Thông báo

Collapse
No announcement yet.

năng lượng gió

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Em "mặn mà" với năng lượng tái sinh

    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
    Nếu LH lấy khí nóng đối lưu từ vị trí cầu gió bằng các ống PVC, mà vẫn giữ nguyên các quả cầu gió thì đây là sự "lãng phí" lớn rồi. Và anh muốn hỏi LH, độ cao của ống trung tâm so với các quả cầu thế nào? Nếu các ống thu đi ngang thì việc sử dụng đối lưu sẽ kém hiệu quả. Còn ống trung tâm đủ cao để thu hiệu quả khí từ 10 ống xem chừng việc giữ cho nó đứng vững cũng là vấn đề về đầu tư.

    * Thêm một ý nữa, quả cầu gió mà chúng ta thường dùng, nó quay chủ yếu là do gió bên ngoài chứ ít vì khí nóng đối lưu. Người ta làm vậy chẳng qua là để có khe hở cho khí nóng bay ra, và các cánh cầu là để tránh nước mưa bị thổi thẳng vào nhà thôi. Không tin bạn thử quan sát quả cầu vào trưa nắng oi ả, không gió và vào ban đêm mát mẻ có gió mát thì lúc nào cầu tít hơn.

    Thực ra mấy số 3, 5 , 7 là số nguyên tố là do tình cờ thôi, mấy số lẻ đầu tiên trừ 1 ra mà, chứ yêu cầu không vì nguyên tố. Nếu LH thiết kế cho 4 tầng thì sẽ phải chon 9 cánh chứ không phải là 11 cánh đâu nhé.


    PT.
    Quả cầu "gom" gió không quay mà đứng yên anh ạ, không giống như cầu thoát gió.

    Dù ống dẫn nằm ngang, luồng khí nóng có khuynh hướng tập trung về nơi cao nhất và áp suất thấp nhất là ống mixer. Hiển nhiên là có chênh chếch một tí cho khí nóng thuận đường di chuyển. Ống Mixer đật trên quả cầu gom gió lớn nhất.

    Theo kinh nghiệm thì 3 tầng cánh là ... hết đất. Và em đều dùng số nguyên tố nên "đệ qui" đấy mà. Việc dùng số cánh nguyên tố là để tránh cộng hưởng cơ học.

    Thân ái.

    Lan Hương.
    ================

    Em "mặn mà" với năng lượng tái sinh quá đi mất ...

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
      Quả cầu "gom" gió không quay mà đứng yên anh ạ, không giống như cầu thoát gió.

      Dù ống dẫn nằm ngang, luồng khí nóng có khuynh hướng tập trung về nơi cao nhất và áp suất thấp nhất là ống mixer. Hiển nhiên là có chênh chếch một tí cho khí nóng thuận đường di chuyển. Ống Mixer đật trên quả cầu gom gió lớn nhất.
      Đó, anh nói em sài sang là vậy đó. Đúng yên mà vẫn phải dùng cầu. Sao không lắp luôn ống thu cho gọn.

      Cái dự án này của LH vẫn trên giấy hay triển khai thực tế rồi. Nếu lã chạy, cho anh xem cái hình được không? Anh thấy cái tính toán luồng gió "nóng" đạt tối thiểu 3,27 ms trong ống d = 1,25 m có vẻ không thực tế quá, với hệ ống thu chỉ đặt "chênh chếch một tí".

      PT.
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
        Đó, anh nói em sài sang là vậy đó. Đúng yên mà vẫn phải dùng cầu. Sao không lắp luôn ống thu cho gọn.

        Cái dự án này của LH vẫn trên giấy hay triển khai thực tế rồi. Nếu lã chạy, cho anh xem cái hình được không? Anh thấy cái tính toán luồng gió "nóng" đạt tối thiểu 3,27 ms trong ống d = 1,25 m có vẻ không thực tế quá, với hệ ống thu chỉ đặt "chênh chếch một tí".

        PT.
        Hì, có phải em xài sang đâu, cầu gom gió này bằng tôn, sơn sặc sỡ, SG người ta bán sẵn, ngày xưa chỉ dùng làm ống thông gió. Khi mua về chỉ cắt tôn + đặt lên thôi.

        Em nhận thấy cái cầu gom gió thu khí nóng tốt hơn ống thu nhiều. Ống 200 mm bằng nhựa "đen" (tái sinh chắc cỡ chục lần, rẻ lắm).

        Về luồng gió, khi ống Mixer (sơn red-carbon màu đỏ sẫm, cao 2,4m) nóng lên, lập tức nó tạo ra áp thấp và thu hút dòng khí nóng về phía nó, tạo thành luồng khí đồng chuyển cực mạnh, chứ không phải là dòng khí nóng "đùn" lên mixer đâu anh ạ.

