Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

Collapse
This topic is closed.
X
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lan Hương trả lời về cao tần (tập 1)

    Xin phép anh Quế Dương cho em mở threat này để trả lời.
    Nội dung là thư các anh (và em nũa) gởi về cho Lan Hương nhiều quá, mà Lan Hương trả lời từng mail chắc ... chết. Vả lại đều là vấn đề cao tần cả, nên em post luôn lên đây để nhiều người cùng đọc và bàn bạc, có gì Lan Hương bí thì có anh Quế Dương "ra tay nghĩa hiệp", hihi.

    1/. Thư em Huy.
    chao chi Huong
    chi huong oi
    giup em giai thich cai mach nay voi
    cuon day L1,L2 ,L3,L4 phai cuon lam sao cuon day
    L4 no cuon nhu the nao va hinh dang ra sao
    Con VC2 va Vc1 hinh dang no the nao va hoat dong ra sao a
    Hai con T1va T2 co thay the duoc ko ,em ra ngoai Nhat Tao mua nhung ko co ,ho ban cho hai con bao la co chac nang tuong tu hai con nay .ko biet mua o dau co hai con nay chi nhi .
    chi giup em voi duoc ko
    va hoat dong cua mach nay nhu the nao
    tai em dang lap thu cai mach nay nhung ko biet nhung linh kien do nhu the nao nua
    em la Huy ,mong chi giup em cai mach nay voi ,em goi kem file
    cam on chi nhieu


    Lan Hương trả lời :
    *Trong mạch phát FM này thì các cuộn dây cùng cỡ 0,6 mm:
    - L1 và L2 quấn trên cùng một lõi nhựa đường lính 8mm (lấy vỏ bút bi là ... y chang). Số vòng L1 = 4, L2 = 2. Nhớ ghép sát để có cảm ứng từ cao nhất.
    - L3 : 7 vòng, đường kính cuộn dây 4mm. Lấy cái tua vít paker nhỏ (đường kính 4mm đó) làm lõi, quấn 7 vòng rồi cắt dây, cạo đầu dây cho sạch véc - ni để hàn. Cuối cùng là rút cây tua vít ra.
    - L4 : trong bo mạch TV cũ, tìm cuộn dây 47 MH (micro Henry). Đó là một cục bầu bĩnh màu lam - tím, có chấm vàng trên mình nó. Sai một chút không hệ trọng lắm, vì đây là cuộn chặn (kết hợp với tụ C7 = 5,6n) lọc cao tần mà.
    * T1 dùng C535, T2 dùng C535 hay C717 là tốt nhất.
    * Mạch hoạt động như sau :
    - T1 dao động BC (Base Commun - cực B chung) với tải là L1 nối tiếp C9 --> Varicap, hồi tiếp về E bằng C4. Tần số dao động fk vào khoảng 44 - 55 MHz. Khi Micro Condenser hoạt động thì điện áp trên varicap thay đổi theo âm tần đưa vào, varicap sẽ thay đổi điện dung --> điều biến tần số dao động.
    - T2 nhân đôi tần số ở chân C của T1, trên tải C của T2 sẽ có tần số fO = 2 fk , tức là 88 - 110 MHz, lọt vào dải tần FM thông dụng.
    - Vc1 và Vc2 là tụ vi chỉnh, thường có trong radio FM cũ, tròn nhỏ bằng cúc áo loại bé. Nó có hai bản cực kim loại hình bán nguyệt, ngăn cách nhau bằng một lá nhựa trong suốt. Một bản cực (dưới) đứng yên, còn bản cực kia xoay được nhờ một đầu khía, dùng tua vít "ngang" để chỉnh.

    Đây là mạch micro không dây của hãng GRŨNDIG những năm 80 của thê kỷ XX, cự ly sử dụng tối đa 100 - 120 mét ở chỗ rộng, không bị chắn. Hiện nay mạch này không được dùng nữa do hay bị dạt (trôi) tần số, "ăn" dòng, mà dùng dao động thạch anh - nhân tần.

    Và cũng không phát trong dải tần FM thông dụng nữa, mà là AM / UHF hay SHF.

