak to peak.

          - Thay C717 bằng C535 không cần thay đổi gì hết. Tuy nhiên mạch sẽ khó chạy trơn tru vì tần số cắt 900 MHz danh định của C535 là khá thấp so với yêu cầu tần số.

          - C717 thường có trong bộ chọn kênh "xoay lắc cắc" của TV đời "cổ đại".

          Lan Hương.

          Comment


          • #35
            xin chào chị LH!
            trước tiên xin chúc sức khỏe chị và cám ơn chị rất nhiều vì những gì chị đã đóng góp cho diễn đàn. cũng như những người khác, e rất đam mê RF nhưng không biết bắt đầu từ đâu, những khái niệm và kiến thức cơ bản chưa tổng hợp được, e thấy chị trả lời cho các anh rất hay. nhưng sẽ càng hay hơn nếu chị mở ra 1 topic "RF cho người không biết gì", tại đây sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức cơ bản như mã hóa, điều chế,băng tần.... đại khái như là giáo trình toàn tập về RF. rất mong chi LH cùng a QD " để ý" tới lời kiến nghị này.
            e thấy ngoài chợ người ta gọi đường kính dây đơn vị là dem và nhiều thứ nữa, mong chị phổ biến những thuật ngữ "chuyên ngành" như thế này cho những con "gà mù" như e.

            Comment


            • #36
              Lan Hương trả lời chung ...

              .
              Thư của anh, chị, em electronicmark, eurasia_de, sabrinadethuong2000, nguoivetucoichet2005, hohoangson, rainsaigon, manchange, hoangtudi_daylan, kimngan6789, vpcharles, hunterend, ntvvirus1407, hoalan182000, myloan07, ktstranhieu, attilae800, bichthao1952003, tu_bi1524, conga_1259, ranmaloveme, cangsaigon_1975, emailbluety, tinhbanchungminh_khongphai, homhinh, gocthi_83 thanhthien2012, manoffutureplus, ngochuongqn, ninalu999, babyazn_gurl, trinhminhtuantn, tv101et, zennis2003, saigoniloveyou, anhdungcity, viehof_amy, plonghn, firerose, tathanhthuy, lehoang, nguyenhanhphuc, van_so2003, trinhminhtuantn, rita11486, thienhaxanh_200486, emlamtoibuon8282, my7676210119, ht_2511, tham1984, mangcut727, liennhu2003, rainsaigon, kenny67032003, asang2712, honchi5761, nhantrilam, trinhminhthong, boyhandsomefunny, boygovaptphcm, quocvuong79, hoanglovesmyqn, vothihuongthu, thienkim_hospital, thuytien1977, minhnguyet215, chuongpx, pherotu2003, liemlx20027780, anhditimem_lx, dangag, ngtrunglx, ho_nguyen27, thai_tulx, tv101et, choutnhat2000, fanfootball2008, luantnnt, ngocsang1202, trucvysg, nguyenhung2210, kienttk, zennis2003, hoang_van_81, leonastarcloud, yenngo1980, akidonick, hoabantrang180, phamtuyen1980, bichthao1952003, mangxa_noigian, nguoivuive_234, thuyhuynh67289, bechut2003, grilnolove, phamhongthai20, ledanghuy, le_duynt, anhphuong, phamxuandung, TheAnh, baclieuprince, dothutrang02081, gia_langtu_2004, phanminhtrung, phong25_2 (và một số thư cùng nội dung chưa đọc hết ...)

              ... đam mê RF nhưng không biết bắt đầu từ đâu.... nếu chị mở ra 1 topic "RF cho người không biết gì", tại đây sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức cơ bản như mã hóa, điều chế,băng tần.... đại khái như là giáo trình toàn tập về RF. rất mong chi LH cùng a QD " để ý" tới lời kiến nghị này. -phong25_2-
              ... chị nhận em làm đệ tử với. Em muốn được nghe chị giảng suốt ngày ... Em học năm thứ 3 ĐTVT mà vẫn là "gà" điện tử chị ạ.
              Để bằng chị thì em cần học cái gì, bắt đầu từ đâu, chị hãy cho em một lời tư vấn ... -phamxuandung-
              Cái này phải có anh Quế Dương "cứu bồ" với, một mình Lan Hương đọc và trả lời cả "đống" thư chắc ... điên quá. Mở ra một topic nữa chắc Lan Hương làm .... người mẫu được luôn (gầy đi mà).