        Năm ngoái, anh Sĩ, GĐ CTy SX mũ bảo hiểm Sĩ Tâm ở Thanh Đa làm không thành công nên nhờ tư vấn của em. Chắc chủ nhật này về Thanh Đa ăn cháo vit chơi phải chụp lại cái hình.

        Thân ái.

        Lan Hương.

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
          Hì, có phải em xài sang đâu, cầu gom gió này bằng tôn, sơn sặc sỡ, SG người ta bán sẵn, ngày xưa chỉ dùng làm ống thông gió. Khi mua về chỉ cắt tôn + đặt lên thôi.

          Em nhận thấy cái cầu gom gió thu khí nóng tốt hơn ống thu nhiều. Ống 200 mm bằng nhựa "đen" (tái sinh chắc cỡ chục lần, rẻ lắm).

          Về luồng gió, khi ống Mixer (sơn red-carbon màu đỏ sẫm, cao 2,4m) nóng lên, lập tức nó tạo ra áp thấp và thu hút dòng khí nóng về phía nó, tạo thành luồng khí đồng chuyển cực mạnh, chứ không phải là dòng khí nóng "đùn" lên mixer đâu anh ạ.

          Năm ngoái, anh Sĩ, GĐ CTy SX mũ bảo hiểm Sĩ Tâm ở Thanh Đa làm không thành công nên nhờ tư vấn của em. Chắc chủ nhật này về Thanh Đa ăn cháo vit chơi phải chụp lại cái hình.

          Thân ái.

          Lan Hương.


          Cảm ơn Lan Hương và anh Phanta nhiều nhé. Mình thấy ý tưởng cánh quạt nhiều tầng của bạn rất khả thi đấy. Cho mình hỏi thêm một chút nữa nhé, mình đang bối rối về vấn đề trữ năng, bởi vì đâu phải lúc nào cũng đủ gió để phát điện đâu, hơn nữa tốc độ gió cũng không đồng đều như thủy điện, mình không điều chỉnh gió được.
          Vậy theo các bạn thì trữ năng như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất, ổn định điện sử dụng liên tục không bị ngắt quãng?

          Bạn Lan Hương ơi, bạn cho mình xin địa chỉ nhà của bạn được không, mình muốn đến trực tiếp học hỏi kinh nghiệm của bạn, bạn sẵn sàng chứ?

          Bạn liên lạc với mình qua email này nhé: kiemnhansu@gmail.com

          Nhất định mình sẽ đến bái cậu làm sư phụ mới được. Sao mình thấy mình ngu nhiều thế không biết.

          Các bạn ơi, mình thiết kế một tổ hợp quả cầu gió gồm 4 quả cầu lớn tập trung xoay một tuabin, nó như thế này: mỗi quả cầu có đường kính 1m, chiều cao 1m. 3 quả gắn so le theo 3 góc như hình tam giác đều trên trụ đỡ, 1 quả gắn trên đỉnh trụ đỡ, quả trên đỉnh này nằm cao hơn hẳn về mặt ko gian so với 3 quả còn lại. Mình nghĩ như vậy sẽ đủ lực để kéo cái máy phát công suất 5kw/h.

          các bạn thấy có khả thi ko, cho mình xin ý kiến với nha.

          cảm ơn các bạn nhiều.

          quả cầu gió trên cùng được gắn đồng với trục quay của tuabin, 3 quả ở 3 góc kéo tuabin thông qua bánh răng tăng tốc hoặc puli. Mình đã kiểm tra sự quay của quả cầu gió trên nóc nhà rồi. Về lý thuyết là sự đối lưu của ko khí, nhưng trên thực tế khi không có gió nó lại không hề quay tí nào, mình đã theo dõi suốt cả ngày cho thấy vào buổi trưa gió yếu nhất thì cái quả cầu gió đó vẫn quay, tuy không tít như lúc gió mạnh mà thôi.

          Ở nhà bên cạnh nhà mình họ cũng gắn quả cầu gió, song vì bị khất gió nên không mấy khi cầu gió quay. Điều đó cho thấy quả cầu gió chỉ quay khi có gió, như vậy là nó hoàn toàn có đủ lực để làm quay tuabin.
          Mình đã đến cưa hàng chuyên sx quả cầu gió tìm hiểu kỹ lưỡng thì thấy rằng mục đích thiết kế hình tròn và có khe hở nhhư vậy là nhằm một phần để đón được gió, một mặt nó sẽ không bị mưa dột vào trong nhà (nếu quả cầu gió không quay thì mưa sẽ lọt nước vào nhà). khi nó quay, nước mưa rơi vào sẽ bị văng bắn ra ngoài.

          Theo mình thì sử dụng một tổ hợp quả cầu gió để phát điện là rất khả thi. Về mặt hình thức thì cái tổ hợp này trông rất đẹp, có thể coi như một phần trang trí trên nóc nhà cũng đẹp.
          Đối với những nhà có độ cao thấp thì cần phải làm trụ đỡ cao lên, đảm bảo độ cao đó có gió đủ phát điện.

