Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    em định ráp cái mạch Minhdt nhưng em không biết cái mạch in của nó chị chỉ dùm em ( khong phải em không biết vẽ mà tại nó có cuộn L nó có 5 chân )
    còn mạch của chị con vc có 3 chân làm sao đây!!! mà hình 2 có tới hai Vc phại không chị

    Comment


    • #77
      to sylvie

      * Em muốn hỏi mạch minhdt là mạch nào nhỉ, tốt nhất là em post mạch lên cho dễ nhận ra.

      * Còn cái Vc dù 2 hay 3 chân cũng thế thôi em ạ, nếu 3 chân thì trong đó có 2 chân dính liền nhau (nhìn kỹ hay đo bằng VOM là biết). Chân "đôi" này có hai tác dụng :

      - Một là tạo thành thế "3 chân" đứng vững không bị xô lệch trong mạch.
      - Hai là nó làm cực negative high frequency của Vc khi nối nó vào nguồn âm hoặc dương.

      * Về vẽ mạch, em chuẩn bị linh kiện, quấn các cuộn dây và đo các chân để biết khoảng cách cần thiết trước đã, nếu không thì sẽ gặp chuyện "giày đóng chẳng vừa chân" đó. Có số liệu chân linh kiện rồi thì vẽ mạ̣ch là dễ mà.

      * Có một cách ráp cao tần mà không lo khoản mạch in, rất phù hợp với newbie mà chị mới sưu tầm được, chị sẽ post lên sau. Chờ nhé.

      Lan Hương
      Last edited by lanhuong; 16-01-2008, 16:50.

      Comment


      • #78
        http://en.wikipedia.org/wiki/Inductor

        RLC circuit
        LC circuit series
        LC circuit parallel.
        là mấy link mà bạn sẽ gặp trong bài.

        dành cho ai muốn hiểu nguyên lí, học 1 làm được vô số .

        http://www.nhacso.net/Music/Song/Nha...7/09/05F63E0C/

        làm việc trên nền nhạc có tác dụng lắm.

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
          to sylvie

          * Có một cách ráp cao tần mà không lo khoản mạch in, rất phù hợp với newbie mà chị mới sưu tầm được, chị sẽ post lên sau. Chờ nhé.

          Lan Hương
          Xin ngắt lời LanHuong vậy ! Tôi đọc trên mạng thấy người ta làm mạch cao tần mà chẳng cần vẽ mạch hay khoan lỗ chân linh kiện cả, tôi cũng từng làm theo và thấy hiệu quả. Trước tiên ta cắt các tấm mạch in có kích thước khoảng 1mm vuông. Sau đó dán lên tấm đồng còn nguyên bằng keo 502. Cụ thể xem ở đâyhttp://stu.inonu.edu.tr/~sozkarabacak/fmm.html và đây là hướng dẫn khác :http://anarchy.translocal.jp/radio/micro/howtotx.html
          Last edited by duyhiep; 16-01-2008, 20:42.
          Email:

          Comment


          • #80
            .
            to anh duyhiep và sylvie

            Trang mà anh Duy Hiệp đưa thì cũng tương tự, nhưng có lẽ là không rõ bằng trang này :
            http://anarchy.translocal.jp/radio/m...wtosolder.html

            Mạch của ta không phức tạp quá nên có lẽ là rất phù hợp, Lan Hương dùng vài lần thấy tốt lắm, cao tần ... êm ru.

            Mới đầu là cắt tấm mạch bakelite phủ đồng bằng dao rọc giấy thành các miếng hình vuông cỡ 0,5mm x 0,5mm (hay lớn hơn tùy mình).


            Chấm keo dán 502 hay SuperGlue 747 (chịu nhiệt cao hơn) lên bảng đồng nguyên, theo điểm chọn trước :


            Sau đó gắn từng mảnh vuông lên chỗ keo vừa chấm, dán chặt vào :


            Hàn phủ chì lên bề mặt các mảnh vuông, nó sẽ trở thành các trạm hàn, còn mặt đồng của tấm bảng đồng thành masse rất tuyệt :



            Bắt đầu hàn từng linh kiện lên các trạm :


            Và hàn xuống mặt tấm bảng - đã là GND :


            Cố gắng hàn các linh kiện theo đường đi ngắn nhất giữa các trạm và chân linh kiện ngắn nhất có thể được (đó là yêu cầu của mạch cao tần) :


            Với cách này thì mọi việc trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn việc làm mạch in nhiều, thỏa mãn được các yêu cầu của mạch điện cao tần.