    2/. Thư anh Duy.
    Chào Lan Hương.
    Lời đầu tiện mình chúc sức khỏe Hương cùng gia đình.... (lược bớt) ..... mình cũng là thành viên của điện tử việt nam. Hôm nay mình mạo mụi gởi mail cho Hương nhờ cao thủ Hương chỉ giáo về mạch cao tần HiHiHi.Mình cũng có hỏi trên diễn đàn nhưng hình như cuối năm mọi người đều bạn cả.Mình rất thích các mạch RF nhưng chưa ráp được mạch nào ra hồn cả,biết được diễn đàn với lại thấy Hương có kiến thức rộng và tích cực trao đổi chỉ bảo với các bạn nên mình nhờ Hương chỉ thêm.
    Trước đây mỉnh cũng có tìm hiểu cặp PT2262/72 dùng lảm remote nhưng mới chỉ ráp được mạch phát còn mạch thu vì chưa có kinh nghệm nên vẫn chưa chinh phục được.Nghe Hương nói đã ráp nhiều mạch dùng căp này rồi,nếu như không liên quan gì về thương mại vả không ngại Hương có thể cho mình tham khảo mạch in hoàn chỉnh về bộ PT2262/72 dùng làm remote của Hương được không?Vì mình biết mạch cao tần cần chú ý đến cách phân bố linh kiện trên PCB,đường mạch in v.v...Mình muốn tìm hiểu và tự tay mình làm được nó, chứ ra Nhật Tảo mua về sử dụng thì đâu còn ý nghĩa nửa đúng không.
    Tiện đây Hương cho mình hỏi trong diễn đàn có phải câu hỏi mình đặt ra ở chủ đề nào thì vào chủ đề đó xem câu trả lời của các bạn đúng không?Hương đừng cười vì mình là thành viên mới toanh à.
    Mình rất mong nhận được câu trả lời của Hương.
    Chúc Hương cùng ông xã có nhều thành quả mới trong nghiên cứu của mình và là 1 thành viên đáng để mọi người nể phục trong diễn đàn

    Lan Hương trả lời :
    - Cám ơn lời khen và động viên của anh.
    - ... trong diễn đàn có phải câu hỏi mình đặt ra ở chủ đề nào thì vào chủ đề đó xem câu trả lời của các bạn ... Đúng đó anh ạ. Ví dụ như những câu hỏi của anh về cao tần thì cứ vào mục "kỹ thuật cao tần" là có.
    - Bộ thu dùng PT2272, Lan Hương cố gắng vẽ lại mạch chuẩn và chụp hình bộ thu đã ráp rồi post lên diễn đàn trong thời gian ngắn nhất có thể. Xin anh chờ ít lâu nhé.

    Bài dài quá rồi, Lan Hương sẽ tiếp tục trả lời sau.

    Lan Hương.

  • #2
    Lan Hương tiếp tục trả lời ...

    .
    *** Lan Hương xin rất cám ơn anh nhathung1101 đã gởi cho em món quà rất ý nghĩa.

    3/. Thư anh Sáng :
    chao lan huong minh ten Sang o phu yen minh dang tim cach khuyech dai cho cay guitare thung nhung ko biet lam sao vo tinh vao foroom biet ban rat gioi ve dien tu ban co the cho minh biet co the dung mach thu phat fm de phat am thanh cay guitare qua ampli dc ko hay phai dung cach nao de am thanh dc hay va trung thuc minh cung biet so ve dien tu ban giup minh nhe cam on nhieu
    Lan Hương trả lời :
    Anh dùng mạch trong hình dưới đây, độ tin cậy cao mà dễ ráp do không có cuộn dây.

    Mạch phát dùng IC số CD4069 (6 HEX inverter), Lan Hương đã ráp chạy thấy rất ngọt ngào, không dạt tần số.
    Trong sơ đồ này thì con varicap (diod biến dung) lấy trong tuner TV nội địa cũ là ổn. Thạch anh là ceramic lọc trung tần FM, giá 2500 đ, dùng thạch anh từ 10 MHz đến 12 MHz đều tốt.

    Tần số phát trong sơ đồ với thạch anh 10,7 MHz là bội tần 96,3 MHz, trong dải tần FM thông dụng. Anh chỉ cần thu sóng bằng radio - casette băng FM rồi cho đường loa của máy thu vào ngõ Aux - in của Ampli là tốt.

    4/. Thư em Thanh_Nguyen :
    Chào chị Lan Hương !
    Em thấy chị là cao thủ trong box cao tần. Hôm nay em viết cho chị để xin chị một sơ đồ mạch phát dải sóng trung dân dụng (AM 530-160 KHz) có 1 số radio thì em thấy thang tần số lên tới 170 KHz. Vì vậy em ko biết chị có sơ đồ mạch micro ko dây mà phát trên băng sóng trung như em đã nói ở trên ko nhỉ ? Nếu chị có chị có thể chia sẻ với em dc ko ? Em chỉ cần tầm phủ sóng chừng 100m đổ lại hay chỉ vài chục mét là cũng dc rồi. Trước khi hỏi chị thì em đã tìm nhiều sơ đồ mạch trên mạng nhưng đều thất bại vì phần dao động chủ sóng ko dao động vì vậy em rất cần mạch thực tiễn mạch mà chính tay chị lắp và đã chạy và nếu chị có thể chia sẻ dc những sơ đồ mạch mà chính tay chị lắp ráp và đã chạy thì em xin cám ơn chị vô cùng !
    Em cám ơn chị và rất mong nhận dc hồi am của chị.

