Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Wind Turbine Diramo nam châm vĩnh cửu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi datle Xem bài viết
    Sở dĩ tôi nghĩ hiệu suất của Mageto cao là vì không phải tốn điện khích từ ,dòng điện khích từ thường chiếm 10% công suất khi đầy tải vẫn phải duy trì lúc non tải .
    Nam châm "vĩnh cửu" trong magneto có từ tính gần như cố định và giới hạn
    nam châm điện cũng vậy thôi khi lõi sắt đã bão hòa ,có tăng dòng từ trường không tăng bao nhiêu.nếu cùng khối lượng từ tính của nam châm vẫn mạnh hơn.
    lực phát động nhỏ hơn magneto hàng trăm lầnnếu 1 pha thì cái này đúng nhưng nếu sài nhiều pha thì không đáng kể .
    năm 2005 tôi có đọc thấy một máy phát điện của NASA sử động cơ STIRLING và máy phát điện 9 pha dùng nam châm vĩnh cửu hiệu suất 95% dùng trên vệ tinh ,vì lâu rồi nên có thể nhầm lẫn mong các Anh Chị kiểm chứng lại dùm.
    - Thiết kế máy phát điện trên cơ sở động cơ Stirling tiên tiến nhất, với tổn phí ... cả chục triệu đô la Stirling Radioisotope Generator (SRG) do trung tâm NASA Glenn Research chế tạo. Nó dùng nam châm đất hiếm siêu mạnh :



    Aging tests of neodymium-iron-boron permanent magnets.


    Nguyên văn bởi http://www.grc.nasa.gov
    ... On Mars, rovers with SRGs would be used for missions that might not be able to use photovoltaic power systems, such as exploration at high Martian latitudes and missions of long duration. The projected SRG system efficiency of 23 percent ...
    Nó có hiệu suất ... 23% chứ đâu mà kinh khủng như datle nói nhỉ.

    - Về nam châm điện, người ta đã tạo những nam châm điện có từ trường khủng khiếp cho các máy nén - từ, có giá trị từ thông và từ lực hàng vạn lần các nam châm vĩnh cửu mạnh nhất.

    - Việc bố trí và cấu tạo chất liệu từ để không vào vùng bão hòa từ là chuyện quá giản đơn mà.

    Lan Hương.

    Comment


    • #32
      Xin lỗi LH nhé, nói nhỏ bọn mình là dân Vật Lý, nghe mấy cái gì mà "nam châm đất hiếm siêu mạnh", buồn cười lắm ạ. ... Với lại tự dưng chọn post cái hình test nam châm lên đây làm gì, để cho hoành tráng hả?

      Comment


      • #33
        Từ trường của một máy phát điện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, anh à. Trong đó khe hở không khí là một yếu tố quan trọng.

        Thông thường từ thông của nam châm vĩnh cửu thấp hơn nam châm điện. Các loại sắt từ cứng (đường cong từ hóa có dạng Hysterisis) để làm nam châm vĩnh cửu thường bị bão hòa sớm hơn, so với sắt từ mềm. Khi tạo từ trường cho nam châm vĩnh cửu, người ta phải làm cho nó bão hòa từ với sức từ động rất cao, sau đó khi ngưng lại thì từ thông còn dư lại sẽ làm cho nó trở thành nam châm vĩnh cửu.

        Máy phát điện thường có hiệu suất rất cao. Thường các tổn thất trong máy là phát nóng do dòng điện Rotor dòng điện Stator, phát nóng do tổn hao từ trễ trong lõi thép, từ thông tản, và các tổn thất cơ học khác, như gối trục, quạt làm mát.... Riêng phần tổn thất trong Rotor thì máy phát điện kích từ bằng dòng sẽ tổn thất nhiều hơn máy phát điện kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Con số 95 % là hiệu suất của riêng máy phát điện, con số này không phải là xa lạ lắm. Còn con số 23% của chị Lan Hương, là hiệu suất toàn hệ thống, là tích hiệu suất của từng thành phần, trong đó hiệu suất của động cơ nhiệt là thấp nhất. Có lẽ khoảng 25 đến 28%.

        Tuy nhiên, người ta vẫn thích dùng máy kích từ bằng điện, ngoài lý do lực khởi động ban đầu, còn lý do quan trọng khác nữa.