          Ngoài ra ý tưởng này cũng có thể mang đi lắp đặt ở các trụ điện cao thế (sẽ tận dụng được cơ sở vật chất của ngành điện sẵn có) và các cột điện chạy dọc theo các con đường để thắp sáng công cộng, vì dọc theo con đường thường có năng lượng gió rất nhiều.

          Mình muốn các bạn giúp đỡ thêm phần trữ năng và ổn định dòng điện (vì năng lượng gió là không đồng đều).

          Ở quê mình hồi chưa có điện lưới, mọi gia đình đều dùng thủy điện nhỏ, không cần phải trữ năng mà chỉ cần gắn cái ổn áp vào là sử dụng ok, vì nước có thể điều chỉnh đều đặn được. Nhưng điều chỉnh gió cho đều như nước là ko thể.

          Vậy chúng ta phải làm sao, giải pháp nào cho sự tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nếu sử dụng ắc quy để trưc năng, thì để đảm bảo cho công suất điện sử dụng khoảng 5kw/h thì cần một lượng ắc quy như thế nào cho đáp ứng được.
          Tuy nhiên, nếu dùng ắc quy thì ko có lợi cho môi trường, năng lượng sạch mà lại ko sạch. Vì ắc quy thường có độ bền thấp, để sản xuát ra ắc quy người ta cần nhiều hóa chất, kim loại nặng, khi thải ra môi trường là không thân thiện. Mặt khác chi phí cho ắc quy trữ năng là đắt đỏ chứ chẳng hề rẻ chút nào.

          Mình mong được các bạn đóng góp ý kiến.

          Chúc các bạn vui khỏe và có nhiều sáng kiến hay.

          Nguyên văn bởi kiemhb
          quả cầu gió trên cùng được gắn đồng với trục quay của tuabin, 3 quả ở 3 góc kéo tuabin thông qua bánh răng tăng tốc hoặc puli. Mình đã kiểm tra sự quay của quả cầu gió trên nóc nhà rồi. Về lý thuyết là sự đối lưu của ko khí, nhưng trên thực tế khi không có gió nó lại không hề quay tí nào, mình đã theo dõi suốt cả ngày cho thấy vào buổi trưa gió yếu nhất thì cái quả cầu gió đó vẫn quay, tuy không tít như lúc gió mạnh mà thôi.

          Ở nhà bên cạnh nhà mình họ cũng gắn quả cầu gió, song vì bị khất gió nên không mấy khi cầu gió quay. Điều đó cho thấy quả cầu gió chỉ quay khi có gió, như vậy là nó hoàn toàn có đủ lực để làm quay tuabin.
          Mình đã đến cưa hàng chuyên sx quả cầu gió tìm hiểu kỹ lưỡng thì thấy rằng mục đích thiết kế hình tròn và có khe hở nhhư vậy là nhằm một phần để đón được gió, một mặt nó sẽ không bị mưa dột vào trong nhà (nếu quả cầu gió không quay thì mưa sẽ lọt nước vào nhà). khi nó quay, nước mưa rơi vào sẽ bị văng bắn ra ngoài.

          Theo mình thì sử dụng một tổ hợp quả cầu gió để phát điện là rất khả thi. Về mặt hình thức thì cái tổ hợp này trông rất đẹp, có thể coi như một phần trang trí trên nóc nhà cũng đẹp.
          Đối với những nhà có độ cao thấp thì cần phải làm trụ đỡ cao lên, đảm bảo độ cao đó có gió đủ phát điện.

          Ngoài ra ý tưởng này cũng có thể mang đi lắp đặt ở các trụ điện cao thế (sẽ tận dụng được cơ sở vật chất của ngành điện sẵn có) và các cột điện chạy dọc theo các con đường để thắp sáng công cộng, vì dọc theo con đường thường có năng lượng gió rất nhiều.

          Mình muốn các bạn giúp đỡ thêm phần trữ năng và ổn định dòng điện (vì năng lượng gió là không đồng đều).

          Ở quê mình hồi chưa có điện lưới, mọi gia đình đều dùng thủy điện nhỏ, không cần phải trữ năng mà chỉ cần gắn cái ổn áp vào là sử dụng ok, vì nước có thể điều chỉnh đều đặn được. Nhưng điều chỉnh gió cho đều như nước là ko thể.

