Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy tạo khí ôzôn và ứng dụng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lắp Phát ăn Ngay

    Đây là 1 sáng tác của mình,chưa ai làm,và đã là ruột của một số máy ozoze do mình lắp ráp.
    Thật là đơn giản,không biết hàn cũng có thể lắp được. Các bạn hãy làm thử, Ai lắp không thành công đến LƯỠNG lắp hộ,chỉ lấy công bằng ly càphê buổi sáng.
    Mạch có hiệu suất khá cao,ổn định, công suất tương đối, tần số ( 500hz - 2 khz ) phụ thuộc vào R và điện áp nguồn (140vac - 260vac ) . Cao áp có thể sử dụng cao áp tự quấn,cao áp TV đen trắng,TV màu đã đục bỏ điôt HV.KHông nên sử dụng mobin xe máy vì nõi sắt thẳng không phù hợp với các xung có độ rộng nhỏ.
    Mình thấy Thanhfdt có cao áp tự quấn, vanco có cao áp TV đen trắng, lanhuong có cao áp TV màu . Các bạn hãy lắp thử và thông báo cho mọi người nhé.
    CHÚC THÀNH CÔNG !
    Attached Files

    Comment


    • Nguyên văn bởi thanhfdc
      ...với các thông số như trên thì ozone sinh ra trên buồng phóng dạng này là dạng gì: crona hay plasma, và liệu có đủ sạch khi không khí đưa vào chỉ là không khí thường đã qua lọc bụi.
      Cái này thì phải hỏi Lanhuong để rõ thêm về cái buồng Torricell.
      (Vật liệu là Ocid magne + Clorua Magne)

      Theo tính toán với buồng phóng điện của Lanhuong thì Plasma tạo ra hiệu quả nhất là:
      "điện áp 12 - 16 KV . tần số 25 - 35 KHz - nhiệt độ < 40 độ là ... êm
      tức là nhiệt độ plasma khoảng 16.000 - 20.000 độ"

      Comment


      • Tài liệu tham khảo:
        1. Phóng điện trong chất khí
        http://www.ebook.edu.vn/?page=1.6&view=731

        (thân gửi anh Phanta và các bạn quan tâm đến xử lý nước)
        2- Tháp địa lô: http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=242
        3- Xl nước ngầm: http://www.ebook.edu.vn/?page=1.1&view=3074
        4- Các vật liệu trong lọc nước: Hấp phụ, Hạt trao đổi Ion, Cation...
        http://www.apollo.net.vn/Default.aspx?CateID=58
        http://moitruong.com.vn/modules.php?...d=359&mcid=289
        http://www.xulynuoc.net/list_product.aspx?cid=1

        http://www.xulynuoc.net/list_product.aspx?cid=4

        Đọc kỹ tính năng của các vật liệu lọc, anh sẽ thấy xử lý nước kết hợp với máy ozone thật đơn giản, hiệu quả. Cho dù có dư hàm lượng NH3-,NH4+ thì đều có hạt hấp thụ (không lo đến máy ozone bẩn hay sạch nữa, tất nhiên máy sạch thì vẫn tốt hơn). Vấn đề còn lại là dành cho các nhà điện tử-thiết kế hệ thống hoàn nguyên hạt lọc tự động (sấy nóng hạt lọc tự động, bơm rửa ngược tự động, hoàn nguyên hạt lọc bằng muối ăn (NaCl) tự động.....)
        Last edited by vanco; 06-06-2008, 21:02.

        Comment


        • Anh nghĩ đúng theo hướng điều khiển bằng "bão hòa từ" mà Lan Hương đã nói rồi đó.

          Có điều là Lan Hương điều khiển công suất trên L1 vì 2 lý do sau đây :

          1/. Điều khiền trên Lo sẽ có hiện tượng mất đỉnh xung điều khiển --> thoát khỏi khuếch đại lớp D --> hiệu suất giảm --> transistor công suất nóng nguy hiểm.