    Lan Hương trả lời :
    Khen là cao thủ e là quá đấy, LH ... khoái như thế lắm nhưng chắc là phải còn phấn đấu học hỏi nhiều.
    Về micro không dây dùng sóng trung / AM thì có khó hơn micro dùng sóng ngắn / FM nhiều, nhưng nó được cái là không bị "khè" khi mất sóng, nên các loại micro chuyên nghiệp và giá rất cao vẫn dùng đó Thanh ạ. Tuy nhiên họ phát trên sóng UHF (300 MHz - 900 MHz) , thậm chí SHF (vài GHz), ví dụ như micro Shure (Mỹ) nổi tiếng, phát - thu 866 MHz, giá ... hơn 40 triệu đồng / bộ thu phát.
    một sơ đồ mạch phát dải sóng trung dân dụng (AM 530-160 KHz)
    LH xin chỉnh lại một tí, 1600 chứ không phải 160.
    Nói vậy thôi, nhưng mình ráp chơi thì cũng không có vấn đề gì. Chỉ cần vài thứ quan trọng như sau :
    1/. Cuộn dây L là cuộn dây dao động sóng trung. Cái này lấy từ radio cũ, có lõi từ màu đỏ sậm, thường được gắn gần tụ xoay của radio sóng trung. Phần cuộn dây 3 chân dùng 2 chân bìa (bỏ chân giữa).
    2/. Cuộn dây Lo chính là cuộn dây quấn trên lõi than của Radio AM sóng trung. Dùng cuộn dây này thì không cần antenna nữa, vì nó thu ngắn ăn ten lại bằng ... không.
    3/. T1 là A564 hay A1015, T2 là C828.
    4/. Cân chỉnh :
    - Chỗ có chữ "see test" là điểm đo để cân chỉnh cộng hường. Đặt VOM vào vị trí đo 0,5 V và nối tắt C-E của T1, khi nào điện áp nhỏ nhất là cộng hưởng đã xác lập. Lúc đó gỡ nối tắt ra.
    - Chỉnh VR1 đến khi chân E / T1 đạt 2,2 đến 3,2 V là vừa.

    LH trả lời lên forum thì tiện hơn, nhằm giúp các bạn khác cũng cùng biết, Thanh đồng ý chứ ?

    Lan Hương
    Attached Files
    Last edited by lanhuong; 26-12-2007, 14:33.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nhathung1101
      Chú Nguyên thật là ếch ộp!

      Phải hiểu thế này:
      - Cao tần cũng giống như phụ nữ! Bởi cao quá thì ngại, thấp quá thì... chê là dế.
      - Cao tần cũng giống như phụ nữ đẹp, vì không nhìn thấy, không sờ được.
      - Cao tần rất nguy hiểm... cứ ngẫm lại xem.
      - Cao tần không dễ như chú nghĩ đâu! Nếu không thì chú đã "teo" rồi"!

      Bởi vậy, anh rất mừng là chú chưa biết gì về cao tần!


      Đề nghị QD xóa dùm mấy bài không liên quan đến tut của Lanh Ương. Cả bài của tớ nữa.
      Nói thật ra nhìn vào các mạch mình phải biết đèn gì của hãng nào mã hiệu bao nhiêu
      ví dụ BF hay 2N v.v phải biết đi ốt biến dung lấy ở đâu các biến áp cộng hưởng ở đâu
      ví dụ trong AM lõi màu vàng là gì, màu đỏ là gì............
      Nói thật thay tran ở mạch cao tần phức tạp ở chỗ là thay xong cự ly phát sẽ giảm, và điểm làm việc của tran có chuẩn ko
      Cao tần nếu tìm hiểu và nghiên cứu thì nó cũng không khó
      Bạn cứ xem mấy cuốn sách về RADIO của Nga (giờ hiếm lắm) cái thời bao cấp thì nhiều
      Học sinh phổ thông bên đó cũng lắp được
      Mình rất bái phục các mạch của NGA nó có cái mạch điều khiển từ xa 4 kênh chỉ ráp toàn bằng trandito+ tụ+trở+cuộn dây bái phục..........
      Mà nó cũng lắp trên mạch phíp gỗ đâu như thời nay có IC chuyên dụng+mạch thủy tinh

      Comment


      • #4
        Em trả lời chung ....

        .

        Em Le_Tung ở TP HCM, anh Duc-Tan Long An, anh TheAnh ở Phú Thọ và các anh, các bạn có cùng nội dung.
        Le_Tung : Học cao tần khó không hả chị ? Sao chị giỏi thế, em đọc bài của chị viết mà cứ ngất ngây luôn. Em học Điện tử – Viễn thông nên cao tần là rất cần mà em chưa làm được cái gì ra hồn hết.
        Em xin chị thiết kế cho em một bộ thu sóng ngắn từ 25 MHz đến 30 MHz, có thể bắt được sóng vô tuyến nghiệp dư trong dải tần này.

