Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cảm ơn queduong . cho tôi hỏi thêm 1 phần nửa tín hiệu ổ 3 chân DA,CL,EN phải như thế nào để được 1 dao động có tần số là f hướng dẩn cho tôi cách tính.cảm ơn queduong rất nhiều.

    Comment


    • Nguyên văn bởi minhcpl Xem bài viết
      cảm ơn queduong . cho tôi hỏi thêm 1 phần nửa tín hiệu ổ 3 chân DA,CL,EN phải như thế nào để được 1 dao động có tần số là f hướng dẩn cho tôi cách tính.cảm ơn queduong rất nhiều.

      Để sử dụng được các IC này thì bạn phải có kiến thức về lập trình MCU , kỹ năng về PLL .

      Cách tính toán tần số ( số lần chia ) thì có thể nghiên cứu data sheet .

      Tôi trình bày sơ qua cho bạn hiểu :
      IC có 3 đầu vào giao tiếp ( thường được gọi tên là 3 wire bus ) nó gồm data , clock và enable .

      + Muốn điều khiển được IC này thì ta lập trình ( theo datasheet ) ,

      Cho chân Enable lên mức cao , cứ mỗi xung Clock thì đẩy data kèm theo vào các chân tương ứng

      ( Sau khi kết thúc quá trình truyền , điều khiển ( thì ngắt lệnh ) bằng cách đưa chân Enable về 0 ( logic 0 ).

      + Một chu trình điều khiển ( thường được gọi là khung truyền ) . Tùy theo IC mà có khung truyền dài hay ngắn ( hay IC có thể hỗ trợ khung truyền nhỏ nhất bao nhiêu bít , lớn nhất bao nhiêu bít ) .

      + Chẳng hạn trong IC của bạn là 34 bít dữ liệu. ( tương ứng với 34 clock ) --- Bạn có thể cũng truyền 19 bít , 18 bit... ( IC này có hỗ trợ ).

      ----------

      Cứ mỗi bit đúng ( data VS clock ) được đưa từ MCU vào PLL , sau khi kết thúc khung truyền nó sẽ lưu vào Register latch ... rồi tương ứng điều khiển khối chức năng bên trong .

      VD 4 bit đầu điều khiển đầu ra của buffer B3,B2,B1,B0 , rồi đến các bit tần số ...v.v

      -----------


      Cách giải thuật so sánh của IC PLL tổng quát thế này :

      1) Thạch anh dao động ( chia cho hệ số chia ) = tần số 1

      ( tần số này thường được gọi là tần số mẫu . )


      VD : tôi lắp PLL thạch anh 4MHz , số lần chia 1024 ===> được 3,90625 KHz


      2) Tần số phản hồi ( Tần số này được lấy từ bộ VCO đưa ngược trở lại để so sánh tần số ) .

      Tần số này khi đưa vào chip PLL , qua các bộ chia ( bộ chia cứng , chia có điều khiển ) ....
      Cuối cùng sau phép chia thì được 3,90625 ( bằng đúng tần số mẫu ).

      Nghĩa là CHIP PLL đã LOck .


      +++ từ tần số mẫu (f1 ) và tần số VCO (f2 ) người ta tính ra tỉ lệ ( số lần chia ) : gọi là số N

      Số N chính là dữ liệu cần phải dùng MCU để đẩy vào chip PLL ( N14 , N13..... N0 ) ( Mục đích của nó là thực hiện việc điều khiển số lần chia ) để 2 tần số bằng nhau .


      ------------

      Sơ bộ là vậy ... Hic mỏi tay quá
      Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

      Comment


      • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        to em luctienbo

        Mạch em nói chính là mạch điều biến biên độ (Amplitude Modulation - AM) đặc trưng. Em theo mạch chị kèm theo để thực hiện thì được ngay thôi.