              Xin MOD Quế Dương "phát pháo mở màn"

              Lan Hương.

              Comment


              • #37
                hi hi ! a e làm khó Lan Hương rùi ! try ur best nha !

                Hương ơi ! cuộn dây .. khi quấn trong thân bút chì ra ..ta đổ keo nhựa vào .. ( loại keo mà thân trụ tròn trắng trong , đường kính 1cm , dài cỡ 20cm , đốt nóng nó chảy mềm ra ấy !) thì khi đó , cuộn dây có còn xem như là lõi ko khí nữa ko ? chắc chắn là ko rùi đúng ko ? vì lõi keo mà ... hiii ! khi đó thì L(uH) của nó tăng hay giảm xuống ! LH đã bao giờ đổ thử chưa !
                vì Bi sợ mấy đứa nào táy máy .. nó bóp cuộn dây của mình ! chắc tiu

                Comment


                • #38
                  e có cái máy phát và thu FM (tone), now e muốn dùng nó để truyền tin giữa các VDK thì phải làm thế nào. mong anh em giúp đỡ dùm.

                  Comment


                  • #39
                    to anh Zz_Bi_zZ
                    .. khi quấn trong thân bút chì ra ..ta đổ keo nhựa vào .. ( loại keo mà thân trụ tròn trắng trong , đường kính 1cm , dài cỡ 20cm , đốt nóng nó chảy mềm ra ấy !) thì khi đó , cuộn dây có còn xem như là lõi ko khí nữa ko ? chắc chắn là ko rùi đúng ko ? vì lõi keo mà ... hiii ! khi đó thì L(uH) của nó tăng hay giảm xuống !
                    Lan Hương : Cuộn dây sẽ tăng một chút khi dùng "keo đốt" nhưng tăng rất bé. Loại nhựa này cách điện và hệ số từ thẩm lớn hơn không khí không bao nhiêu. Anh chỉ cần chỉnh ép cuộn dây lại chút xíu là xong.

                    to phong25_2
                    ... cái máy phát và thu FM (tone), now e muốn dùng nó để truyền tin giữa các VDK thì phải làm thế nào.
                    Lan Hương : Chỉ cần chú ý:
                    - Xem lại dải thông có phù hợp với tín hiệu truyền đi giữa các VĐK hay không. Nếu không thì phải chỉnh nới rộng dải thông (cả phát và thu) cho phù hợp. Thường thì độ sâu điều biến của máy phát FM thông dụng là 150KHz, thông tần ở đầu ra máy thu FM khoảng 16 KHz.
                    - Đưa tín hiệu vào phát và lấy tín hiệu ở đầu ra máy thu. Kiểm tra lại trên Oscillo Scope xem nó đã được hoàn dạng tốt hay chưa. Nếu tốt thì đưa vào sử dụng.

                    Chúc các anh thành công.

                    Lan Hương.
                    Last edited by lanhuong; 08-01-2008, 19:06.

                    Comment


                    • #40
                      Chị Lan Hương giải thích:

                      Câu 1 : Nguyên tắc mạch điện.

                      - T1 dao động BC với hồi tiếp C4=4,7 pF. Tải của mạch dao động là cộng hưởng nối tiếp L1-C9-VD (varicap diod - diod biến dung : dung kháng thay đổi theo điện áp đặt trên VD). Khi có tác động của tín hiệu audio từ CM (Condenser Microphone) thì điện áp trên VD thay đổi --> điện dung của VD đổi theo --> thay đổi tần số của bẫy cộng hưởng L1-C9-VD --> dao động đã được điều biến tần số (Frequency Modulation - FM) theo tín hiệu audio.

                      Và FM chính là mục tiêu của mạch.

                      - T2 nhân đôi tần số của mạch dao động ---> phát công suất. Nó nhận một loạt hài của mạch dao động do T1 phát ra trên L2, và khuếch đại "chọn" tần số hài bậc 2 trên tải là cộng hưởng nối tiếp L3-VC1-VC2. Nếu ráp đúng linh kiện thì mạch này có công suất phát khoảng 550 mW. Thay T2 bằng C535 và điện áp còn 6V thì nó chỉ phát 50 mW mà thôi nhưng phú hợp với nhu cầu "micro không dây" của em.

