Thông báo

Collapse
No announcement yet.

năng lượng gió

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Nguyên văn bởi xaydung02
    Không biết có bạn nào nghĩ đến việc khuếch đại năng lượng như cách dùng đòn bẩy cơ học không nhỉ . Có thể dùng để tăng công suất phát điện mà chỉ dùng ít lượng công do quạt gió tạo ra.
    Bạn định vi phạm định luật bảo toàn năng lượng hả?

    Comment


    • #77
      Nguyên văn bởi xaydung02 Xem bài viết
      2> Bể nước trữ năng cần tối thiểu 20 m3 ở độ cao 10m , chỉ khả thi khi áp dụng bể chứa nước sinh hoạt kết hợp với máy phát điện vì chi phí đầu tư khá lớn .
      NẾu dùng bể Bê tông cốt thép khoảng 15-20 triệu cho phần bể
      Nếu dùng bồn nhựa 13 bể nhựa 1.5m3 (13*1.5m3 =19.5m3 ) 1 bồn 2.3 tr x13= 29.9 tr
      Chân bể có thể bằng thép hoặc bê tông cốt thép ước khoảng 10-15 triệu. Nếu đắp đất và đặt trên nền đất thì tốn nhiều đất và không ổn định.
      Nếu nhà 1 trệt 2 lầu thì nóc nhà đã có sẵn độ cao khoảng 10m rồi, làm luôn hồ nước trên nóc cho mát nhà, không cần làm chân. Với diện tích nhà 60 mét vuông, chỉ cần sâu 1,6m là được 100 mét khối đủ phát 5KW cho 2 giờ không có gió. Nhưng nhà nhỏ cỡ 60 mét vuông thì đâu cần dùng tới 5KW, vậy thì có thể phát điện lâu hơn nữa.

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi lhboi Xem bài viết
        Nếu nhà 1 trệt 2 lầu thì nóc nhà đã có sẵn độ cao khoảng 10m rồi, làm luôn hồ nước trên nóc cho mát nhà, không cần làm chân. Với diện tích nhà 60 mét vuông, chỉ cần sâu 1,6m là được 100 mét khối đủ phát 5KW cho 2 giờ không có gió. Nhưng nhà nhỏ cỡ 60 mét vuông thì đâu cần dùng tới 5KW, vậy thì có thể phát điện lâu hơn nữa.
        Có thể làm được điều đó nhưng khoản đầu tư ban đầu cho bể chứa là lớn (hoặc phải nói là rất lớn) hôm trước mình tính thử bể 20m3 là khoảng 15-20 triệu , 100 m3 chắc phải nhiều hơn có thể 60-70 triệu.
        từ 100 m3 trở lên là khá nhiều cho bể nước mái chỉ áp dụng cho nhà cao tầng và chung cư
        Hơn nữa không thể tận dụng nhà sẵn có để xây bể nước mà phải tính từ ngay lúc đầu để có hệ thống cột dầm đủ tải để không bị ảnh hưởng đến kết cấu, và phải tăng sức chịu tải của móng để tránh bị lún , phá hủy.
        Còn nếu các bạn làm theo lối thử nghiệm thì có thể nói không biết 100 T nước nó sụp lên tầng thượng lúc nào.
        Dr Kim đã giải bài toán đó bằng cách tận dụng địa hình thiên nhiên rất hay , nhưng vẫn còn sự bất tiện là phải phụ thuộc vào điều kiện địa hình tự nhiên.

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
          Anh đừng nghĩ nó ... củ chuối anh ạ.

          Xin tiết lộ một chương trình sàn xuất động cơ chạy gió trên cơ sở khuôn quạt trần tương tự như Lan Hương miêu tả ở bài trên đang được CTy PN triển khai bước đầu ở TP HCM đó. Toàn bộ hệ gọn nhẹ và hiệu suất khá cao.

          Và trông nó Pro hơn hẳn đồ Tây.