            Chúc anh em thành công.

            Lan Hương.

            Comment


            • #81
              Mạch trong này mình cũng từng làm nhưng khi ghép tầng cuối cùng thì dao động tắt mất có khi công suất phát cũng bị giảm đi. Nếu lanhuong làm mạch này thành công thì bạn có sẻ chỉ kinh nghiệm để làm thành công mạch này ! Cảm ơn lh nhe !
              Email:

              Comment


              • #82
                Mạch trong này mình cũng từng làm nhưng khi ghép tầng cuối cùng thì dao động tắt mất có khi công suất phát cũng bị giảm đi
                Duyhiep ơi, tầng cuối cùng (công suất) có LPF, BPF v.v..., nếu những mạch này sai một tí là ... cháy cả trans công suất chứ đừng nói đến giảm hay gì khác. Bạn phải cân chỉnh từng bước mới được.

                - Dán các trạm bằng số lượng keo vừa phải, tránh "lem" ra ngoài. Nhớ là keo 502 cũng dẫn điện đó nha.

                - Điều chỉnh tổng trở anten trước khi ráp nối vào phần công suất. Bảo đảm là các cộng hưởng phải đạt yêu cầu.

                - Đảm bào là nguồn lọc cao tần đúng mức để tránh RF nhiễu về nguồn. Không được dùng nguồn Switching.

                - Giảm điện thế cung cấp cho phần dao động, cấp nguồn phần công suất rồi cân chỉnh LPF. Khi đạt yêu cầu thì tăng dần lên đến mức nguồn tiêu chuẩn, rồi kiểm tra lại.

                ... thay chuẩn ấy chứ, còn thay để mà chạy thì dễ mà vì nó ở tầng âm tần thôi còn để đảm bảo chế độ làm việc như thiết kế thì ai đảm bảo cho các bác mà điện thoại siement ấy ra chợ Giời đầy nói,
                phải tự học đi chứ nguồn linh kiện cao tần phải biết chỗ nào nhặt chứ hơi tí lại đi hỏi phải chịu khó tìm hiểu chứ
                mà sách báo trên mạng nhiều lắm
                mà những mạch POST ở trên đây đâu có PCB
                các tác giả cao tần ở nước ngoài họ đều kèm sản phẩm của chính mình cúng với PCB như Harry Lithall chứ đưa ra dăm 3 cái sơ đồ mà chưa tận tay chế tạo thì chỉ khổ mấy chú Newbie tốn tiền linh kiện công sức mà thôi
                - Thay "chuẩn" là thay làm sao ? Lan Hương thay bằng C828 chạy trơn tru, tôi bán cho khách dùng Karaoke từ sáng đến khuya hàng ngày ngon lành đây này. Bạn nói cái "chuẩn" của bạn ra đi, có khi tôi học được đó.

                - Cái "xi măng" gì đó, tôi bào đứa cháu ra chợ Giời, đêm lọ mọ ở chợ Giời đường La Thành đến 10 giờ, tìm mỏi con mắt không thấy. Đừng nên phét lác hoài chối lắm. Hic.

                - Lan Hương thường là chỉ ráp mạch theo kiểu làm trạm để thử mạch, không làm mạch in, nên chả có mạch in nào mà đưa lên. Chủ nhật này tôi đã hứa tới chụp mấy chục cái mạch cho Lan Hương, từ từ thấy. Vội gì.
                Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                Comment


                • #83
                  Kỹ thuật cao tần : Phần dao động.

                  Trong loạt bài hướng dẫn về kỹ thuật cao tần này, Lan Hương dựa chủ yếu vào tài liệu Eurasia Electronik (của Eurasia Institute), Allen Warkmann Elek Dizide (AW) và các trang Web http://www.tpub.com , http://my.integritynet.com.au , http://www.discovercircuits.com , http://www.national.com , http://wps.prenhall.com , http://www.ycars.org và http://tf.nist.gov của National Institute of Standards and Technology (NIST).

                  Lan Hương sẽ cố gắng viết thật gọn, lướt qua các kiến thức điện học chung và đi sâu vào kỹ thuật cơ bàn theo kiểu trao đổi học hỏi chứ không mở rộng kiểu giáo trình.

                  A- Dao động.