                      Câu 2 : Hiện tượng khi thử mạch.

                      Nguyên nhân :

                      - Mạch dao động chưa chạy. Lúc này bộ cộng hưởng L1-C9-VD giống như một cái chuông (Bell Formal Reactance). Tín hiệu âm tần như một cái dùi tác động vào làm "cái chuông rung lên" thành dao động phát đi rồi tắt dần. Đây chính là hiện tượng theo "nguyên lý tiếng chuông chùa" đó em (Pagoda Bell Theory !).

                      - Máy đang phát hầu hết công suất ở một hài khác với tần số mà máy thu em đang "bắt". Vì vậy mà ở máy thu của em chỉ thu được tín hiệu rất bé và ... không thể hiện được gì cả ngoài một xung mạnh rồi .... im.

                      Câu 3 : Để giải quyết vấn đề em cần chú ý đến cách cân chỉnh :

                      1/. Ráp và cân chỉnh phần dao động T1 trước đã : Ráp xong mạch quanh T1 (chưa gắn Mic ) rồi cấp nguồn. Đo điện áp EB/T1 thấy có điện áp nghịch thì mạch đã dao động. Có thể thay C9 = 27pF; thay Re/T1 thành 150 ohm - 470 ohm để mạch dễ dao động và T1 đỡ nóng. Chú ý là phải tìm VD có trị số trung tâm (với điện áp phân cực Vcc/2) khoảng 80pF - 100pF. Chỉnh L1 để dao động vào khoảng 44 MHz - 56 MHz.

                      2/. Ráp T2 rồi chỉnh VC1 - VC2 đến khi có cộng hưởng đúng (trường phát xạ lớn nhất). Có thể thế VR2 + R9 bằng điện trở 33 ohm (VR2 chỉnh công suất phát và biên độ cao tần). Đo kiểm tần số để chắc chắn có Fout = 88 MHz - 108 MHz.
                      Anh là thợ sửa chữa điện tử lớn hơn Lan Hương một con giáp, nhưng đọc những dòng trả lời rất có trách nhiệm và có đầu tư trí tuệ của em thế này, cứ muốn gọi em là ... chị Lan Hương.

                      T2 nhân đôi tần số của mạch dao động ---> phát công suất. Nó nhận một loạt hài của mạch dao động do T1 phát ra trên L2, và khuếch đại "chọn" tần số hài bậc 2 trên tải là cộng hưởng nối tiếp L3-VC1-VC2.
                      Giải thích về nhân tần của Lan Hương quả thật dễ hiểu. Nghĩa là có nhiều hài, nhưng chỉ chọn tần số cần thiết để khuếch đại. Tần số của hài đó dĩ nhiên là bội tần của tần số trong tầng trước đó, nên gọi là nhân tần. Hiểu như thế đúng không Lan Hương nhỉ.

                      ... bộ cộng hưởng L1-C9-VD giống như một cái chuông (Bell Formal Reactance). Tín hiệu âm tần như một cái dùi tác động vào làm "cái chuông rung lên" thành dao động phát đi rồi tắt dần. Đây chính là hiện tượng theo "nguyên lý tiếng chuông chùa" đó em (Pagoda Bell Theory !).
                      Cái này rất mới lạ. Xin Lan Hương nói thêm về "nguyên lý tiếng chuông chùa" và những ứng dụng của nó.

                      ... chỉnh VC1 - VC2 đến khi có cộng hưởng đúng (trường phát xạ lớn nhất). Có thể thế VR2 + R9 bằng điện trở 33 ohm (VR2 chỉnh công suất phát và biên độ cao tần). Đo kiểm tần số ...
                      Như vậy để chỉnh các bộ lọc cần phải có ít nhất là máy đo tần số và máy đo trường phải không ? Lan Hương nói nó là cái "khó nhai" nhất, vậy hãy hướng dẫn về cách tính toán và cân chỉnh các bộ lọc để bọn anh có thể thực hiện được trong điều kiện thiết bị hạn chế ?

