Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho mình hỏi về điện 3 pha và các cách đấu sao - tam giác

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho mình hỏi về điện 3 pha và các cách đấu sao - tam giác

    Mình chưa hiểu cách dòng điện nó chạy trong điện 3 pha như thế nào ? Dòng điện chạy khi mắc kiểu sao, tam giác như thế nào ?

    Theo mình hiểu thì điện 3 pha là có 3 pha lửa và 1 pha mát. Khi đấu hình sao thì dòng điện sẽ đi từ R,Y,B vào, nhưng vì nối đất thì điện áp sẽ bị giảm đi chỉ còn trên mỗi pha là 220V đúng ko ?

    Nhưng đó là do ở điểm giữa có nối đất, còn nếu bỏ cái nối đất đi thì coi như dòng điện sẽ chạy thông sang 3 pha với nhau, và điện áp giữa các pha có phải sẽ thành 380V đúng không ? Tại sao ngta lại ko đấu kiểu vẫn nối hình sao mà bỏ cái nối đất ở giữa đi cho mỗi pha thành 380V, mà lại phải chuyển sang đấu hình tam giác ?

    Và nếu đấu kiểu hình sao thì mình hiểu được là dòng điện đi từ R,Y,B vào trong mạch, trong động cơ 3 pha, rồi chạy sang dây mát, khi đó mạch kín thì động cơ chạy. Nhưng còn đấu kiểu tam giác thì dòng điện cũng đi từ R,Y,B vào động cơ nhưng không sang dây mát nào cả, thì mạch không kín (tức là ko đi từ + sang -), làm sao chạy thiết bị điện được ?

    Ngoài ra mình cũng muốn hỏi là như trong hình vẽ đấu tam giác thì có cần nhất thiết là phải cứ cuối đầu này đấu vào đầu của đầu kia không, 2 đầu của cuộn dây có phải là như nhau mình thích đổi đầu nào cũng được có đúng ko ?


  • #2
    . .

    Comment


    • #3
      . . . . . . . . .

      Comment


      • #4
        Thân chào bạn, vấn đề của bạn sách vở nói khá nhiều mình cũng chỉ nói lại sao cho dễ hiểu thôi:
        _Điện 3 pha cơ bản sẽ có 3 dây pha (bạn gọi là dây lửa), dây mass thì có hay không có không quan trọng vì nó tùy thuộc vào mục đích người dùng vì trên lưới điện trung thế hoặc cao thế bạn chỉ thấy đi có 3 dây, còn trong các khu công nghiệp hệ thống điện 3 pha của họ lại có đến 5 dây (nếu thích bạn có thể tự nghiên cứu chức năng 2 dây còn lại là MASS và PE).
        _Đấu sao: Mình chắc bạn cũng đã bỏ công tìm hiểu nhiều hình đấu sao, hẳn là bạn thấy 90% sơ đồ đấu sao không nối mass điểm giữa (sơ đồ cơ bản), bạn cố tình chọn trong số 10% các sơ đồ còn lại có nối mass điểm giữa.

        Không phải là do nối đất điểm giữa mà điện áp trên mỗi pha bị giảm còn 220V đâu. Chính xác là bởi vì có nối đất và bạn mới có cơ sở 0V của đất để xác định điện áp từng pha so với đất là 220V gọi là ĐIỆN ÁP PHA. Còn nếu không nối đất nó vẫn là nó không tăng không giảm và do không có mốc áp cơ bản nên không xác định được là bao nhiêu Vôn. Vì thế khi không mass thì người ta còn có thể xác định điện áp của một dây pha bằng cách so sánh nó với một dây pha khác trong số đó, lúc đó người ta đo được nó là 380V và gọi nó là ĐIỆN ÁP DÂY. Bạn hãy nhớ NÓ VẪN VẬY KHÔNG TĂNG KHÔNG GIẢM chẳng qua nó là 220 hay 380 là do hệ quy chiếu người ta áp vào nó thôi.