        1/. Từ trường của nam châm vĩnh cửu là không đổi, nên sức điện động của máy sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ. Trong khi đó từ trường của nam châm điện thay đổi được, nên khi vượt qua một tốc độ nào đó, có thể điều chỉnh điện áp theo ý muốn.

        2/. Vấn đề bão hòa từ có thể giải quyết không khó. Tuy nhiên người ta không sợ bão hòa lõi từ Rotor, mà lại sợ bão hòa Stator. Vì khi Stator bão hòa, tổn hao sắt từ sẽ tăng lên nhiều, sức điện động ra sẽ không sin, tải của máy phát như máy biến áp, các động cơ... cũng bị bão hòa. Khi điện áp ra không sin, dòng cũng khôn sin, và có nhiều họa tần. Riêng họa tần bậc 3 của 3 pha sẽ đồng pha với nhau, và chảy vào dây trung tính, làm nóng dây trung tính.

        Vật liệu để làm nam châm vĩnh cửu thường là hợp kim thép. Thí dụ như Alnico, là thép có pha nhôm, nicken và cobalt. Nam châm đất hiếm mà chị LH nói, là thép có pha thêm các nguyên tố trong nhóm đất hiếm. Anh Opendoor trêu chị LH như thế là không đúng rồi.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #34
          Vật không Lý ???

          Nguyên văn bởi opendoor2507 Xem bài viết
          Xin lỗi LH nhé, nói nhỏ bọn mình là dân Vật Lý, nghe mấy cái gì mà "nam châm đất hiếm siêu mạnh", buồn cười lắm ạ. ... Với lại tự dưng chọn post cái hình test nam châm lên đây làm gì, để cho hoành tráng hả?
          Em cũng buồn cười cái ... buồn cười của anh lắm ạ. Dám tự nhận là dân Vật (Lý) cơ đấy.

          1/. Em mới là dân Vật Lý, còn anh là dân Vật (không lý). Em học kỹ thuật vật liệu từ cứng có nói rõ nam châm đất hiếm neodymium-iron-boron (NIB) 13-22-27 là vật liệu từ cứng chế tạo nam châm vĩnh cửu mạnh nhất từ xưa đến nay (sau này thì sao, chưa biết). Người ta hay dùng từ "super strong permanent magnets" để chỉ NIB vì thế đó.

          Trong thành phần của nam châm NIB chứa neodymium (Nd - số thứ tự Z = 60; KL nguyên tử A = 144,24; 6 tầng điện tử : 2,8,18,22,8,2) là nguyên tố thuộc nhóm đất hiếm (phi kim loại), cho nên nam châm vĩnh cửu loại này gọi là nam châm đất hiếm. Thực chất trong kỹ thuật vật liệu người ta không dùng trực tiếp neodymium mà là các muối của nó : Thiotepa, muối phức Neodym Carbocil (Pilocarpes jaborandi Holmes), phức wafer Neodym Gallen (galenical preparations) v.v...

          (theo : "Processing of neodymium-iron-boron alloys by rapid solidification technology"; V. Panchanathan; Volume 11, pages 58-60)

          http://www.springerlink.com/content/1545302kj8456410/

          2/. Trong tham luận của datle
          có viết : ... máy phát điện của NASA sử dụng động cơ STIRLING và máy phát điện 9 pha dùng nam châm vĩnh cửu hiệu suất 95% dùng trên vệ tinh ... Đang bàn về nam châm vĩnh cửu mà Lan Hương đưa cái hình có liên quan đến vật liệu nam châm vĩnh cửu trên trang web của NASA để làm gì nhỉ ? Khó hiểu thật.

          (hình : http://www.grc.nasa.gov/WWW/RT/RT200...0thieme-f2.jpg )

          Hoành tráng làm gì ...

          Lan Hương
          Last edited by lanhuong; 03-09-2008, 10:37.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi opendoor2507 Xem bài viết
            Xin lỗi LH nhé, nói nhỏ bọn mình là dân Vật Lý, nghe mấy cái gì mà "nam châm đất hiếm siêu mạnh", buồn cười lắm ạ. ... Với lại tự dưng chọn post cái hình test nam châm lên đây làm gì, để cho hoành tráng hả?
            Mình nghĩ gia nhập diễn đàn là để hợp tác, học hỏi và chia sẻ kiến thức giúp nhau trong cuộc sống... Những kiểu tranh luận như thế này mình nghĩ là nó đã đi ngược với mục đích của diễn đàn. Kính đề nghị các bạn khi tham gia viết bài nên cân nhắc trước sau. Ông cha ta có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

            Ai hơn ai thì cũng chưa biết được đâu, khiêm tốn bao nhiêu cũng không thừa. Hãy viết bài mang tính xây dựng và góp ý thì tốt hơn.
            Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

            Comment


            • #36
              Chào các bạn! mình mới vừa hoàn thành xong cái wind-tuốc-bin nè!(dùng nam châm vĩnh cửu) kết quả ngoài mong đợi (thất bại thảm hại!Huhu).