          2/. Biên độ thay đổi công suất của Lo là rất lớn vì Lo nhiều vòng dây, dễ tạo mạch điều khiển dùng Fet với PWM từ MCU.
          Theo mình nghĩ:
          1. Điều khiền công suất HV ở Lo như post 270 có đặc điểm sau:
          Khi VR ở giá trị lớn, và Z L1=0 (bỏ L1) thì CS của mạch là lớn nhất (max).
          Khi điều chỉnh giảm VR --> xung hồi tiếp về B của 2 tranzito giảm --> thời gian dẫn bão hoà của 2 tranzito giảm --> công suất HV giảm.
          Với cách điều chỉnh này chỉ cần vài vòng dây trên Lo (bằng số vòng sơ cấp Lo) ta có thể điều chỉnh thời gian làm việc của 2 tranzito gần như bằng 0 --> CS HV rất nhỏ. Như vậy biên độ điều chỉnh CS là rất lớn từ :~0 --> max.
          Tuy khi giảm CS do độ dốc của xung tam giác giảm --> thời gian 2 tranzito ở chế KĐ (chế độ A) sẽ dài hơn, nhưng tổng thời gian làm việc của chúng lại ngắn đi do đó tranzito cũng không bị nguy hiểm và cũng không bị nóng thêm. Cách này ta tít kiệm được cuộn L1.

          2. Điều khiển CS HV ở L1 như post 272 có đăc điểm sau:
          Khi số vòng thứ cấp của biến thế L1 lớn (bằng hoặc hơn sơ cấp) bỏ điên trở 1k và 2.2R , Nếu Fet thông bão hoà --> Z L1 coi như bằng 0 --> CS HV lớn nhất = max.
          Khi Fet chưa dẫn thì Z L1 lớn nhất --> CS HV nhỏ nhất.
          Để CS HV có thể giảm nhỏ tương đối thì Z L1 phải thật lớn (lớn hơn nhiều Lp) như vậy L1 phải quấn nhiều vòng --> cồng kềnh + tốn kém.
          Vả lại khi CS giảm thì dòng qua Lo giảm --> độ dốc của sóng tam giác giảm và 2 tranzito vấn hoạt động như trường hợp trên.
          * Như vậy theo mình nên sử dụng phương pháp ở trên là hợp lý.

          3.Trong thực tế mình biết các mạch công suất thường người ta bỏ L1 để khai thác công suất tối đa của mạch. Chỉ có chấn lưu đèn tuyp là phải dùng L1 vì : khi đèn chưa sang L1 kết hợp với tụ (khoảng 103/630v) đấu song song với đèn tuýp (trong hinh không có) để tạo mạch cộng hưởng nối tiếp, tạo điện áp cao trên 2 đầu tụ khởi động đèn,và khi đèn đã sáng thì L1 có tác dụng giảm bớt dòng cao tần qua đèn, như cái chấn lưu dây quấn ở điện 50hz đó.
          Attached Files

          Comment


          • Nguồn điện với sự tạo thành và phân giải ozone

            UV, Sét, Corona, Plasma,...đều có thể vừa kích thích O2 tạo thành O3, vừa xúc tiến phân giải O3 thành O2
            *Các diễn biến đồng thời trong buồng phóng điện chủ yếu gồm:
            e + O2 > 2O + e
            O + O2 + M > O3 + M
            O + O3 > 2 O2
            e + O3 > O + O2 + e
            * Thu năng lượng tạo Ozone: 3 O2 + 69 Ke > 2 O3 (thuận)
            * Tỏa nhiệt khi Ozone phân giải: 3 O2 > 2 O3 + 285 kJ (ngược)

            Các tỉ lệ thuận ngược phối thuộc: Đặc điểm nguồn điện/ Kiểu và kết cấu cụ thể buồng Ozone/ Thành phần, tính chất, thông số kỹ thuật khí nuôi / Điều kiện môi trường công tác? ...

            Hiệu quả chung được đánh giá bằng Suất năng hao (kWh/kg O3) đã bao gồm cả năng hao cho Bơm, sấy cấp khí nuôi, làm mát máy,...

            1. Với phóng Sét (Xung một chiều thuần do tĩnh điện) Ozone tạo ra ngay trước khi có tia sét hoặc bên ngoài tia sét. Khu vực gần hay tại lõi tia sét không tồn tại ozon có chăng chỉ là NOx
            2. Với Chiếu đèn cực tím: Ozon chỉ tạo bởi tia UV-D (1000-2000 Anstron - 185 Nanometers). Các tia dài hơn như: UV-C (2000-2900 Ao -253,7 nm) hay UV-B (2950-3250 Ao - 312 nm) hoặc UV-A ( 3250-3900 Ao - 365 nm) có tác dụng phân giải Ozone
            3. Với Corona (xung điện cao áp một chiều, xoay chiều bất đối, xoay chiều + một chiều, ...tần số thấp hoặc trung bình) Ozone thu được chủ yếu trên thành điện cực dương trong khe phóng điện với bề mặt điện môi, do vậy điện cực âm cần dán kín và sát mặt ngoài điện môi. Dạng xung thích hợp là hình "Mái nhà cong" hay "Bánh nhông xích cũ" đã mòn nhọn, tuyệt nhất là dạng "Sóng Xô bờ"... Trong đó Đỉnh xung 1,15-1,3 điện áp mồi. Đáy xung 1,1-1,2 ngưỡng tắt. Sẽ tạo ra sự phóng điện lưu trú đồng đều, liên tục trên bề mặt, biểu hiện bởi quầng sáng xanh tím nhẹ. Xung nhọn có độ dài khoảng 100nm có hiệu quả năng lượng cao nhất ...
            (còn tiếp)
            |