        Còn cái mass nối ở điểm giữa bạn theo cách nghĩ không đúng đâu, mass đó là do cách đấu sao 3 pha tạo ra chứ không phải mass đất, mục đích của mass này thường dùng cho các đèn báo pha mà không cần dây mass đất (dây nguội), đừng tưởng nó mang ký hiệu là mass mà nghĩ nó an toàn, chân đạp đất rờ vào nó là lên nóc bàn thờ ngay đó, muốn rờ vào phải đảm bảo chân dậm lên R, tay nắm chặt B và miệng ngậm cứng Y, lúc đó bạn sẽ không chết khi rờ vào cái mass ảo đó nhưng sẽ chết rất nhanh vì các lý do khác.

        Do điện áp trên mỗi dây là cố định rồi nên dĩ nhiên cách mắc sao và tam giác chỉ tác động lên dòng điện, bạn có thấy mấy cái lò xo đỏ, xanh, vàng không? nó là các cuộn dây của động cơ 3 pha đó, có thể coi đó là điện trở cho dễ hiểu, bạn có thấy dòng điện muốn đi từ đầu pha này sang đầu pha kia để sinh công làm xoay động cơ phải đi qua 2 điện trở của 2 cuộn dây mới đến nơi không, trong khi đấu tam giác nó chỉ phải đi qua nội trở của 1 cuộn dây là xong rồi. Do đó bạn thấy đấu sao động cơ sẽ chạy yếu (chỉ còn 50% momen xoắn chứ không được 80% như bố đểu cái hình của bạn ghi đâu) nhưng êm và mát máy, đây cũng là chế độ vận hành chính liên tục của động cơ, còn đấu tam giác động cơ gằng xoay rất mạnh (100% momen xoắn) nhưng chỉ một khoảng thời gian là khét lẹt động cơ nên tam giác dùng làm chế độ khởi động ban đầu trong vài giây cho động cơ lấy trớn làm việc.

        _Đấu tam giác: đã nêu hết bên trên nên không nói lại

        _Trong đấu tam giác cuối đầu cuộn dây này phải nối vào đầu của cuộn dây kia là điều BẮT BUỘC, 2 đầu cuộn dây không phải là như nhau. Bạn có thể yên tâm về điều này vì mình tin chả có lí do nào bạn tự ngồi quấn 3 cuộn dây để thử chẳng cho mục đích gì.
        Các motor 3 pha khá mắc tiền, trong hộp đấu dây của nó phải có kí hiệu thường là U,V,W và U1,V1,W1 cho các đầu cuộn dây cực kì rõ ràng và hướng dẫn đấu sao / tam giác kỹ đến mức học sinh tiểu học đấu điện không bị lộn. Còn nếu bạn mua phải con motor tào lao không nhãn mác không ký hiệu đấu nối thì bạn đang phí tiền và có khi là phí mạng sống của chinh bạn.

        _Phụ lục nhỏ: ngoài 3 dây pha chính người ta có thêm dây mass đất (dây nguội) để trích 220V ra từ mỗi pha để.... thắp đèn, xem tivi, sạc Iphone, cày game..... nhưng phải đảm bảo cân bằng tải trên các pha. Trong mạch điện 3 pha 5 dây ngoài mass còn có dây PE là dây bảo vệ nối đất (google tìm hiểu thêm nếu thích nhé)

        Vậy đó, chúc bạn hiểu rõ vấn đề và có thêm kiến thức, có kiến thức gì mới lạ thì chia sẻ lại cho anh em trên diễn đàn.
        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
          Thân chào bạn, vấn đề của bạn sách vở nói khá nhiều mình cũng chỉ nói lại sao cho dễ hiểu thôi:
          _Điện 3 pha cơ bản sẽ có 3 dây pha (bạn gọi là dây lửa), dây mass thì có hay không có không quan trọng vì nó tùy thuộc vào mục đích người dùng vì trên lưới điện trung thế hoặc cao thế bạn chỉ thấy đi có 3 dây, còn trong các khu công nghiệp hệ thống điện 3 pha của họ lại có đến 5 dây (nếu thích bạn có thể tự nghiên cứu chức năng 2 dây còn lại là MASS và PE).