                      Có vài lời phát biểu thiếu ý thức trên threat này, nhưng xin Lan Hương đừng bực mình, đừng chú ý làm gì. Mọi người vẫn trông chờ vào những đóng góp ngày càng cao hơn của em cho bọn "trình thấp" của anh được nhờ.

                      Ai thấy mình "cao" quá thì chịu khó đi chỗ khác.
                      Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi phong25_2 Xem bài viết
                        e có cái máy phát và thu FM (tone), now e muốn dùng nó để truyền tin giữa các VDK thì phải làm thế nào. mong anh em giúp đỡ dùm.
                        Việc đầu tiên là làm một mạch tạo 1 Tone cở vài Khz. Sau đó thiết kế ngõ ra của bộ thu sao cho mỗi khi cấp tín hiệu tone vào bên mạch phát thì mạch thu sẽ làm kích 1 con LED. bật sáng là ok.
                        Nếu Quá trên thành công, thì lưu ý nên dùng thêm mạch Smitttriger ở ngõ ra để đảm bảo tín hiệu 1-0, sau đó đưa đường dây này đến 1 MCU và ta sẽ làm thêm 1 ví dụ này: Chẳng hạn nếu cấp tín hiệu trong vòng 2s liên tục thì MỞ led- Sáng, và nếu cấp tín hiệu phát đi trong 1s thì làm led tắt.

                        Tức là ta vừa định nghĩa:
                        2s là thời gian của mức 1 chẳng hạn, và
                        1s là tín hiệu của mức 0.

                        Về phía MCU thì chỉ cần khi có sự thay đổi mức trên chân input của nó thì ta sẽ lập trình để MCU bắt đầu đếm.
                        Nếu thời gian đếm <1,2s thì xem như là vừa nhận được mức 0 và
                        Nếu >1,7s thì xem như là mức 1 vừa nhận được.
                        1,2s và 1,7s là con số do ta tự chọn để kiểm định lại kết quả nhận được, chứ ko ai ép buộc phải như thế, có thể chọn lại là 1,1s hoặc 1,8s để kiểm tra cũng được.

                        Sau khi thành công với kết quả trên thì chúng ta có thể giảm thời gian phát tín hiệu xuống lại, và đôi khi phải dùng thêm IC 567 để tăng thêm chất lượng của tín hiệu thu được và tránh nhiễu hoặc các tín hiệu thu được ngoài ý muốn.
                        Last edited by duyphi; 09-01-2008, 11:08.

                        Comment


                        • #42
                          Theo Phi nên dùng PIC, hoặc ko thì dùng 89Cxx thì hơi khó 1 tí- nhiễu do bộ dao động của nó tạo ra thôi- chứ ko có gì, tín hiệu Tone có thể chọn cở 1khz là được.

                          Comment


                          • #43
                            Chị Lan Hương ơi làm ơn chỉ giúp em mạch điều khiển từ xa nào đơn giản nhất ấy em ko cần xa lắm đâu ch3 cần 2-3 cm là đủ rồi

                            Comment


                            • #44
                              Duy Phi

                              làm một mạch tạo 1 Tone cở vài Khz. Sau đó thiết kế ngõ ra của bộ thu sao cho mỗi khi cấp tín hiệu tone vào bên mạch phát thì mạch thu sẽ làm kích 1 con LED. bật sáng là ok.
                              Nếu Quá trên thành công, thì lưu ý nên dùng thêm mạch Smitttriger ở ngõ ra để đảm bảo tín hiệu 1-0, sau đó đưa đường dây này đến 1 MCU và ta sẽ làm thêm 1 ví dụ này: Chẳng hạn nếu cấp tín hiệu trong vòng 2s liên tục thì MỞ led- Sáng, và nếu cấp tín hiệu phát đi trong 1s thì làm led tắt.
                              Bạn Duy Phi có thể cho một mạch cụ thể không ? Nhất là cái Smitttriger ở ngõ ra để đảm bảo tín hiệu 1-0 ấy.

                              Tôi search hoài mà không thấy Smitttriger ở đâu có cả. Hic.
                              Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                              Comment


                              • #45
                                truyền tín hiệu điều khiển ...

