Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy tạo khí ôzôn và ứng dụng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ozzone machine - HV supply

    Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
    - Không cuốn được cao áp thì mua cao áp ti vi (có 20.000 đồng thôi)
    - Công suất cũng tương đối đấy chứ (mấy ống ozone nhỏ của TQ mà anh Banozon tặng chắc chỉ chịu được vài phát)
    Xin hiến kế các anh một mạch điện HV cực kỳ hiệu quả đây.

    Mạch dưới đây từ ballast điện tử cũ, biến áp xung là playback TV 17 hay 19 inches ở chợ trời đã đục bỏ phần screen, focus và các thứ không cần thiết đi (giá 17.000 đ).

    Mạch chạy trực tiếp điện lưới 170 - 220 VAC.

    Nếu dùng transistor công suất D1402 x2 thì khoảng 150W - 180W, nếu dùng 13003 hay C2335 thì 60W hay 80W. Phần điện áp thứ cấp dùng được nhiều cấp, thoải mái cho micro processor và các thứ khác. Công suất và điện áp cao thế (HV) do L1 quyết định.

    Ở CTy Phương Nam, đường Lê Văn Việt Q. 9 TP HCM, mạch này với một chút sửa đổi + playback monitor 21 inches đang dùng để cấp cao áp ~ 70 KV cho máy tuyển nhựa.

    Mạch rất tiện lợi và dễ dùng, mong là giúp ích được cho các anh.

    Lan Hương.
    Attached Files

    Comment


    • Sự phóng điện tạo ozon

      Cảm ơn Thanh fdc đã kiên nhẫn thực nghiệm và nhanh chóng có kết quả bước đầu ...
      Theo thống kê của Van co, sau 2 tuần đã có hơn 3000 lượt truy cập luồng nhưng còn ít ý kiến (còn chưa thấy nhà sản xuất, kinh doanh, ứng dụng, quản lý ... cho lời chỉ bảo)
      Cảm ơn nhiều bạn đã quan tâm sưu tầm và nghiên cứu về Bộ tạo cao áp cho Buồng Ozon.

      Chúng ta đã đều biết tạo ozon bằng phóng điện là giải pháp dễ thực hiện và khá kinh tế, có giá trị thực tiễn và thương mại cao ... nên trên 90% số lượng máy, trên 95 % sản lượng ozon hiện tại trên thế giới đều theo nguyên tắc này
      ... mặc dù hiệu suất khai thác điện năng còn thấp ... 20 năm trước Suất Năng hao > 15 KWh/ Kg O3, từ 2003 giảm còn 3,5 KWh/ Kg O3. Tuy vậy hiệu suất chưa quá ngưỡng 8 % (so với lý thuyết) và người ta vẫn không ngừng phấn đấu nâng cao toàn diện theo hướng ...(đã giới thiệu ở tham luận trước)
      Về phần Điện tử (tạo nguồn Năng lượng hiệu quả cao và khiển chế thông minh) có vai trò rất quan trọng
      Trước hết về bộ Nguồn cao áp: có nhiều kiểu tạo cao áp rất kinh tế ... Khi làm " Nghiệp dư" với các máy công suất nhỏ, chưa yêu cầu chất lượng hay độ bền cao ... có thể tận dụng Mạch và Bô bin có sẵn đã trở thành hành hóa trên thị trường để "cải biến" sử dụng ... nhưng như vậy mới chỉ là chặng đường đầu tiên của Diễn đàn

      I. Về Bộ nguồn cao áp:

      với Buồng Ozon kiểu kinh điển có thông số xác định và không thay đổi trong quá trình phóng điện thì:
      Cao áp có thể chuyển Oxy thành Ozon và ngược lại phân giải Ozon thành Oxy (điều này cũng tương tự như sự hình thành và phân giải ozon với Tia tử ngoại khi bước sóng khác nhau - đã giới thiệu ở tham luận trước) ngoài ra khi dùng khí nạp là không khí lại có thể tạo thành Oxit Nitơ và các tạp khí khác ... (đã giới thiệu ở tham luận trước), Trên thực tế luôn luôn có sự đồng thời và đan xen các quá trình đó mà xác suất (tỷ lệ) các "phản ứng" phụ thuộc khá nhiều vào:
      - Điện áp đỉnh, Điện áp đáy
      - Cường độ hay diện tích phần Xung
      - Dạng xung kích thích
      - Tần số xung cơ bản, xung điều chế (điều biên hay điều tần)
      - Hàm số (theo thời gian) hay nói cách khác là quy luật biến thiên của
      xung, sóng theo thời gian, không gian trong Buồng phóng điện ... chẳng
      hạn ... có liên quan đến số lượng và sắp xếp điện cực, dùng cao áp 1
      pha hay 3 pha ...
      .......
      - Những "đặc tính" khác ... hiện chưa cần nhắc tới

