Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sửa chữa board trong công nghiêp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
    Cũng xin nói thêm là: các IC dùng trong công nghiệp có khả năng chịu nhiệt , chịu ẩm và nhiễu cực tốt, tốt gấp trăm lần các IC trong thương mại!1 chú 8031 mà tôi từng kiểm tra bằng tay khi đang chạy, sờ vào là đỏ cả tay, ước chừng nhiệt độ cũng lên tời trên 80 độ!
    Các chú IC dùng trong môi trường ẩm thì đừng có hỏi nửa, cũng kg ngờ đến khả năng chịu nhiêt và ẩm của chúng
    Đa số các board dùng trong môi trường ẩm đều phủ 1 lớp vecni phủ kín cả board. Dùng dao cạo cũng khó ra đấy!
    Bác đọc cái này ở đâu ra vậy ?

    Tôi biết là có 2 loại IC thôi. Một là cho thương mại / công nghiệp. Loại kia thì dùng trong đồ quốc phòng (của Mỹ).

    Cả hai đều chỉ khác nhau ở độ nóng lạnh thôi. Chẳng hạn như 74LS00 công nghiệp thì thử tại 125C còn cho quốc phòng thì 150C. Đa số các loại đồ quốc phòng thì dùng vỏ sứ chứ không dùng vỏ nhựa.

    Bác kiếm đọc mấy cuốn data book của như National Semiconductor, TI, vv họ sẽ nói rõ về đồ quốc phòng.

    Độ ẩm thì thường là thử 80% tại 80C.

    Loại phủ đó kêu là conformal coating http://en.wikipedia.org/wiki/Conformal_coating

    Comment


    • #17
      Các bác đừng có nhầm giữa nhiệt độ làm việc môi trường với nhiệt độ làm hỏng các tiếp giáp bên trong IC chứ!

      Khò mà chết IC thì các tay chuyên sữa dd, laptop... cũng làm chết hoài!
      Do vậy mới đẻ ra preheater, khỏ dưới, khò trên...

      Nhưng cũng phải nói là các linh kiện dùng trên board công nghiệp là loại chính hãng, có tét nghiêm túc, và thông thường lài loại đắt tiền hơn các linh kiện cùng loại khác chứ không phải loại trôi nổi, tồn kho quá hạn ngoài chợ NT...

      Comment


      • #18
        Chán Bác này quá:
        ví dụ cho bác thấy nhé!
        AT89C51-12PC: Chữ C trong C51 là công nghệ Cmos
        Chữ P trong ''PC" là đóng vỏ kiểu Dip
        Chữ C trong "PC" là ký kiệu ứng dụng trong thương mại(commerce..)
        AT89C51-12PI :
        Chữ I là trong công nghiệp (industry)
        AT89C51-12PM
        Chữ M là trong quân sự (military)
        Ngoài ra còn có PA; nhưng vẫn chưa biết nó là gì
        Last edited by 0979567801; 30-09-2008, 12:19.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi 0979567801 Xem bài viết
          Chán Bác này quá:
          ví dụ cho bác thấy nhé!
          AT89C51-12PC: Chữ C trong C51 là công nghệ Cmos
          Chữ P trong ''PC" là đóng vỏ kiểu Dip
          Chữ C trong "PC" là ký kiệu ứng dụng trong thương mại(commerce..)
          AT89C51-12PI :
          Chữ I là trong công nghiệp (industry)
          AT89C51-12PM
          Chữ M là trong quân sự (military)
          Ngoài ra còn có PA; nhưng vẫn chưa biết nó là gì

          Chữ A và X cũng là quân sự.
          http://www.atmel.com/dyn/resources/p...ts/doc0250.pdf


          Tuy nhiên nhiệt độ đâu khác nhau cả trăm lần đâu ?

          Comment


          • #20
            bạn 097...
            Theo sự trình bày của bạn tôi biết bạn vào nghề chưa được lâu. Bạn có khi nào thay 1 vi mạch tốt mà máy ko chạy chưa? Có khi nào máy báo lỗi phần A mà hư hỏng ở phần B chưa? Có khi nào sau khi bạn tìm vị trí hỏng thì máy lại báo lỗi khác chưa?.v.v......
            Tóm lại dù s/c bất cứ cái gì cũng phải suy luận nguyên nhân và kết quả. Đặt giả thuyết hư hỏng và nhận định nó có logic ko? sau đó kiểm tra đi ngược từ bộ phận vận hành dến mạch điều khiền.
            Tôi có lời khuyên bạn chớ nên tháo kiểm tra lung tung như vậy, sẽ có ngày trả giá rất đắt đấy.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              bạn 097...
              Theo sự trình bày của bạn tôi biết bạn vào nghề chưa được lâu. Bạn có khi nào thay 1 vi mạch tốt mà máy ko chạy chưa? Có khi nào máy báo lỗi phần A mà hư hỏng ở phần B chưa? Có khi nào sau khi bạn tìm vị trí hỏng thì máy lại báo lỗi khác chưa?.v.v......
              Tóm lại dù s/c bất cứ cái gì cũng phải suy luận nguyên nhân và kết quả. Đặt giả thuyết hư hỏng và nhận định nó có logic ko? sau đó kiểm tra đi ngược từ bộ phận vận hành dến mạch điều khiền.
              Tôi có lời khuyên bạn chớ nên tháo kiểm tra lung tung như vậy, sẽ có ngày trả giá rất đắt đấy.
              Bác VVP ơi, 097.. đang nói về cái board chắc chắn đã hỏng mà!
              Đâu có nói về cả cái hệ thống!