                                to các anh, chị, em boygovaptphcm, quocvuong79, saigoniloveyou, trucvysg, anhdungcity, baclieuprince, rainsaigon, yenngo1980, firerose, tathanhthuy, anhhung1975, tuyennhan

                                Bộ phát FM phối hợp với radio FM có thể dùng để truyền tín hiệu điểu khiển, tự động hay báo động ...?
                                Lan Hương trả lời 1:

                                Máy thu thanh FM dĩ nhiên là .... thu được đài phát FM với tiếng hát tiếng đàn. Và do đó nếu tín hiệu điều khiển, tự động không đòi hỏi đáp tần máy thu quá cao thì nó có thể đáp ứng được. Tuy nhiên phải có cải tiến chút ít.

                                Tín hiệu vô tuyến điều khiển (trong đó có cả tự động hay báo động), ngoài những mục đích và nội dung đặc biệt, đều cần truyền diital sign (tín hiệu số) hoặc kết quả truyền nhận thường là diital sign.

                                a. Máy phát FM thường có dải thông 150KHz - 300 KHz, thỏa mãn nhu cầu điều biến tín hiệu analogical 16 KHz đến 32 KHz và tín hiệu điều khiển 8bites/s đến 16 bites/s thậm chí cao hơn với những phương thức nén - gói tín hiệu (packaging) đặc biệt khác.

                                b. Máy thu FM, do đó phải nới rộng dải thông trung tần (FM IF - FM Intemediate Frequency) bằng Sweep Marker (với khuếch đại trung tần dùng cộng hưởng LC) hay dễ dàng hơn bằng cách dùng một tụ vài pF nối đầu vào và ra của bộ lọc trung tần 11MHz ceramic (xem hình).



                                c. Mạch FM thu phát đều có hướng truyền anlogical sign (tín hiệu tương tự). Vì vậy phải có mạch điện bảo đảm cho tín hiệu thu được phải "sạch" với hai đường đồng mức 1 và 0 mà anh Duy Phi đã nói trong bài trước.

                                ... search hoài mà không thấy Smitttriger ở đâu có cả. Hic.
                                Lan Hương trả lời 2:

                                Anh Duy Phi viết rút gọn quá làm anh chị em bối rối đây mà. Thực chất đó là từ "Schmitt Trigger", cũng chính là vấn đề mà Lan Hương đề cập ở 1/.c..

                                Trong ngành điện tử mình thì Trigger là mạch điện có hai trạng thái ổn định (bistable circuit), mạch đầu tiên như thế được thiết kế bởi ông Eccles-Jordan vào năm 1919 (Hic, hồi đó ổng phát minh cái này ra để làm gì thì Lan Hương chưa được sinh ra nên ... hổng biết. Anh Duy Phi và Mod Quế Dương đáng kính có biết thì "cứu bồ" với)

                                Cái "vụ Schmitt Trigger" được O. E. Schmitt phát minh từ năm 1938.



                                Mạch Schmitt Trigger so sánh biên độ tín hiệu ngõ vào của nó với một mẫu điện áp nội tại, làm sao để khi biên độ tín hiệu ngã vào lớn hơn mẫu điện áp này thì nó dẫn bão hòa để tạo một xung vuông ở ngã ra. Khi biên độ tín hiệu giảm dưới mẫu điện áp so sánh thì ngõ ra xuống bằng không (xem hình). Nói khác đi, ngõ vào tín hiệu có thể thăng giáng nhỏ trên (hoặc dưới) mẫu so sánh thì ngõ vào sẽ có Vcc (hoặc bằng không).

                                Tín hiệu ngõ ra như thế gọi là tín hiệu digital "sạch" (pure digital sign, clearning digit).

                                mong co bài viết hương dẫn thêm về mạch thu phát Uhf
                                Lan Hương trả lời 3:

                                Lan Hương sẽ cố gắng có bài viết chuyên về thu phát ở dải tần UHF cho các anh chị em, và sẽ có hướng dẫn cụ thể để cùng nhau ráp, cùng nhau làm cho Box Cao Tần ngày càng nở bung như Hoa Đào Xuân Hà Nội.

                                Lan Hương.
                                Last edited by lanhuong; 09-01-2008, 18:00.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X