          Lan Hương.
          Làm sao lại làm như thế được? Râu ông nọ cắm cằm bà kia ah? Chong chong gió, và quạt trần là hai vấn đề tưởng như giống nhau nhưng chúng hoàn toán khác nhau về mặt khí động học và hoạt động? Mong mọi người xem xét lại? Làm cái gì cũng nên khoa học tí

          Tôi cũng đang nghiên cứu bài toán năng lượng gió này. Đây là bài toán khá hay và phức tạp. Tôi thấy mọi người liên man vào các vấn đề trữ năng và các bể nước. Theo tôi được nghiên cứu thì chúng ta có thể làm tổ hợp bài toán năng lương này (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lưong diezel và acquy) Như thế thì cụm chi tiết gọn hơn và hỗ trợ cho nhau. Tôi cũng rất muốn được trao đổi với mọi người về lĩnh vực này.
          Thân ái!
          Last edited by nsp; 30-03-2009, 19:15.

          Comment


          • #80
            khoa học ...

            Nguyên văn bởi vietnb Xem bài viết
            Làm sao lại làm như thế được? Râu ông nọ cắm cằm bà kia ah? Chong chong gió, và quạt trần là hai vấn đề tưởng như giống nhau nhưng chúng hoàn toán khác nhau về mặt khí động học và hoạt động? Mong mọi người xem xét lại? Làm cái gì cũng nên khoa học
            Sao không ? Người ta có dại dột như bạn đâu mà "bê" nguyên cái quạt trần :

            ... sàn xuất động cơ chạy gió trên cơ sở khuôn quạt trần ...
            Bộ khuôn cho vật có kích thước 180 cm đường kính với rất nhiều chi tiết phức tạp không phải là rẻ. Việc kế thừa một bộ khuôn và điều chỉnh cho nó phù hợp với mục tiêu khí động học mới sẽ làm giảm đến 75% chi phí vật chất và thời gian tạo khuôn.

            Đó mới là khoa học.

            Còn "cái khoa học" của bạn nó nằm ở đâu trong người của bạn vậy ?

            Lan Hương.

            Comment


            • #81
              Tôi cũng không hiểu bạn đang nói cái gì? Có thể mình chưa hiểu bạn nhiều, mình đã đọc các bài của bạn. Mình cũng đang tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề năng lượng gió. Có nhiều cái vấn đề bạn viết mình thấy không đúng lắm. Có thể trường phái của bạn và mình hơi khác nhau?
              Vấn đề năng lượng đang là vấn đề khá bức xúc của toàn xã hội và thế giới. Đặc biệt là năng lượng gió. Để nghiên cứu một vấn đề này cần có hệ thống rõ ràng, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
              Thứ nhất phải cần khảo sát vùng đặt turbine gió? Cái này phải phụ thuộc vào bản đồ năng lượng, mà hiệu tại Việt Nam chưa xây dựng được. Xây dựng bản đồ năng lượng gió là bước quan trọng, có tính chất thành công của dự án khi lắp đặt các Turbine gió.
              Thứ hai, sau khi khảo sát bản đồ năng lượng trên, dựa vào năng gió từng vùng, theo mùa, theo độ cao.... ta mới quyết định lắp đặt các công suất của Turbine loại nào? Thông thường người ta mua sẵn về lắp, nhưng cũng gặp một số khó khăn và đã thất bại như một số dự án Cát Bà- Hải phòng, dự án tại Quảng Ninh .... Nguyên nhân thất bại chỉ cho rằng, chúng ta chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là chỗ đó có nhiều gió lắm nhưng khi lắp đặt vào thì Turbine gió không quay hoặc bị gãy. Cũng có nguyên nhân là do Turbine gió không phù hợp với điều kiện Việt Nam (độ nhớt không khí, độ cao, gia tốc trong trường....) Do vậy chung ta cần phải hoán cải các Turbine gió phù hợp đó với điều kiện Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta làm đơn thuần (thiết kế - chế tạo - thử thực tế) thì tốn kém về kinh tế cũng như thời gian.... Do dó có giải pháp là dùng phần mềm mô phỏng trước khi chế tạo thật ( vì dụ như Tập đoàn Fuhrlaender (CHLB Ðức) dùng phần mềm Ansys tính toán mô phỏng trước khi chế tạo) Bạn đã nghe phần mô phỏng Ansys chưa vậy?
              Thứ ba: Sau khi tính toán mô phỏng rồi người ta mới chế tạo và lắp đặt.
              Nói chung mình khằng định lại đây là vấn đề khá phức tạp và khó. Còn nếu như chỉ làm chơi thôi thì mình không bàn về việc đó.
              Mình rất hy vọng được trao đổi thông tin với bạn và mọi người yêu năng lượng gió.

