Trong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
lấy ko khí ra khỏi một dung dịch
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtTrong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
-
Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viếtCần phải hâm nóng dung dịch ở trạng thái để yên trong thời gian nhất định trước khi sử dụng.
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtCám ơn bạn,nhưng nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Bạn có cách nào khác ko?
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtCám ơn bạn,nhưng nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Bạn có cách nào khác ko?
GIẢM ĐỘ NHỚT CỦA DUNG DỊCH ĐỂ CÁC BỌT KHÍ CÓ THỂ TRỒI LÊN
Hâm nóng, kết hợp khuấy... củng là 1 cách...trong nhiều cách!
Comment
-
Nhiều vật liệu dạng keo đông kết có thể tự tạo ra bọt khí khi các hóa chất chuyển đổi trạng thái . Lúc đó nhiệt độ trong lòng chất keo tự nâng cao .
Vấn đề này không sửa được .
Cần thay đổi tỷ lệ các hóa chất để làm chậm lại quá trình đông kết . Như vậy sự gia nhiệt cũng thấp xuống . Hạn chế sinh ra bọt khí .
Việc loại bỏ bọt khí trong các hóa chất không đông kết thì có thể sử dụng máy li tâm . Máy li tâm sẽ làm cho hóa chất có trọng lực rất lớn để đẩy bọt khí nổi lên . Tuy vậy thì rất tốn kém .
Việc dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra chứ không nổi lên hết đượcChuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtTrong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
Tôi thấy người ta dùng chân không để hút hết bọt ra khỏi thạch cao (lúc còn lỏng) để làm khuôn đúc kim loại. Thạch cao đặc như sữa hộp mà còn sôi lục xục lên được đấy.
Và nên nhớ rằng hơi (chất lỏng nói chung) lúc nào cũng đi từ áp xuất cao đến chỗ áp xuất thấp hơn.
Comment
-
Như bác Vân đã nói dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra. Do vậy, khi nó đã nở to ra thì khoảng cách giữa các bọt khí sẽ thu nhỏ dẫn đến các bọt khí này dễ dàng nhập vào nhau (khuấy là pp giúp cho việc này dễ dàng hơn nữa) càng trở nên to hơn và dễ nổi lên hơn. Khi bọt khí không hết thì chứng tỏ độ chân không của máy chưa đạt tới mức cần thiết.
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Comment
-
Các phương pháp phá bọt khí ...
Nguyên văn bởi nhapvanlong... các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng
.. nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viếtTùy theo tính chất dung dịch bạn phải suy nghĩ cách nào phù hợp, điều cố lõi là:
GIẢM ĐỘ NHỚT CỦA DUNG DỊCH ĐỂ CÁC BỌT KHÍ CÓ THỂ TRỒI LÊN
Hâm nóng, kết hợp khuấy... củng là 1 cách...trong nhiều cách!Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viếtNhiều vật liệu dạng keo đông kết có thể tự tạo ra bọt khí khi các hóa chất chuyển đổi trạng thái . Lúc đó nhiệt độ trong lòng chất keo tự nâng cao .
Vấn đề này không sửa được .
.................................................. ......
Việc dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra chứ không nổi lên hết đượcNguyên văn bởi Paddy Xem bài viếtMáy chân không của bác chắc chưa đủ mạnh ?
.................................
Và nên nhớ rằng hơi (chất lỏng nói chung) lúc nào cũng đi từ áp xuất cao đến chỗ áp xuất thấp hơn.
Qua các post ở trên, Lan Hương góp một số ý :
1/. Phá vỡ và xoá bỏ bọt khí trong hỗn hợp lỏng là một yêu cầu công nghiệp. Việc khuấy hay (và đun nóng) một chất lỏng (hoặc hỗn hợp chất lỏng) có khí hoà tan là nhằm mục đích phá vỡ sức căng bề mặt của các bọt khí nhỏ để tạo thành các bọt khí lớn, dễ dàng thoát lên bề mặt chất lỏng và tăng tốc quá trình khuếch tán hỗn hợp. Trong công nghiệp, khuấy và đun là một cách phá bọt khí khá hiệu quả như pha chế sơn, keo không đông kết, lên men bia rượu, gia công thuỷ tinh v.v... , dùng cho hỗn hợp lỏng có thể tích đủ lớn.