      Ngoài ra khi Điện áp quá cao hay Xung năng lượng quá "khủng" (phóng sét) nếu không có các cách khống chế thì Hào quang Tím chuyển sang "sáng trắng hơn" có nghiã là sự tạo thành Ozon đã không kiểm soát được (trên 95 % điện năng đã hao phí thành Nhiệt, Ánh sáng, âm thanh ... ) và ngoài O3 còn có O4 ; O5 ; O6 ; O7 ; O8 .... (Oxy bậc càng cao, thời gian bán giải TBG càng ngắn, chỉ vài phần nghìn giây nên hầu như đã phân giải ngay lập tức trong Buồng Ozon, sự phân giải này làm giảm đáng kể lượng ozon tạo ra đồng gây thêm nhiều phản ứng không mong muốn ... (Xem các tham luận trước hoặc tại: www.sachben.com )

      Do vậy rất mong sau khi sàng lọc các tham khảo, chiêm ngưỡng "Tesla Coil" sẽ có nhiều nghiên cứu sâu sắc hơn bằng thực nghiệm kết hợp lý luận, phát hiện thêm nhiều cái "tưởng zậy mà không phải zậy"... mạnh dạn trao đổi nhiều thì mới có riêng BẢN QUYỀN CHUNG CỦA DIỄN ĐÀN

      Xin có "ý kiến" sơ bộ về "tồn tại" nhỏ của Thanh fdc:

      - Đèn còn nóng nhiều dù chưa làm việc quá công suất, chưa quá áp, dòng, tần số ... có thể do chưa điều chỉnh làm việc ở sát chế độ "đóng - ngắt" (Switching) một phần liên quan đến chất lượng linh kiện
      - Thứ cấp nóng trong khi sơ cấp và lõi không nóng, tải không bị quá ... có thể do cuốn cao áp chưa tốt, có lỗi nhỏ trong khâu cách điện (nên thay lõi mới) Xin lưu ý: Giữa cuộn thứ cấp và lõi Ferit có một điện dung nhỏ (càng nhỏ hơn nhiều lần điện dung của Bóng Ozon thì càng đỡ tổn hao) - trị số này phụ thuộc vào kết cấu, kiểu, vật liệu lõi nhựa " con sâu" và thay đổi tùy theo dạng, tần số ... của xung và điện cảm quy đổi từ sơ cấp sang ... có liên quan đến tần số cộng hưởng, kích thước "cửa sổ" sự ghép kín của lõi Ferit
      - Có tiếng rít phóng điện ở Bóng Ozon ... có thể trong giải tần số (khi phân tách xung), thành phần tần số thấp (< 20 KHz) hơi "bị nhiều"
      - Epoxy pha và làm khô mới gần đúng ... nếu đúng sẽ trong suốt, không màu như cái "kính lúp" nhìn rõ từng sợi dây
      - Buồng phóng điện khí rung siêu thanh có chút khác biệt với Buồng phóng điện có các điện cực được định vị cố định ... nên cho dù bạn làm cao áp thế nào vẫn có phóng điện tạo ozon ... xin TK thêm ở: http://sachben.com/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid=23)

      Hoan nghênh đã "đẽo" được cái Cày, chắc chắn tiếp sau sẽ được Cày có sao rồi siêu sao ... làm ra nhiều "thóc gạo" khi thừa bán đi ... Có gì xin tiếp tục liên hệ nhé.

      Kinh nghiệm nhỏ:

      - Có thể "ăn sẵn": dùng cái "chấn lưu điện tử" loại 40W AC 220V nhãn hiệu bất kỳ (~15.000 đ) 2 đèn 13003 không cần lá tản nhiệt vì đây là Switching , chỉ lấy 2 đầu ra (bỏ 2 đầu nối với C 472/1000V) nối thẳng vào sơ cấp Biến áp mà Thanh fdc đã cuốn (cuốn tăng lên 250 vòng dây 0,35). Nếu chấn lưu có cuộn cản lõi không khí thì càng tốt, cho mẩu Ferit gãy vào để điều chỉnh lượng Ozon bằng cách rút ra hay tiến vào: Nông - mạnh, Sâu - yếu" và cố định ở vị trí cần thiết (tương ứng đèn 13003 không nóng và Buồng ozon không quá nóng). Tuy nhiên mạch này dùng 2 tụ hóa 10M (106) /250V nên muốn bền hơn cần đấu song song thêm 2 điện trở 470K và 2 tụ 470 để phân áp đều và thoát cao tần. Chú ý không được phủ keo, bọc kín toàn bộ mạch ...
      Mạch này khá hiệu quả, hiệu suất điện rất cao nhưng hiệu suất tạo ozon vẫn chưa cao vì dạng xung chưa thích hợp, buồng ozon khá nóng, chỉ nên dùng cho máy < 2g/h và mang tính "Nghiệp dư".
      - Muốn nâng cao tính ổn định và độ bền thích hợp với điều kiện sử dụng vận hành và môi trường ẩm, nhiều bụi, nấm mốc, côn trùng, Axit ... ở Việt nam để "nhiều năm vẫn chạy tốt" cho bà con được "ăn chắc mặc bền" cần bọc mạch trong lớp bảo vệ (đổ Epoxy, Silicon , Composit, ...) và do vậy cần chọn linh kiện chất lượng tốt, dư thừa khả năng, ít bị nóng, ít dãn nở ... TD: Điện trở chỉ cần 1/4 W nên dùng dư 1/2W, chiết áp chỉ dùng khi chỉnh, chỉnh xong, đo và thay thế bằng điện trở cố định, Các mối hàn ngấu, chắc, tròn, chải sạch nhựa thông, mạch đi hợp lý bố trí linh kiện tránh nhiễu ký sinh, tránh dùng tụ hóa nhất là các tụ chất lượng thấp, tụ lọc nguồn có điện dung lớn làm việc với xung dòng lớn, tần số cao ... (bất đắc dĩ phải dùng thì để riêng ra không được phủ kín keo lên các loại Tụ "ướt" này). SACHBEN đã có giải pháp thay thế với Fully "Solid State"

      Chúc thành công !