          Vậy chúng ta phải làm sao, giải pháp nào cho sự tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nếu sử dụng ắc quy để trưc năng, thì để đảm bảo cho công suất điện sử dụng khoảng 5kw/h thì cần một lượng ắc quy như thế nào cho đáp ứng được.
          Tuy nhiên, nếu dùng ắc quy thì ko có lợi cho môi trường, năng lượng sạch mà lại ko sạch. Vì ắc quy thường có độ bền thấp, để sản xuát ra ắc quy người ta cần nhiều hóa chất, kim loại nặng, khi thải ra môi trường là không thân thiện. Mặt khác chi phí cho ắc quy trữ năng là đắt đỏ chứ chẳng hề rẻ chút nào.

          Mình mong được các bạn đóng góp ý kiến.

          Chúc các bạn vui khỏe và có nhiều sáng kiến hay.
          Nếu sử dụng thêm bộ phận loa đón gió như bạn Lan Hương thiết kế và loa đón gió này được dẫn gió tới các quả cầu này thì có hay hơn không. Có thể lắp 4 hướng loa để đón gió bất kỳ từ hướng nào. 4 loa này là cố định, chỉ có 4 quả cầu kia quay được mà thôi.

          Các bạn đóng góp ý kiến cho mình với nhé.

          Cảm ơn các bạn nhiều.
          Last edited by nsp; 30-03-2009, 19:14.
          Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi kiemhb
            Các bạn ơi, mình thiết kế một tổ hợp quả cầu gió gồm 4 quả cầu lớn tập trung xoay một tuabin, nó như thế này: mỗi quả cầu có đường kính 1m, chiều cao 1m. 3 quả gắn so le theo 3 góc như hình tam giác đều trên trụ đỡ, 1 quả gắn trên đỉnh trụ đỡ, quả trên đỉnh này nằm cao hơn hẳn về mặt ko gian so với 3 quả còn lại. Mình nghĩ như vậy sẽ đủ lực để kéo cái máy phát công suất 5kw/h.

            các bạn thấy có khả thi ko, cho mình xin ý kiến với nha.

            cảm ơn các bạn nhiều.
            Nguyên văn bởi kiemhb
            quả cầu gió trên cùng được gắn đồng với trục quay của tuabin, 3 quả ở 3 góc kéo tuabin thông qua bánh răng tăng tốc hoặc puli. Mình đã kiểm tra sự quay của quả cầu gió trên nóc nhà rồi. Về lý thuyết là sự đối lưu của ko khí, nhưng trên thực tế khi không có gió nó lại không hề quay tí nào, mình đã theo dõi suốt cả ngày cho thấy vào buổi trưa gió yếu nhất thì cái quả cầu gió đó vẫn quay, tuy không tít như lúc gió mạnh mà thôi.

            Ở nhà bên cạnh nhà mình họ cũng gắn quả cầu gió, song vì bị khất gió nên không mấy khi cầu gió quay. Điều đó cho thấy quả cầu gió chỉ quay khi có gió, như vậy là nó hoàn toàn có đủ lực để làm quay tuabin.
            Mình đã đến cưa hàng chuyên sx quả cầu gió tìm hiểu kỹ lưỡng thì thấy rằng mục đích thiết kế hình tròn và có khe hở nhhư vậy là nhằm một phần để đón được gió, một mặt nó sẽ không bị mưa dột vào trong nhà (nếu quả cầu gió không quay thì mưa sẽ lọt nước vào nhà). khi nó quay, nước mưa rơi vào sẽ bị văng bắn ra ngoài.

            Theo mình thì sử dụng một tổ hợp quả cầu gió để phát điện là rất khả thi. Về mặt hình thức thì cái tổ hợp này trông rất đẹp, có thể coi như một phần trang trí trên nóc nhà cũng đẹp.
            Đối với những nhà có độ cao thấp thì cần phải làm trụ đỡ cao lên, đảm bảo độ cao đó có gió đủ phát điện.

            Ngoài ra ý tưởng này cũng có thể mang đi lắp đặt ở các trụ điện cao thế (sẽ tận dụng được cơ sở vật chất của ngành điện sẵn có) và các cột điện chạy dọc theo các con đường để thắp sáng công cộng, vì dọc theo con đường thường có năng lượng gió rất nhiều.

            Mình muốn các bạn giúp đỡ thêm phần trữ năng và ổn định dòng điện (vì năng lượng gió là không đồng đều).

            Ở quê mình hồi chưa có điện lưới, mọi gia đình đều dùng thủy điện nhỏ, không cần phải trữ năng mà chỉ cần gắn cái ổn áp vào là sử dụng ok, vì nước có thể điều chỉnh đều đặn được. Nhưng điều chỉnh gió cho đều như nước là ko thể.

