Trong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
lấy ko khí ra khỏi một dung dịch
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtTrong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
-
Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viếtCần phải hâm nóng dung dịch ở trạng thái để yên trong thời gian nhất định trước khi sử dụng.
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtCám ơn bạn,nhưng nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Bạn có cách nào khác ko?
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtCám ơn bạn,nhưng nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Bạn có cách nào khác ko?
GIẢM ĐỘ NHỚT CỦA DUNG DỊCH ĐỂ CÁC BỌT KHÍ CÓ THỂ TRỒI LÊN
Hâm nóng, kết hợp khuấy... củng là 1 cách...trong nhiều cách!
Comment
-
Nhiều vật liệu dạng keo đông kết có thể tự tạo ra bọt khí khi các hóa chất chuyển đổi trạng thái . Lúc đó nhiệt độ trong lòng chất keo tự nâng cao .
Vấn đề này không sửa được .
Cần thay đổi tỷ lệ các hóa chất để làm chậm lại quá trình đông kết . Như vậy sự gia nhiệt cũng thấp xuống . Hạn chế sinh ra bọt khí .
Việc loại bỏ bọt khí trong các hóa chất không đông kết thì có thể sử dụng máy li tâm . Máy li tâm sẽ làm cho hóa chất có trọng lực rất lớn để đẩy bọt khí nổi lên . Tuy vậy thì rất tốn kém .
Việc dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra chứ không nổi lên hết đượcChuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
nguyendinhvan1968@gmail.com
Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Comment
-
Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viếtTrong việc pha chế hóa chất, dung dịch lỏng nhìn bằng mắt thường ko thấy bọt khí, nhưng khi làm đặc lại thì xuất hiện các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng.Các pro cho tôi ý kiến để giải quyết vấn đề trên. (Tôi đã dùng máy hút chân không để sly nhưng chỉ bớt ko hết)Đa tạ.
Tôi thấy người ta dùng chân không để hút hết bọt ra khỏi thạch cao (lúc còn lỏng) để làm khuôn đúc kim loại. Thạch cao đặc như sữa hộp mà còn sôi lục xục lên được đấy.
Và nên nhớ rằng hơi (chất lỏng nói chung) lúc nào cũng đi từ áp xuất cao đến chỗ áp xuất thấp hơn.
Comment
-
Như bác Vân đã nói dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra. Do vậy, khi nó đã nở to ra thì khoảng cách giữa các bọt khí sẽ thu nhỏ dẫn đến các bọt khí này dễ dàng nhập vào nhau (khuấy là pp giúp cho việc này dễ dàng hơn nữa) càng trở nên to hơn và dễ nổi lên hơn. Khi bọt khí không hết thì chứng tỏ độ chân không của máy chưa đạt tới mức cần thiết.
PT.Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Comment
-
Các phương pháp phá bọt khí ...
Nguyên văn bởi nhapvanlong... các bọt khí nhỏ nhìn xấu,mặt hàng có cảm giác ko chất lượng
.. nếu hâm nóng lên thì hư dung dịch.Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viếtTùy theo tính chất dung dịch bạn phải suy nghĩ cách nào phù hợp, điều cố lõi là:
GIẢM ĐỘ NHỚT CỦA DUNG DỊCH ĐỂ CÁC BỌT KHÍ CÓ THỂ TRỒI LÊN
Hâm nóng, kết hợp khuấy... củng là 1 cách...trong nhiều cách!Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viếtNhiều vật liệu dạng keo đông kết có thể tự tạo ra bọt khí khi các hóa chất chuyển đổi trạng thái . Lúc đó nhiệt độ trong lòng chất keo tự nâng cao .
Vấn đề này không sửa được .
.................................................. ......
Việc dùng máy hút chân không sẽ làm cho bọt khí thêm nở to ra chứ không nổi lên hết đượcNguyên văn bởi Paddy Xem bài viếtMáy chân không của bác chắc chưa đủ mạnh ?
.................................
Và nên nhớ rằng hơi (chất lỏng nói chung) lúc nào cũng đi từ áp xuất cao đến chỗ áp xuất thấp hơn.
Qua các post ở trên, Lan Hương góp một số ý :
1/. Phá vỡ và xoá bỏ bọt khí trong hỗn hợp lỏng là một yêu cầu công nghiệp. Việc khuấy hay (và đun nóng) một chất lỏng (hoặc hỗn hợp chất lỏng) có khí hoà tan là nhằm mục đích phá vỡ sức căng bề mặt của các bọt khí nhỏ để tạo thành các bọt khí lớn, dễ dàng thoát lên bề mặt chất lỏng và tăng tốc quá trình khuếch tán hỗn hợp. Trong công nghiệp, khuấy và đun là một cách phá bọt khí khá hiệu quả như pha chế sơn, keo không đông kết, lên men bia rượu, gia công thuỷ tinh v.v... , dùng cho hỗn hợp lỏng có thể tích đủ lớn.
