Đọc mãi đến trang cuối mới thấy Green Energy nói câu hợp lý:
Tôi cũng có đọc về năng lượng gió cũng xin góp ý như thế này:
Cái mô hình dùng loa hứng gió của các bác đưa ra không ổn lắm. Cái phần đầu loa hứng gió quá to liệu nó sẽ hứng gió hay bị gió thổi quay đầu lại. Đã ai làm thử chưa. Đuôi lái gió chắc phải to lắm.
Mô hình cánh quạt nhiều tầng liệu có đem lại hiệu suất tối đa hơn mô hình cánh quạt đơn không. Các bạn đừng hiểu cứ có nhiều cánh quạt là có thể hứng được nhiều gió. Thông thường khi gió thổi qua cánh quạt thứ nhất thì luồng gió đã bị nhiễu loạn (turbulent) hơn nữa lại mất năng lượng do đã mất 1 phần năng lượng cho cánh 1. Chính vì vậy cánh quạt thứ 2 và thứ 3 sau đó nhiều khi chỉ mang lại hiệu suất rất thấp hoặc đôi khi chỉ làm nặng mông cái cánh quạt đầu tiên thôi.
Việc các bác lắp cánh quạt trên nóc nhà cao tầng nếu không cẩn thận sẽ dễ bị hỏng do gió giật. Mình đã xem nhiều cánh gió bị gió giật gãy. Đối với các tubin gió lớn người ta phải khóa nó lại không cho quay khi có bão to. Còn nếu giá thành của nó rẻ thì các bác cứ tự nhiên. Nếu đắt là phải có hệ thống điều khiển hãm trục quay đấy.
Liên quan đến triến khai dự án năng lượng gió. là ngừoi đã có một chút ít kinh nghiệm mình cũng xin có ý kiến như thế này: Để triển khai một dự án lớn như vậy thì chưa cần nói đến khâu xin vốn đầu tư thì khâu khảo sát và lập kế hoạch khả thi cũng phải mất nhiều thời gian. theo mình phải cần 3-4 năm để có đủ các số liệu khảo sát chuẩn xác. Trong khi có số liệu rồi phải ngồi tính toán phương án kinh tế kỹ thuật cũng chắc gì đã làm được. Đâu cứ phải có gió to là làm được dự án. Cần phải gió đều và phân bố đều trong cả năm. hướng gió ổn định.....(Nếu lấy số liệu có sẵn của bên khí tượng mà làm dự án gió triệu đô thì độ rủi ro cao lắm). Chưa kể phải huy động bên trắc địa vào nghiên cứu đồ hình của khu vực (topo graph), Phương án vận chuyển, phương án mua bán điện với EVN... Nói chung là phải có 1 team khá lơn mới làm được.
Còn những sáng kiên của các bác nhằm đưa ra giải pháp tích trữ năng lượng thân thiện môi trường mà lại rẻ tiền thì theo mình nên nghiên cứu thêm. Các biên pháp đó bên các nước Tây âu đã nghiên cứu trước ta hàng mấy chục năm. Chắc chắn là lý do kinh tế kỹ thuật không ổn nên họ không áp dụng. Có thể rẻ tiền nhưng hiệu suất thấp, tổn hao quá nhiều hoặc cồng kềnh.. nên không ai áp dụng. Theo mình nên tìm hiểu các tài liệu của nước ngoài và chỉnh sửa đôi chút để áp dụng ở Việt Nam thôi thay vì đau đầu tìm giải pháp mới.
Cũng có thể do trình độ thi công của các đơn vị của ta còn yếu, quản lý kỹ thuật kém nên chẳng mấy đại gia mặn mà với mấy dự án gió mặc dù nó đang được khuyến khích đầu tư VD: Miễn thuế dài hạn, thuế nhập khẩu.... Các bác nhìn quanh chắc chỉ có ông LIlama là đủ khả năng thi công. mà ai dám làm chuột bạch đây. Mình có thấy chỗ cô bạn tiếp thị bán dự án năng lượng gió nhưng ế ẩm lắm. Xem hồ sơ khảo sát là mình đã can ngăn rồi. Làm mất công. Bây giừo chắc chỉ phát triển ở quy mô nhỏ thì ăn thua chứ quy mô lớn thì khó.