                  Dao động ở đây được nhìn ở khía cạnh dao động điện, do các linh kiện điện tử phối hợp tạo ra nhằm phục vụ cho phát và thu sóng cao tần, tạm thoát ly những khái niệm cơ học khác của nó. Ngành cao tần rất coi trọng bộ dao động.

                  Phần I : SÓNG SIN VÀ TRẠNG THÁI BỀN.

                  Từ máy phát tạo ra một điện áp thay đổi theo dạng lượn sóng dưới đây (hình 1.1) được gọi là sóng SIN.


                  Biến điệu lặp lại theo hàm Sin là dạng tín hiệu dao động cơ bản.

                  Sẽ tiện hơn khi chúng ta biểu thị sóng sin theo radian thay vì độ, sẽ thấy đường biểu diễn của sin – động lập lại mỗi 2 pi radian, và đó gọi là một chu kỳ. Tần số F (đo bằng Hz) là số chu kỳ của sóng sin trong một giây.

                  Biểu thức toán học mô tả điện áp V tạo bởi một máy tạo sóng hình sin là :

                  V(t) = Vo [(1 + a(t)] sin [F(t)]

                  ... trong đó Vo là biên độ điện áp đỉnh, và F(T) là tích luỹ các pha thì ta có biểu thức tương đương :

                  V(t)= Vo [1+a(t)] sin (2pi t/ T)

                  Và :

                  V(t)= Vo [1+a(t)] sin (2pi vT)

                  Ở điều kiện biên, chúng ta cho biên độ tiếng ốn a(t) = 0. Trong hình 1.2 , giả thiết giá trị cực đại của V = 1, do đó Vo =1, ta gọi điện áp V(t) là giá trị trung bình.


                  Trong pha khảo sát, DV biểu thị Dt của tín hiệu, được hiểu là một sóng sin duy nhất có tần số nhỏ nhất, và gọi là tần số tức thời nếu Dt đủ nhỏ.

                  Ở một tần số sóng sin cho trước, bỏ qua giá trị Dt, chúng ta có thể xác định DV.

                  Nói một cách khác, chúng ta cho rắng có thể đo được DV và Dt. Từ đó, ta có nhận thức như là một sóng sin duy nhất có tần số tối thiểu tương ứng với DV và Dt cho trước. Cho Dt cực tiểu thì tần số này chính là tần số tức thời tại điểm t.

                  Trong thực tế, vì dải thông là hữu hạn nên không thể đo được tần số tức thời.

                  Khi chúng ta nói về tần số tìn hiệu tạo ra từ một bộ dao động, là chúng ta mặc định tần số tác dụng định danh của bộ dao động đó.
                  Tính ổn định về tần số của một bộ dao động là một chỉ tiêu mô tả đặc điểm của tần số tín hiệu dao động được nó tạo ra là nhỏ như thế nào.

                  IEEE định nghĩa "tính ổn định tần số" của một bộ dao động như là sự so sánh nó với một mô hình lý thuyết trong những tham chiếu phi thực tế. Trong khi chúng ta dễ dàng nhìn thấy rằng có thể định nghĩa dựa trên các chỉ tiêu vật lý của tín hiệu đầu ra của một bộ dao động mà vạch ra kết luận tương đối chính xác về tính ổn định tần số.

                  Thông thường người ta lại đề cập đến "tính ổn định tần số" với nghĩa là "sự bất ổn định tần số".

                  Đang có một đề nghị toàn cầu về định nghĩa "sự bất ổn định tần số", đó là : "sự bất ổn định tần số là sự thay đổi tần số một cách ngẫu nhiên, tự động với điều kiện tĩnh trong một thời gian cho trước".

                  Chúng ta khảo sát hai sóng sin ở hình 1.3

                  Tính ổn định tần số phụ thuộc vào thời gian thực hiện phép đo. Trong thời gian t1 đến t3 thì dạng sóng (2) ổn định hơn dạng sóng (1) do nó bảo toàn được các đại lượng tuyến tính, nghĩa là các biến đổi quan hệ tuyến tính với trục thời gian.
                  Từ t1 đến t2 thì hai sóng là không phân biệt, nhưng t2 đến t3 cho thấy dạng sóng (1) đang dạt đến một tần số khác.


                  Hình trên : Trôi dạt tần số tức thời và không ổn định từ t2 đến t3.
                  Hình dưới : Tần số tức thời ổn định trong mọi thời điểm của phép đo.