      Xin chúc mừng Phanta đã cầm còi "Trọng tài chính", ... Vậy trong khi chưa có sân riêng, có nên thôi "sơ tán" để chuyển lại luồng này về chỗ xuất phát không ? Thực ra ở đâu trong dtvn thì cũng tốt ...

      Xin được vắng mặt để "Luyện công" tiếp
      Last edited by banozon; 25-04-2008, 19:54.

      Comment


      • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        Xin hiến kế các anh một mạch điện HV cực kỳ hiệu quả đây...
        - Cảm ơn LH và các anh chị em. Bác nào lắp mạch này, chạy thử nghiệm và post lên cho mọi người xem đi (cả hình tia sét phóng ).

        Cái mà chúng ta đang cần là:
        - mạch nguồn 220, công suất lớn
        - Dùng cao áp Tivi hoặc bobin xe máy (cuốn cao áp gian khổ lắm !),
        - Tần số có thể điều chỉnh (kết nối qua op để nối với mạch dao động khác như 555 hoặc Vi điều khiển)

        ai có cao kiến thì p o s t lên đi để mọi người tham khảo và chuyển sang chủ đề khác là làm khô, loại bỏ Nitor, khí độc....

        Comment


        • ý kiến tiếp theo của Lan Hương ...

          Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
          - Cảm ơn LH và các anh chị em. Bác nào lắp mạch này, chạy thử nghiệm và post lên cho mọi người xem đi (cả hình tia sét phóng ).

          Cái mà chúng ta đang cần là:
          - mạch nguồn 220, công suất lớn
          - Dùng cao áp Tivi hoặc bobin xe máy (cuốn cao áp gian khổ lắm !),
          - Tần số có thể điều chỉnh (kết nối qua op để nối với mạch dao động khác như 555 hoặc Vi điều khiển)

          ai có cao kiến thì post lên đi để mọi người tham khảo và chuyển sang chủ đề khác là làm khô, loại bỏ Nitor, khí độc....
          1/. Bộ nguồn HV : Bộ nguồn mà Lan Hương đưa lên ở đây có thang điện áp rộng từ 170 VAC đến 220 VAC, có nhiều mức DC ra cấp cho các tầng điều khiển và display, hiệu suất và công suất rất cao, giá rẻ --> hiệu quả kinh tế lớn. Nó đang được sử dụng trong thực tiễn công nghiệp tại Q. 9 / TP HCM.

          Lan Hương đề nghị nên sử dụng mach này.

          2/. Buồng và cực phóng điện : Cái mà anh em cần là một mũ chụp điện cực phóng điện bằng sứ xốp. Lan Hương xin hướng dẫn làm chi tiết này bằng kỹ thuật sứ không nung.

          Cool Ceramic Elec Plasma Plate Cover Technology .

          2a/. Vật liệu : Mg O : 5000 đ / Kg + Mg Cl2 (10.000 đ / Kg) + ống nước (15.000 đ / Kg).

          2a-1/ 40% Magne Ocide (Mg O) + 40% Magne Clorua (Mg Cl2) + 20% nước sạch.

          - Hỗn hợp này chính là polime - vô cơ trên nền magne. Khi đông cứng nó là sứ không nung, có độ cứng + độ cách điện tương tự gốm nung.

          - Với thao tác thủ công thì gốm không nung này có các lỗ hổng li ti trong cấu trúc của nó (thể "hang"), là môi trường trao đổi năng lượng để phân giải NOx, làm giảm khí độc (toxic gaz) này.

          2a-2/ Một khúc ống nước (phi) 30 dài tùy ý (50 mm - 120 mm hay hơn) bằng nhựa PVC, dùng lưỡi cưa sắt xẻ rãnh dọc (để dễ tháo sau khi làm xong).

          2a-3/ Một khúc ống nước (phi) 10 mm làm ruột lõi, ngắn hơn ống vỏ 5 mm - 10 mm. Ống được xẻ rãnh dọc --> trám kẽ hở bằng sáp nến và dùng miếng nhựa tròn bịt một đầu + trám bắng sáp nến.

          2b/. Thao tác :

          2b-1/ Magne ocide dạng bột, màu trắng ngả vàng cần hong hay sấy khô, nghiền nhẹ bằng cối xay tiêu để có bột mịn và tinh khiết. Magne clorua có dạng như đường kính, hạt trong và ngậm nước. Cả hai trộn khô và đều trong bát lớn (tô) rồi pha nước vào để có dạng sệt như sữa lon (sữa đặc có đường). Hỗn hợp này sẽ đông cứng sau 2 - 3 giờ, không đóng rắn quá nhanh nên ta cứ từ từ mà làm, không sợ trễ giờ gì cả.

          2b-2/ Hai ống nước cố định bằng nêm sao cho cách đều thành hình vành khăn trên tấm gỗ hay miếng sáp nến để hình thành khuôn đúc. Khoảng hở giữa chúng sẽ là chỗ đổ chất liệu sứ vào.

          2b-3/ Hỗn hợp ở (2a-1) khuấy đều lần cuối bằng thìa --> đổ vào khuôn, để yên trong 3 hay 4 giờ cho khô cứng hẳn --> tháo khuôn --> hong hoặc sấy cho đến khi khô cứng. Trong điều kiện ẩm độ không khí cao thì có thể là hơn 24 giờ mới hoàn thành sản phẩm.

          2b-4/ Khi sứ không nung đã đông cứng thì tháo ống lõi (11mm) ra trước, ống ngoài tháo sau. Miếng nắp nhựa lấy hay không cũng được. Đem phơi nắng mạnh hoặc sấy bằng nhiệt cho đến khi cứng và trắng như phần là được.

          2b-5/ Làm các miếng nhựa mỏng hình tròn vừa lọt trong lòng ống, chui dây và đưa dây HV vào, cố định bằng keo nhựa nóng.

          Lan Hương.
          ================

          Huhu, chắc là phải đi học một khóa chụp ảnh. Chụp hình cứ đen thui thôi ...
          Attached Files

          Comment


          • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            1/. Bộ nguồn HV : Bộ nguồn mà Lan Hương đưa lên ở đây có thang điện áp rộng từ 170 VAC đến 220 VAC, có nhiều mức DC ra cấp cho các tầng điều khiển và display, hiệu suất và công suất rất cao, giá rẻ --> hiệu quả kinh tế lớn. Nó đang được sử dụng trong thực tiễn công nghiệp tại Q. 9 / TP HCM.

            Lan Hương đề nghị nên sử dụng mach này.

            2/. Buồng và cực phóng điện : Cái mà anh em cần là một mũ chụp điện cực phóng điện bằng sứ xốp. Lan Hương xin hướng dẫn làm chi tiết này bằng kỹ thuật sứ không nung.

            Cool Ceramic Elec Plasma Plate Cover Technology .

            2a/. Vật liệu : Mg O : 5000 đ / Kg + Mg Cl2 (10.000 đ / Kg) + ống nước (15.000 đ / Kg).

            2a-1/ 40% Magne Ocide (Mg O) + 40% Magne Clorua (Mg Cl2) + 20% nước sạch.

            - Hỗn hợp này chính là polime - vô cơ trên nền magne. Khi đông cứng nó là sứ không nung, có độ cứng + độ cách điện tương tự gốm nung.

            - Với thao tác thủ công thì gốm không nung này có các lỗ hổng li ti trong cấu trúc của nó (thể "hang"), là môi trường trao đổi năng lượng để phân giải NOx, làm giảm khí độc (toxic gaz) này.

            2a-2/ Một khúc ống nước (phi) 30 dài tùy ý (50 mm - 120 mm hay hơn) bằng nhựa PVC, dùng lưỡi cưa sắt xẻ rãnh dọc (để dễ tháo sau khi làm xong).

            2a-3/ Một khúc ống nước (phi) 10 mm làm ruột lõi, ngắn hơn ống vỏ 5 mm - 10 mm. Ống được xẻ rãnh dọc --> trám kẽ hở bằng sáp nến và dùng miếng nhựa tròn bịt một đầu + trám bắng sáp nến.

            2b/. Thao tác :

            2b-1/ Magne ocide dạng bột, màu trắng ngả vàng cần hong hay sấy khô, nghiền nhẹ bằng cối xay tiêu để có bột mịn và tinh khiết. Magne clorua có dạng như đường kính, hạt trong và ngậm nước. Cả hai trộn khô và đều trong bát lớn (tô) rồi pha nước vào để có dạng sệt như sữa lon (sữa đặc có đường). Hỗn hợp này sẽ đông cứng sau 2 - 3 giờ, không đóng rắn quá nhanh nên ta cứ từ từ mà làm, không sợ trễ giờ gì cả.

            2b-2/ Hai ống nước cố định bằng nêm sao cho cách đều thành hình vành khăn trên tấm gỗ hay miếng sáp nến để hình thành khuôn đúc. Khoảng hở giữa chúng sẽ là chỗ đổ chất liệu sứ vào.

            2b-3/ Hỗn hợp ở (2a-1) khuấy đều lần cuối bằng thìa --> đổ vào khuôn, để yên trong 3 hay 4 giờ cho khô cứng hẳn --> tháo khuôn --> hong hoặc sấy cho đến khi khô cứng. Trong điều kiện ẩm độ không khí cao thì có thể là hơn 24 giờ mới hoàn thành sản phẩm.

            2b-4/ Khi sứ không nung đã đông cứng thì tháo ống lõi (11mm) ra trước, ống ngoài tháo sau. Miếng nắp nhựa lấy hay không cũng được. Đem phơi nắng mạnh hoặc sấy bằng nhiệt cho đến khi cứng và trắng như phần là được.

            2b-5/ Làm các miếng nhựa mỏng hình tròn vừa lọt trong lòng ống, chui dây và đưa dây HV vào, cố định bằng keo nhựa nóng.

            Lan Hương.
            ================

            Huhu, chắc là phải đi học một khóa chụp ảnh. Chụp hình cứ đen thui thôi ...

            Loại sứ này có thể áp dụng làm cục lọc nước hay cục phun khí ozon (cục sủi) được không ?

            Comment


            • sứ xốp cho ozzone mixer ...

              Nguyên văn bởi banozon Xem bài viết
              Loại sứ này có thể áp dụng làm cục lọc nước hay cục phun khí ozon (cục sủi) được không ?
              Hoàn toàn có thể dùng được với qui trình chế tạo khác một ít anh ạ.

              1/. Hỗn hợp là 40% MgO + 40% MgCl2 + 10% bột ngô thứ phẩm + 10% nước.

              2/. Sau khi tạo hình --> sấy hoặc hong khô thì phải ngâm sứ trong NaOH pH 12 (xút ăn da) 2 giờ để hòa tan hết phần bột ngô.

              3/. Nung ở 400 độ C trong 4 - 8 giờ để hoàn tất thể hang của sứ.

              Thành phẩm là sứ không nung Torricelli dùng lọc nước và sục khí + ozzone mixer .v.v.... vô địch. Chú ý là sứ Magne chịu nhiệt độ cao hơn sứ đất sét + Kaolin nhiều, là nguyên liệu chính của gạch chịu lửa trong công nghiệp nhiệt luyện kim loại.

              Chúc các anh có nhiều thành tựu.

              Lan Hương.

              Comment


              • Cám ơn LH về những chia sẻ. Nhưng trong cái sơ đồ trên, cuộn sơ cấp là nguyên gốc của nó luôn à? Mạch này lại chưa có phần điều chỉnh tần số, dạng xung, áp ra... để có thể chọn chế độ tốt nhất cho việc sản sinh Ozon. LH có thể chỉnh lại mạch chứ?

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                  Hoàn toàn có thể dùng được với qui trình chế tạo khác một ít anh ạ.

                  1/. Hỗn hợp là 40% MgO + 40% MgCl2 + 10% bột ngô thứ phẩm + 10% nước.

                  2/. Sau khi tạo hình --> sấy hoặc hong khô thì phải ngâm sứ trong NaOH pH 12 (xút ăn da) 2 giờ để hòa tan hết phần bột ngô.

                  3/. Nung ở 400 độ C trong 4 - 8 giờ để hoàn tất thể hang của sứ.

                  Thành phẩm là sứ không nung Torricelli dùng lọc nước và sục khí + ozzone mixer .v.v.... vô địch. Chú ý là sứ Magne chịu nhiệt độ cao hơn sứ đất sét + Kaolin nhiều, là nguyên liệu chính của gạch chịu lửa trong công nghiệp nhiệt luyện kim loại.

                  Chúc các anh có nhiều thành tựu.

                  Lan Hương.
                  Xin cám ơn ! Có thể thay bột ngô bằng bột than hoạt tính được không, khi nung nó sẽ cháy bốc khói CO2, để lại các lỗ trống ?
                  Last edited by banozon; 25-04-2008, 19:50.

                  Comment


                  • chỉnh tần số ...

                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    Cám ơn LH về những chia sẻ. Nhưng trong cái sơ đồ trên, cuộn sơ cấp là nguyên gốc của nó luôn à? Mạch này lại chưa có phần điều chỉnh tần số, dạng xung, áp ra... để có thể chọn chế độ tốt nhất cho việc sản sinh Ozon. LH có thể chỉnh lại mạch chứ?

                    PT.
                    Anh ơi, con điện trở nối tiếp với tụ 472 và chính là để chỉnh tần số đó anh ạ. Còn cuộn L1 là điều chỉnh công suất ra. Dùng nguyên cuộn gốc của nó hoàn toàn phù hợp, không phải quấn lại gì hết.

                    Đặc điểm của mạch này là nó chạy duty 50%, 28 KHz (tần số có hiệu quả cao nhất đối với biến áp plyback TV chạy 50% duty), rất thích hợp cho cao thế tạo ozzone. Chú ý là khe mạch từ của biến áp xung lúc này không cần chú ý như lúc chạy xung nhọn horizontal của TV nữa. Kết hợp với đầu chụp bản cực bằng sứ xốp có (hoặc không có) đối lưu khí thì tỷ lệ NOx thấp đến mức tối thiểu, O(n) (n > 3) gần như bằng không.

                    Em biết điều này vì lúc đó ông xã thiết kế cho máy xử lý rác do CTy Phương Nam, 568 Lê Văn Việt, Q9, TP HCM chế tạo.

                    Banozon :
                    Có thể thay bột ngô bằng bột than hoạt tính được không, khi nung nó sẽ cháy bốc khói CO2, để lại các lỗ trống ?
                    - Than hoạt tính không cháy hết và nó để lại các "cặn hữu cơ" khó phân giải. Bột ngô thì ra ngoài chợ mua, giá bằng bột gạo thôi, và cũng có thể thay bằng bột gạo (dùng loại phế phẩm cho nó ... rẻ). Ngay trong công nghiệp chế tạo thau dầu (bột hợp kim đồng - thiếc - kẽm thiêu kết / xốp + ngậm dầu) người ta vẫn dùng bột ngô, bột mạch đen phế phẩm đó anh ạ.