        Lan Hương trả lời :
        - Học cao tần thì nói thật là không khó, nhưng làm cao tần mới khó. Nhất là muốn làm cho vừa ý mình thì quả là … rất khó. Ai có tính cầu toàn thì lại càng thấy khó.
        Không tin cứ hỏi anh Quế Dương mà xem.
        - Muốn có máy thu sóng ngắn 25 – 30 MHz thì có thể cải biến từ một cái radio băng sóng ngắn, Nếu muốn ráp một máy thu sóng 25 – 30 MHz thì cũng không khó lắm, nhưng cần có một ít kinh nghiệm về máy thu siêu ngoại sai. Máy thu này bao gồm :
        + Phần dao động (nội) để trộn với sóng thu thành trung tần IF.
        + Phần khuếch đại sóng và trộn tần.
        + Tách sóng âm tần và khuếch đại âm tần (ra loa).
        Hình1 dưới đây là sơ đồ hoàn chỉnh của máy thu đó.
        - T1, T3, T4 : C828, T2 : A564. IC là LM386 rất thông dụng, các diod tách sóng là 1N930, còn gọi là diod "muỗi".
        - Cuộn dây L1 quấn trên lõi "than" ferrite radio (tiết diện 1 Cm2) có lót giấy để chỉnh được cuộn dây theo chiều dài cây "than"; số vòng dây = 5 ; cỡ dây = 0,8 mm, vòng cách vòng = 2 mm (không quấn sát).
        - Cuộn dây L3 quấn trên lõi ( lõi ferrite cao tần có chỉnh) loại 2mm, quấn 15 vòng dây cỡ 0,2 mm, lấy điểm giữa.
        - L2 và L4 là các cuộn RFC, trị số L1 = 10 nH, L2 = 47 nH.
        - Creamic Filter lấy từ radio cũ hoặc mua chợ giời đều có, 455 KHz hay 555 KHz đều được.
        - Tụ chỉnh tần số thu là tụ xoay Radio. Nếu không có trị số đúng (ví dụ : 2 x 470 chẳng hạn) thì nối tiếp một tụ 580 pF là được.
        - Cân chỉnh :
        * Để vị trí tụ xoay ở khoảng giữa – áng chừng 27 MHz. Đây là vùng có nhiều sóng nghiệp dư nhất.
        * Đo điện áp BE của T2, nếu thấy có điện áp nghich thì dao động nội đã chạy, ta chỉnh lõi cuộn dao động cho đến khi loa nghe xì xào. Thưiờng thì dao động Colpits rất dễ chạy.
        * Chỉnh cuộn dây L1 trên cây ferrite đến khi tiếng xì xào lớn nhất. Cố định cuộn dây.
        * Chỉnh từ từ tụ xoay để tìm sóng, Khi có một đài phát nào lọt vào thì chỉnh lại L1 và L3 đến khi nghe rõ nhất.

        Thế là hoàn thành "công trình thế kỷ" được rồi đó.

        Anh Manh Hung ở Cam Ranh, bạn Hoang ở Hải Phòng, Minh Duc ở TP HCM, anh minhtinh và anh Zz Bi zZ cùng một số các anh em có chung nội dung,.. . …
        Manh Hung : Lan Hương có thể cho sơ đồ mạch và hướng dẫn anh ráp được mạch phát sóng FM trong dải tần thông dụng mà không trôi tần số, ít hao nguồn, ít cuộn dây (ngán cái này nhất) và tín hiệu thật là tốt không ? Đầu vào của anh cần nhận tín hiệu từ AVR, từ PIC, cự ly khoảng 100 mét.
        Cám ơn cô gái cao tần. Sẽ có dịp đền ơn …

        Lan Hương trả lời :
        Anh nên dùng mạch phát dưới đây (hình 2). Đây là mạch dùng IC số CD4069 (6 HEX inverter), ceramic filter là của trung tần FM dùng như một SAW filter, phát bội tần khoảng 96,3 MHz. Phần output chỉ có 2 bẫy cộng hưởng BPF, do đó rất dễ ráp, công suất phát và độ ồn "trắng" được cải thiện đáng kể.
        Trong mạch, hai cuộn dây lõi không khí đường kính 4mm, quấn 7 vòng bằng dây đồng cỡ d = 0.6 mm.
        Theo nhận xét của Lan Hương, đây là mạch công suất nhỏ, ráp gọn, dòng trung bình chỉ có 80 mA, có hiệu quả cao nhất mà Lan Hương từng dùng.
        Chú ý là có thể tuỳ nghi thay đổi điện trở đầu vào cho phù hợp vối tín hiệu từ PIC, AVR hay PLC … của anh.
        Chúc các anh và các bạn thành công. Cám ơn anh Manh Hung đã tặng em cái tên "cô gái cao tần" hay quá.

        Lan Hương.
        Attached Files
        Last edited by lanhuong; 27-12-2007, 02:19.

        Comment


        • #5
          ... khó hay dễ là do mình, hihi ....