              Comment


              • #82
                Mình hiện thời đang làm việc trên lĩnh vực này nên có vài kinh nghiệm chia sẽ cùng các bạn:

                +Năng lượng gió sản sinh ra từ wind turbine sau khi qua bộ converter AC->DC thì sẽ qui về bài toán giống như pin năng lượng mặt trời: làm thế nào để lưu trữ và biến đổi năng lượng này sang AC một cách thuận tiện và hợp lý nhất cho người sử dụng.

                +Inverter (DC->AC) cho solar hay wind turbine đều có thể chia làm 2 dạng:

                1) On-grid (grid-tied) inverter: inverter loại này sẽ biến đổi dòng điện từ DC->AC, sau đó truyền trực tiếp năng lượng này vào mạng lưới điện quốc gia. Loại này rất phổ biến trên thế giới, thích hợp cho hệ thống công suất nhỏ và lớn vì không phải quan tâm đến vấn đề lưu trữ năng lượng. Các vấn đề về kỹ thuật điều khiển liên quan đến loại inverter này là current control, MPPT, Islanding.
                2) Off-grid inverter: loại inverter này thông thường là sự kết hợp giửa battery charger + inverter. Năng lượng từ solar hay wind sẽ được nạp vào battery, hệ thống charger sẽ điều khiển điện áp của nguồn vào sao cho năng lượng sản sinh ra là cao nhất ( Maximum Power Point). Sau đó inverter sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi từ DC->AC cho người sử dụng.

                Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty sản xuất các loại inverter này như Kacosolar, SMA, Fronius, Outback power... với công suất từ vào trăm Wh đến vài MWh. Vấn đề ở đây là giá thành khi sử dụng nguồn năng lượng từ solar hay wind còn rất cao, nhà nước bắt buộc phải có chính sách hỗ trợ giá thì mới hi vọng ngành này phát triển ở Việt Nam được.

                Còn về chế tạo wind turbine hay inverter ở Việt Nam theo mình thì hoàn toàn có thể làm được, vấn đề là hướng phát triển phải chọn cho đúng, thích hợp. Về kỹ thuật thì ta có thể hoàn toàn tham khảo trên mạng và sản phẩm của các cty trện thế giới sao đó tìm cách nào để sản xuất với giá thành hạ và hợp với điều kiện Việt Nam.

                Hy vọng được trao đổi thêm với các bạn yêu thích các nguồn năng lượng xanh này.

                Thân

                Comment


                • #83
                  Những ai ham thử nghiệm tại gia thì xem người ta chế cái Alternator ở đây
                  này:
                  http://www.otherpower.com/pmg2.html
                  Cái này gắn với cánh quạt trần, mang ra gió có thể cho ra điện, hay gắn với mấy cái muôi rồi cho xuống chỗ nước chảy cũng được.
                  Ai thử làm, cho lại tôi ghi chép nhận xét nhé.