2/. Dùng chân không hay ly tâm (hoặc "đồng môn" của lý tâm là áp lực) để xoá bỏ bọt khí là một phương thức cổ điển, sử dụng trong trường hợp quá trình hỗn hợp có tốc độ đông kết nhanh và (hoặc) hỗn hợp chất lỏng không cho phép khuấy hoặc thể tích hỗn hợp bé. Ví dụ, đúc các "con giống vài Cm khối đến vài chục Cm khối thì làm sao mà .... khuấy ?
- Phương pháp ly tầm hay áp lực dùng cho hỗn hợp có các bọt khí khá nhỏ. Áp lực cao đặt trên bọt khí sẽ làm giảm thể tích của nó: thể tích bọt khí tỷ lệ nghịch với bình phương áp lực P (P: pressure, tính bằng Atmosphere). Ly tâm thường được áp dụng nhiều hơn vì lý do thiết bị không cần kín khí phức tạp như phương pháp áp lực, ngoài ra quá trình ly tâm còn dễ dàng làm giảm nhiệt độ hỗn hợp, cũng là một nhân tố làm giảm kích thước bọt khí mà không cần thiết bị giải nhiệt tích cực (hoặc cả kỹ thuật sinh hàn) như phương pháp áp lực.
- Dưới chân không, các bọt khí nhỏ tăng thể tích, nhanh chóng hợp thành các bọt khí lớn và thoát khỏi bề mặt hỗn hợp lỏng. Người ta tính toán để các bọt khí có thể tích trung bình mà hỗn hợp tạo ra để xác định độ chân không thế nào cho thể tích của các bọt khí đó "trương" lên bằng ít nhất 1/3 thể tích hỗn hợp. Tương quan thể tích - chân không tuân theo công thức Vander Wall :
V = Vo / K
với Vo là thể tích ban đầu của bọt khí, V là thể tích bọt khí dưới độ chân không K. Ví dụ ở độ chân không 1/100 thì bọt khí sẽ trương nở gấp 100 lần thề tích ban đâu.
Phương pháp chân không dùng cho hỗn hợp lỏng có bọt khí đủ lớn.
3/. Phương pháp hoá học khử bọt khí là một trong những phương thức hiện đại giải quyết yêu cầu công nghiệp này. Người ta phân tích khí tạo ra trong quá trình đông kết hỗn hợp rồi pha vào hỗn hợp lỏng đó một chất hoá học đặc hiệu, nó sẽ tác dụng hoá học với khí tạo ra trong hỗn hợp, tham gia vào phản ứng đông kết hoặc lắng xuống đáy khuôn (sẽ được cắt hay mài đi).
Ngoài ra thì dĩ nhiên là có phương pháp hỗn hợp, sử dụng một vài hay tất cả các phương pháp kể trên cho một quy trình công nghệ cụ thể tuỳ theo yêu cầu, mức độ khác nhau. Ví dụ như phương pháp cơ học - chân không - áp lực phân đoạn đang sử dụng ở CTy Shanno, Tân Bình. Trong giai đoạn đầu của quá trình đông kết người ta khuấy đảo hỗn hợp, tiếp theo là dùng chân không khi hỗn hợp bắt đầu có dấu hiệu đông kết và cuối cùng là dùng áp lực cao để "xoá" nốt các bọt khí còn lại.
4/. Có thể là anh nhapvanlong làm "mặt hàng" liên quan đến hoá chất keo tụ. Ví dụ keo poli butadien với chất đông kết Butanox chẳng hạn. Việc tăng nhiệt độ là tự thân của quá trình đông kết (các phân tử nhỏ nối thành phân tử lớn hơn trong mạch thẳng của quá trình đóng rắn và toả ra năng lượng dạng nhiệt). Trong quá trình đó, khí Chloro phenil thừa của Butanox thoất ra khỏi hỗn hợp tạo thành bọt khí trong hỗn hợp lỏng trồi lên bề mặt bay đi.
Nói rõ hơn, bọt khí thoát ra càng mãnh liệt khi nhiệt độ càng cao trong quá trình đóng rắn. Việc hâm nóng, hay giảm độ nhớt hoặc khuấy ở đây là không khả thi vì nó chỉ làm tăng bọt khí, mặt hàng thành phẩm càng xấu, chưa kể đến thể tích và hóa tính của hỗn hợp không cho phép.
