Mình đang học điện cơ bản, mình có tìm hiểu khái niệm về điện thế và chiều dòng điện nhờ các bạn chỉ cho mình xem mình hiểu đã đúng chưa. Và có mấy chi tiết nhỏ cần các bạn giải thích thêm
1. Điện thế : Theo mình tìm hiểu được thì điện thế là công của lực điện làm di chuyển 1 điện tích q từ điểm A tới điểm B hoặc tới điểm nào đó ở xa vô cùng. Tức là theo công thức V = E.s = F.s/q. Trong đó s là khoảng cách AB. Tại 1 điểm trên dây lửa ta gọi là điểm A, 1 điểm trên dây mát gọi là B. Ví dụ nếu sử dụng nguồn xoay chiều có điện áp 220V, thì điện thế tại điểm A là 220V, tại B là 0V. Tại A có 220V vì nó có khả năng sinh công hay tạo ra 1 lực điện đẩy mạnh các điện tích e di chuyển trong dây dẫn, còn dây mát B thì không. Khi lấy đồng hồ đo điện nối điểm A với B thì mạch kín và ta đo được hiệu điện thế giữa A và B = 220 – 0 = 220V. Sau đó ta nối 2 điểm AB này với bộ khởi động từ, thì sau rơ le nhiệt out ra được 2 đầu dây để nối với các động cơ, gồm 1 đầu là dây lửa M, 1 đầu là dây mát N. Điện thế V của dây lửa M vẫn là 220V, V của dây mát N vẫn = 0. Còn hiệu điện thế giữa điểm A trên dây lửa của nguồn, với điểm cũng dây lửa M thì = 0, kể cả khi mạch đã kín có dòng chạy qua hay không thì hiệu điện thế giữa 2 điểm A và M này vẫn là 0. Vì khi chưa có dòng chạy qua thì ta ko đo được điện thế của 2 điểm này, khi có dòng chạy qua thì điện thế tại A và M trùng nhau thì hiệu giữa chúng 220 – 220 = 0V. Thì mình hiểu thế đã đúng chưa ?
2. Giả sử nếu lấy nguồn điện là 220V, mà khi cắm thiết bị có điện áp định mức 380V 1 pha vào : thì theo mình hiểu là động cơ sẽ không chạy được do không đủ điện áp. Ví dụ như quạt sẽ không quay, hoặc rất chậm. Khi ấy điện năng sẽ chuyển thành nhiệt năng, nhiệt năng theo công thức Q = I2.r.t. Trong đó t là thời gian chạy động cơ, nếu thời gian càng lâu thì nhiệt tỏa ra sẽ tăng. Mình hiểu là như vậy, nhưng mình chưa thực sự hiểu là động cơ điện trong trường hợp này nó không chạy, hoặc không quay thì điện chuyển thành nhiệt. Cái gì làm cho điện năng chuyển thành nhiệt năng, nó được mô tả cụ thể như thế nào ? Có người nói là động cơ chạy chậm thì nó sẽ nóng do công suất giảm, mà công suất thì tính là P = U.I = U2/R thì liên quan gì tới nhiệt, liên quan gì tới chuyện nóng nguội ? Mình nghe nói là nếu nguồn 220V, mà cắm động cơ 3 pha có điện áp định mức 380V thì phải mắc hình tam giác gì đó thì mới chạy được. Thì mình muốn hỏi là việc mắc hình tam giác này nó có ý nghĩa gì, thay đổi trị số gì, có tác dụng gì cụ thể mà lại làm cho động cơ chạy được, có phải nó làm giảm điện áp định mức của động cơ ko ?
3. Còn nếu nguồn điện là 380V, mà mình cắm thiết bị có điện áp định mức 220V, thì thừa điện áp. Mình nghĩ là khi đó cường độ dòng điện sẽ tăng, điện trở giảm, động cơ sẽ chạy tốc độ rất nhanh, thì Q = I2.r.t, t thì sẽ giảm, r giảm, I sẽ tăng mạnh thì nhiệt năng Q có tăng lên không ? Trong trường hợp này mình nghĩ mọi thứ trong động cơ sẽ hoạt động tốc độ rất nhanh và động cơ sẽ bị rối loạn. Nhưng mình chưa hiểu các trị số sẽ thay đổi thế nào, có tác động gì cụ thể tới động cơ.
4. Chiều dòng điện : chiều của dòng điện theo hình dưới sẽ đi từ nơi có điện thế cao tới điện thế thấp, tức là sẽ đi từ cái điểm M (cực dương) mà ta sử dụng để chuẩn bị mắc vào thiết bị điện, tới nơi có điện thế thấp N (cực âm) của nguồn tức là tới đầu dây mát kia. Sau đó nó đảo chiều ngược lại phải ko ? Còn hình sin của nó mình chưa hiểu rõ lắm, trong 1 nửa chu kỳ hình sin đầu tiên thì điện áp được cấp từ nguồn vào động cơ thì điện áp sẽ đi từ 0V lên đến đỉnh 220V, rồi sao lại đi xuống 0V, thậm chí đi từ 0V xuống -220V, sao điện áp mà lại có giá trị âm, tức là hiểu nó theo kiểu nó hạ điện áp xuống hay là nó đi tới nơi mà đang có 0V ?