          Còn cái mass nối ở điểm giữa bạn theo cách nghĩ không đúng đâu, mass đó là do cách đấu sao 3 pha tạo ra chứ không phải mass đất, mục đích của mass này thường dùng cho các đèn báo pha mà không cần dây mass đất (dây nguội), đừng tưởng nó mang ký hiệu là mass mà nghĩ nó an toàn, chân đạp đất rờ vào nó là lên nóc bàn thờ ngay đó, muốn rờ vào phải đảm bảo chân dậm lên R, tay nắm chặt B và miệng ngậm cứng Y, lúc đó bạn sẽ không chết khi rờ vào cái mass ảo đó nhưng sẽ chết rất nhanh vì các lý do khác.

          Do điện áp trên mỗi dây là cố định rồi nên dĩ nhiên cách mắc sao và tam giác chỉ tác động lên dòng điện, bạn có thấy mấy cái lò xo đỏ, xanh, vàng không? nó là các cuộn dây của động cơ 3 pha đó, có thể coi đó là điện trở cho dễ hiểu, bạn có thấy dòng điện muốn đi từ đầu pha này sang đầu pha kia để sinh công làm xoay động cơ phải đi qua 2 điện trở của 2 cuộn dây mới đến nơi không, trong khi đấu tam giác nó chỉ phải đi qua nội trở của 1 cuộn dây là xong rồi. Do đó bạn thấy đấu sao động cơ sẽ chạy yếu (chỉ còn 50% momen xoắn chứ không được 80% như bố đểu cái hình của bạn ghi đâu) nhưng êm và mát máy, đây cũng là chế độ vận hành chính liên tục của động cơ, còn đấu tam giác động cơ gằng xoay rất mạnh (100% momen xoắn) nhưng chỉ một khoảng thời gian là khét lẹt động cơ nên tam giác dùng làm chế độ khởi động ban đầu trong vài giây cho động cơ lấy trớn làm việc.
          - Mình chưa hiểu rõ theo ý thứ nhất bạn nói, nếu điện 3 pha trung thế, cao thế chỉ có 3 dây, vậy nếu không có dây mát thì điện nó ko chạy từ dây lửa sang dây mát giống điện dân dụng thì làm sao mạch kín và chạy thiết bị điện được ?

          - Ý thứ 2 là nếu ở điểm giữa mà ko phải mát đất mà do cách đấu sao 3 pha tạo ra, tức là tổng dòng điện trên 3 pha tại 1 điểm giữa đó gần xấp xỉ bằng 0 đúng không ? Tại sao tổng nó lại bằng 0 và cái gì làm cho nó như thế. Và nếu không nối đất ở điểm giữa thì điện nó sẽ ko chạy từ lửa (+) sang mát (-) thì mạch ko kín làm sao thiết bị điện chạy được ?

          - Mình cũng muốn hỏi với điện 3 pha đấu tam giác ko thấy có nối đất, nối mát gì hết thì dòng điện sẽ đi như thế nào để làm chạy thiết bị điện được, tức là nó ko đi từ dây lửa sang mát mà chỉ chạy giữa các pha lửa với nhau ấy.

          - Mình thấy cả cách mắc sao và tam giác có phải đều mắc nối tiếp đúng ko, vậy tại sao dòng điện chạy qua các dây lại không như nhau mà cách mắc tam giác lại Id = V3.Ip ?

          Comment


          • #6
            Click image for larger version

Name:	image_92782.png
Views:	36724
Size:	21.8 KB
ID:	1698976



            Nguyên văn bởi Anh_21 Xem bài viết

            - Mình chưa hiểu rõ theo ý thứ nhất bạn nói, nếu điện 3 pha trung thế, cao thế chỉ có 3 dây, vậy nếu không có dây mát thì điện nó ko chạy từ dây lửa sang dây mát giống điện dân dụng thì làm sao mạch kín và chạy thiết bị điện được ?