            Vậy chúng ta phải làm sao, giải pháp nào cho sự tiết kiệm và hiệu quả nhất. Nếu sử dụng ắc quy để trưc năng, thì để đảm bảo cho công suất điện sử dụng khoảng 5kw/h thì cần một lượng ắc quy như thế nào cho đáp ứng được.
            Tuy nhiên, nếu dùng ắc quy thì ko có lợi cho môi trường, năng lượng sạch mà lại ko sạch. Vì ắc quy thường có độ bền thấp, để sản xuát ra ắc quy người ta cần nhiều hóa chất, kim loại nặng, khi thải ra môi trường là không thân thiện. Mặt khác chi phí cho ắc quy trữ năng là đắt đỏ chứ chẳng hề rẻ chút nào.

            Mình mong được các bạn đóng góp ý kiến.

            Chúc các bạn vui khỏe và có nhiều sáng kiến hay.
            Cảm giác của tôi là mấy quả cầu gió đó không đón được nhiều gió, quay không tải thì thấy nhanh, để nó kéo máy phát điện chắc là kéo không nổi. Nên làm cánh quạt hơn.
            Phần trữ năng thì bạn thử nghĩ cách làm bồn chứa nước thay vì dùng accu giống như trong đề án đã được giới thiệu ở đây.
            Bạn ghi 5kw/h là sai đó. Đơn vị kw/h không có ý nghĩa gì hết.

            Comment


            • #66
              Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn LHBOI nhiều nhé, trữ năng bằng nước cũng là một ý kiến hay, nhưng mình nghĩ nó cồng kềnh và chiếm diện tích quá.
              Mình muốn nói đến công suất là 5kw thôi, tức là lúc nào cũng đạt 5kw, bạn nói đúng.
              Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

              Comment


              • #67
                chào các bạn mình mới vào diễn đàn mình thấy bài các bạn viết rất hay . Hôm qua mình có đọc trên báo tuổi trẻ online ngày 10 tháng 8 mình có thấy viết về " sản xuất điện từ ......diều nhưng không biết cách up cho các bạn cùng tham khảo ,các bạn thử vào đó xem sao nha
                |

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi kiemhb Xem bài viết
                  Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn LHBOI nhiều nhé, trữ năng bằng nước cũng là một ý kiến hay, nhưng mình nghĩ nó cồng kềnh và chiếm diện tích quá.
                  Mình muốn nói đến công suất là 5kw thôi, tức là lúc nào cũng đạt 5kw, bạn nói đúng.
                  Chào lanhuong cho mình hỏi nếu dùng trữ năng bằng nước, theo như bài của Techno thì phải dùng bồn nước để trữ năng , dung tích nhỏ nhất là 20 m3 ?
                  Như vậy với công suất 5 KW thì 1h dùng hết bao nhiêu m3 nước .
                  Cám ơn bạn

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi xaydung02 Xem bài viết
                    Chào lanhuong cho mình hỏi nếu dùng trữ năng bằng nước, theo như bài của Techno thì phải dùng bồn nước để trữ năng , dung tích nhỏ nhất là 20 m3 ?
                    Như vậy với công suất 5 KW thì 1h dùng hết bao nhiêu m3 nước .
                    Cám ơn bạn
                    Về điều này thì trước hết bạn nên tính xem 1h cái tuabin kia phải cần bao nhiêu mét khối nước chảy qua để đạt vận tốc cho 5kw thì sẽ tính được cần trữ năng bao nhiêu nước.
                    Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

                    Comment


                    • #70
                      dung tích trữ năng ...

                      Nguyên văn bởi xaydung02 Xem bài viết
                      Chào lanhuong cho mình hỏi nếu dùng trữ năng bằng nước, theo như bài của Techno thì phải dùng bồn nước để trữ năng , dung tích nhỏ nhất là 20 m3 ?
                      Như vậy với công suất 5 KW thì 1h dùng hết bao nhiêu m3 nước .
                      Cám ơn bạn
                      Nguyên văn bởi kiemhb Xem bài viết
                      Về điều này thì trước hết bạn nên tính xem 1h cái tuabin kia phải cần bao nhiêu mét khối nước chảy qua để đạt vận tốc cho 5kw thì sẽ tính được cần trữ năng bao nhiêu nước.
                      Bài toán gốc của Techno là tính cho 1 KW.

                      1/. Muốn tính dung tích trữ năng thì phải xem lai đơn vị đo công suất.

                      1W = 1 Joule / giây.

                      Trong đó Joule là là đơn vị đo công W trong hệ SI, là năng lượng khi 1 lực 1 Newton tác dụng trên 1 khoảng cách 1 mét (hay là công suất 1 W trong 1 giây).

                      2/. Đơn vị Newton.

                      Newton (viết tắt là N) là đơn vị đo lực trong hệ đo lường quốc tế (SI).

                      1 Newton là lực gây ra cho một vật có khối lượng 1 kilôgam gia tốc 1 mét trên giây bình phương. Theo phương diện đại số:



                      Trong điều kiện tiêu chuẩn, 1 tấn (1 000 kg) gây ra trọng lực là 9.8 kN (hay 1 000 kgf).