                  Nếu chúng ta muốn một bộ dao động tạo ra một đặc tần fo thì chúng ta không muốn tần số đó bị lệch đi bất kỳ giá trị nào.

                  Trong thiết kế bộ dao động thì cần xem xét nguồn gốc của những cơ chế làm thăng giáng độ ổn định tần số. Có nhiều nguyên nhân cơ học trên cơ chế ngẫu nhiên (độ ồn trắng, ồn khuếch đại … ), do thiết kế, linh kiện và nguồn cung cấp v.v… tạo thành một hệ thống tác động lên dạng sóng sin của một bộ dao động.

                  Tất cả những nguyên nhân đó đều có thể tính toán mức tham chiếu trên mô hình toán học được.

                  Lan Hương.

                  Kỳ tới : Các nguyên nhân tham chiếu độ ổn định tần số.
                  Last edited by lanhuong; 17-01-2008, 03:34.

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi binhha
                    Không biết Vũ Thảo Nguyên năm nay bao nhiêu tuổi ? mà vỗ ngực xưng "Anh" với tất cả mọi người. Tôi nghĩ trong diễn đàn này có nhiều người trên 50 tuổi rồi. (Nếu thất sự Thảo Nguyên trên 50 thì cho tôi xin lỗi)
                    Thứ hai: Thảo nguyên từng làm ở KASATI mà nói trong máy ĐT cố định Siemen 210 có 4 năm con BC548 thì thật là tệ quá, Cả mạch chỉ có 3 con TST một con là TST trường S107 làm nhiệm vụ: "giám sát tổ hợp" (nối mass cấp nguồn DC cho mạch nói, nghe và mạch phát tín hiệu quay số), hai con còn lại là BC456 và BC556 nằm trong mạch phát xung quay số cộng với 3 con IC. thế 4 năm con BC548 nó nằm ở đâu vậy ? Nói cho chính xác thì trong cái "ximăng" 802 (802 chứ không phải 210) có một con BC548 làm cái việc phối hợp phát xung quay số, mà cũng chỉ duy nhất 01 con mà thôi chả nhẽ đi mua một cái máy giá trên 200.000 đồng (máy mới) về gỡ lấy 1 con TST. còn tìm xác máy cũ thời bây giờ hơi bị khó trừ mấy ông thần nước mặn (công nhân dây máy Bưu Điện) chuyên sửa chữa máy ĐT thế kỹ trước. bây giờ người ta dùng máy ĐT "Hồ cẩm Đào" vừa rẻ tiền vừa nhiều chức năng.
                    thứ 3 chúng tôi lên diễn đàn học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người đã từng làm mạch thành công đỡ tốn thời gian mày mò. Bất cứ kiến thức họ lấy ở đâu miển tôi thấy có ích là OK tôi biết ơn họ nhiều. Vì họ phổ biến cho mọi người cùng biết chứ không đem bán. Nếu Thảo Nguyên làm được như LH tôi xin bái phục.
                    chào
                    cái này phải cảm ơn BINH HA 1 cái. Mình cố tình nói sai đấy xem có người nào phản ứng ko. đúng là phải sửa điện thoại siement 802 mới biết trong đó chỉ có 1 con BC 548. Ai mà ko qua thực tế cũng sẽ hùa theo ngay
                    MÀ cái máy siement ý rẻ lẳm ra ngoài chợ giời hàng đồ cũ có 5000/ 1cai
                    tớ còn 3 cái xác đấy có lấy trandito thì tớ biếu
                    Tớ chỉ bảo những mạch trên ko đi kèm sản phẩm chứng tỏ nó chưa hoàn thiện đâu
                    các tác giả cao tần nước ngoài khi làm xong 1 mạch đều có PCB+ sản phấm đi kèm để minh họa
                    những cái mạch trên chỗ thì thiếu tụ,.........vvv, chỗ phải hiệu chỉnh một số lấy từ tài liệu nước ngoài lại ko ghi nguồn gốc xuất xứ
                    nhiều Newbie mua linh kiện về cứ lắp theo mạch trên thì có mà ốm tiền + công sức

                    Mình đã rửa tay GÁC MỎ HÀN lâu rồi

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      Trong loạt bài hướng dẫn về kỹ thuật cao tần này, Lan Hương dựa chủ yếu vào tài liệu Eurasia Electronik (của Eurasia Institute), Allen Warkmann Elek Dizide (AW) và các trang Web http://www.tpub.com , http://my.integritynet.com.au , http://www.discovercircuits.com , http://www.national.com , http://wps.prenhall.com , http://www.ycars.org và http://tf.nist.gov của National Institute of Standards and Technology (NIST).