Cơ bản là không biết rõ anh nhapvanlong đang "làm cái gì", Lan Hương chỉ nói tổng quan về các phương thức xoá bọt khí công nghiệp thế thôi, "mua trâu vẽ bóng" nhiều quá e không tốt ...
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Muốn hút ko khí trong chất lỏng ko phải cứ đặt bơm vào là hút. Trong máy siêu âm phá sạn thận để truyền âm tốt người ta phải loại bỏ ko khí trongnước.Phương pháp như sau:
Dùng bơm hút , hút chất lỏng phun thành tia càng nhỏ càng tốt (như sương vậy) trong 1 buồng kín có gắn máy hút chân ko. Trong điều kiện như vậy mới lấy được hết ko khí trong chất lỏng.
Chút kinh nghiệm ngoài lề hy vọng giúp ích cho bạn.
Comment
-
Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viếtMuốn hút ko khí trong chất lỏng ko phải cứ đặt bơm vào là hút. Trong máy siêu âm phá sạn thận để truyền âm tốt người ta phải loại bỏ ko khí trongnước.Phương pháp như sau:
Dùng bơm hút , hút chất lỏng phun thành tia càng nhỏ càng tốt (như sương vậy) trong 1 buồng kín có gắn máy hút chân ko. Trong điều kiện như vậy mới lấy được hết ko khí trong chất lỏng.
Chút kinh nghiệm ngoài lề hy vọng giúp ích cho bạn.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtPhương pháp phun sương - chân không, trong công nghiệp chỉ dùng để sấy , ví dụ sản xuất xà bông bột hay bột giặt. Sấy phun sương - chân không là phương pháp sấy hiệu quả cao, thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm vì không tăng nhiệt độ, có thể ảnh hưởng đến chất liệu.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtPhương pháp phun sương - chân không, trong công nghiệp chỉ dùng để sấy , ví dụ sản xuất xà bông bột hay bột giặt. Sấy phun sương - chân không là phương pháp sấy hiệu quả cao, thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm vì không tăng nhiệt độ, có thể ảnh hưởng đến chất liệu.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Trong kỹ thuật điện, các bóng đèn X-Quang có điện áp tối thiểu 40kv tối đa 125 kv đươc cách điện bằng dầu cao thế có độ cách điện vài chục kv/mm. Trong các nhà máy người ta dùng siêu âm để lấy bọt ko khí trong dầu cao thế ra tạo sự an toàn cho bóng đèn X-Quang.
Comment
-
Phương pháp phun sương là phương pháp khử bọt khí rất tốt cho những trường hợp chất lỏng có độ linh động cao (như nước chẳng hạn), xử lý liên tục với số lượng nhiều. Mà cũng chẳng cần đến chân không nữa.
Các hệ thống xử lý nước sơ bộ thường sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Người ta dùng một tháp khử khí cao khoảng 3m đến 5 m. Nước được rót từ trên xuống qua rất nhiều tầng khay gỗ hoặc kim loại, để có thể chia khối nước từ một dòng ban đầu thành nhiều dòng nhỏ hoặc nhiều màng nhỏ hơn. Càng qua nhiều tầng khay, nước càng bị xé nhỏ ra. Phía dưới đáy tháp, người ta thổi một luồng gió mạnh liên tục đi qua. Các tia nước bị xé nhỏ ra, và chất khí bên trong dễ dàng thoát ra ngoài.
Các bồn khử khí nước cấp vào lò hơi có nguyên lý tương tự. Tuy nhiên ngoài việc khử khí bồn này còn thêm nhiệm vụ gia nhiệt nữa. Vì thế người ta không dùng quạt gió, mà dùng hơi nước khô thổi từ dưới lên.
Một số thiết bị khử khí không dùng khay, mà dùng vòi phun sương trực tiếp:
Tất nhiên là các chất lỏng có độ đậm đặc cao không thể sử dụng cách này.
Cách khuấy đảo, hút chân không kết hợp với ép áp lực cũng rất hiệu quả.