                      3/. Ta xét ví dụ cụ thể Turbin công suất 1KW thông thường, bồn chứa nước 20 m^3 đặt cao 10 m so với turbin (ở mặt đất). Hiệu suất Turbin 86,4%

                      - Để tạo được 1 KW (= 1000 Joule / giây) thì cần 1000 Nm/s^2

                      1000 Nm/ s^2 = 1000 x 1/ 9,8 = 120 Kgm/ s^2

                      Với độ cao 10m thì lượng nước cần để tạo công suất đó là :

                      V = 120 / 10 = 12 lít giây.

                      - Mỗi giờ cần lượng nước qua turbin là :

                      3600 (giây) x 12 = 43.200 lít nước = 43,2 m^3

                      - Lượng nứớc mỗi giờ thật sự qua Turbin với hiệu suất 86,4 % là :

                      43,2 x 100 / 86,4 ~ 50 m^3 - giờ

                      4/. Do chạy tuần hoàn nên dung tích bồn chỉ cần 40% lượng nước cần cho 1 giờ.

                      Thân ái.

                      Lan Hương.

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                        Bài toán gốc của Techno là tính cho 1 KW.

                        1/. Muốn tính dung tích trữ năng thì phải xem lai đơn vị đo công suất.

                        1W = 1 Joule / giây.

                        Trong đó Joule là là đơn vị đo công W trong hệ SI, là năng lượng khi 1 lực 1 Newton tác dụng trên 1 khoảng cách 1 mét (hay là công suất 1 W trong 1 giây).

                        2/. Đơn vị Newton.

                        Newton (viết tắt là N) là đơn vị đo lực trong hệ đo lường quốc tế (SI).

                        1 Newton là lực gây ra cho một vật có khối lượng 1 kilôgam gia tốc 1 mét trên giây bình phương. Theo phương diện đại số:



                        Trong điều kiện tiêu chuẩn, 1 tấn (1 000 kg) gây ra trọng lực là 9.8 kN (hay 1 000 kgf).

                        3/. Ta xét ví dụ cụ thể Turbin công suất 1KW thông thường, bồn chứa nước 20 m^3 đặt cao 10 m so với turbin (ở mặt đất). Hiệu suất Turbin 86,4%

                        - Để tạo được 1 KW (= 1000 Joule / giây) thì cần 1000 Nm/s^2

                        1000 Nm/ s^2 = 1000 x 1/ 9,8 = 120 Kgm/ s^2

                        Với độ cao 10m thì lượng nước cần để tạo công suất đó là :

                        V = 120 / 10 = 12 lít giây.

                        - Mỗi giờ cần lượng nước qua turbin là :

                        3600 (giây) x 12 = 43.200 lít nước = 43,2 m^3

                        - Lượng nứớc mỗi giờ thật sự qua Turbin với hiệu suất 86,4 % là :

                        43,2 x 100 / 86,4 ~ 50 m^3 - giờ

                        4/. Do chạy tuần hoàn nên dung tích bồn chỉ cần 40% lượng nước cần cho 1 giờ.

                        Thân ái.

                        Lan Hương.
                        Bạn giải thích rất kỹ . Nhưng có vấn đề mình chưa hiểu là :4/. Do chạy tuần hoàn nên dung tích bồn chỉ cần 40% lượng nước cần cho 1 giờ. Không biết điều này dựa vào đâu, thực nghiệm chăng?
                        Hôm trước mình đọc bài của Dr Kim trên cafesangtao thì thấy có thể dùng bể chứa nước 20m3 đặt trên độ cao 3m , mình tính ra công suất rất nhỏ và phải cần độ cao trên 10m mới tạo ra công suất tương đối.

                        Vậy nếu trữ năng bằng nước thì chúng ta có các vấn đề sau :
                        1 > Cối xay gió phải bơm được >20m3 nước /h , nếu 1 tuabin gió không thể bơm đủ thì ta có thể lắp nhiều -> có kinh tế không so với các phương án khác.

                        2> Bể nước trữ năng cần tối thiểu 20 m3 ở độ cao 10m , chỉ khả thi khi áp dụng bể chứa nước sinh hoạt kết hợp với máy phát điện vì chi phí đầu tư khá lớn .
                        NẾu dùng bể Bê tông cốt thép khoảng 15-20 triệu cho phần bể
                        Nếu dùng bồn nhựa 13 bể nhựa 1.5m3 (13*1.5m3 =19.5m3 ) 1 bồn 2.3 tr x13= 29.9 tr
                        Chân bể có thể bằng thép hoặc bê tông cốt thép ước khoảng 10-15 triệu. Nếu đắp đất và đặt trên nền đất thì tốn nhiều đất và không ổn định.

                        -> Có thể ứng dụng nếu bạn có 1 trang trại xa điện lưới hoặc muốn độc lập về điện không phụ thuộc vào lịch cúp điện của điện lực .
                        Last edited by xaydung02; 19-08-2008, 11:15.