                    - Để tạo hình ống sứ xốp Torricelli "không thủ công" thì hầu như không pha nước vào hỗn hợp, chỉ trộn khô và nén với áp lực 5 đến 10 Bars rồi nung (còn gọi là thiêu kết).

                    Tiếc là em chụp hình không biết chỉnh thế nào mà nó cứ ... đen thui, ko đưa lên đây được. Em đã đăng ký học chụp hình rồi, tuần sau đi học để ... phục vụ dientuvietnam đó. Hihi.

                    Lan Hương.
                    Last edited by lanhuong; 25-04-2008, 20:10.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      Xin hiến kế các anh một mạch điện HV cực kỳ hiệu quả đây.

                      Mạch dưới đây từ ballast điện tử cũ, biến áp xung là playback TV 17 hay 19 inches ở chợ trời đã đục bỏ phần screen, focus và các thứ không cần thiết đi (giá 17.000 đ).

                      Mạch chạy trực tiếp điện lưới 170 - 220 VAC.

                      Nếu dùng transistor công suất D1402 x2 thì khoảng 150W - 180W, nếu dùng 13003 hay C2335 thì 60W hay 80W. Phần điện áp thứ cấp dùng được nhiều cấp, thoải mái cho micro processor và các thứ khác. Công suất và điện áp cao thế (HV) do L1 quyết định.

                      Ở CTy Phương Nam, đường Lê Văn Việt Q. 9 TP HCM, mạch này với một chút sửa đổi + playback monitor 21 inches đang dùng để cấp cao áp ~ 70 KV cho máy tuyển nhựa.

                      Mạch rất tiện lợi và dễ dùng, mong là giúp ích được cho các anh.

                      Lan Hương.
                      Thử phân tích mạch điện:

                      (Nửa "chu kỳ" thứ nhất)
                      1. + 310 v nạp vào tụ 223 qua R 1M cho đến khi điện áp đủ kích mở Diac 3D30, cực B của đèn D1402 phía dưới tiếp nhận xung + và được mở. Ngay lập tức có 2 dòng điện:
                      Dòng chính: chạy từ +310V qua tụ 104/600V, qua sơ cấp Flyback qua L1, qua cuộn giữa Lo, qua D1402 dưới, qua R 2,2 ohms về - đồng thời tụ 104/600V được nạp đầy 310V Dòng này khá lớn sinh ra xung cao áp một chiều bên cuộn thứ cấp (à mà không thấy vẽ mấy cái Diod siêu cao áp nối tiếp cuộn cao áp thường bố trí sẵn trong bô bin đời mới, mấy cái cái Diode này có điện trở rất rất lớn chạy một lúc sẽ nóng bỏng và làm giảm đáng kể dòng phóng khi tải là ống ozon)
                      Dòng phụ: chạy từ + 155V ở giữa 2 tụ 25m/160Vqua tụ 472, qua R 1K, qua L1, qua cuộn giữa Lo qua D1402 dưới, qua R 2,2 ohms về - . Do dòng này nhỏ thôi và không chạy qua sơ cấp Flyback nên không có tác dụng sinh cao áp

                      (Nửa "chu kỳ" thứ hai)
                      2. Xung cảm ứng ở 2 cuộn trên và dưới của Toroid Lo, qua các điện trở 10 ohms 2,2 ohms (2,2 ohms vừa bảo vệ đèn vừa gây hồi tiếp êm về dòng, ổn định sự làm việc của đèn) áp vào 2 cặp BE sau khi thúc đẩy sự bão hòa rồi đóng đèn dưới mở đèn D1404 trên. Khi này thì có:
                      Dòng chính: Do tụ 104/600V đã được nạp đầy đến 310 V, bây giờ phóng qua D1402 trên, qua R2,2 Ohms, qua cuộn giữa Lo, qua cuộn cản L1,qua Sơ cấp biiens áp Flyback (theo chiều ngược lại), cảm ường sang cuộn thứ cấp xung cao áp có chiều ngược lại
                      Dòng phụ nhỏ thôi từ +310V qua đèn D1402 trên qua R 2,2 ohms qua cuộn giữa của Toroid Lo (theo chiều ngược lại), qua L1, qua R 1K, qua C 472 /300V về điểm + 155 V giữa 2 tụ 25m/160V
                      Nửa chu kỳ này có dòng mạnh tương đương qua sơ cấp Flyback nhưng theo chiều ngược lại do vậy thu được cao áp xoay chiều, rất thích hợp tạo Plasma


                      Do nửa chu kỳ thứ 2 này dòng qua cuộn giữa của Lo, chạy theo chiều ngược lại so với nửa chu kỳ đầu, nên điện áp cảm ứng lại kích cho 2 đèn D 1402 tự đóng mở giúp mạch tự duy trì dao động không liên quan đến mạch mồi R 1M C 223 với Diac nữa.