                  Nguyên văn bởi vietnb Xem bài viết
                  Tôi cũng không hiểu bạn đang nói cái gì? Có thể mình chưa hiểu bạn nhiều, mình đã đọc các bài của bạn. Mình cũng đang tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề năng lượng gió. Có nhiều cái vấn đề bạn viết mình thấy không đúng lắm. Có thể trường phái của bạn và mình hơi khác nhau?
                  Vấn đề năng lượng đang là vấn đề khá bức xúc của toàn xã hội và thế giới. Đặc biệt là năng lượng gió. Để nghiên cứu một vấn đề này cần có hệ thống rõ ràng, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
                  Thứ nhất phải cần khảo sát vùng đặt turbine gió? Cái này phải phụ thuộc vào bản đồ năng lượng, mà hiệu tại Việt Nam chưa xây dựng được. Xây dựng bản đồ năng lượng gió là bước quan trọng, có tính chất thành công của dự án khi lắp đặt các Turbine gió.
                  Thứ hai, sau khi khảo sát bản đồ năng lượng trên, dựa vào năng gió từng vùng, theo mùa, theo độ cao.... ta mới quyết định lắp đặt các công suất của Turbine loại nào? Thông thường người ta mua sẵn về lắp, nhưng cũng gặp một số khó khăn và đã thất bại như một số dự án Cát Bà- Hải phòng, dự án tại Quảng Ninh .... Nguyên nhân thất bại chỉ cho rằng, chúng ta chỉ dựa vào yếu tố chủ quan là chỗ đó có nhiều gió lắm nhưng khi lắp đặt vào thì Turbine gió không quay hoặc bị gãy. Cũng có nguyên nhân là do Turbine gió không phù hợp với điều kiện Việt Nam (độ nhớt không khí, độ cao, gia tốc trong trường....) Do vậy chung ta cần phải hoán cải các Turbine gió phù hợp đó với điều kiện Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta làm đơn thuần (thiết kế - chế tạo - thử thực tế) thì tốn kém về kinh tế cũng như thời gian.... Do dó có giải pháp là dùng phần mềm mô phỏng trước khi chế tạo thật ( vì dụ như Tập đoàn Fuhrlaender (CHLB Ðức) dùng phần mềm Ansys tính toán mô phỏng trước khi chế tạo) Bạn đã nghe phần mô phỏng Ansys chưa vậy?
                  Thứ ba: Sau khi tính toán mô phỏng rồi người ta mới chế tạo và lắp đặt.
                  Nói chung mình khằng định lại đây là vấn đề khá phức tạp và khó. Còn nếu như chỉ làm chơi thôi thì mình không bàn về việc đó.
                  Mình rất hy vọng được trao đổi thông tin với bạn và mọi người yêu năng lượng gió.
                  Bạn đã bị thất bại chưa? Tôi cũng đã bị nhiều vố đau từ cái thứ năng lượng trời cho này đấy - nhưng vẫn ham. Tôi có ý này, nếu bạn thích thì cùng làm nhé:
                  Đề xuất với Ban quản lý dự án điện gió Bạch long vỹ để ta nghiên cứu tìm phương án sửa chữa trạm điện này. Qua đó rút kinh nghiệm để ... làm tiếp.
                  Cách này ta không phải chi học phí nhiều lắm, có khi còn được tiền tiêu và danh tiếng nữa

                  Vinaphone đang mời thầu hệ thống điện chạy bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời dùng cho các trạm BTS trên các đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Có bạn nào quan tâm không?
                  Last edited by nsp; 30-03-2009, 19:16.

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi vietnb Xem bài viết
                    Tôi cũng không hiểu bạn đang nói cái gì?
                    Biết chút nào đâu mà đòi hiểu.

                    Cô Lan Hương đã tiết lộ là sử dụng bộ khuôn quạt trần Mỹ Phong, chỉnh lý lại khuôn đó để thực hiện máy phát điện chạy gió chứ không phải "bê nguyên xi" cái quạt trần đưa lên cao trình.

                    Theo được biết thì bộ khuôn này làm hết 450 triệu, mua lại bộ khuôn cũ chỉ 30 triệu, chỉnh lý lại hết 20 triệu, kinh tế quá đi chứ.

                    Dễ hiểu quá mà, không hiểu nổi nữa thì chờ hàng của Lan Hương sản xuất ra rồi mua về dùng, cần gì hiểu cho mất công.

                    Nguyên văn bởi online Xem bài viết
                    Mình hiện thời đang làm việc trên lĩnh vực này nên có vài kinh nghiệm chia sẽ cùng các bạn:

                    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty sản xuất các loại inverter này như Kacosolar, SMA, Fronius, Outback power... với công suất từ vài trăm Wh đến vài MWh.
                    Thân
                    Ở đâu ra đơn vị công suất lạ thế nhẩy.

                    Nguyên văn bởi lehathanh106
                    Vinaphone đang mời thầu hệ thống điện chạy bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời dùng cho các trạm BTS trên các đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Có bạn nào quan tâm không?
                    Chưa làm được cái nhà lá mà muốn nhảy xổ lên làm nhà cao tầng chắc.

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi lehathanh106
                      Vinaphone đang mời thầu hệ thống điện chạy bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời dùng cho các trạm BTS trên các đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Có bạn nào quan tâm không?
                      Bạn cho mình thêm chút thông tin đi. Làm sao để liên lạc với Vinaphone, bộ phận phụ trách việc nhận kế hoạch công trình. Cám ơn.
                      Electronic Engineers do everything with less resistance.

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi hightech Xem bài viết
                        Biết chút nào đâu mà đòi hiểu.

                        .....