Các nhà máy gốm sứ ở Bình Dương, vẫn dùng các máy trộn, hút chân không và ép. Đất sét trắng trộn với nước có độ đậm đặc rất cao được nhào trộn trong buồng chân không và ép ra ngoài bằng môt trục vis có bước răng giảm dần (như cái cối xay thịt quay tay của Liên Xô) và cho ra từng thỏi đất sét có đường kính khoảng 100 mm đến 200 mm. Các khối sứ này sẽ được đưa lên máy tiện định hình, tráng men và đưa vào lò nung để thành các sứ cách điện cao thế. Tất nhiên là loại sứ này có yêu cầu về bọt khí rất nghiêm nhặt. Và thiết bị trên hoạt động rất hiệu quả. Nhóc đã được tham quan nhà máy sứ cách điện Minh Long cách đây nhiều năm, trực tiếp xem và theo dõi máy vận hành.Last edited by cô nhóc; 04-10-2008, 14:05.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Phật có dạy là CHÁNH NIỆM (hay CHÍNH gì ấy, ĐT bị... rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ, mong lượng thứ!) - CHÁNH NGỮ - CHÁNH HÀNH ĐỘNG, đó là đường hướng tới CHÁNH ĐẠO.
ĐT ngu muội nên cứ áp dụng vào điện tử: phải cố...-
Channel: Điện tử công suất
hôm nay, 06:16 -
-
Trả lời cho [HELP] mạch cầu H inverter 100vdc to 100v ?bởi ngoctn93Em cũng có nguồn 250 đến 280vdc muốn chuyển sang 100vac bằng mạch cầu H dùng esg002. Có bác nào làm rồi chỉ em hoặc bán em với ạ. Em xin cảm ơn ạ
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 23:00 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi mèomướpCháu thấy chú nhat... viết toàn cái gì gì ấy ạ khó hiểu ghê, chắc mai cháu phải đi hỏi mấy anh chị lớp lớn hơn xem sao ạ. Những việc lớn tầm cỡ thì hông phải ai cũng có đủ kiến thức, thời gian, sức khỏe, tiền bạc, đam mê, kiên...
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 22:11 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Bác bảo ai lớn tờ iếng tiếng?
Hùng là không nhé. Chỉ bảo tận tình chứ không tận diệt.
Yêu kỹ thuật nên vẫn tham gia cho vui thôi. Mấy của nợ này dùng con PIC hai chục ngàn còn ngon luôn....-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 21:38 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi vi van phamThôi mà, anh em giúp đỡ nhau, có gì mà lớn tiếng?
Ai không chịu giúp đỡ nhau thì vào đây nhậu với tui. Bà xã hôm nay ngũ sớm tui được tự do, solo buồn quá, Nhathung,Dinhthuong ,Đinh Vặn gì đó tui cân tuốt.-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 21:16 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Thằng I Lôn Mút nó sắp đưa người lên sao Hỏa rồi.
Mấy anh em vẫn bàn cái "Một Phát Phải Thôi" thì nẫu quá.
Ngâm cứu cái gì cho đáng đi. Còn tôi nói gì hơi quá thì xin lỗi nhé.-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 19:45 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Và tôi thấy cái này như con bò sữa thôi mà. Nếu xét nguyên lý.
Bóp bóp bóp... đến hết thì thôi. Cái mạch thì nguồn sơ đẳng. Con để bóp thì vu nó lại cáo cào cao.
Ắc qui hay pin thì vưỡn giá nào xào nấy. Inverter thì...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 19:33 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Chip hay trở? Chip tôi có vài bịch để từ trước tết, mai giặt.
Trở thì tồn vài cân. Toàn hàng đặt, sai số 1%.
Nhưng ở đây ko buôn bán, chỉ tặng....-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 19:14 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Anh hỏi rồi, nên phải bớt chữ sờ, lại viết hoa như có lông.
Hãng bảo: Toàn bọn khôn lỏi, dịch từ "khôn" khó quá nên cho thành "smart".
Còn chuyện liên quan là cái mạch kéo cái ánh sáng về, nạp vào cái...-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 19:05 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Nhân đây, xin các bác giúp ĐT với: ở Việt Nam mình có chỗ nào uy tín bán chip trở 1206/3903-390K [chip trở loại tốt, không hoặc ít thay đổi trị số sau thời gian sử dụng] thì chỉ giúp nhé, chứ hiện tại chip 1206/394-390K sau thời gian nó còn...
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 13:55 -
Comment