            - Ý thứ 2 là nếu ở điểm giữa mà ko phải mát đất mà do cách đấu sao 3 pha tạo ra, tức là tổng dòng điện trên 3 pha tại 1 điểm giữa đó gần xấp xỉ bằng 0 đúng không ? Tại sao tổng nó lại bằng 0 và cái gì làm cho nó như thế. Và nếu không nối đất ở điểm giữa thì điện nó sẽ ko chạy từ lửa (+) sang mát (-) thì mạch ko kín làm sao thiết bị điện chạy được ?

            - Mình cũng muốn hỏi với điện 3 pha đấu tam giác ko thấy có nối đất, nối mát gì hết thì dòng điện sẽ đi như thế nào để làm chạy thiết bị điện được, tức là nó ko đi từ dây lửa sang mát mà chỉ chạy giữa các pha lửa với nhau ấy.

            - Mình thấy cả cách mắc sao và tam giác có phải đều mắc nối tiếp đúng ko, vậy tại sao dòng điện chạy qua các dây lại không như nhau mà cách mắc tam giác lại Id = V3.Ip ?

            -Trong motor 3 pha điện không chạy từ lửa sang mass mà từ lửa này sang lửa kia tạo mạch kín (theo như cách bạn nói)

            -Nó gần = 0 là do các pha lệch nhau 120 độ cùng chụm lại 1 điểm qua nội trở cuộn dây động cơ hoặc biến áp (xem kỹ biểu đồ điện 3 pha), nó thật sự không an toàn nếu người không có chuyên môn làm lung tung trong dân dụng (trong các nhà máy điện và trạm điện họ có lấy mass kiểu này nhưng không đơn giản như vậy), bạn có thể hiểu thêm về mạng điện 3 pha trung tính cách ly và 3 pha trung tính nối đất để hiểu rõ tác dụng và các cách đấu nối của điểm nối trung tính của 3 pha này.

            -Bạn đã nói đúng vấn đề rồi, sao lại còn thắc mắc, điện chạy từ lửa qua lửa, lúc áp ở dây lửa này lên đỉnh thì hai dây lửa còn lại đang ở mức điện áp thấp hơn nên sẽ nhận nhiệm vụ làm mass tạm, đó là lí do động cơ 3 pha không cần mass đất để chạy, trong chu kì 50Hz các dây lửa sẽ tuần tự thay nhau làm mass, đó là lí do mình khuyên bạn xem kỹ giản đồ sin của điện 3 pha cho kỹ vào sẽ hiểu. Mass đất nguội ko tham gia vào hệ 3 pha, mass chỉ dùng để trích ra 1 pha 220V dùng ăn chơi thôi.

            -Chả có nối tiếp hay song song gì ở đây cả, đấu sao là sao mà đấu tam giác là tam giác, Id = căn 3 x Ip không liên quan gì đến sao hay tam giác cả, nó luôn là vậy từ lúc lưới điện có 3 sợi dây chưa mắc tải sao hay tam giác, khi đã đấu tải sao / tam giác nó vẫn y chang vậy Id = căn 3 x Ip.
            Như mình trình bày ở trên rồi, sở dĩ tam giác cho dòng cao hơn sao là vì dòng điện chỉ đi qua nội trở một cuộn dây, còn sao phải đi qua tới 2 cuộn dây.
            Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
            Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

            Comment


            • #7
              Chắc bạn thắc mắc vì chưa được nhìn tận mắt cái điện áp hay dòng điện 3 pha thực sự như thế nào( hai pha lửa so với nhau) mà chỉ thấy sóng dòng điện 1 pha (mỗi pha này so với mass 0V) thôi!.
              Đây, bạn xem hình dưới sẽ hiểu nhé, theo đó, 220V là áp hiệu dụng mỗi pha riêng lẻ so với mass ( màu xanh), còn 368V (380V) là áp hiệu dụng của từng cặp pha bất kì ( có 3 cặp như thế: A-B, A-C, B-C): Click image for larger version