          .
          Thư của anh TheAnh, anh baclieuprince, chị dothutrang02081, chú gia_langtu_2004, anh phanminhtrung, và các anh, chị, em cùng nội dung :
          dothutrang : em gái giỏi thật, làm chị tự hào lây, cả nhà chị ai cũng yêu em đó.
          Mạch máy thu 23 - 33 MHz của em chuyên nghiệp quá, chị ráp không nổi. Em làm ơn thiết kế một mạch đơn giản hơn mà "nghe được" cho chị ráp theo. Dĩ nhiên là phải chấp nhận nó dở hơn phải không em ?
          Luôn tiện, em có thể thiết kế mạch phát Radio Amateur chừng 5W hay 10W gì đó, phải có chất lượng tốt và phải rẻ cơ (hihi). Em chỉ dẫn cách ráp, cách cân chỉnh và chế tạo ăng-ten luôn (nghe nói cái này khó lắm phải không em ?).


          Lan Hương trả lời :

          - Xin thành thật cám ơn tình cảm của chị dothutrang và gia đình chị dành cho em. Đã có mail riêng cho chị.

          - Về mạch máy thu "đơn giản hơn mà nghe được", xin chị, các chú, và anh, em, ráp theo mạch dưới đây.
          Đây là mạch máy thu AM tần số 23 - 33 MHz khuếch đại thẳng dùng Op-Amp MOS thông dụng là IC 082 (có 2 Op-Amp).
          Trong mạch, cộng hưởng dải tần 23 - 33 MHz được xác lập bởi cuộn dây và tụ xoay như đã post ở bài trên, tách sóng trực tiếp bằng định thiên khuếch đại lớp B với diod "muỗi" ở negative feedback của 1/2 082. Tầng sau là 1/2 082 khuếch đại âm tần --> C828 CC (cực C chung) phối hợp tổng trở xuất cho phù hợp với headphone, có anti fading và giảm nhiễu cũng bằng hồi tiếp NF.
          Mạch dễ ráp, ráp là chạy mà không cần điều chỉnh gì thêm. Nói chung chất lượng không thể bằng máy thu siêu ngoại sai, còn lẫn sóng của các đài ở gần tần số thu. Tuy nhiên cũng "chấp nhận được", hihi.

          - Về mạch máy phát, em nghĩ là nên ráp dần từ thấp lên cao, bắt đầu bằng công suất 1W - 2W đã. Vả lại, cần ráp máy thu "nghe tốt" đã, vì nó sẽ chính là điều kiện onair, hihi. Sẽ rất chán khi nghe người ta nói mà không nói lại được, hội thoại thì cần song phương phải không các anh chị ?
          Lan Hương sẽ post thiết kế máy phát 1,5W AM trong dải 27 MHz và lân cận trong bài tới. Máy phát chỉ 1,5W nhưng chớ xem thường, vì khi cân chỉnh đúng, antenna sóng chạy tốt thì cự ly thông thoại có thể lên đến gần 300 Km, dư sức nói chuyện từ Hà Nội tới ... Nghệ An.

          Mong các anh, chị, em được hài lòng với những chỉ dẫn của em, chúc các anh, chị, em một năm mới 2008 an bình, hạnh phúc, thành đạt trong một Tổ Quốc Việt Nam cất cánh, hùng cường và toàn vẹn lãnh thổ ...

          Lan Hương.
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Trong mạch thu có hình như lh thiếu giá trị của tụ hồi tiếp duy trì dao động của T2 (tụ mắc ở cực C và E đó ) không biết tụ đó có giá trị bao nhiêu thế ? Giá trị của các cuộn cảm L2, L4 có phải là nanohenri kô nhưng theo mình thì nó phải là micro henri, còn nếu đó là nanohenri thì giá trị đó thì nó tạo ra cảm kháng quá nhỏ đối với tần số 27MHZ. Mình nói có gì sai mong được lanhuong chỉ giáo thêm giùm nhé !
            Email:

            Comment


            • #7
              Tụ hồi tiếp dao động từ C về E của T2 là 150 pF, các giá trị cuộn cảm là micro Henry.
              Cám ơn phát hiện của anh Duyhiep

              Lan Hương.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết



                - T2 nhân đôi tần số ở chân C của T1, trên tải C của T2 sẽ có tần số fO = 2 fk , tức là 88 - 110 MHz, lọt vào dải tần FM thông dụng.
                LH có thể giải thích nhân tần ntn vậy?
                Đăng ký Dropbox có ngay 2GB lưu trữ online miễn phí:

                Comment


                • #9
                  Mạch trên không thể thay con 2N3866 (Trong hình minh họa vỏ TO-39 có cánh tỏa nhiệt) bằng 2sc535 hay 2sc717 được.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    .
                    *** Lan Hương xin rất cám ơn anh nhathung1101 đã gởi cho em món quà rất ý nghĩa.