              Thông thường ở các nhà máy người ta có sẵn các spare parts, spare modules...
              Khi đã xác định bộ phận (bo) nào hư thì thay thế bằng cái dự trữ cho máy vận hành trở lại, lấy cái hư đem sửa...

              Dẫu sao đi nữa thì bài viết của 097... cũng có ích cho một số bạn còn bỡ ngỡ khi gặp phải trường hợp tương tự...

              Tôi là a ma tơ, đọc các bài tranh luận của các bác xong là tôi cất luôn cái bo đó đi, ai sửa thì sửa, mình sửa chắc là không xong rồi!!!!

              Comment


              • #22
                Có thể làm việc gần 1 năm cũng chưa là gì so với các bạn.
                Nhưng đó là những kinh nghiệm,mình muốn nói cho các bạn cùng biết!
                Nếu Bác nào có chiêu thức gì hay để sửa 1 board kg hiểu được nguyên lý thì UP lên cho anh em cùng học hỏi!
                Có lẽ mong bác VVP trình bày cho anh em sáng mắt 1 chút!!!
                khi xác định board đã hư, vệ sinh sạch sẽ, vẫn kg chạy, NẾu kg sửa thì cũng vứt sọt rác!
                Theo Bác VVP phải làm thế nào đây????
                Đợi hồi âm của Bác!!!

                Comment


                • #23
                  chào bạn 097....
                  Có lẽ tôi và bạn cùng làm 1 công việc nhưng hoàn cảnh của tôi và bạn khác nhau. Các máy kỹ thuật cao (bao gồm cả máy công nghiệp) khi hư người ta mời tôi tới sửa chữa. Nếu tôi không sửa được thì lúc trả máy tình trạng phải giống như lúc nhận máy, nếu không thì rắc rối to có khi phải đền đấy .Vì vậy tôi mới khuyên bạn ko nên tháo lung tung.
                  Khi 1 máy hư,ko tài liệu kỹ thuật,tôi bắt đầu bẳng bộ phận thi hành và kiểm tra ngược lên tới bộ phận điều khiển. Để có tài liệu s/chữa tôi phải vẽ lại một phần mạch điện nơi hư hỏng. Công việc này cần phải có kinh nghiệm để vẽ.Có khi tôi mất hàng tháng trời để vẽ mà s/c chỉ 3 ngày là chuyện thường. Dĩ nhiên giá thành s/c cao .

                  Comment


                  • #24
                    Hehe, bác 097... và bác VVP, 1 bác sửa để kiếm tiền, 1 bác sửa vì cty, vì niềm đam mê, dĩ nhiên là cách làm việc cũng khác nhau rồi. Bác VVP ăn tiền người ta rồi mà sửa ko d thi...đền, còn bác 097... ko đ thì...hì hì, "sếp ơi thay board mới thôi". Nhưng dù j đi chăng nữa các bác vẫn là những cao thủ sửa board rồi, tại hạ mới vô nghề, mỗi khi sửa là vừa mò vừa tìm nguyên lý, ko sửa đ thì cũng học đ cách thiết kế board of tụi nó.

                    Comment


                    • #25
                      Bác 0979567801 !! Bác pro vậy, sao ko post phần sửa main máy tính...Rất khả thi lắm chứ!!!

                      Comment


                      • #26
                        cũng sửa 2, 3 lần gì đó! chủ yếu là thay vài cái tụ, và vài cái trở thôi. Nói chung hên xui thôi!

                        Comment


                        • #27
                          Nếu nhiệt độ tăng/giảm đột ngột thì có thể làm đứt mối nối của linh kiện,theo hiện tươg co giãn theo nhiệt, nên các bạn phải nâng đều nhiệt độ lên cũng như giảm đều nhiệt độ xuống thì IC cũng không sao, vd tiêu chuẩn ghi nđ tối đa 150 độ mà khi hàn DIP qua bể chì LFS tới hơn 230 độ mà đâu có thấy chết IC, vấn đề chính là kỹ năng nâng đều và giảm đều nđ cho cả con IC bằng máy khò

                          Comment


                          • #28
                            bác có thể lam ơn chỉ giùm mua cái máy tét IC của thăng Hồ cẩm Đào ở đâu ko? chỉ giùm chỉ cho thằng em mua một cái với. dt 01683470428. cám ơn bác trước nhé.
                            |

                            Comment


                            • #29
                              Cũng kg biết mua ở đâu nữa!
                              Vì khi đến làm thì máy đó có sẵn rồi
                              thử lên mạng tìm xem!

                              Comment


                              • #30
                                Cái này sếp em gọi là "vô chiêu thắng hữu chiêu". Những kinh nghiệm này có thể áp dụng được cho nhiều ứng dụng khác nhau nhưng phải cẩn thận, đặc biệt cẩn thận. Trước khi động thủ phải cân nhắc khả năng rủi ro, trả giá.

                                Nếu cứu được một board trị giá vài chục triệu thì cũng đáng để rị mọ lắm.
                                Đẹp từng kilomét

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                0979567801 Tìm hiểu thêm về 0979567801

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X