            Comment


            • 4. Với Plasma: (xoay chiều cao áp cao tần ...) sinh ra đẳng ion (cả ion dương và âm lượng xấp xỉ nhau) Ozone thu được nhiều nhất trên điện cực trung gian triệt điện tích nằm giữa 2 điện môi, Mặt ngoài 2 điện môi dán trùm kín và sát 2 điện cực chính. (điểm bảo hộ 5 và 6 của Patent No. 0005122)
              5. Với các dạng "cải tiến" khác như Buồng ozone có nhiều điện cực, có nhiều khoang, có điện môi không đồng đều, có khe phóng điện không cố định (điện cực quay, dao động, rung tự lựa ...), có dạng khí động hoặc kết cấu đặc biệt ... thì nguồn điện sẽ được thiết kế và thực nghiệm chỉnh lý tương thích.

              * Để thay đổi lượng Ozone:
              - Với các máy "mini" - gia dụng, đơn giản chỉ dùng bộ TIMER (hẹn giờ tắt) để hạn lượng Ozone tạo ra
              - Với các máy cỡ nhỏ chỉ có 1 buồng Ozone thì có thể điều chỉnh bằng thay đổi thông số điện áp, tần số, cường độ ... của nguồn điện hoặc thay đổi thông số cấp khí nuôi ... dĩ nhiên sẽ phải chấp nhận hiệu suất thấp khi khai thác ở chế độ không tối ưu.
              - Với các máy công nghiệp, máy lớn, thường hợp thành bởi nhiều tổ ozone. Các tổ này đã làm việc ở chế độ tối ưu, do vậy thường điều chỉnh hệ thống bằng cách đóng thêm hay cắt bớt một số tổ ozone ...

              @ Thanh fdc: Điện cực ngoài không nên dùng lưới (chỗ mắt lưới cũng sẽ sinh ra và phân giải ozon rồi thành nhiệt) mà cần thay bằng dán giấy nhôm (loại đã có sẵn một mặt keo, thường thợ điện lạnh hay dùng) rồi áp thêm cánh tản nhiệt - nếu cần. Điện áp quá cao, Công suất mạnh nhưng không tương thích buồng ozone và lưu lượng khí nuôi, làm cho ozon thoát ra chậm (ánh sáng tím rực rỡ hoặc chyển sang trắng ... chỉ đốt nóng vô ích khí nuôi và thậm chí giảm lượng ozone (hiện tượng "1 hào (rượu) kém 5 xu")
              Buồng ozone 2 điện cực theo như mô tả khi chưa làm việc là loại "Advanced" còn khi làm việc ó các diễn biến Lai "UV-Sét-Corona-Plasma, thậm chí cả IR" khó tránh sinh nhiều NOx khi khí nuôi là không khí. Nếu để sản xuất số lượng lớn, Cần có các thiết bị đo, vẽ khảo sát các sự biến đổi ... để vẽ các đặc tuyến, lựa chọn tối ưu cho mỗi thiết kế cụ thể.
              Nếu làm đơn chiếc cần chỉnh mò theo kinh nghiệm. Điều chỉnh phần nguồn cũng được hoặc đơn giản là kéo dãn, nén co khít, thêm bớt số vòng, thay đổi đường kính dây điện cực "lò so" bên trong cũng được ... hoặc phối hợp cả hai. Và cần bơm khí nuôi vào buồng ozone tương ứng với tải áp 5 kPa (sục sâu 0,5 m nước) lưu lượng ~1,5-3 L/min (cho buồng ozone 1 -2 g/h) để có nồng độ ozone đủ ngưỡng "All-Or None Effect"
              Last edited by hoctap; 08-06-2008, 20:05.
              |

              Comment


              • Thanks bác! em sẽ thử với mạch này. Nếu ko mua được D1878 thì có thể thay bằng loại nào tương đương ạ. Diac D1 dùng DB3 trong các chấn lưu điện tử có được ko.
                D1878 là loại sò công suất dòng của TV đã có sẵn điôt damper nối CE và điện trở đệm (50 - 100R ) nối BE .đó là loại sò rất thông dụng,nếu không bạn có thể thay bằng D1650, D1651 hoặc dùng sò nguồn D1402 , D1710 khi đó bạn phải nối thêm điện trở và điôt
                Diac dùng loại DB3 là tốt mà ở chợ họ cũng chỉ bán loại đó thôi.

                Còn đây là mạch sử dụng 4069 có thể điều chỉnh độ rộng và tân số xung cao tần,xung điều chế. Dải điều chỉnh rất rộng,rất tốt cho việc cân chỉnh mạch điện cho phù hợp với cao áp và buồng ozon của bạn, và đó cũng là cơ sở số liệu để viết chương trình cho VĐK.
                Attached Files

                Comment


                • Nguyên văn bởi thanhfdc
                  Tối nay VTC có nói 1 chút về máy Oz. Em ko có kịp coi. Bác nào có coi phổ biến lại hộ cái về tính năng, tác dụng... của máy Oz dân dụng cho em với.
                  @to all: em ko hiểu tại sao cùng kích cỡ buồng phóng, cấu tạo điện cực, mạch điện, biếp áp... nhưng em chạy buồng phóng 3 điện cực, BA, Trans lại nóng hơn loại 2 điện cực. Nóng do quá tải ấy mà. Em vẫn ko hiểu tại sao. 2 cái tụ điện mắc nối tiếp mà lại có điện dung lớn hơn 1 cái hay sao mà lại tăng tải gây nóng BA. Mong các tiền bối giúp em.
                  Mỗi bộ kiện đều có đặc tính làm việc riêng (và trong mỗi bộ kiện, các chi tiết, linh kiện ... cũng vậy).
                  Tính toán phối hợp các thông số kết cấu, điều kiện đầu vào (điện, khí nuôi, môi trường...), đầu ra (áp lực tải, giải nhiệt...) khá phức tạp vì có nhiều hàm số, nhiều biến số ... nên chỉ có tính định hướng. Trên thực tế vẫn phải thực nghiệm để tìm ra tổ hợp hợp lý nhất, còn khi sản xuất hàng loạt vẫn phải điều chỉnh hay phân nhóm để chọn lắp theo từng cụm ... và bài toán thiết kế, các thử nghiệm điều chỉnh luôn cần gắn đủ đầu vào đầu ra với tải cụ thể
                  Hiệu suất tạo ozone từ phóng điện với máy nhỏ hiện chưa vượt qua ngưỡng 6,2% (trước đây 15 năm < 3 %) có nghĩa là khoảng ~ 94 % điện năng biến thành nhiệt
                  Riêng về mạch điện cho máy ozone cỡ <500mg/h (điện hao 20~30W) dùng xung sét với SCR, buồng ozone dùng thủy tinh pyrec dày 1,5 mm, đường kính ~25mm x dài 120mm, khe phóng điện ~ 1mm, ... vừa đơn giản vừa mát vừa bền vừa rẻ .... Vẫn máy này thay khí nuôi bằng bình oxy, có thể cho ra 1,5 g/h ozone sạch. Một bình oxy loại 10 kg cả van giá 1250k dùng 2 tháng, thay ruột giá 40k/ lần
                  |

                  Comment


                  • to thanhfdc:
                    1- Phóng điện cao áp kiểu này củ chuối lắm, có thực nghiệm nhiều mới biết:
                    - Khe phóng điện gần quá: nóng mạch, nóng cao áp (kiểu 3 điên cực chắc chắn sẽ phóng điện nhiều hơn 2)
                    - Khe phóng điện hơi xa 1 tý: chả có tý ozone nào
                    - Không cắm buồng ozone vào (chạy không tải): cũng cháy nốt mạch và cao áp????.
                    2. Tùy kiểu buồng phóng (kiểu, độ dày điện môi, chất điện môi):
                    - Điện áp thấp quá: Không có phóng điện
                    - Điện áp cao quá: Đánh thủng lớp điện môi, cháy chập
                    - Tần số thấp quá: ít ozone
                    - Tần số cao quá: quá tải mạch, nóng, phát sinh nhiều khí không mong muốn