                    3/. Thư anh Sáng :
                    chao lan huong minh ten Sang o phu yen minh dang tim cach khuyech dai cho cay guitare thung nhung ko biet lam sao vo tinh vao foroom biet ban rat gioi ve dien tu ban co the cho minh biet co the dung mach thu phat fm de phat am thanh cay guitare qua ampli dc ko hay phai dung cach nao de am thanh dc hay va trung thuc minh cung biet so ve dien tu ban giup minh nhe cam on nhieu
                    Lan Hương trả lời :
                    Anh dùng mạch trong hình dưới đây, độ tin cậy cao mà dễ ráp do không có cuộn dây.

                    Mạch phát dùng IC số CD4069 (6 HEX inverter), Lan Hương đã ráp chạy thấy rất ngọt ngào, không dạt tần số.
                    Trong sơ đồ này thì con varicap (diod biến dung) lấy trong tuner TV nội địa cũ là ổn. Thạch anh là ceramic lọc trung tần FM, giá 2500 đ, dùng thạch anh từ 10 MHz đến 12 MHz đều tốt.

                    Tần số phát trong sơ đồ với thạch anh 10,7 MHz là bội tần 96,3 MHz, trong dải tần FM thông dụng. Anh chỉ cần thu sóng bằng radio - casette băng FM rồi cho đường loa của máy thu vào ngõ Aux - in của Ampli là tốt.

                    4/. Thư em Thanh_Nguyen :
                    Chào chị Lan Hương !
                    Em thấy chị là cao thủ trong box cao tần. Hôm nay em viết cho chị để xin chị một sơ đồ mạch phát dải sóng trung dân dụng (AM 530-160 KHz) có 1 số radio thì em thấy thang tần số lên tới 170 KHz. Vì vậy em ko biết chị có sơ đồ mạch micro ko dây mà phát trên băng sóng trung như em đã nói ở trên ko nhỉ ? Nếu chị có chị có thể chia sẻ với em dc ko ? Em chỉ cần tầm phủ sóng chừng 100m đổ lại hay chỉ vài chục mét là cũng dc rồi. Trước khi hỏi chị thì em đã tìm nhiều sơ đồ mạch trên mạng nhưng đều thất bại vì phần dao động chủ sóng ko dao động vì vậy em rất cần mạch thực tiễn mạch mà chính tay chị lắp và đã chạy và nếu chị có thể chia sẻ dc những sơ đồ mạch mà chính tay chị lắp ráp và đã chạy thì em xin cám ơn chị vô cùng !
                    Em cám ơn chị và rất mong nhận dc hồi am của chị.

                    Lan Hương trả lời :
                    Khen là cao thủ e là quá đấy, LH ... khoái như thế lắm nhưng chắc là phải còn phấn đấu học hỏi nhiều.
                    Về micro không dây dùng sóng trung / AM thì có khó hơn micro dùng sóng ngắn / FM nhiều, nhưng nó được cái là không bị "khè" khi mất sóng, nên các loại micro chuyên nghiệp và giá rất cao vẫn dùng đó Thanh ạ. Tuy nhiên họ phát trên sóng UHF (300 MHz - 900 MHz) , thậm chí SHF (vài GHz), ví dụ như micro Shure (Mỹ) nổi tiếng, phát - thu 866 MHz, giá ... hơn 40 triệu đồng / bộ thu phát.

                    LH xin chỉnh lại một tí, 1600 chứ không phải 160.
                    Nói vậy thôi, nhưng mình ráp chơi thì cũng không có vấn đề gì. Chỉ cần vài thứ quan trọng như sau :
                    1/. Cuộn dây L là cuộn dây dao động sóng trung. Cái này lấy từ radio cũ, có lõi từ màu đỏ sậm, thường được gắn gần tụ xoay của radio sóng trung. Phần cuộn dây 3 chân dùng 2 chân bìa (bỏ chân giữa).
                    2/. Cuộn dây Lo chính là cuộn dây quấn trên lõi than của Radio AM sóng trung. Dùng cuộn dây này thì không cần antenna nữa, vì nó thu ngắn ăn ten lại bằng ... không.
                    3/. T1 là A564 hay A1015, T2 là C828.
                    4/. Cân chỉnh :
                    - Chỗ có chữ "see test" là điểm đo để cân chỉnh cộng hường. Đặt VOM vào vị trí đo 0,5 V và nối tắt C-E của T1, khi nào điện áp nhỏ nhất là cộng hưởng đã xác lập. Lúc đó gỡ nối tắt ra.
                    - Chỉnh VR1 đến khi chân E / T1 đạt 2,2 đến 3,2 V là vừa.

                    LH trả lời lên forum thì tiện hơn, nhằm giúp các bạn khác cũng cùng biết, Thanh đồng ý chứ ?