Name:	image_92783.jpg
Views:	35358
Size:	79.9 KB
ID:	1698984


              Như vậy, với động cơ 3 pha, cách mắc hình sao thì mỗi cuộn dây chỉ có điện áp 220V trên 2 đầu, còn mắc hình tam giác thì mỗi cuộn dây sẽ có điện áp là 380V trên 2 đầu, vì vậy dòng nó lớn hơn, momen khởi động lớn hơn phải không nào?
              Một vấn đề nữa bạn cần hiểu là, để tạo ra 3 cái dây pha có điện áp 3 pha ấy thì ở nhà máy điện người ta phải dùng cái máy phát có 3 cuộn dây đặt trong một stator mà tâm 3 cuộn dây này tạo thành 1 tam giác đều để có sự lệch pha 120 độ. Và mỗi cuộn dây phải có 2 đầu, 2 đầu này sẽ có điện áp 220V~, và như vậy 3 cuộn dây này phải nối thông với nhau, tức mỗi cuộn phải lấy 1 đầu dây nối chung lại, đó chính là dây trung tính, và là dây mass vì dây này được cắm xuống đất. như thế còn lại 3 đăù dây, chính là các dây pha T-U-V hay A-B-C.
              Khi 3 pha này nối vào động cơ thì dù tam giác hay sao cũng chẳng cần đến dây trung tính kia nữa vì nếu là sao thì áp 380V của từng cặp pha sẽ đi qua 2 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Còn tam giác thì áp 380V của từng cặp pha này sẽ chỉ đi qua 1 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Sở dĩ người ta vẫn dùng dây trung tính hay nối dây đất trong mạch sao vì lí do an toàn mà thôi.



              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                Chắc bạn thắc mắc vì chưa được nhìn tận mắt cái điện áp hay dòng điện 3 pha thực sự như thế nào( hai pha lửa so với nhau) mà chỉ thấy sóng dòng điện 1 pha (mỗi pha này so với mass 0V) thôi!.
                Đây, bạn xem hình dưới sẽ hiểu nhé, theo đó, 220V là áp hiệu dụng mỗi pha riêng lẻ so với mass ( màu xanh), còn 368V (380V) là áp hiệu dụng của từng cặp pha bất kì ( có 3 cặp như thế: A-B, A-C, B-C): [ATTACH=CONFIG]n1698984[/ATTACH]


                Như vậy, với động cơ 3 pha, cách mắc hình sao thì mỗi cuộn dây chỉ có điện áp 220V trên 2 đầu, còn mắc hình tam giác thì mỗi cuộn dây sẽ có điện áp là 380V trên 2 đầu, vì vậy dòng nó lớn hơn, momen khởi động lớn hơn phải không nào?
                Một vấn đề nữa bạn cần hiểu là, để tạo ra 3 cái dây pha có điện áp 3 pha ấy thì ở nhà máy điện người ta phải dùng cái máy phát có 3 cuộn dây đặt trong một stator mà tâm 3 cuộn dây này tạo thành 1 tam giác đều để có sự lệch pha 120 độ. Và mỗi cuộn dây phải có 2 đầu, 2 đầu này sẽ có điện áp 220V~, và như vậy 3 cuộn dây này phải nối thông với nhau, tức mỗi cuộn phải lấy 1 đầu dây nối chung lại, đó chính là dây trung tính, và là dây mass vì dây này được cắm xuống đất. như thế còn lại 3 đăù dây, chính là các dây pha T-U-V hay A-B-C.
                Khi 3 pha này nối vào động cơ thì dù tam giác hay sao cũng chẳng cần đến dây trung tính kia nữa vì nếu là sao thì áp 380V của từng cặp pha sẽ đi qua 2 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Còn tam giác thì áp 380V của từng cặp pha này sẽ chỉ đi qua 1 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Sở dĩ người ta vẫn dùng dây trung tính hay nối dây đất trong mạch sao vì lí do an toàn mà thôi.


                Em muốn hỏi là máy phát có 3 cuộn dây đặt trong stator, và nó có dây trung tính cắm xuống đất thì có phải cái stator đó được đấu hình sao đúng không ?