Mình có bấy nhiêu tâm sự, có gì không phải thì các bạn bỏ qua nhé.
dan.vulinh
QLDA- ALPP- Alphanam Cơ Điện
dan.vulinh@gmail.com
Tôi cũng có đọc về năng lượng gió cũng xin góp ý như thế này:
Cái mô hình dùng loa hứng gió của các bác đưa ra không ổn lắm. Cái phần đầu loa hứng gió quá to liệu nó sẽ hứng gió hay bị gió thổi quay đầu lại. Đã ai làm thử chưa. Đuôi lái gió chắc phải to lắm.
Mô hình cánh quạt nhiều tầng liệu có đem lại hiệu suất tối đa hơn mô hình cánh quạt đơn không. Các bạn đừng hiểu cứ có nhiều cánh quạt là có thể hứng được nhiều gió. Thông thường khi gió thổi qua cánh quạt thứ nhất thì luồng gió đã bị nhiễu loạn (turbulent) hơn nữa lại mất năng lượng do đã mất 1 phần năng lượng cho cánh 1. Chính vì vậy cánh quạt thứ 2 và thứ 3 sau đó nhiều khi chỉ mang lại hiệu suất rất thấp hoặc đôi khi chỉ làm nặng mông cái cánh quạt đầu tiên thôi.
Việc các bác lắp cánh quạt trên nóc nhà cao tầng nếu không cẩn thận sẽ dễ bị hỏng do gió giật. Mình đã xem nhiều cánh gió bị gió giật gãy. Đối với các tubin gió lớn người ta phải khóa nó lại không cho quay khi có bão to. Còn nếu giá thành của nó rẻ thì các bác cứ tự nhiên. Nếu đắt là phải có hệ thống điều khiển hãm trục quay đấy.
Liên quan đến triến khai dự án năng lượng gió. là ngừoi đã có một chút ít kinh nghiệm mình cũng xin có ý kiến như thế này: Để triển khai một dự án lớn như vậy thì chưa cần nói đến khâu xin vốn đầu tư thì khâu khảo sát và lập kế hoạch khả thi cũng phải mất nhiều thời gian. theo mình phải cần 3-4 năm để có đủ các số liệu khảo sát chuẩn xác. Trong khi có số liệu rồi phải ngồi tính toán phương án kinh tế kỹ thuật cũng chắc gì đã làm được. Đâu cứ phải có gió to là làm được dự án. Cần phải gió đều và phân bố đều trong cả năm. hướng gió ổn định.....(Nếu lấy số liệu có sẵn của bên khí tượng mà làm dự án gió triệu đô thì độ rủi ro cao lắm). Chưa kể phải huy động bên trắc địa vào nghiên cứu đồ hình của khu vực (topo graph), Phương án vận chuyển, phương án mua bán điện với EVN... Nói chung là phải có 1 team khá lơn mới làm được.
Còn những sáng kiên của các bác nhằm đưa ra giải pháp tích trữ năng lượng thân thiện môi trường mà lại rẻ tiền thì theo mình nên nghiên cứu thêm. Các biên pháp đó bên các nước Tây âu đã nghiên cứu trước ta hàng mấy chục năm. Chắc chắn là lý do kinh tế kỹ thuật không ổn nên họ không áp dụng. Có thể rẻ tiền nhưng hiệu suất thấp, tổn hao quá nhiều hoặc cồng kềnh.. nên không ai áp dụng. Theo mình nên tìm hiểu các tài liệu của nước ngoài và chỉnh sửa đôi chút để áp dụng ở Việt Nam thôi thay vì đau đầu tìm giải pháp mới.
Cũng có thể do trình độ thi công của các đơn vị của ta còn yếu, quản lý kỹ thuật kém nên chẳng mấy đại gia mặn mà với mấy dự án gió mặc dù nó đang được khuyến khích đầu tư VD: Miễn thuế dài hạn, thuế nhập khẩu.... Các bác nhìn quanh chắc chỉ có ông LIlama là đủ khả năng thi công. mà ai dám làm chuột bạch đây. Mình có thấy chỗ cô bạn tiếp thị bán dự án năng lượng gió nhưng ế ẩm lắm. Xem hồ sơ khảo sát là mình đã can ngăn rồi. Làm mất công. Bây giừo chắc chỉ phát triển ở quy mô nhỏ thì ăn thua chứ quy mô lớn thì khó.
Mình có bấy nhiêu tâm sự, có gì không phải thì các bạn bỏ qua nhé.
dan.vulinh
QLDA- ALPP- Alphanam Cơ Điện
dan.vulinh@gmail.com
Comment