                      Sorry, lúc nãy tôi quên mất tụ C104/600V... Phanta yên tâm đi, tụ này còn cho phép không phải cuốn lại cuôn sơ cấp Flyback dù nó ít vòng và sự phóng điện này càng làm cho xung cao áp mạnh hơn nhiều
                      Last edited by banozon; 25-04-2008, 23:55.

                      Comment


                      • mạch 50% duty ...

                        Nguyên văn bởi banozon Xem bài viết
                        Thử phân tích mạch điện:

                        ... mong được giải thích rõ thêm.
                        - Cụm linh kiện tần thấp gồm 1M + 223 + Diac chỉ có tác dụng tạo xung "mồi" khoảng 12 - 15 KHz / 2 mA thôi anh ạ. Dòng xung kín mạch qua 104 + Lp + L1 + Lo do xung mồi sẽ tạo xung hồi tiếp dương - pha trên thứ cấp Lo --> xung cảm ứng qua toroid nhanh chóng tăng điện áp và cường độ đủ lớn (2,4 Vpp + 18 mA) sau 10% đến 50% giây để thoát ly ảnh hường của xung "mồi", và mạch "mồi" hoàn toàn không còn tác dụng nữa khi mạch đã "chạy". Lúc đó xung - dòng trên hai phần thứ cấp toroid hoàn toàn bằng nhau --> tháo diac thì mạch vẫn chạy như thường --> kiểm tra trên oscillo scope thấy rõ 50% duty (nếu dùng oscillo scope bán dẫn thì nhớ là chỉ kiểm dạng sóng ở cuộn thứ cấp thấp volt nào đó, đừng đưa probe vào ngã ra chung trên toroid. Xung ở đó lên đến 680Vpp, có thể gây hại đến các thiết bị đo, kể cả làm "già" cuộn dây điện từ của VOM).

                        - Khi chạy thì mạch có thể "ăn" dòng min = 100 mA/AC --> max = 650 mA/AC.

                        Thử gỡ R = 10 ohm trên cực base của transistor công suất trên thì nghe rõ tiếng rít của tần số 12 - 15 KHz, toàn mạch chỉ tiêu thụ khoảng 10mA/AC - 25mA/AC mà ... không tạo ra gì hết. Hihi.

                        - Mạch này dùng trực tiếp điện lưới trong một thang điện áp rất rộng nên có thể điều tiết bằng SCR hay Triac đều thuận tiện.

                        Dòng phụ: chạy từ + 155V ở giữa 2 tụ 25m/160Vqua tụ 472, qua R 1K, qua L1, qua cuộn giữa Lo qua D1402 dưới, qua R 2,2 ohms về - . Do dòng này nhỏ thôi và không chạy qua sơ cấp Flyback nên không có tác dụng sinh cao áp ...
                        * Anh nhận xét đúng, mạch này duy trì dòng xung trên toroid để điều tiết cân bằng dạng xung kích ở thứ cấp toroid bảo đảm hệ số duty 50% và chống dao động bị tắt dần, bỏ đi vẫn được nhưng dạng xung sẽ không tốt (dĩ nhiên) và thang điện áp sẽ hẹp lại thay vì 170VAC đến 220VAC như khi có nó.

                        ... à mà không thấy vẽ mấy cái Diod siêu cao áp nối tiếp cuộn cao áp thường bố trí sẵn trong bô bin đời mới, mấy cái Diode này có điện trở rất rất lớn chạy một lúc sẽ nóng bỏng và làm giảm đáng kể dòng phóng khi tải là ống ozon ...
                        Anh quên đọc chỗ này của em rồi :

                        biến áp xung là playback TV 17 hay 19 inches ở chợ trời đã đục bỏ phần screen, focus và các thứ không cần thiết đi (giá 17.000 đ).
                        Diod cao thế đã bị đục lấy đi rồi, còn đâu mà nóng hả anh ? Mình tự đục lấy cũng được, có keo Epoxy + bột magne "chuyên trị" rồi, sợ gì nữa ? Mấy con diod HV này giá hơn 5.000 đ / con đó anh.

                        Chúc các anh sớm thành công.

                        Lan Hương.
                        Last edited by lanhuong; 25-04-2008, 23:46.

                        Comment


                        • - Chân thành cảm ơn bác NNB (Banozon), Công Thành (Thanhfdc),Anh Phanta, Anh MHz, anh bqviet, và các anh khác. Đặc biệt chân thành cảm ơn 2 em gái đó là Lanhuong và Huyền Trang đã có nhiều đóng góp cho luồng.