                Em hiểu rồi, mạch 3 pha thì luôn kín, vì dây trung tính nó đã được nối ở máy phát điện rồi. Còn 3 pha này kéo về thì mình chỉ sử dụng thôi, chứ ko phải như điện 1 pha mạch luôn ko kín cần phải đấu với nhau thì mới chạy được.

                Nhưng em chưa hiểu là tại sao tổng các dòng điện tại điểm giữa trong cách đấu hình sao thì nó lại bằng 0, em xem hình sin nhưng vẫn chưa hiểu, đó là hình sin ko biết còn cách giải thích nào khác không. Bởi vì các pha có điện áp lớn, thì dòng điện phải lớn. Mà khi đóng điện 1 nhát, thì điện sẽ chạy từ 3 pha đi vào động cơ 3 pha đấu hình sao cùng 1 lúc . Tức là dòng điện nó phải chạy từ pha nọ sang pha kia cùng 1 lúc, thì không hiểu tại sao nối chung nhau qua 3 cuộn dây thì tại điểm đó nó lại = 0 được.

                Comment


                • #9
                  tổng dòng điện tại điểm giữa là tổng 3 véc tơ Ia + Ib + Ic, 3 véc tơ này lệch nhau 120 độ, nếu 3 véc tơ này bằng nhau thì tổng là véc tơ 0, nó bằng 0.
                  P/s: toán học có ứng dụng rất nhiều trong đời sống. các công thức trong điện 3 pha cũng từ toán học mà ra. nếu bạn chưa ứng dụng được toán học vào thì chưa thể hiểu hết được đâu.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                    Chắc bạn thắc mắc vì chưa được nhìn tận mắt cái điện áp hay dòng điện 3 pha thực sự như thế nào( hai pha lửa so với nhau) mà chỉ thấy sóng dòng điện 1 pha (mỗi pha này so với mass 0V) thôi!.
                    Đây, bạn xem hình dưới sẽ hiểu nhé, theo đó, 220V là áp hiệu dụng mỗi pha riêng lẻ so với mass ( màu xanh), còn 368V (380V) là áp hiệu dụng của từng cặp pha bất kì ( có 3 cặp như thế: A-B, A-C, B-C): [ATTACH=CONFIG]n1698984[/ATTACH]


                    Như vậy, với động cơ 3 pha, cách mắc hình sao thì mỗi cuộn dây chỉ có điện áp 220V trên 2 đầu, còn mắc hình tam giác thì mỗi cuộn dây sẽ có điện áp là 380V trên 2 đầu, vì vậy dòng nó lớn hơn, momen khởi động lớn hơn phải không nào?
                    Một vấn đề nữa bạn cần hiểu là, để tạo ra 3 cái dây pha có điện áp 3 pha ấy thì ở nhà máy điện người ta phải dùng cái máy phát có 3 cuộn dây đặt trong một stator mà tâm 3 cuộn dây này tạo thành 1 tam giác đều để có sự lệch pha 120 độ. Và mỗi cuộn dây phải có 2 đầu, 2 đầu này sẽ có điện áp 220V~, và như vậy 3 cuộn dây này phải nối thông với nhau, tức mỗi cuộn phải lấy 1 đầu dây nối chung lại, đó chính là dây trung tính, và là dây mass vì dây này được cắm xuống đất. như thế còn lại 3 đăù dây, chính là các dây pha T-U-V hay A-B-C.
                    Khi 3 pha này nối vào động cơ thì dù tam giác hay sao cũng chẳng cần đến dây trung tính kia nữa vì nếu là sao thì áp 380V của từng cặp pha sẽ đi qua 2 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Còn tam giác thì áp 380V của từng cặp pha này sẽ chỉ đi qua 1 cuộn dây của động cơ tạo thành mạch kín. Sở dĩ người ta vẫn dùng dây trung tính hay nối dây đất trong mạch sao vì lí do an toàn mà thôi.