                      Lan Hương sẽ cố gắng viết thật gọn, lướt qua các kiến thức điện học chung và đi sâu vào kỹ thuật cơ bàn theo kiểu trao đổi học hỏi chứ không mở rộng kiểu giáo trình.

                      A- Dao động.

                      Dao động ở đây được nhìn ở khía cạnh dao động điện, do các linh kiện điện tử phối hợp tạo ra nhằm phục vụ cho phát và thu sóng cao tần, tạm thoát ly những khái niệm cơ học khác của nó. Ngành cao tần rất coi trọng bộ dao động.

                      Phần I : SÓNG SIN VÀ TRẠNG THÁI BỀN.

                      Từ máy phát tạo ra một điện áp thay đổi theo dạng lượn sóng dưới đây (hình 1.1) được gọi là sóng SIN.


                      Biến điệu lặp lại theo hàm Sin là dạng tín hiệu dao động cơ bản.

                      Sẽ tiện hơn khi chúng ta biểu thị sóng sin theo radian thay vì độ, sẽ thấy đường biểu diễn của sin – động lập lại mỗi 2 pi radian, và đó gọi là một chu kỳ. Tần số F (đo bằng Hz) là số chu kỳ của sóng sin trong một giây.

                      Biểu thức toán học mô tả điện áp V tạo bởi một máy tạo sóng hình sin là :

                      V(t) = Vo [(1 + a(t)] sin [F(t)]

                      ... trong đó Vo là biên độ điện áp đỉnh, và F(T) là tích luỹ các pha thì ta có biểu thức tương đương :

                      V(t)= Vo [1+a(t)] sin (2pi t/ T)

                      Và :

                      V(t)= Vo [1+a(t)] sin (2pi vT)

                      Ở điều kiện biên, chúng ta cho biên độ tiếng ốn a(t) = 0. Trong hình 1.2 , giả thiết giá trị cực đại của V = 1, do đó Vo =1, ta gọi điện áp V(t) là giá trị trung bình.


                      Trong pha khảo sát, DV biểu thị Dt của tín hiệu, được hiểu là một sóng sin duy nhất có tần số nhỏ nhất, và gọi là tần số tức thời nếu Dt đủ nhỏ.

                      Ở một tần số sóng sin cho trước, bỏ qua giá trị Dt, chúng ta có thể xác định DV.

                      Nói một cách khác, chúng ta cho rắng có thể đo được DV và Dt. Từ đó, ta có nhận thức như là một sóng sin duy nhất có tần số tối thiểu tương ứng với DV và Dt cho trước. Cho Dt cực tiểu thì tần số này chính là tần số tức thời tại điểm t.

                      Trong thực tế, vì dải thông là hữu hạn nên không thể đo được tần số tức thời.

                      Khi chúng ta nói về tần số tìn hiệu tạo ra từ một bộ dao động, là chúng ta mặc định tần số tác dụng định danh của bộ dao động đó.
                      Tính ổn định về tần số của một bộ dao động là một chỉ tiêu mô tả đặc điểm của tần số tín hiệu dao động được nó tạo ra là nhỏ như thế nào.

                      IEEE định nghĩa "tính ổn định tần số" của một bộ dao động như là sự so sánh nó với một mô hình lý thuyết trong những tham chiếu phi thực tế. Trong khi chúng ta dễ dàng nhìn thấy rằng có thể định nghĩa dựa trên các chỉ tiêu vật lý của tín hiệu đầu ra của một bộ dao động mà vạch ra kết luận tương đối chính xác về tính ổn định tần số.

                      Thông thường người ta lại đề cập đến "tính ổn định tần số" với nghĩa là "sự bất ổn định tần số".

                      Đang có một đề nghị toàn cầu về định nghĩa "sự bất ổn định tần số", đó là : "sự bất ổn định tần số là sự thay đổi tần số một cách ngẫu nhiên, tự động với điều kiện tĩnh trong một thời gian cho trước".

                      Chúng ta khảo sát hai sóng sin ở hình 1.3

                      Tính ổn định tần số phụ thuộc vào thời gian thực hiện phép đo. Trong thời gian t1 đến t3 thì dạng sóng (2) ổn định hơn dạng sóng (1) do nó bảo toàn được các đại lượng tuyến tính, nghĩa là các biến đổi quan hệ tuyến tính với trục thời gian.
                      Từ t1 đến t2 thì hai sóng là không phân biệt, nhưng t2 đến t3 cho thấy dạng sóng (1) đang dạt đến một tần số khác.


                      Hình trên : Trôi dạt tần số tức thời và không ổn định từ t2 đến t3.
                      Hình dưới : Tần số tức thời ổn định trong mọi thời điểm của phép đo.

                      Nếu chúng ta muốn một bộ dao động tạo ra một đặc tần fo thì chúng ta không muốn tần số đó bị lệch đi bất kỳ giá trị nào.

                      Trong thiết kế bộ dao động thì cần xem xét nguồn gốc của những cơ chế làm thăng giáng độ ổn định tần số. Có nhiều nguyên nhân cơ học trên cơ chế ngẫu nhiên (độ ồn trắng, ồn khuếch đại … ), do thiết kế, linh kiện và nguồn cung cấp v.v… tạo thành một hệ thống tác động lên dạng sóng sin của một bộ dao động.

                      Tất cả những nguyên nhân đó đều có thể tính toán mức tham chiếu trên mô hình toán học được.

                      Lan Hương.

                      Kỳ tới : Các nguyên nhân tham chiếu độ ổn định tần số.
                      bạn chi tiết thế thì rất tốt nhưng cũng có thể ko cần kĩ quá. vì ko đến nỗi bắt đầu từ số 0 về RF.
                      avr đưa ra vài cái angten cơ bản, có cái chỉ truyền tín hiệu qua C vào cực cổng của một jFet cao tần nhưng có loại cần chọn f thì từ angten lại qua LC // (cộng hưởng) rồi mới vào Jfet. Bạn có thể chỉ điểm khác nhau cơ bản giữa dòng e tín hiệu khi qua 2 mạch trên thế nào.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi avr Xem bài viết
                        http://en.wikipedia.org/wiki/Inductor

                        RLC circuit
                        LC circuit series
                        LC circuit parallel.
                        là mấy link mà bạn sẽ gặp trong bài.

                        dành cho ai muốn hiểu nguyên lí, học 1 làm được vô số .

                        http://www.nhacso.net/Music/Song/Nha...7/09/05F63E0C/

                        làm việc trên nền nhạc có tác dụng lắm.
                        L mà quấn dây đồng là cái này:

                        Short air-core cylindrical coil ( cuộn dây lõi không khí hình ống ngắn)

                        L = inductance (µH) ( 10 mũ -6 H)
                        r = outer radius of coil (in) ( 1in = 25.4mm)
                        l = length of coil (in)
                        N = number of turns

                        để cuộn dây đơn giản có thể đặt r = l và đưa hàm vào excell để chỉnh được số vòng dây quấn hợp lí . đối chiếu có phù hợp với kết quả thực nghiệm của H ko?
                        Attached Files

                        Comment


                        • #87
                          to anh avr

                          Công thức mà anh dẫn ra :


                          ... trước đây Lan Hương vẫn hay dùng, nhưng tính toán rất kích rích và kết quả thường là phải mày mò chỉnh lại. Dù sao nó cũng có cái gần gần để mình theo.

                          Tuy nhiên sau này thì em thường dùng chương trình Calcoil để tính, gần đây em dùng tính toán online trên web sau :
                          http://web.telia.com/~u85920178/begin/calc-00.htm

                          Trang này giúp ta tính toán hầu hết mọi chỉ tiêu liên quan đến cuộn dây, tụ điện, điện trở, cộng hưởng v.v... trong mạch cao tần. Giao diện cũng rất dễ hiểu. Chỉ cần cho thông số về tần số, tự cảm, và click "shoe turn" là xong. Con số kết quả của nó (với công thức tính kèm theo) đúng hơn hẳn các công thức và công cụ tính toán khác mà em đã từng dùng.

                          Anh Avr có chú ý rẳng năm trước em đã từng hỏi anh Quế Dương những câu rất "chuối" về cuộn dây, về LPF, v.v... và anh Quế Dương trả lời kiểu gì mà em .... không hiểu gì sất. Ghét quá, em mới đi học "cho ra hồn" đó anh. Té ra, điện tử cao tần dễ đến mức ... không tưởng nếu mình chịu học cho bài bản.

                          Về loạt bài này, em sẽ víêt ngắn gọn, nhanh chóng đi vào kỹ thuật RF , mặc định những hiểu biết về bán dẫn, lý thuyết mạch....hơn là lý thuyết dài dòng. Nhưng "cái vụ" dao động là phải kỹ chút, vì nó là 50% công cụ của cao tần, không có nó là ... không có gì hết. Anh để ý tí nè :
                          Nói một cách khác, chúng ta cho rắng có thể đo được DV và Dt. Từ đó, ta có nhận thức như là một sóng sin duy nhất có tần số tối thiểu tương ứng với DV và Dt cho trước. Cho Dt cực tiểu thì tần số này chính là tần số tức thời tại điểm t.

                          Trong thực tế, vì dải thông là hữu hạn nên không thể đo được tần số tức thời.
                          Nhận thức này phải nằm trong đầu và trở thành kỹ năng đặc biệt của "con nhà cao tần" anh a, không phải ai cũng hiểu thế đâụ. Vì khi ta nói : tần số Fo = 12 MHz, đó chỉ là biểu kiến của một dải thông giới hạn quay quanh 12 MHz, và một loạt các hiệu ứng multi harmonia kèm theo. Và cũng vì vậy mới có LPF, HPF, BPF v.v...

                          Thân mến.

                          Lan Hương
                          Attached Files

                          Comment


                          • #88
                            ..............................
                            Tính toán thành phần tiếng ồn ở đầu ra của một bộ dao động sóng sin bằng cách biểu thị đầu ra qua công thức :

                            V(t) = Vo [1 + a(t)] sin (2 vot + f(t)) (1.1)

                            Trong đó Vo là điện áp đỉnh biểu kiến, a(t) là độ lệch biên độ biểu kiến, f(t) là độ lệch pha biểu kiến. Lý tưởng thì "a" và "f" tiến tới không (0). Tuy nhiên, trong thực tế không tồn tại bộ dao động hoàn hảo.
                            Để xác định thành phần tiếng ồn "a" và "f" , chúng ta "đá quả bóng khó" đó cho kỹ thuật đo đạc.

                            Bộ dao động chính xác tiêu biểu cho một điện áp hình sin ổn định ở tần số Fo trong thời gian dao động. Do đó Fo = 1/T.
                            Với mục tiêu đo tần số và sự ổn định của sin-động thì tất cả các phép đo đều dựa vào pha hoặc dao động có thời lượng mà không phải là chính tần số, dù tần số được đặt vào tiêu chí hàng đầu. Ví dụ cụ thể là đa số các máy đếm tần số đều dựa vào điện áp điểm giao "không" (hay gần bằng không). Một điều cần phải thấy là bất cứ máy đo tần số nào cũng mang theo hai bộ dao động so sánh. Thật là không thể nào đo trực tiếp tần số một bộ dao động.
                            Rõ ràng là mọi phép đo tần số đều là phép đo kép trên cơ sở xác định sự sai lệch tần số của những bộ dao động với dao động "mẫu".

                            y (t) = vi – vo / vo (1.2)

                            Không thể đo tần số tức thời, mà phải kéo theo một thời gian "mẫu" đầy bất trắc. Đô lệch giữa thời gian mẫu và thời gian thực diễn ra ở thời điểm T . Cho rằng phân bồ tần dố là đồng đẳng ở thời điểm T :



                            và :



                            Tau, t , được gọi là mẫu thời gian hoặc thời gian trung bình, nó có thể được xác định bằng cổng time của máy đếm, tuy nhiên lại vướng phải vấn đề relay (chậm chân) của các bộ đếm do thao tác xử lý. Kỹ thuật máy đếm tần số trực tiếp do bị giới hạn bởi số lượng thông tin giải được trên máy không thể thoả mãn nổi cho những bộ dao động, và phải chấp nhận sai số chủ quan.

                            Chúng ta sẽ mô tả 5 phương pháp đo tần số dao động khá chính xác trong kỹ thuật đương đại (nghĩa là không bao hàm việc đo trực tiếp tần số).

                            Phần 2 : Phương pháp chung của việc đo tính ổn định tần số.

                            1/. Phương pháp tần số phách.

                            Tín hiệu từ hai bộ dao động độc lập được trộn vào hai cổng mixer cân bằng như hình 1.4


                            Phép đo bằng cách phách (hiệu tần) giữa những bộ dao động có thể tăng độ chính xác của phép đo. Đây là phương pháp chính xác bậc nhất.

                            2/. Hệ thống máy trộn kép lệch thời (DMTD - Dual mixer time difference)
                            Hệ thống này rất thông dụng.





                            Theo sơ đồ khối ở hình 1.5 thì ta thấy là phép đo dựa trên đếm thời gian để quy chiếu tần số, dù phải chịu sai số tất yếu của "thời gian chết" thì nó vẫn cho kết quả tương đối chính xác. Kỹ thuật DMTD sử dụng bộ dao động 1 và bộ dao động 2 rất gần về tần số nên rất thuận tiện. Nó tiêu biểu cho những tiêu chuẩn vi mô như nguyên tử (Xesi, Rubidi và chuẩn tần số Hydro )
                            Phòng thí nghiệm của NIST sử dụng máy DTMD và đạt được lợi ích lớn lao về kỹ thuật và kinh tế.

                            Lan Hương.

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                              to anh avr

                              Công thức mà anh dẫn ra :


                              ... trước đây Lan Hương vẫn hay dùng, nhưng tính toán rất kích rích và kết quả thường là phải mày mò chỉnh lại. Dù sao nó cũng có cái gần gần để mình theo.

                              Tuy nhiên sau này thì em thường dùng chương trình Calcoil để tính, gần đây em dùng tính toán online trên web sau :
                              http://web.telia.com/~u85920178/begin/calc-00.htm

                              Trang này giúp ta tính toán hầu hết mọi chỉ tiêu liên quan đến cuộn dây, tụ điện, điện trở, cộng hưởng v.v... trong mạch cao tần. Giao diện cũng rất dễ hiểu. Chỉ cần cho thông số về tần số, tự cảm, và click "shoe turn" là xong. Con số kết quả của nó (với công thức tính kèm theo) đúng hơn hẳn các công thức và công cụ tính toán khác mà em đã từng dùng.

                              Anh Avr có chú ý rẳng năm trước em đã từng hỏi anh Quế Dương những câu rất "chuối" về cuộn dây, về LPF, v.v... và anh Quế Dương trả lời kiểu gì mà em .... không hiểu gì sất. Ghét quá, em mới đi học "cho ra hồn" đó anh. Té ra, điện tử cao tần dễ đến mức ... không tưởng nếu mình chịu học cho bài bản.

                              Về loạt bài này, em sẽ víêt ngắn gọn, nhanh chóng đi vào kỹ thuật RF , mặc định những hiểu biết về bán dẫn, lý thuyết mạch....hơn là lý thuyết dài dòng. Nhưng "cái vụ" dao động là phải kỹ chút, vì nó là 50% công cụ của cao tần, không có nó là ... không có gì hết. Anh để ý tí nè :


                              Nhận thức này phải nằm trong đầu và trở thành kỹ năng đặc biệt của "con nhà cao tần" anh a, không phải ai cũng hiểu thế đâụ. Vì khi ta nói : tần số Fo = 12 MHz, đó chỉ là biểu kiến của một dải thông giới hạn quay quanh 12 MHz, và một loạt các hiệu ứng multi harmonia kèm theo. Và cũng vì vậy mới có LPF, HPF, BPF v.v...

                              Thân mến.

                              Lan Hương
                              ok. thêm chút nữa .

                              L có lỏi hình ống , lõi là vật liệu từ có từ thẩm u:
                              L= 4.06.N2. u. A / 0.27.108.l
                              L : henry ; A: inch vuông - diện tích rộng ống dây
                              l : inch - chiều dài ống dây (inch=2.54cm)
                              u : tra bảng
                              L cuộn lõi hình xuyến (0) , lõi có độ từ thẩm u, f rất cao.
                              L = 0.011684.N2. u. h. log10 (D/d)
                              N: sồ vòng ; H: chiều cao lõi (inch) ; D: đường kính ngoài
                              D: đường kính trong.

                              ----------------------

                              Comment


                              • #90
                                H xem cái đầu ra của fet là L , mục đích là để tương hợp trở khác với Fet khi f cao pko? nếu chỉ để có tín hiệu thì chỉ cần dùng R là được rồi? , phần sau là bộ lọc và truyền sign out ra mạch khác.

                                nên dùng kd A hay AB ở sign in trong kd tring tần ( loại B tiết kiệm Q nhưng méo dạng ở giữa) sau khi sign đã qua loạt: hoà sóng, trộn (dao động nội chuẩn), cắt nửa tín hiệu > kd trung tần.
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X