                        Comment


                        • #72
                          Bạn đúng là Xây dựng nên có cái nhìn rất chi tiết về chi phí xây dựng. Để một bể chứa 20m³ nước trên trần nhà 3-4 tầng là thêm chịu lực cỡ 30-40 tấn cho khung nhà. Bác chưa tính phần này mà đã tốn thế rồi.

                          Hơn nữa như LH nói, chỉ cần 40% lượng nước cần cho 1 giờ, thế sau khoảng 25 phút mà không có gió thì nhịn điện à. Phương án này nói chung là không khả thi trong môi trường thành phố đâu.

                          PT.
                          Núi cao bởi có đất bồi
                          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                          Muôn dòng sông đổ biển sâu
                          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                          Comment


                          • #73
                            thế mạnh nguồn nước, nguồn gió và diện tích mặt bằng ...

                            Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                            Bạn đúng là Xây dựng nên có cái nhìn rất chi tiết về chi phí xây dựng. Để một bể chứa 20m³ nước trên trần nhà 3-4 tầng là thêm chịu lực cỡ 30-40 tấn cho khung nhà. Bác chưa tính phần này mà đã tốn thế rồi.

                            Hơn nữa như LH nói, chỉ cần 40% lượng nước cần cho 1 giờ, thế sau khoảng 25 phút mà không có gió thì nhịn điện à. Phương án này nói chung là không khả thi trong môi trường thành phố đâu.

                            PT.
                            Phương án này nói chung là không khả thi trong môi trường thành phố đâu. Điều náy anh nhân xet rất đúng anh ạ. Đây là thiết kế máy phát điện phong năng dựa trên :

                            ... thế mạnh nguồn nước, nguồn gió và diện tích mặt bằng của VN ... chúng tôi đã phát triển và thí nghiệm thành công hệ thống máy phát điện dùng năng lượng gió kiểu mới.

                            Từ năm 1988, một máy thí nghiệm như thế đã được dựng tại Xã Hàm Tiến, Thị xã Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận (nay là TP Phan Thiết).
                            tại chỗ trũng trên một đồi cát, đặt những tấm vải nhựa "đan" và kín nước bằng keo thảo mộc "Champa" chứa khoảng 400 --> 800 mét khối nước. 5 cái bơm nước chạy gió đổ nước vào bể này. Gió đại dương (ban ngày) và gió lục địa (ban đêm) liên tục cung cấp năng lượng cho hệ thống. Có thể nói là không hề ngưng nghỉ. Máy ở Tuy Phong (nơi có quỹ năng lượng gió rất lớn) cải tạo một vùng trũng do một số mỏm đồi duyên hải tạo nên, thành một hồ nhỏ chứa 5000 mét khối nước ở độ cao 28m so với mực nước biển.

                            Điểm thuận lợi lớn nhất của hệ thống này là :

                            1/. Trữ năng thân thiện môi trường, đơn giản và rẻ hơn rất nhiều so với hệ trữ năng accu + converter công suất lớn.

                            2/. Nhiều máy bơm nước chạy gió phục vụ cho một hồ nước, chỉ cần "đấu nối" nguồn nước mà không có quan hệ cơ khí hay điện. Lượng nước tuần hoàn nên không có vấn đề gì lớn, nhất là có thể dùng ngay nước biển nếu đặt máy ở vùng duyên hải.

                            3/. Có thể thay đổi công suất dễ dàng bằng cách tăng giảm số lượng turbin (gió và nước), ngưng để bảo dưỡng từng cụm turbin gió và nước hay đưa thêm các turbin gió và nước khác vào hệ mà không cần có các thao tác kỹ thuãt điện phức tạp.

                            4/. Sử dụng năng lực cơ khí + điện cơ địa phương. Do đơn giản, tường minh nên thợ máy địa phương không khó khăn trong việc nắm bắt kỹ thuật của hệ thống, không cần đội ngũ bảo dưỡng chuyên môn.

                            5/. Chi phí tổng công trình khoảng 20 % so với các hệ máy phát phong điện truyền thống khác có cùng công suất.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.

                            Comment


                            • #74
                              Cám ơn LH, cách trữ năng bằng nước cũng là cách phân bổ tải để tránh quá tải cho một hệ thống điện một quốc qia. Vào giờ thấp điểm, công suất phát điện dư thừa, ta dùng các bơm nước, bơm từ hồ chứa thấp lên hồ chứa cao. Đến giờ cao điểm, ta xả nước từ hồ cao, phát thủy điện hòa vào lưới. Nước bốc hơi bổ xung định kì hoặc thường xuyên.

                              Một hệ thống có vẻ như "đơn giản" nhỉ. Vậy mà sao chưa có ai nghiên cứu triển khai sao? À, mà ơ VN mình, lúc nào ông nhà đèn chẳng kêu thiếu điện. Cắt điện cả giờ thấp điểm đấy thôi. Vấn đề không khả thi ở VN luôn.

                              PT.
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                                Phương án này nói chung là không khả thi trong môi trường thành phố đâu. Điều náy anh nhân xet rất đúng anh ạ. Đây là thiết kế máy phát điện phong năng dựa trên :



                                tại chỗ trũng trên một đồi cát, đặt những tấm vải nhựa "đan" và kín nước bằng keo thảo mộc "Champa" chứa khoảng 400 --> 800 mét khối nước. 5 cái bơm nước chạy gió đổ nước vào bể này. Gió đại dương (ban ngày) và gió lục địa (ban đêm) liên tục cung cấp năng lượng cho hệ thống. Có thể nói là không hề ngưng nghỉ. Máy ở Tuy Phong (nơi có quỹ năng lượng gió rất lớn) cải tạo một vùng trũng do một số mỏm đồi duyên hải tạo nên, thành một hồ nhỏ chứa 5000 mét khối nước ở độ cao 28m so với mực nước biển.
                                Bây giờ mình đã hiểu hệ thống phát điện gió của Mr Kim hoạt động như thế nào. Ý tưởng quá hay kết hợp môi trường tự nhiên và điện công nghiệp. Nếu dùng bể tự nhiên như thế này thì tiết kiệm khá nhiều chi phí xây bể nước.


                                Điểm thuận lợi lớn nhất của hệ thống này là :

                                1/. Trữ năng thân thiện môi trường, đơn giản và rẻ hơn rất nhiều so với hệ trữ năng accu + converter công suất lớn.

                                2/. Nhiều máy bơm nước chạy gió phục vụ cho một hồ nước, chỉ cần "đấu nối" nguồn nước mà không có quan hệ cơ khí hay điện. Lượng nước tuần hoàn nên không có vấn đề gì lớn, nhất là có thể dùng ngay nước biển nếu đặt máy ở vùng duyên hải.

                                3/. Có thể thay đổi công suất dễ dàng bằng cách tăng giảm số lượng turbin (gió và nước), ngưng để bảo dưỡng từng cụm turbin gió và nước hay đưa thêm các turbin gió và nước khác vào hệ mà không cần có các thao tác kỹ thuãt điện phức tạp.

                                4/. Sử dụng năng lực cơ khí + điện cơ địa phương. Do đơn giản, tường minh nên thợ máy địa phương không khó khăn trong việc nắm bắt kỹ thuật của hệ thống, không cần đội ngũ bảo dưỡng chuyên môn.

                                5/. Chi phí tổng công trình khoảng 20 % so với các hệ máy phát phong điện truyền thống khác có cùng công suất.

                                Thân ái.

                                Lan Hương.
                                Hệ thống phát điện gió này thích hợp với miền Trung vì :
                                1 Gần biển có lượng gió nhiều và mạnh
                                2 Có mặt bằng bỏ trống nhiều ( những chỗ chưa làm resort ), cần diện tích mặt bằng lớn và đồi cao tự nhiên để chứa nước ( càng cao, càng tốt)

                                Cũng là 1 ý kiến hay để giải quyết vấn đề trữ năng . Nhưng còn ở thành phố hoặc đồng bằng thì sao ?

                                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                                Máy ở Tuy Phong (nơi có quỹ năng lượng gió rất lớn) cải tạo một vùng trũng do một số mỏm đồi duyên hải tạo nên, thành một hồ nhỏ chứa 5000 mét khối nước ở độ cao 28m so với mực nước biển.[/i]
                                Theo như thông số bạn đưa ra thì
                                -Diện tích cần cho bể chứa nước là 2500m2 nếu chiều cao chứa nước 2m ( khoảng 50x 50 m)

                                - Lưu lượng Q=0.2 m3/s
                                - Chiều cao cột nước 28 m
                                - Thời gian phát điện 6h / ngày
                                - Công suất phát 44KW
                                1 tháng có thể phát được 1320 KWh

                                Số lượng bơm nước chạy gió cần
                                1 ngày cần khoảng 4400 m3 nước ( đủ chạy 6h)
                                Trung bình mỗi giờ cần 180 m3
                                -> Cần có 35 máy bơm nước chạy gió mỗi máy công suất trung bình 5m3 /h ( 180x24 = 4320 m3).

                                Không biết có bạn nào nghĩ đến việc khuếch đại năng lượng như cách dùng đòn bẩy cơ học không nhỉ . Có thể dùng để tăng công suất phát điện mà chỉ dùng ít lượng công do quạt gió tạo ra.
                                Last edited by nsp; 30-03-2009, 19:15.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hoangviettua Tìm hiểu thêm về hoangviettua

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X