                          - Trước khi chuyển sang chủ đề khác đề nghị mọi người giúp tôi: mạch công suất mà tần số được tạo bởi VĐK hoặc 555 kết nối qua Opto (VD: MOC3020, MOC3021, 4N35, TPL512), Nếu mạch dùng trực tiếp 220V, điều khiển qua SCR là tốt nhất

                          - Đề nghị: Xin địa chỉ của các anh chị em quan tâm về ozone
                          Xin mail về đc: dautien@gmail.com
                          (Có thể có những tài liệu, trao đổi riêng mà không thể post trên luồng này được)

                          http://www.freewebs.com/ozonevn/index.htm
                          Last edited by vanco; 25-04-2008, 23:36.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                            - Cụm linh kiện tần thấp gồm 1M + 223 + Diac chỉ có tác dụng tạo xung "mồi" khoảng 12 - 15 KHz / 2 mA thôi anh ạ. Dòng xung kín mạch qua 104 + Lp + L1 + Lo do xung mồi sẽ tạo xung hồi tiếp dương - pha trên thứ cấp Lo --> xung cảm ứng qua toroid nhanh chóng tăng điện áp và cường độ đủ lớn (2,4 Vpp + 18 mA) sau 10% đến 50% giây để thoát ly ảnh hường của xung "mồi", và mạch "mồi" hoàn toàn không còn tác dụng nữa khi mạch đã "chạy". Lúc đó xung - dòng trên hai phần thứ cấp toroid hoàn toàn bằng nhau --> tháo diac thì mạch vẫn chạy như thường --> kiểm tra trên oscillo scope thấy rõ 50% duty (nếu dùng oscillo scope bán dẫn thì nhớ là chỉ kiểm dạng sóng ở cuộn thứ cấp thấp volt nào đó, đừng đưa probe vào ngã ra chung trên toroid. Xung ở đó lên đến 680Vpp, có thể gây hại đến các thiết bị đo, kể cả làm "già" cuộn dây điện từ của VOM).

                            - Khi chạy thì mạch có thể "ăn" dòng min = 100 mA/AC --> max = 650 mA/AC.

                            Thử gỡ R = 10 ohm trên cực base của transistor công suất trên thì nghe rõ tiếng rít của tần số 12 - 15 KHz, toàn mạch chỉ tiêu thụ khoảng 10mA/AC - 25mA/AC mà ... không tạo ra gì hết. Hihi.

                            - Mạch này dùng trực tiếp điện lưới trong một thang điện áp rất rộng nên có thể điều tiết bằng SCR hay Triac đều thuận tiện.



                            * Anh nhận xét đúng, mạch này duy trì dòng xung trên toroid để điều tiết cân bằng dạng xung kích ở thứ cấp toroid bảo đảm hệ số duty 50% và chống dao động bị tắt dần, bỏ đi vẫn được nhưng dạng xung sẽ không tốt (dĩ nhiên) và thang điện áp sẽ hẹp lại thay vì 170VAC đến 220VAC như khi có nó.



                            Anh quên đọc chỗ này của em rồi :



                            Diod cao thế đã bị đục lấy đi rồi, còn đâu mà nóng hả anh ? Mình tự đục lấy cũng được, có keo Epoxy + bột magne "chuyên trị" rồi, sợ gì nữa ? Mấy con diod HV này giá hơn 5.000 đ / con đó anh.

                            Chúc các anh sớm thành công.

                            Lan Hương.

                            Cám ơn LH, lúc nãy tôi quên mất tụ 104/600v được tích đầy 310V ở cuối nửa chu kỳ đầu và phóng mạnh (theo chiều ngược lại ở nửa chu kỳ sau) ... tạo ra sự đối xứng và cho xung cao áp xoay chiều. Ngoài ra có tụ này thì có thể dùng nguyên xi cuộn sơ cấp (dù chỉ có mấy chục vòng) có sẵn trong Flyback ... thật tiện lợi (tôi đã sửa lại bản phân tích).Tuy nhiên để xung đỡ sắc nhọn nên tháo lõi Ferit(cẩn thận dễ gãy vỡ - cần đốt nóng lõi, cắt vấu nhựa hãm, xoay lắc nhẹ là được) lấy đi miếng giấy đệm giữa 2 nửa lõi, cạo sạch rồi ghép lại, gông buộc cho khít ...)
                            L1 cuốn vài trăm vòng với lõi không khí "phi" 12 dài 20 mm, thả mẩu Ferit "Phi "10 vào nông hay sâu có thể điều chỉnh công suất tương thích với tải (Ống Ozon)

                            Còn ... vài điểm nữa:

                            - Có cách nào thay thế 2 tụ hóa mà vẫn đảm bảo công suất và mạch vẫn không cồng kềnh không ? Tụ hóa hay bị "rò rỉ nước" lắm ...
                            - Cái "Chụp cao áp" bằng sứ không nung lắp như thế nào ?
                            - Có cần nghiền mịn cả MgCl2 không ?
                            - Hỗn hợp Bột sứ có thể phun (sơn tĩnh điện) lên bề mặt kim loại gì để nó dính bám chặt và không bong khi nóng liên quan đến hệ số dãn nở nhiệt không giống nhau ?
                            Last edited by banozon; 26-04-2008, 00:40.

                            Comment


                            • Đề nghị anh Banozon nghỉ 1 ngày để "luyện công" với mạch của LH post

                              - Lý thuyết vẫn chưa đủ, phải thực nghiệm mới thấy phát sinh vấn đề
                              - Mấy cái tụ rất củ chuối, tần số biến thiên có vẻ nhiều
                              - Với mạch này lượng NOx có giảm đi hay tăng lên ?

                              Comment


                              • Máy-Thiết bị- Công nghệ Ôzôn

                                Một vài tham khảo
                                Attached Files
                                Last edited by banozon; 27-04-2008, 11:08.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vanco Tìm hiểu thêm về vanco

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X