2/. Dùng chân không hay ly tâm (hoặc "đồng môn" của lý tâm là áp lực) để xoá bỏ bọt khí là một phương thức cổ điển, sử dụng trong trường hợp quá trình hỗn hợp có tốc độ đông kết nhanh và (hoặc) hỗn hợp chất lỏng không cho phép khuấy hoặc thể tích hỗn hợp bé. Ví dụ, đúc các "con giống vài Cm khối đến vài chục Cm khối thì làm sao mà .... khuấy ?
- Phương pháp ly tầm hay áp lực dùng cho hỗn hợp có các bọt khí khá nhỏ. Áp lực cao đặt trên bọt khí sẽ làm giảm thể tích của nó: thể tích bọt khí tỷ lệ nghịch với bình phương áp lực P (P: pressure, tính bằng Atmosphere). Ly tâm thường được áp dụng nhiều hơn vì lý do thiết bị không cần kín khí phức tạp như phương pháp áp lực, ngoài ra quá trình ly tâm còn dễ dàng làm giảm nhiệt độ hỗn hợp, cũng là một nhân tố làm giảm kích thước bọt khí mà không cần thiết bị giải nhiệt tích cực (hoặc cả kỹ thuật sinh hàn) như phương pháp áp lực.
- Dưới chân không, các bọt khí nhỏ tăng thể tích, nhanh chóng hợp thành các bọt khí lớn và thoát khỏi bề mặt hỗn hợp lỏng. Người ta tính toán để các bọt khí có thể tích trung bình mà hỗn hợp tạo ra để xác định độ chân không thế nào cho thể tích của các bọt khí đó "trương" lên bằng ít nhất 1/3 thể tích hỗn hợp. Tương quan thể tích - chân không tuân theo công thức Vander Wall :
V = Vo / K
với Vo là thể tích ban đầu của bọt khí, V là thể tích bọt khí dưới độ chân không K. Ví dụ ở độ chân không 1/100 thì bọt khí sẽ trương nở gấp 100 lần thề tích ban đâu.
Phương pháp chân không dùng cho hỗn hợp lỏng có bọt khí đủ lớn.
3/. Phương pháp hoá học khử bọt khí là một trong những phương thức hiện đại giải quyết yêu cầu công nghiệp này. Người ta phân tích khí tạo ra trong quá trình đông kết hỗn hợp rồi pha vào hỗn hợp lỏng đó một chất hoá học đặc hiệu, nó sẽ tác dụng hoá học với khí tạo ra trong hỗn hợp, tham gia vào phản ứng đông kết hoặc lắng xuống đáy khuôn (sẽ được cắt hay mài đi).
Ngoài ra thì dĩ nhiên là có phương pháp hỗn hợp, sử dụng một vài hay tất cả các phương pháp kể trên cho một quy trình công nghệ cụ thể tuỳ theo yêu cầu, mức độ khác nhau. Ví dụ như phương pháp cơ học - chân không - áp lực phân đoạn đang sử dụng ở CTy Shanno, Tân Bình. Trong giai đoạn đầu của quá trình đông kết người ta khuấy đảo hỗn hợp, tiếp theo là dùng chân không khi hỗn hợp bắt đầu có dấu hiệu đông kết và cuối cùng là dùng áp lực cao để "xoá" nốt các bọt khí còn lại.
4/. Có thể là anh nhapvanlong làm "mặt hàng" liên quan đến hoá chất keo tụ. Ví dụ keo poli butadien với chất đông kết Butanox chẳng hạn. Việc tăng nhiệt độ là tự thân của quá trình đông kết (các phân tử nhỏ nối thành phân tử lớn hơn trong mạch thẳng của quá trình đóng rắn và toả ra năng lượng dạng nhiệt). Trong quá trình đó, khí Chloro phenil thừa của Butanox thoất ra khỏi hỗn hợp tạo thành bọt khí trong hỗn hợp lỏng trồi lên bề mặt bay đi.
Nói rõ hơn, bọt khí thoát ra càng mãnh liệt khi nhiệt độ càng cao trong quá trình đóng rắn. Việc hâm nóng, hay giảm độ nhớt hoặc khuấy ở đây là không khả thi vì nó chỉ làm tăng bọt khí, mặt hàng thành phẩm càng xấu, chưa kể đến thể tích và hóa tính của hỗn hợp không cho phép.
Cơ bản là không biết rõ anh nhapvanlong đang "làm cái gì", Lan Hương chỉ nói tổng quan về các phương thức xoá bọt khí công nghiệp thế thôi, "mua trâu vẽ bóng" nhiều quá e không tốt ...
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Muốn hút ko khí trong chất lỏng ko phải cứ đặt bơm vào là hút. Trong máy siêu âm phá sạn thận để truyền âm tốt người ta phải loại bỏ ko khí trongnước.Phương pháp như sau:
Dùng bơm hút , hút chất lỏng phun thành tia càng nhỏ càng tốt (như sương vậy) trong 1 buồng kín có gắn máy hút chân ko. Trong điều kiện như vậy mới lấy được hết ko khí trong chất lỏng.