        Trong mạch, Q1 và Q2 chạy vi sai, trong đó Q1 thì khuếch đại còn Q2 điều tiết độ khuếch đại của Q1 và đã được tính toán để tín hiệu ngõ ra tương đương với tín hiệu từ bộ tạo xung nếu để ở mức cao nhất. Q3 là để đảo chiều xung lại cho đúng chiều từ bộ tạo xung, nếu không cần đúng chiều xung thì có thể bỏ Q3, lấy xung ra trực tiếp từ cực thu C(Q1) em ạ.

        to anh Quế Dương


        Vâng, keo 502 là hợp chất có acid Cyanic nên rất độc, sau này em dùng keo superGlue 707, vừa chịu nhiệt cao hơn vừa không (hoặc rất ít) độc hại (trong bài em có ghi đó).

        Rất cám ơn anh đã quan tâm đến bọn "newwbie" tụi em. Bravo Mod !

        to anh avr

        Lan Hương đang edit thì anh avr đã post rồi. Nhìn lại thấy anh đã quote đành phải ... undo cái vừa edit.

        Đoạn Lan Hương muốn thêm vào là thế này :

        Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam định nghĩa rất "kinh" về mạch dao động như sau đây :

        http://dictionary.bachkhoatoanthu.go...3JkPW0=&page=1

        Nội dung định nghĩa này chỉ là mạch dao động điện từ LC chứ không phải là tất cả của mạch dao động. Định nghĩa kiểu này chỉ gây hiểu lầm về bản chất của mạch dao động anh ạ.
        Đem cái này ra nói thì người có học họ chửi cho mất mặt.

        Hic, thà đừng làm ra cái gọi là "Bách Khoa .... gì gì" đó còn hơn... Xin các anh chị và các em cho ý kiến ...

        Lan Hương.
        Nếu để LC dao động tự nhiên sẽ tắt dần : +5/-5 sau đó chỉ còn +2/-2 và màu dòng e cũng nhạt dần. điện áp trên tụ sẽ đổi từ + sang - tuần tự theo dạng SIN. Lí do:
        Dòng e mới đầu tăng mạnh nhưng L sinh dòng cản cũng mạnh để hãm bớt, cần có thời gian lâu hơn để dòng e chạy về má kia của C so với khi không dung L mà dung R (hay bong đèn) thay thế. Trong thời gian đó, trong L tích lại một số e và tạo ra từ trường B ở đây, khi má kia của C nạp e ngày càng nhiều làm hãm lại cường độ I trong mạch thì L lại sinh dòng e cảm ứng cùng chiều với dòng e trong mạch để tăng cường , chống lại sự giảm dòng trong mạch. Chính nhờ điều này đã tạo nên một lực ép quán tính để dòng e tiếp tục dồn về má kia của C ngay cả khi các e không còn chảy từ má lúc đầu của C nữa do điện tích âm ở đây ít dần trong khi bị cản ngày càng nhiều do các e tích ngày càng nhiều ở má bên kia của C sau khi qua L. nhờ vậy sau một thời gian bên má nạp của C sẽ có e nhiều hơn cả mức cân bằng (đáng lẽ đã dừng lại nếu dung R/ đèn). Khi đó dòng e lại đổi chiều nạp và dòng e lại chạy ngược so với ban đầu, vậy dòng e sẽ dao động , nhưng do cuộn dây có r nên sẽ tiêu hao năng lượng dần dần ở dạng bức xạ nhiệt, từ. nên dòng e dao động yếu dần làm điện áp của C/L sẽ là hình SIN nhưng biên độ yếu dần và tắt hẳn. Theo biểu đồ frexnel thì khi đó , dòng trong nhánh L,C khác nhau nhưng dòng tổng của mạch LC = 0 , Zl = Zc và F dao động phụ thuộc vào L/C , gọi là f dao động riêng :f= 1/2pi. Sqrt(LC)