                    Tóm lại: tia sét nó loằng ngoằng là thế, chả có 1 công thức nhất định, phải thực nghiệm mới biết với 1 kiểu buồng phóng cố định thì thiết kế công suất, cao áp, tần số phù hợp

                    to Hienmedia và các bạn khác:
                    Phần trả lời trên thay cho câu hỏi thông số Điện áp và tần số của máy ozone là bao nhiêu

                    to anh Hoctap:
                    Đúng vậy, phần điện năng hao phí quá lớn, nó sinh nhiệt độ làm buồng ozone quá nóng. Mà nhiệt độ cao là nguyên nhân chính phá hủy ozone (ngay trong buồng phóng), tạo các khí khác không mong muốn.
                    Tôi vẫn thích dùng SCR cho máy công suất lớn.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
                      to thanhfdc:
                      1- Phóng điện cao áp kiểu này củ chuối lắm, có thực nghiệm nhiều mới biết:
                      - Khe phóng điện gần quá: nóng mạch, nóng cao áp (kiểu 3 điên cực chắc chắn sẽ phóng điện nhiều hơn 2)
                      - Khe phóng điện hơi xa 1 tý: chả có tý ozone nào
                      - Không cắm buồng ozone vào (chạy không tải): cũng cháy nốt mạch và cao áp????.
                      2. Tùy kiểu buồng phóng (kiểu, độ dày điện môi, chất điện môi):
                      - Điện áp thấp quá: Không có phóng điện
                      - Điện áp cao quá: Đánh thủng lớp điện môi, cháy chập
                      - Tần số thấp quá: ít ozone
                      - Tần số cao quá: quá tải mạch, nóng, phát sinh nhiều khí không mong muốn

                      Tóm lại: tia sét nó loằng ngoằng là thế, chả có 1 công thức nhất định, phải thực nghiệm mới biết với 1 kiểu buồng phóng cố định thì thiết kế công suất, cao áp, tần số phù hợp

                      to Hienmedia và các bạn khác:
                      Phần trả lời trên thay cho câu hỏi thông số Điện áp và tần số của máy ozone là bao nhiêu

                      to anh Hoctap:
                      Đúng vậy, phần điện năng hao phí quá lớn, nó sinh nhiệt độ làm buồng ozone quá nóng. Mà nhiệt độ cao là nguyên nhân chính phá hủy ozone (ngay trong buồng phóng), tạo các khí khác không mong muốn.
                      Tôi vẫn thích dùng SCR cho máy công suất lớn.
                      Mời các bạn phân tích mạch này để ứng dụng cho máy ozone
                      http://www.freeinfosociety.com/elect...ew.php?id=1599
                      |

                      Comment


                      • Tài liệu tham khảo

                        - Tài liệu tham khảo dùng vi điều khiển PIC để điện áp cao với biến áp TV
                        (High Voltage Flyback Transformer Driver)
                        http://www.semifluid.com/?cat=16
                        http://www.semifluid.com/?p=34

                        http://www.youtube.com/watch?v=qiRHy...eature=related
                        http://www.youtube.com/user/special4k4

                        - Biến áp
                        http://en.wikipedia.org/wiki/Transformer

                        Comment


                        • Chào Lan Hương, mạch LH gửi thấy có thể ứng dụng nhiều vào việc khác (đuổi chuột ..v..v..v..) mình đã lắp thử, nhưng không chạy(kể cả tiếng rít 15k cũng ko nghe)mặc dù đổi thử chiều các cuôn dây Lo. LH vui lòng xem kỷ lại có sai sót gì ko ?và trục trặc chổ nào ?(do mình sai). Cám ơn
                          Attached Files

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi banozon Xem bài viết
                            Độ này đang có dịch tả. Biết là không nên ăn uống những thứ ..., không nên thế nọ thế kia ... nhưng nhiều người đành liều vì cuộc sống đang ngày càng khó khăn hơn do nhiều hàng thiết yếu đang tăng giá liên tục.
                            Banozon bảo nhau đưa ra tham khảo 2 loại máy ozon:
                            < 130.000 đ / chiếc ~ 250 mg/h loại cao tần, một nút ấn cho máy tự chạy 12 -15 phút rồi tự tắt - định thời bằng 555 với R 2M x C + 225, chân 7 bỏ ngỏ
                            (ảnh dưới)
                            < 100.000 đ/ chiếc - loại phóng sét ~ 200 mg/h - không đèn báo, công tắc, thời gian gì cả (khi không dùng rút phích cắm ra)
                            Những máy này, sau hướng dẫn thực hành 30 phút, 2 Học sinh 1 ngày có thể lắp 300 c

                            Ấy thế mà kế hoạch không thể thực hiện ... bởi sự " Rẻ quá - không tin - không mua" còn với các máy khác (có tiện nghi, mạnh và đẹp hơn một chút) thì đắt quá không cần thiết rườm rà và ... chưa thừa tiền.