              Thật ra thì thế này! Do nó quay không đủ tốc độ thôi (150~200 RPM)vì vùng của mình gió hơi yếu

              Mình đang định làm lại cái khác dùng alternator nhưng mình chưa biết cách quấn dây của cái alternator nó như thế nào!

              Mình có khám phá 1 cái của xe hơi rồi! nó quấn không theo vòng mà theo dạng hình xung vuông! mình vẫn chưa hiểu cách quấn này. Bạn nào biết góp ý cho mình với!

              Mình muốn làm cho nó quay chậm mà vẩn phát ra đươc điện 24 hoặc 36volt (tốc độ 150~200RPM/m thôi thì cần bao nhiêu cực từ và stator có bao nhiêu rãnh để quấn dây!
              Bác nào biết giúp mình với!

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi tihonphaphac Xem bài viết
                Chào các bạn! mình mới vừa hoàn thành xong cái wind-tuốc-bin nè!(dùng nam châm vĩnh cửu) kết quả ngoài mong đợi (thất bại thảm hại!Huhu).

                Thật ra thì thế này! Do nó quay không đủ tốc độ thôi (150~200 RPM)vì vùng của mình gió hơi yếu

                Mình đang định làm lại cái khác dùng alternator nhưng mình chưa biết cách quấn dây của cái alternator nó như thế nào!

                Mình có khám phá 1 cái của xe hơi rồi! nó quấn không theo vòng mà theo dạng hình xung vuông! mình vẫn chưa hiểu cách quấn này. Bạn nào biết góp ý cho mình với!

                Mình muốn làm cho nó quay chậm mà vẩn phát ra đươc điện 24 hoặc 36volt (tốc độ 150~200RPM/m thôi thì cần bao nhiêu cực từ và stator có bao nhiêu rãnh để quấn dây!
                Bác nào biết giúp mình với!
                Chào bạn tihonphaphac!

                | Mình thấy bạn chọn tốc độ 150~200RPM cho máy phát điện thì nhỏ quá, nếu thêm bánh răng tăng tốc khoảng 10 lần sẽ kinh tế hơn và hiệu suất chung cũng cao hơn.
                | Nếu gió vùng Bạn ở nhỏ trung bình nhỏ hơn 3.5m/s thì phát điện bằng gió cũng chỉ làm cho vui thôi, chẳng dùng vào việc gì được đâu (năng lượng gió tăng giảm theo hàm bậc ba của vận tốc).
                | Còn điện áp ,tần số bao nhiêu? đâu quan trọng mình biến tới biến lùi dễ thôi (thời đại điện tử mà). Cái chính là bao nhiêu watt!
                Vài ý trao đổi cùng bạn!
                Datle

                Comment


                • #38
                  Theo mình biết thì nếu ghép trực thẳng thì lợi suất bằng 1! nếu ghép qua bánh răng thì chỉ còn ~70%!

                  Hơn nữa mình muốn làm trực tiếp để thử nghiệm trước! nói chung là mình làm đây là để thử nghiệm!

                  Nếu ghép qua bánh răng thì không có gì để bàn tới nữa rồi!

                  Mong các bạn góp ý cho ý kiến của mình!

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi tihonphaphac Xem bài viết
                    Theo mình biết thì nếu ghép trực thẳng thì lợi suất bằng 1! nếu ghép qua bánh răng thì chỉ còn ~70%!

                    Hơn nữa mình muốn làm trực tiếp để thử nghiệm trước! nói chung là mình làm đây là để thử nghiệm!

                    Nếu ghép qua bánh răng thì không có gì để bàn tới nữa rồi!

                    Mong các bạn góp ý cho ý kiến của mình!
                    Ghép qua bánh răng mà chỉ còn 70% có lẽ trục đỡ bị gỉ ngoen gỉ ngoét.