                    Cái màu đỏ: đây là lý do tại sao khi đứng trên mặt đất mà sờ vào dây pha thì bị giật phải ko? Vậy tại sao người ta không bỏ cái vụ chôn dây nguội xuống đất khi xây dựng mạng điện nhỉ? Vừa đỡ tốn công, tốn của lại giảm thiểu tai nạn điện (chỉ bị giật khi chạm 2 dây cùng lúc).
                    Màu xanh: giải thích hộ e tại sao khi có dây đó lại an toàn? E thấy có hay ko nó đều nguy hiểm mà, nó chỉ an toàn khi nối vỏ kim loại của thiết bị xuống đất thôi chứ.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Anh_21 Xem bài viết

                      Em muốn hỏi là máy phát có 3 cuộn dây đặt trong stator, và nó có dây trung tính cắm xuống đất thì có phải cái stator đó được đấu hình sao đúng không ?

                      Em hiểu rồi, mạch 3 pha thì luôn kín, vì dây trung tính nó đã được nối ở máy phát điện rồi. Còn 3 pha này kéo về thì mình chỉ sử dụng thôi, chứ ko phải như điện 1 pha mạch luôn ko kín cần phải đấu với nhau thì mới chạy được.

                      Nhưng em chưa hiểu là tại sao tổng các dòng điện tại điểm giữa trong cách đấu hình sao thì nó lại bằng 0, em xem hình sin nhưng vẫn chưa hiểu, đó là hình sin ko biết còn cách giải thích nào khác không. Bởi vì các pha có điện áp lớn, thì dòng điện phải lớn. Mà khi đóng điện 1 nhát, thì điện sẽ chạy từ 3 pha đi vào động cơ 3 pha đấu hình sao cùng 1 lúc . Tức là dòng điện nó phải chạy từ pha nọ sang pha kia cùng 1 lúc, thì không hiểu tại sao nối chung nhau qua 3 cuộn dây thì tại điểm đó nó lại = 0 được.
                      Vì dòng điện trong dây chung là tổng hợp của của 3 dòng điện mà 3 dòng này không thể chạy cùng chiều tại bất kỳ thời điểm nào, tổng hợp lại thành 0A giống như tổng số âm và số dương thôi.

                      Comment


                      • #12
                        Cái màu đỏ mình cho là, vì điểm chung đó tổng dòng điện gần như bằng 0, nên tiện cắm xuống hệ quy chiếu mặt đất luôn, như thế khi truyền tải đi xa, cho nó lên phía trên để thu sét luôn cho an toàn, nếu không thì dây pha hay dây mass này mà nhiễm sét thì nổ mất cái máy phát, người ngợm trong nhà khi có thiết bị cắm điện hay không cũng chẳng còn ai! Còn cái màu xanh thì thấy rằng, dù dây mass này lí thuyết như thế nhưng do sử dụng các pha không cân nhau nên có thể có lúc nó có điện áp lớn đủ để giật, ngoài ra còn có sự rò rỉ điện từ các dây pha ra vỏ máy thường là kim loại, vì thế dây mass nối đất vừa an toàn vừa có tác dụng chống nhiễu cho thiết bị điện nữa.

                        Comment


                        • #13
                          "Nhưng em chưa hiểu là tại sao tổng các dòng điện tại điểm giữa trong cách đấu hình sao thì nó lại bằng 0, em xem hình sin nhưng vẫn chưa hiểu, đó là hình sin ko biết còn cách giải thích nào khác không. Bởi vì các pha có điện áp lớn, thì dòng điện phải lớn. Mà khi đóng điện 1 nhát, thì điện sẽ chạy từ 3 pha đi vào động cơ 3 pha đấu hình sao cùng 1 lúc . Tức là dòng điện nó phải chạy từ pha nọ sang pha kia cùng 1 lúc, thì không hiểu tại sao nối chung nhau qua 3 cuộn dây thì tại điểm đó nó lại = 0 được."
                          Điều quan trọng nhất trong điện ba pha là ba dòng điện cùng điện áp và tần số nhưng lệch nhau 1/3 chu kỳ. Để hiểu rõ cần có kiến thức toán trung học phổ thông.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          Anh_21 Tìm hiểu thêm về Anh_21

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X