                            ? ! ...

                            Vanco có thể ấn một "kích" vào cái ô màu vàng phía dưới để ... cổ vũ banozon tạm vắng để luyện công được không ? cám ơn trước .
                            Làm ơn cho hỏi chút : Cái này bán ở đâu vậy? L

                            Chao anh Banozon, không biết bác và mọi người đi đâu hết rồi nhỉ. Tôi đang có kế hoạch kinh doanh muốn hợp tác với bác, liên hệ với bác thế nào đây.
                            Tôi muốn hợp tác với các bác là vì các bác là con nhà kỹ thuật, làm thực, tất cả vì công việc. Tôi cũng là con nhà kỹ thuật nên cũng dễ hiểu nhau thôi mà. Nếu bác ghé lại cái mục này thì báo một câu cho anh em biết với nhé.
                            Last edited by nsp; 06-08-2010, 11:48.

                            Comment


                            • hy vọng tác giả có thểm mô tả kỹ hơn về cái phiến ozone này

                              Comment


                              • Hiện tại mình mới bắt đầu nghiên cứu và lắp đặt thử mạch tạo ozone. Mình có một số thắc mắc mong các bạn giải đáp giúp:
                                1. Có cách nào để tính được tần số dao động cho 2 transistor công suất không?
                                2. Kích thước, số vòng dây của biến áp vòng xuyến có ảnh hưởng đến tần số dao động này không?

                                Cảm ơn các bạn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vanco Tìm hiểu thêm về vanco

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Công thức điện tử
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
                                  hôm nay, 21:21
                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
                                  hôm nay, 20:31
                                • yname11
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi yname11
                                  Ok , thanks bác đã chỉ...
                                  hôm nay, 15:06
                                • nguyendinhvan
                                  Công thức điện tử
                                  bởi nguyendinhvan
                                  Sau bao năm nghiên cứu cái dtvn. Tôi phát hiện công thức này. Các anh em xem đúng bao nhiêu phần trăm nhé !

                                  Chập thì thay. Cháy thì tháo
                                  Làm thì láo. Báo thì hay
                                  May thì khoe. Rủi thì bỏ
                                  Thành tích nhỏ. Báo thành to
                                  Làm cho có. Báo chi li
                                  Sai cả li. Báo
                                  ...
                                  hôm nay, 00:35
                                • yname11
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi yname11
                                  có chắc ko b, màn lcd phải có cao áp mới sáng, màn led thì ko có, ko có cáp chuyển đổi thì lắp thế nào đc ??...
                                  Hôm qua, 22:31
                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
                                  Hôm qua, 22:14
                                • bactho
                                  Trả lời cho Tự làm máy đo Cuộn cảm
                                  bởi bactho
                                  Hay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
                                  Hôm qua, 21:48
                                • yname11
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi yname11
                                  màn của mình là LCD , giờ m muốn mua màn LED để thay thế (ko muốn dùng màn LCD nữa) , lên muốn hỏi xem có cáp chuyển đổi nào có thể cắm đc màn LED vào ko , tất nhiên phải có cùng số chân pin với màn cũ rồi . VD: màn cũ là lcd mỏng , 40 pin...
                                  Hôm qua, 21:43
                                • bactho
                                  Trả lời cho các bạn giúp mình về file HEX với!!!
                                  bởi bactho
                                  Bạn vào trang phuclanshop.com ,tìm đến góc kỹ thuật. Tác giả vương khánh hưng nói rất rõ về điều bạn tìm...
                                  Hôm qua, 21:21
                                • mèomướp
                                  Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptop
                                  bởi mèomướp
                                  Dạ màn hình lcd đều có thể lai cấy cho nhau được hết ạ. Các loại cáp, bo mạch chuyển đổi lvds rất nhìu, với dòng sony còn phải nhổ cả chip nhớ của main cũ đưa lên gỗ thì mới lắp sang máy khác đc, chưa kể các bệnh về màu... ngay cả...
                                  Hôm qua, 20:43
                                Đang tải...
                                X