                    Điện áp của máy phát điện tỉ lê thuận với số vòng quay của roto và độ biến thiên của từ thông (tỉ lệ thuận với tốc độ quay của rotor và đường kính rotor) nên với một cái máy phát có kích thước của roto và stator cố định thì:
                    1. Muốn tăng điện áp của máy phát, giữ nguyên tốc độ quay rotor -> tăng số vòng dây stator, giảm đường kính -> khả thi.
                    Dòng điện qua rotor phải giữ nguyên như trước khi quấn dây nên:
                    rotor đấu // stator -> tăng số vòng dây, giảm đường kính
                    rotor đấu nối tiếp stator -> tăng số vòng dây, tăng đường kính -> bất khả thi vì không còn chỗ để nhét vào -> phải chuyển sang đấu // -> mệt.
                    2. Muốn giảm tốc độ máy phát, giữ nguyên công suất -> tăng số vòng dây stator, tăng đường kính -> bất khả thi vì hết chỗ để nhét dây -> chỉ còn cách tăng dòng qua roto để làm nam châm mạnh thêm -> hiệu suất giảm. Rotor mạnh thêm cũng chỉ được một chút vì nó sẽ bão hòa từ nhanh chóng do mấy ông thiết kế động cơ, máy phát thiết kế điểm làm việc gần mức bão hòa cho tiết kiệm vật liệu.

                    Vì thế với một cái máy phát tháo ra từ đâu đấy nếu muốn nó phát được hết công suất thiết kế mà lại giảm tốc độ quay là bất khả thi.

                    Comment


                    • #40
                      mình đang nói ở đây là mình tham khảo qua cái alternator của xe hơi chứ mình đâu nói là dùng cái đó! Mình đang muốn làm 1 cái mới hoàn toàn! cho nên mình mới muốn tham khảo ý kiến của các bạn! nếu dùng cái đó thì mình chỉ cần tăng số vòng dây quấn và tăng thêm tốc độ cho nó la OK rồi!

                      Bạn hiểu ý mình chứ!

                      Comment


                      • #41
                        tôi cũng đang nghiên cứu về đề tài này gưi cho anh em 1 số tài liệu .hi vọng có thể giúp gì cho dân điên nặng chúng ta :www.otherpower.com/17page1.html - 15k
                        http://www.otherpower.com/otherpower_wind.html dt :0916141393
                        Last edited by anhtuanksnb; 05-09-2008, 23:07.

                        Comment


                        • #42
                          gửi lại cho anh em :http://www.otherpower.com/otherpower_wind.html

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi tihonphaphac Xem bài viết
                            mình đang nói ở đây là mình tham khảo qua cái alternator của xe hơi chứ mình đâu nói là dùng cái đó! Mình đang muốn làm 1 cái mới hoàn toàn! cho nên mình mới muốn tham khảo ý kiến của các bạn! nếu dùng cái đó thì mình chỉ cần tăng số vòng dây quấn và tăng thêm tốc độ cho nó la OK rồi!

                            Bạn hiểu ý mình chứ!
                            sao bạn không pot cái hình máy phát lên để anh em tham khảo muốn chạy tốc độ chậm 150v/p thì tăng số cực lên tăng đường kính stato lên để tăng vận tốc tiếp tuyến cánh quạt to bản ra tăng số cánh lên lắp hệ thống tự động điều tiết gió vào cánh. lấy cái quạt trần mà làm chắc là ngon giữ nguyên stato còn roto bỏ vành sắt đi thay vào đó là vành nam châm chứ bạn có ý đồ dùng máy phát của ô tô để phát thì không bao giờ thực hiện dược đâu vì loại này đòi hỏi tốc độ cao lắm quay lờ đờ thì chỉ dùng von kế điện tử mới phát hiện có điện thôi

                            Comment


                            • #44
                              bạn đã xem trang này chưa?: http://www.otherpower.com/turbineplans.html

                              Comment


                              • #45
                                Bạn VanLinhcp có khám phá qua cái BLDC cua xe đạp điện chưa? với loại này thử nghiệm so với cái quạt trần MyPhong của bạn thì hiệu quả cái nào cao hơn?? Bạn đoán thử đi!

                                Cái BLDC so với cái quạt trần thì cái nào chay chậm hơn nè?

                                Còn 1 vấn đề làm mình thất bai mà mình chưa có time khắc phuc đó là chưa quấn cái BLDC đó thành 1 pha xem thế nào thôi! Chứ 3phase thì thất bại rồi!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                stone_fman Tìm hiểu thêm về stone_fman

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X