        Đến đây nếu có một tín hiệu bên ngoài kích vào phù hợp, nghĩa là ngay lúc má C của tụ chuyển từ - sang + thì đặt một áp + vào. Nó sẽ tăng cường quá trình nạp, làm mạnh them và phục hồi dòng e , phục hồi quá trình dao động. Khi đó mạch LC lại dao động mạnh như lúc C mới được nạp ban đầu. và tạo song SIN duy trì. Lúc đó mạch LC đã cộng hưởng với song có f đã đưa vào.
        Xem vài mạch protues, có thể thấy rõ :
        Khi đóng điện C được nạp đầy , dòng mạnh rồi yếu dần khi Vc = V nguồn nạp ( nếu có đèn thì sẽ loé sang trong thời gian này). sau đó đóng điện cho mạch xả , nếu là RC thì C sẽ xả tức thời và tắt, đèn sẽ loé sang rồi tắt và không có dòng dao động. Nhưng nếu là mạch LC thì lại có dao động. Và thử nhấn công tắc nhịp nhàng để tăng cường V+ từ nguồn cho má nạp điện C mỗi khi nó chuyển từ - > + thì mạch LC dao động nhịp nhàng, nếu làm ngược lại sẽ làm hãm dao động và tắt nhanh.
        Hình ảnh:
        Attached Files

        Comment


        • hảnh tiep theo.....
          Attached Files

          Comment


          • cuộn L tạo dòng cảm ­­ứng làm đÌn sáng ( một dạng anten ngắn).

            to H: bạn thử edit lại BKTT xem ( họ llac bằng mail ....phức tạp !)
            Attached Files
            Last edited by avr; 22-01-2008, 10:11.

            Comment


            • Nguyên văn bởi cai_nguc Xem bài viết
              Các bác chỉ hộ em cách đọc mấy con tụ này với ạ. Sao mà mỗi loại lại ghi khác nhau thế chứ. Em cảm ơn
              Giá trị khác nhau thì phải ghi khác chứ, 2/5 ~ giá trị thấp nhất là 2p lớn nhất là 5p, tương tự 2/7, 5/25....

              Comment


              • Chị Hương cùng các bậc sư phụ cho em hỏi có ai biết tính băng thông tần số cắt thấp, cao của mạch này không em xin cám ơn
                Attached Files

                Comment


                • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                  .
                  ...
                  - Theo Aldorff Leithneimm (1958) thì khi có tác động một dòng vào mối nối BE, ngoài sự thay đổi về dòng điện trong mạch thì sự di chuyển điện tử và lỗ qua mối nối BE sẽ làm điện dung mối nối BE thay đổi - thay đổi điện dung BC. Sự thay đổi C(be) là rất bé, khoảng 0,005pF đến 0,015 pF tuỳ theo mức dòng d (I) tác động. Trong mạch dao động, sự thay đổi điện dung này tác động vào mạch cộng hưởng làm thay đổi tần số cộng hưởng. Vì vậy mà d(I) x d C(be) / C(ch) qui định mức thay đổi tần số.

                  - Trong mạch H5 dưới đây (LH chọn vì có điện dung cộng hưởng rõ ràng hơn), cho mức d (I) = 1. d C(be) = (0,005 + 0,015)/2 = 0,01 pF.



                  vì điện dung trong mạch cộng hưởng là 15 pF, tần số là 100.000 KHz nên mức điều biến tần số là :
                  d (F) = +/- [0,01 (pF) : 15 (pF) x 100.00 (KHz)] = +/- [0,075 % x 100.000 (KHz] = +/- 75 (KHz)

                  d (F) là +/- 75 KHz --> dải điều biến tần số là 150 KHz, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn băng thông FM quốc tế.
                  Và đây chính là mạch Frequency Modulation (FM).

                  - Mạch H1 là mạch có điện dung trong mạch cộng hưởng C (CH) = 150 pF, d C(be) = 0,015pF, tần số 1000 KHz và mức dòng d (I) = 10.



                  thì mức̣ thay đổi tần số cộng hưởng là : d (F) = +/- [0,01 x 1000 KHz] = +/- 10 (KHz)

                  d (F) là +/- 10 KHz --> dải thông là 20 KHz, bảo đảm tiêu chuẩn băng thông phát sóng âm tần.
                  Vì vậy mà Audio tác động vào dòng BE là chủ yếu, nó thay đổi biên độ RF theo audio.
                  Và trong H1 chính là mạch Amplitude Modulation (AM).