                    Lan Hương
                    Chào chị Lan Hương ! Hmm... mạch phát băng sóng trung dân dụng (530-1600 Khz) của chị trông có vẻ cũng hấp dẫn đây. Hôm nay em xin hỏi chị vài câu hỏi như sau : Thứ nhất là ko biết chị đã chính tay ráp mạch này chạy trên thực tế rồi chưa nhỉ ? Cái thứ hai là nếu ko có thạch anh 1 Mhz thì có thể thay bằng linh kiện nào khác dc ko ? Cái thứ 3 là đây là mạch phát sử dụng với anten 1/4 bước sóng ! và cuộn L0 là cuộn bù. Nếu ko có cuộn bù này với băng tần sóng trung dân dụng (530-1600KHZ) tức là 0.53-1.6 Mhz thì anten 1/4 bước sóng dài từ 18-19m. Cuộn bù này nhằm cho anten dc rút ngắn lại phải ko ? Bây giờ nếu phát sóng mà ko theo qui luật là anten thông thường xấp xỉ với 1/4,1/2,3/2,3/4 bước sóng nữa mà làm ko đúng thì sẽ bị gì ko ?
                    Cám ơn

                    Comment


                    • #11
                      Anh chị cho em hỏi cách thức dùng VDK để mã hóa tín hiệu trong mạch RF như thế nào ạ ?

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi lcc Xem bài viết
                        Anh chị cho em hỏi cách thức dùng VDK để mã hóa tín hiệu trong mạch RF như thế nào ạ ?
                        nó đơn giản thôi , mã hóa/ giải mã có thể do bạn tự nghĩ ra .

                        chẳng hạn bạn quy định chữ a = 10110010 thì khi thu nhận được 10110010 thì bạn hiển thị lên màn hình là chữ a .

                        --- Bạn có thể định nghĩa mà .
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #13
                          Trả lời ngắn cho các anh ...

                          .
                          1/. anh dinhchithanh
                          LH có thể giải thích nhân tần ntn vậy?
                          Nhân tần, thực chất là khuếch đại biệt tần (Spec Freq Amp).
                          Về tính chất cụ thể thì sau khi có tần số dao động Fo = 47 MHz tại L1 ---> sẽ có một loạt các hài của Fo tại L2 ---> T2. T2 "khuếch đại chọn" bội tần 94 MHz trên tải cộng hưởng L3-VC1-VC2.


                          2/. anh httung.
                          Mạch trên không thể thay con 2N3866 (Trong hình minh họa vỏ TO-39 có cánh tỏa nhiệt) bằng 2sc535 hay 2sc717 được. -httung-
                          Không những thay được, mà còn nên thay cho phù hợp với điều kiện thực tế : nhu cầu của micro không dây chỉ ... 50mW là quá lắm, dùng con 2N3866 có công suất danh định những 1W cho micro không dây rõ là không hợp lý. Làm sao để mạch có tác dụng đúng nhu cầu là được chứ không phải "nhắm mắt, chỉ thấy một chân trời tím ngắt ...". Hihi.
                          Mạch Lan Hương đang ráp thử chạy bằng 2SC717 ... ngon lành. Đơn giản là vì C717 có công suất danh định 200 mW, và phát 50 mW (!)


                          Trích thư anh LeHoangDung (TP HCM) và anh NguyenTanh (Hà Tây):
                          NguyenTanh : Anh theo mạch của Huy và thế 2N3866 bằng 2SC535 như Lan Hương chỉ, mạch phát tốt trong tầm 70 mét, xa hơn thì bị "khò khè" ... Dùng hát Karaoke rất tốt. Cám ơn Lan Hương

                          Chú ý nè anh :
                          Đây là mạch micro không dây của hãng GRŨNDIG những năm 80 của thê kỷ XX, cự ly sử dụng tối đa 100 - 120 mét ở chỗ rộng, không bị chắn. Hiện nay mạch này không được dùng nữa do hay bị dạt (trôi) tần số, "ăn" dòng ... -Lan Hương-
                          3/. Anh joey
                          Thứ nhất là ko biết chị đã chính tay ráp mạch này chạy trên thực tế rồi chưa nhỉ ? Cái thứ hai là nếu ko có thạch anh 1 Mhz thì có thể thay bằng linh kiện nào khác dc ko ? Cái thứ 3 là đây là mạch phát sử dụng với anten 1/4 bước sóng ! và cuộn L0 là cuộn bù. Nếu ko có cuộn bù này với băng tần sóng trung dân dụng (530-1600KHZ) tức là 0.53-1.6 Mhz thì anten 1/4 bước sóng dài từ 18-19m. Cuộn bù này nhằm cho anten dc rút ngắn lại phải ko ? Bây giờ nếu phát sóng mà ko theo qui luật là anten thông thường xấp xỉ với 1/4, 1/2, 3/2, 3/4 bước sóng nữa mà làm ko đúng thì sẽ bị gì ko ?
                          - ... đã chính tay ráp mạch này chạy trên thực tế rồi chưa nhỉ ?
                          Lan Hương đã chính tay ráp mạch này chạy trên thực tế rồi, nói chung là chất lượng âm thanh khá, tuy nhiên Pin yếu thì hay bị trôi tần số nhẹ.
                          - ko có thạch anh 1 Mhz thì có thể thay bằng linh kiện nào khác dc ko ?
                          Thạch anh 1 MHz nhiều ... vô kể ở Nhật Tảo (TP HCM) và phố Huế (HN). Nhưng nếu ở xa, không có thì anh có thể dùng bất cứ thạch anh nào trong dải 0,53 - 1,6 MHz. Lúc đó phải đổi tụ cộng hưởng khác cho phù hợp và chỉnh lại cuộn dây theo phương pháp trên.
                          - Cuộn bù này nhằm cho anten dc rút ngắn lại phải ko ?
                          Dĩ nhiên mà anh Joey.
                          - Bây giờ nếu phát sóng mà ko theo qui luật là anten thông thường xấp xỉ với 1/4, 1/2, 3/2, 3/4 bước sóng nữa mà làm ko đúng thì sẽ bị gì ko ?
                          Tất nhiên là bị giảm bức xạ RF ---> giảm cự ly thông thoại.

