Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dòng điện 3 pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
    *-2 máy phát (hạ thế/380V) cùng công suất + cùng hiệu + cùng đời (nghĩa là giống nhau ~ 99%) khi hòa đồng bộ thì bình thường. Dòng N-N (dòng 2 Neutre máy phát đấu nhau)= dòng chênh lệch pha giữa 2 mát phát.
    *-2 máy phát (hạ thế) khác công suất or khác hiệu khi hòa đồng bộ thì có hiện tượng:
    - Dòng N-N = 3 x dòng pha ( điều chỉnh dòng pha 2 máy = nhau, cos phi = nhau).
    Tải càng tăng >> dòng N-N càng tăng và = 3 lần dòng pha.
    Các bạn có tin không nhưng đó là sự thật. Tôi cũng chưa lý giải được.
    Cái này có mùi thứ tự không, đúng là hóc búa.
    Thông thường thứ tự không sẽ lớn khi điện áp rất không sine (điện áp ra sau mạch cắt góc chẳng hạn).
    Imagine all the people
    Living life in peace...

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi toymaker Xem bài viết
      Nếu do N lệch thì ắt có 1 điện áp dây nhỏ hơn 380V và cũng ắt có 1 điện áp dây lớn hơn 380V (giả sử Upha = 220V).
      Còn nếu cả 3 điện áp dây đều sụt thì không phải nguyên nhân do N lệch.
      Ý tôi nói là lệch khỏi mặt phẳng của 3 pha (không gian 3 chiều).

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi toymaker Xem bài viết
        Cái này có mùi thứ tự không, đúng là hóc búa.
        Thông thường thứ tự không sẽ lớn khi điện áp rất không sine (điện áp ra sau mạch cắt góc chẳng hạn).
        Có thể không phải do dòng thứ tự không, mà là dòng họa tần bậc 3.

        Trong hệ thống điện 3 pha, các họa tần bậc chẵn hoặc các bậc 5, 7... đều lệch nhau 120 °. Chỉ riêng dòng bậc 3 là đồng pha với nhau, nên nó sẽ thoát ra ngoài dây trung tính.

        Khi 2 máy hòa đồng bộ với nhau, do vấn đề phân bố công suất vô công không tốt, mà sẽ có thể có tình trạng máy này phát nhiều vô công trong khi máy kia phát ít, hoặc thu vào. Kết quả là có thể một trong 2 máy sẽ bị rối loạn về từ, gây ra dòng điện không sine. Dòng không sine này sẽ sinh ra họa tần, và chạy vòng vòng giữa 2 máy.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          Khi 2 máy hòa đồng bộ với nhau, do vấn đề phân bố công suất vô công không tốt, mà sẽ có thể có tình trạng máy này phát nhiều vô công trong khi máy kia phát ít, hoặc thu vào. Kết quả là có thể một trong 2 máy sẽ bị rối loạn về từ, gây ra dòng điện không sine. Dòng không sine này sẽ sinh ra họa tần, và chạy vòng vòng giữa 2 máy.
          cô nhóc có thể nói rỏ về 'tình trạng máy này phát nhiều vô công trong khi máy kia phát ít, hoặc thu vào'.
          Cho 2 máy tải cùng công suất (KW), cùng cos phi -> cùng Amp, dòng 'vòng vòng' (dòng neutre <-> nuetre) = 3 lần dòng pha.
          2 máy cùng công suất, cùng hảng thì không có hiện tượng này. Cho dù không cùng KW, không cùng cos phi.
          Dòng vô công (chắc rồi, vì tuy dòng cao nhưng không ảnh hưởng công suất máy) làm cháy dây nuetre -> không thể hòa được. Có thể khắc phục hiện tượng này được không.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
            cô nhóc có thể nói rỏ về 'tình trạng máy này phát nhiều vô công trong khi máy kia phát ít, hoặc thu vào'.
            Cho 2 máy tải cùng công suất (KW), cùng cos phi -> cùng Amp, dòng 'vòng vòng' (dòng neutre <-> nuetre) = 3 lần dòng pha.
            2 máy cùng công suất, cùng hảng thì không có hiện tượng này. Cho dù không cùng KW, không cùng cos phi.
            Dòng vô công (chắc rồi, vì tuy dòng cao nhưng không ảnh hưởng công suất máy) làm cháy dây nuetre -> không thể hòa được. Có thể khắc phục hiện tượng này được không.
            Nếu 2 máy của anh có cùng P và cùng Cos φ thì Q bằng nhau rồi. Nhưng chưa hẳn đã cùng dấu. Giả sử như Q của máy 1 = -Q của máy 2.