                  Lan Hương.
                  e ko hiểu cái d(I), tại sao lúc thì cho nó =1; lúc thì cho nó =10; dựa vào đâu mà cho như thế; nếu ta muốn tăng giảm băng thông thì chỉ cần tăng giảm d(I) và điện dung trong mạch cộng hưởng phải ko? còn cái dC(be) nữa mình xác định nó như thế nào.

                  với mạch phát thì như thế còn mạch thu thì sao(tăng giảm băng thông í)? có ai chỉ e với

                  Comment


                  • to anh phong25_2

                    e ko hiểu cái d(I), tại sao lúc thì cho nó =1; lúc thì cho nó =10 -phong25_2
                    Đơn giản thôi anh Phong ơi : khi điều biên ta cần có cường độ trung bình tín hiệu đưa vào base của transistor dao động cao gấp 10 lần khi điều tần. Ví dụ : 10 mV thay vì 1 mV chẳng hạn. Sự tăng giảm d(I) cần phải được tính toán kỹ để sử dụng vùng đáp tuyến phù hợp, tránh méo phi tuyến.

                    Còn d C(be) thì như đã nói, nó khoảng 0,01 pF. Và nó có giá trị tùy theo cấu trúc mối nối semiconductor anh ạ. d C(be) rất bé và phải tìm ra bằng thực nghiệm.

                    mạch phát thì như thế còn mạch thu thì sao(tăng giảm băng thông í)?
                    Trong một bài gần đây nói về sử dụng radio làm máy thu dùng cho điều khiển, Lan Hương có nói về việc chỉnh dải thông trung tần FM. Người ta phải dùng Sweep Marker để chỉnh dải thông FM/IF cho rộng hơn hay hẹp đi. Còn nếu là trung tần FM dùng thạch anh thì "gác" tụ vài pF vào điểm in - out của thạch anh trung tần. AM cũng thế.
                    Anh ráng tìm tí nhé.

                    Lan Hương.
                    Last edited by lanhuong; 25-01-2008, 21:55.

                    Comment


                    • Người ta lợi dụng sự thay đổi diện dung của mối nối CB (Phân cực ngược) khi áp âm tần vào cực B để điều tần trong mạch dao động điều tần trans, điện dung mối nối BE không đáng kể bởi trong mạch nó được phân cực thuận.
                      http://en.wikipedia.org/wiki/Bipolar...ion_transistor
                      http://www.talkingelectronics.com/pr...oyager-P1.html
                      Last edited by httung; 30-01-2008, 06:06.

                      Comment


                      • Các bác cho em hỏi tại sao khi đo điện áp vế phản xạ trên này thì đc giá trị gần bằng điện áp vế sóng phát chính trong khi không có sóng phản xạ?
                        Attached Files
                        |

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
                          Các bác cho em hỏi tại sao khi đo điện áp vế phản xạ trên này thì đc giá trị gần bằng điện áp vế sóng phát chính trong khi không có sóng phản xạ?

                          Bạn dùng tần số bao nhiêu ở cái VSWR này vậy ???

                          Có vẻ nó không được hợp với Band tần thấp . Và có vẻ kết cấu loại VSWR này cho độ nhạy thấp.
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • Em dùng băng FM( 88-108 ) .Em thấy cái này hay sử dụng trong máy phát thanh. Tuy không chính xác lắm, nhưng cũng tương đối bác ạ. Em vẫn thắc mắc là mạch em làm tại sao lại có điện áp cao trên mạch đo sóng phản xạ trong khi không có sóng dội về?
                            |

                            Comment


                            • Mạch đo phản xạ trên của minhtinh dùng đo ở dải tần UHF, mạch dải chính = λ/4 của tần số đo.
                              Đo không đúng tần số xem như mạch (đo) không phối hợp => phản xạ.

                              Comment


                              • Em thấy người ta làm được ở dải đó mà em lại không làm được?. Các bác cho thêm ý kiến đi ạ.
                                |

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X