                          Lan Hương

                          Comment


                          • #14
                            Sơ đồ máy phát trên mình đọc thấy ở chổ này: http://www.elecfree.com/electronic/l...m-transmitter/



                            Thấy họ nói là tầng dao động có công suất RF là 50mW, tầng khuếch đại sau T2 tăng hơn 4-5 lần ( Với con 2N3866 min gain 10dB, hiệu suất 45% Công suất cao tần =1W) thì công suất RF ngõ ra từ 200-250mW => công suất tỏa nhiệt >500mW theo vậy thì con 2SC535 hay 2SC717 sẽ không chịu nổi (Thường thường mấy con này hiệu suất khuếch đại công suất RF xem xem 40-45%), nếu dùng hai con này và giử lại các trị số điện trở phân cực thì nên mắc //4 con với nhau (Nghe lạ quá phải không? Thử liền đi, xài con 2SC3355 cho nó chiến). Còn nếu uốn thay cho phù hợp bằng con 2SC535 hay 2SC717 thì phải tính lại trị số các điện trở phân cực và hạn chế công suất kích vào (Ghép lơi).
                            Theo sơ đồ trên với các trị số điện trở phân cực T2, tính được:

                            Theo các giá trị trên thì con 2SC535 không đáp ứng được ở điều kiện DC.
                            Với số vòng dây L1 trên, độ tự cãm ~145-155nH, con Diod Var. BB109 trị số tụ thay đổi từ 5-50pf tùy theo áp phân cực ngược, nối tiếp với 100p, tính ra mạch dao động T1 làm việc trong khoảng tần số 72-190mHz.
                            Theo bài viết với công suất 200-250mW, phối hợp trở kháng tốt cộng với anten Yagi nhiều chấn tử...Tầm hoạt động của nó tới 2km với máy thu thông thường có anten ngoài. T2 phải có tấm giải nhiệt (heat sink), không được mở nguồn khi nó chưa phối hợp với anten.
                            Last edited by httung; 30-12-2007, 16:50.

                            Comment


                            • #15
                              .
                              Cám ơn anh httung đã tìm ra cái link đó.

                              Nhu cầu của anh em ở đây là ráp micro không dây chứ không phải là máy phát, cho nên phải thay công suất nhỏ hơn cho phù hợp, vì vậy không thể tính đến 250 mW hay 500 mW.

                              Việc thay bằng C717 như Lan Hương hay C535 như anh Lehoangdung và NguyenTanh vào mạch này (với Vcc = 6V), không thấy có gì khác biệt :

                              Anh theo mạch của Huy và thế 2N3866 bằng 2SC535 như Lan Hương chỉ, mạch phát tốt trong tầm 70 mét, xa hơn thì bị "khò khè" ... Dùng hát Karaoke rất tốt. Cám ơn Lan Hương. -NguyenTanh-
                              Lan Hương theo đúng nhu cầu công suất nhỏ của anh em ở đây mà làm thôi. Chứ nếu ráp máy phát 500mW thì Lan Hương đã đề nghị ráp mạch khác hay và gọn, dễ cân chỉnh hơn nhiều.

                              Anh nên ráp thực tế như LH đi, đo tần số dao động và tần số RFout rồi thấy kết quả ngay ý mà. Lý thuyết khắp nơi nhiều vô số, đọc là đủ xỉu rồi, Anh em (và cả Lan Hương nữa) cần thực tế, cần làm ra đồ "xài được, bán được" hơn là lý thuyết ... suông.

                              Anh nên tham khảo lại bảng "thực tế" này khi dùng POT là C717, class C, Vcc = 6V :

                              Vc = 5,58 V
                              Ve = 0,31 V
                              Vb = 1V
                              Ic = 5,611 mA
                              Ib = 0,035 mA
                              Lan Hương.
                              Last edited by lanhuong; 30-12-2007, 20:08.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X