            Tuy nhiên cứ giả định như 2 máy cùng phát Q, như vậy sẽ không có dòng Q vòng vòng. Vậy thì Nhóc có thê đoán là mạch từ 2 máy thiết kế không giống nhau, nên trong 2 máy có 1 máy bão hòa từ sớm hơn, sinh ra họa tần bậc 3. Máy kia phải cấp dòng cho họa tần 3 của máy này.

            Anh lưu ý thêm là có thể anh đo bằng các dụng cụ đo bị phụ thuộc tần số, nên khi đo dòng trung tính thấy lớn gấp 3 dòng pha. Và trị số đó có thể không chính xác.

            Ngoài ra, để Nhóc suy nghĩ thêm xem có thể do hiện tượng gì khác không.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #21
              Nếu 2 máy của anh có cùng P và cùng Cos φ thì Q bằng nhau rồi. Nhưng chưa hẳn đã cùng dấu. Giả sử như Q của máy 1 = -Q của máy 2.
              Nếu Cos φ cùng hướng (L hoặc C), thì Q chắc phải cùng dấu.
              Anh lưu ý thêm là có thể anh đo bằng các dụng cụ đo bị phụ thuộc tần số, nên khi đo dòng trung tính thấy lớn gấp 3 dòng pha. Và trị số đó có thể không chính xác.
              Dòng bảo đảm xấp sĩ 3 lần dòng pha (đo = Amp kẹp digital, Amp kẹp kim). Dây neutre bị đốt nóng ~ Amp đo được, -> Dòng đo không phải là ảo đâu.
              Các bạn biết làm sao triệt dòng này không.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
                Dòng điện 3 pha là do máy phát 3 pha tạo ra.
                Góc pha-pha = 120o => U P-P = căn 3 U P-N
                Nhưng thực tế có trường hợp như sau:
                Ở máy phát điện chạy độc lập ~300KVA, khi không tải đo điện áp như trên (không có gì để nói).
                Nhưng khi mang tải (cos phi = 1), thi U P-P < căn 3 U P-N. Tải càng lớn tỉ lệ sai càng cao.( không nhiều thay vì 380/219 thi thành 380/230 hoặc 365/220)
                Hiện tượng này có thật và không giống nhau ở các nhãn hiệu và các công suất máy khác nhau.
                Tôi củng không hiểu tại sao, bạn nào từng gặp hoặc chưa có thể giải thích do đâu.
                Bạn cần xem lại Tải 3 pha của bạn có cân bằng hay không,nếu mất cân bằng 3 pha nhiều quá thì điểm 0 trong mạng 3 pha của bạn sẽ bị dịch chuyển ( trong kỹ thuật thường gọi là trôi điểm 0 ) nên xảy ra hiện tượng trên, ở ngành điện lực người ta rất quan tâm đến vấn đề này vì tải của các hộ tiêu thụ là tải không cân bằng trong mạng 3 pha , vì vậy vấn đề đo tải & cân bằng tải được thực hiện thường xuyên,rất mong bạn có thể hiểu được,chào.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
                  Máy đơn họa tần nhiều. Khi dùng đồng hồ Ampere kẹp (digital - có thang đo Hz) đo tần số (đo P-N), pha 1 = 50Hz, pha 2 = 100Hz, pha 3 =150 Hz, có khi đều 50Hz, có khi cả 3=100Hz. Nói chung là không ổn định. Nhưng nếu 2 máy hòa đồng bộ với nhau thì hiện tượng này không còn nữa. 2 máy hòa nhau chất lượng điện tốt hơn ?
                  Chào anh duc thang
                  Bực mình quá không biết nhấn vào nút quoái quỷ nào trên bàn phím mà không dùng được bộ gõ tiếng việt của diễn đàn nữa mà phải dùng vietkey mới tức chứ. Bác nào biết cách giúp em tí đỡ mất thời gian.
                  Bác Duc thang ơi. em thành thậ xin lỗi bác và mọi người em đoc bài của bác và mọi người rồi nhưng không hiểu được bao nhiêu ý của mọi người là gì. có thể em đọc không tập trung và chắc do em ngốc quá. nhưng khi đọc đến bài này của bác thì em xin được góp ý kiến với bác về vấn đề này.
                  Khi bác chạy 1 máy ( chưa đồng bộ ) thì bác thấy có nhiều Sóng hài và tần số có vẻ không ổn định hơn khi bác nối nhiều máy. E xin nói một số vấn đề nhỏ sau bác và mọi người tham khảo và cho ý kiến.
                  Khi ở các nhà máy phát điện như Thuỷ Điện Hoà Bình chẳng hạn các tổ máy hoạt động 1 trong 2 chế độ :
                  - Chế độ máy phát : chế độ phát ra điện cho chúng ta sử dụng và khi máy được nối lưới. và khi chế độ này bắt buộc máy phát phải hoà lưới phát công suất có ích, Phát P.
                  - Chế độ thứ 2 là chế độ bù. trong chế độ này máy phát được coi như là 1 động cơ điện và nó được nối vào lưới kông phải là phát ra điện cho chúng ta sử dụng mà lúc đó công suất của lưới cao quá mà phụ tải của chúng ta nhỏ quá làm Q <<. Máy phát lúc này sẽ trở thành 1 động cơ điện 3 pha khổng lồ và tiêu thụ công suất của lưới. Lúc này cái máy phát này trở thành máy phát Q chứ không phải là máy phát P nữa.
                  Khi người ta muốn hoà lưới 1 tổ máy nào đó yêu cầu đầu tiền và bắt buộc đó là tổ máy đó phải đảm bảo được 2 yêu cầu là cùng Pha và Điện áp trên BA phải bằng điện áp lưới. có nghĩa là Đồng Pha và đồng áp.
                  Muốn vậy máy phát phải điều chỉnh hệ thống điều tốc sao cho tần số của nó bằng tần số của lưới và điều chỉnh kích từ sao cho điệu áp ra bằng điện áp lưới. lúc này khi có lệnh động bộ ( nếu hoà bằng tay ) thì nó mới tự động hoà máy cắt được đóng vào và hoà lưới thành công. nếu 1 trong 2 yếu tố trên không thoả mãn hoà lưới sẽ bỏ qua.
                  Sau khi hoà lưới rồi lúc này tần số của máy phát gần như không điều chỉnh được vì lúc này công suất của lưới là rất lớn còn công suất của tổ máy thì nhỏ hơn rất nhiều. nếu điều chinhr tần số thì sẽ bị di pha so với lưới và sẽ bị xung đột với lưới biến nó trở thành động cơ chứ không phải mấy phát. lúc hoà lưới thì Tần số của máy phát bị chi phối bởi tần số lưới. và nếu điều chỉnh thì chỉ trong giới hạn rất nhở xung quanh tần số lưới. nếu không tổ máy sẽ lồng lên như con sư tử đang đánh nhau.
                  => từ đây cũng có thể nói lên là trong máy phát của bác tần số sinh công của nó là 50Hz và cộng thêm vào đó là 1 số hài bậc 2,3 mà bác nói và nhữn sòng hài này thực ra nó rất bé và công của nó sinh ra không đáng kể . Khi bác nối 2 máy với nhau thì những hài này không còn nữa vì lúc này sóng hài của này có pha khác với pha của máy kia và khác hoàn toàn với tần số sinh công và máy kia là 1 tải khổng lồ của máy này do chúng không được đồng áp và pha ( và ngược lài máy kia cũng vậy ). cái tải kổng lồ này nó sẽ triệt tiêu các sóng hài này và chỉ còn tần số 50Hz thôi bác àh. vì tần số này được đồng áp và đồng pha.
                  Last edited by nguyen.geo; 02-09-2008, 22:17.