1. Điện thế : Theo mình tìm hiểu được thì điện thế là công của lực điện làm di chuyển 1 điện tích q từ điểm A tới điểm B hoặc tới điểm nào đó ở xa vô cùng. Tức là theo công thức V = E.s = F.s/q. Trong đó s là khoảng cách AB. Tại 1 điểm trên dây lửa ta gọi là điểm A, 1 điểm trên dây mát gọi là B. Ví dụ nếu sử dụng nguồn xoay chiều có điện áp 220V, thì điện thế tại điểm A là 220V, tại B là 0V. Tại A có 220V vì nó có khả năng sinh công hay tạo ra 1 lực điện đẩy mạnh các điện tích e di chuyển trong dây dẫn, còn dây mát B thì không. Khi lấy đồng hồ đo điện nối điểm A với B thì mạch kín và ta đo được hiệu điện thế giữa A và B = 220 – 0 = 220V. Sau đó ta nối 2 điểm AB này với bộ khởi động từ, thì sau rơ le nhiệt out ra được 2 đầu dây để nối với các động cơ, gồm 1 đầu là dây lửa M, 1 đầu là dây mát N. Điện thế V của dây lửa M vẫn là 220V, V của dây mát N vẫn = 0. Còn hiệu điện thế giữa điểm A trên dây lửa của nguồn, với điểm cũng dây lửa M thì = 0, kể cả khi mạch đã kín có dòng chạy qua hay không thì hiệu điện thế giữa 2 điểm A và M này vẫn là 0. Vì khi chưa có dòng chạy qua thì ta ko đo được điện thế của 2 điểm này, khi có dòng chạy qua thì điện thế tại A và M trùng nhau thì hiệu giữa chúng 220 – 220 = 0V. Thì mình hiểu thế đã đúng chưa ?
2. Giả sử nếu lấy nguồn điện là 220V, mà khi cắm thiết bị có điện áp định mức 380V 1 pha vào : thì theo mình hiểu là động cơ sẽ không chạy được do không đủ điện áp. Ví dụ như quạt sẽ không quay, hoặc rất chậm. Khi ấy điện năng sẽ chuyển thành nhiệt năng, nhiệt năng theo công thức Q = I2.r.t. Trong đó t là thời gian chạy động cơ, nếu thời gian càng lâu thì nhiệt tỏa ra sẽ tăng. Mình hiểu là như vậy, nhưng mình chưa thực sự hiểu là động cơ điện trong trường hợp này nó không chạy, hoặc không quay thì điện chuyển thành nhiệt. Cái gì làm cho điện năng chuyển thành nhiệt năng, nó được mô tả cụ thể như thế nào ? Có người nói là động cơ chạy chậm thì nó sẽ nóng do công suất giảm, mà công suất thì tính là P = U.I = U2/R thì liên quan gì tới nhiệt, liên quan gì tới chuyện nóng nguội ? Mình nghe nói là nếu nguồn 220V, mà cắm động cơ 3 pha có điện áp định mức 380V thì phải mắc hình tam giác gì đó thì mới chạy được. Thì mình muốn hỏi là việc mắc hình tam giác này nó có ý nghĩa gì, thay đổi trị số gì, có tác dụng gì cụ thể mà lại làm cho động cơ chạy được, có phải nó làm giảm điện áp định mức của động cơ ko ?
3. Còn nếu nguồn điện là 380V, mà mình cắm thiết bị có điện áp định mức 220V, thì thừa điện áp. Mình nghĩ là khi đó cường độ dòng điện sẽ tăng, điện trở giảm, động cơ sẽ chạy tốc độ rất nhanh, thì Q = I2.r.t, t thì sẽ giảm, r giảm, I sẽ tăng mạnh thì nhiệt năng Q có tăng lên không ? Trong trường hợp này mình nghĩ mọi thứ trong động cơ sẽ hoạt động tốc độ rất nhanh và động cơ sẽ bị rối loạn. Nhưng mình chưa hiểu các trị số sẽ thay đổi thế nào, có tác động gì cụ thể tới động cơ.
4. Chiều dòng điện : chiều của dòng điện theo hình dưới sẽ đi từ nơi có điện thế cao tới điện thế thấp, tức là sẽ đi từ cái điểm M (cực dương) mà ta sử dụng để chuẩn bị mắc vào thiết bị điện, tới nơi có điện thế thấp N (cực âm) của nguồn tức là tới đầu dây mát kia. Sau đó nó đảo chiều ngược lại phải ko ? Còn hình sin của nó mình chưa hiểu rõ lắm, trong 1 nửa chu kỳ hình sin đầu tiên thì điện áp được cấp từ nguồn vào động cơ thì điện áp sẽ đi từ 0V lên đến đỉnh 220V, rồi sao lại đi xuống 0V, thậm chí đi từ 0V xuống -220V, sao điện áp mà lại có giá trị âm, tức là hiểu nó theo kiểu nó hạ điện áp xuống hay là nó đi tới nơi mà đang có 0V ?
Comment