                        Chưa làm được cái nhà lá mà muốn nhảy xổ lên làm nhà cao tầng chắc.
                        Không rõ bạn nói đến vấn đề tài chính hay ký thuật XD? Nếu là KTXD thì bạn cũng cần biết rằng các ông thợ đang xây nhà cao tầng bê tông kia cũng không chắc đã dựng được một cái nhà lá tử tế đâu.

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • #87
                          Sơ bộ về yêu cầu của VNP về năng lượng cho mỗi trạm BTS là: 5,4kWp pin mặt trời +5kWp tuabin gió; kèm theo đó là bộ điều khiển nạp điện và Accu.
                          Đảo xa đất liền nhất là đảo Thổ Chu (200km), đảo có tên dữ dằn nhất là đảo Hải tặc; tổng số đợt này là 9 trạm.
                          Theo tôi nhận xét từ hồ sơ mời thầu của VNP thì hệ thống "điện nắng", "điện gió" chả đến mức khó làm như các bạn nghĩ; vì trong HS này không yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm về hệ thống năng lượng này. Chỉ cần bạn biết lắp bóng dèn điện, hay biết lắp Accu xe máy là có thể tham gia dự thầu.
                          Việc này có lẽ không cần đến những người nghĩ nhiều, biết lắm như... Lan Hương chẳng hạn.
                          Last edited by lehathanh106; 26-02-2009, 09:10.

                          Comment


                          • #88
                            Nguyên văn bởi lehathanh106 Xem bài viết
                            Sơ bộ về yêu cầu của VNP về năng lượng cho mỗi trạm BTS là: 5,4kWp pin mặt trời +5kWp tuabin gió; kèm theo đó là bộ điều khiển nạp điện và Accu.
                            Đảo xa đất liền nhất là đảo Thổ Chu (200km), đảo có tên dữ dằn nhất là đảo Hải tặc; tổng số đợt này là 9 trạm.
                            Theo tôi nhận xét từ hồ sơ mời thầu của VNP thì hệ thống "điện nắng", "điện gió" chả đến mức khó làm như các bạn nghĩ; vì trong HS này không yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm về hệ thống năng lượng này. Chỉ cần bạn biết lắp bóng dèn điện, hay biết lắp Accu xe máy là có thể tham gia dự thầu.
                            Việc này có lẽ không cần đến những người nghĩ nhiều, biết lắm như... Lan Hương chẳng hạn.
                            Giá khoảng 25000 dollar / 1 trạm thì có thể làm được.
                            Không cần nghĩ nhiều, biết lắm, chỉ cần biết chỗ mua đồ là được.
                            Electronic Engineers do everything with less resistance.

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi lucas Xem bài viết
                              Giá khoảng 25000 dollar / 1 trạm thì có thể làm được.
                              Không cần nghĩ nhiều, biết lắm, chỉ cần biết chỗ mua đồ là được.
                              Theo tôi biết thì giá của bạn đưa ra thực sự hấp dẫn đấy, bạn có thể tham gia thầu và nhiều khả năng sẽ trúng thầu đấy, vì tôi thấy trước đây (và hiện nay) mọi báo giá tôi có đều lớn hơn.
                              Thường thì:
                              Giá lắp đặt trọn bộ (chìa khóa trao tay) với Pin mặt trời khoảng 9USD/W - Có điện đến cầu dao tải.
                              Cũng tương tự như vậy với Turbine gió khoảng 4USD/W.
                              Trong khi giá của bạn trung bình là: 25000/10400 = 2.4USD/W. Thật tuyệt vời. Bạn hãy liên hệ ngay Vinaphone.
                              Và nếu bạn có Pin mặt trời của Hãng Kyocera, BP, SolarWorld, Shap, Ningbo Solar, Q-Cell và có giá như bạn đã báo hãy bán lại cho tôi 10kW. Tôi nhận hàng rồi tự diễn, bạn dỡ được phần lắp đặt, bảo trì. OK?

                              Comment


                              • #90
                                Quên nói đó là giá vốn mua solar panel thôi. Giá rẻ nhất ở đây:
                                http://www.atensolar.com/14.html
                                Giá wind turbine thì rẻ hơn.

                                Còn vụ lắp đặt và bảo hành thì tôi không biết là điều kiện như thế nào, trong bao lâu v.v...nên không tính vào được
                                Electronic Engineers do everything with less resistance.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoangviettua Tìm hiểu thêm về hoangviettua

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X