                  Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                  Comment


                  • #24
                    Oạch sao bình thường thấy các bác hăng hái thế. Hôm nay chưa thấy gì là sao lạ vậy ta?????????????????????????????????

                    Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                    Comment


                    • #25
                      to: tungeng:
                      tải cân bằng bạn à. (Thử bằng load banch _ tải giả điện trở; không phải tải thực tế)
                      to: nguyen.geo:
                      Đúng là chất lượng điện 1 máy đơn không sao bằng từ 2 máy hòa đồng bộ trở lên. Nên mới xảy ra chuyện có 1 số thiết bị điện lưới thì hoạt động bình thường, gặp điện máy phát thì tưng tưng không chạy được, thường gặp là UPS, ổn áp tự động ...

                      Comment


                      • #26
                        Cho mình hỏi dòng pha của 02 máy = nhau ,I N-N =3*I Pha còn dòng tải khi đó là bao nhiêu , khi đó còn hòa được 0 , khi nào thì máy cắt rớt ?

                        Comment


                        • #27
                          G1 hòa đồng bộ G2. I1=I2, I N-N = 3*I1. Vẫn hòa bình thường, KW vẫn đúng theo tải, KW=KW1 + KW2, cos phi tải = cos phi 1 = cos phi 2 ; ngoại trừ dây Neutre nóng - cháy - hư.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          duc thang Tìm hiểu thêm về duc thang

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X