Chút kinh nghiệm ngoài lề hy vọng giúp ích cho bạn.
Comment
-
Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viếtMuốn hút ko khí trong chất lỏng ko phải cứ đặt bơm vào là hút. Trong máy siêu âm phá sạn thận để truyền âm tốt người ta phải loại bỏ ko khí trongnước.Phương pháp như sau:
Dùng bơm hút , hút chất lỏng phun thành tia càng nhỏ càng tốt (như sương vậy) trong 1 buồng kín có gắn máy hút chân ko. Trong điều kiện như vậy mới lấy được hết ko khí trong chất lỏng.
Chút kinh nghiệm ngoài lề hy vọng giúp ích cho bạn.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtPhương pháp phun sương - chân không, trong công nghiệp chỉ dùng để sấy , ví dụ sản xuất xà bông bột hay bột giặt. Sấy phun sương - chân không là phương pháp sấy hiệu quả cao, thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm vì không tăng nhiệt độ, có thể ảnh hưởng đến chất liệu.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtPhương pháp phun sương - chân không, trong công nghiệp chỉ dùng để sấy , ví dụ sản xuất xà bông bột hay bột giặt. Sấy phun sương - chân không là phương pháp sấy hiệu quả cao, thường được dùng trong công nghiệp thực phẩm vì không tăng nhiệt độ, có thể ảnh hưởng đến chất liệu.
Trong công nghiệp, không thấy ở đâu dùng phương pháp này để xoá bọt khí cả vì ... không thể dùng được.
Mà chỉ có trong y học hay phòng thí nghiệm.
Thân ái.
Lan Hương.
Trong kỹ thuật điện, các bóng đèn X-Quang có điện áp tối thiểu 40kv tối đa 125 kv đươc cách điện bằng dầu cao thế có độ cách điện vài chục kv/mm. Trong các nhà máy người ta dùng siêu âm để lấy bọt ko khí trong dầu cao thế ra tạo sự an toàn cho bóng đèn X-Quang.
Comment
-
Phương pháp phun sương là phương pháp khử bọt khí rất tốt cho những trường hợp chất lỏng có độ linh động cao (như nước chẳng hạn), xử lý liên tục với số lượng nhiều. Mà cũng chẳng cần đến chân không nữa.
Các hệ thống xử lý nước sơ bộ thường sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Người ta dùng một tháp khử khí cao khoảng 3m đến 5 m. Nước được rót từ trên xuống qua rất nhiều tầng khay gỗ hoặc kim loại, để có thể chia khối nước từ một dòng ban đầu thành nhiều dòng nhỏ hoặc nhiều màng nhỏ hơn. Càng qua nhiều tầng khay, nước càng bị xé nhỏ ra. Phía dưới đáy tháp, người ta thổi một luồng gió mạnh liên tục đi qua. Các tia nước bị xé nhỏ ra, và chất khí bên trong dễ dàng thoát ra ngoài.
Các bồn khử khí nước cấp vào lò hơi có nguyên lý tương tự. Tuy nhiên ngoài việc khử khí bồn này còn thêm nhiệm vụ gia nhiệt nữa. Vì thế người ta không dùng quạt gió, mà dùng hơi nước khô thổi từ dưới lên.
Một số thiết bị khử khí không dùng khay, mà dùng vòi phun sương trực tiếp:
Tất nhiên là các chất lỏng có độ đậm đặc cao không thể sử dụng cách này.
Cách khuấy đảo, hút chân không kết hợp với ép áp lực cũng rất hiệu quả.
Các nhà máy gốm sứ ở Bình Dương, vẫn dùng các máy trộn, hút chân không và ép. Đất sét trắng trộn với nước có độ đậm đặc rất cao được nhào trộn trong buồng chân không và ép ra ngoài bằng môt trục vis có bước răng giảm dần (như cái cối xay thịt quay tay của Liên Xô) và cho ra từng thỏi đất sét có đường kính khoảng 100 mm đến 200 mm. Các khối sứ này sẽ được đưa lên máy tiện định hình, tráng men và đưa vào lò nung để thành các sứ cách điện cao thế. Tất nhiên là loại sứ này có yêu cầu về bọt khí rất nghiêm nhặt. Và thiết bị trên hoạt động rất hiệu quả. Nhóc đã được tham quan nhà máy sứ cách điện Minh Long cách đây nhiều năm, trực tiếp xem và theo dõi máy vận hành.Last edited by cô nhóc; 04-10-2008, 14:05.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Với servo Yaskawa thì dùng phần mềm Wide field 3. Dùng được hay không thì động não đi....
-
Channel: Điện tử công nghiệp
hôm nay, 00:35 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
Hôm qua, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment