Thông báo

Collapse
No announcement yet.

máy đo tốc độ motor

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    ôi trăm sự tại tôi mà ......
    Nhưng tôi cho rằng LH cư xử không đúng về các điểm:
    -bản vẽ kỹ thuật của chú Pham ghi rõ nguồn 220volt sau khi nắn dc ra trên 300 volt.
    -Chú hướng dẫn chi tiết cách ghi ra tốc độ bằng cách láy chuẩn f x60
    -Mạch rõ ràng 2 chế độ đo RPM và đo góc đánh lửa.
    Moi chi tiết ai cũng biết ,chỉ mình LH không biết, LH bêu rếu đề tài của người khác với người thứ ba (không phải là tác giả) đã là sai đứt đuôi rồi.Cư xử này chỉ có ......mà thôi.
    Về bạn Cat Tương cư xử của LH càng ....kỳ cục
    Tôi đã ráp mạch này thành công lâu rồi,cách của LH giống cách của chú ấy và thêm vào mạch đếm tần mà thôi.Kỹ thuật không phải cứ MCU là hay,như thế là hoang phí và để "hù" thiên hạ.
    Tôi đoán rằng LH bực vì lời nói đùa của chú Pham với chú QD và sôi máu lên phải không?Như vậy không tốt đâu.

    Comment


    • #17
      Có lẽ LH nên học lại về IC 555 thêm chút kiến thức nữa trước khi thiết kế mạch .
      Ví dụ :
      1 . Chiết áp giữa chân 2-6 và chiết áp từ chân 3 của IC55 sẽ tạo nên phân áp ở chân tụ 475 ( chân 2-6 ) là bao nhiêu V theo giá trị như vậy ?
      2. Chân 3 của 555 cho phép lên +vcc và xuống gnd . Vậy hai điện trơ 1K chia đôi mức nguồn thì có tác dụng gì nữa ?
      3 . Chân số 7 cua 555 là chân C hở . Nối qua R lên Vcc thì có tác dụng gì ?
      4 . Trở hạn dòng cho LED là 100 ôm ? Liệu chân 3 của 555 có đủ cung cấp dòng không nhỉ ?
      5 . Mạch nguồn ổn áp +8V qua 2 điót sẽ còn khoảng 6,8V . Vậy loại PIC nào chạy mức điện áp nguồn này không biết ?
      Attached Files
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #18
        nhận xằng máy Mỹ ...

        Nguyên văn bởi nhapvanlong Xem bài viết
        ôi trăm sự tại tôi mà ......
        Nhưng tôi cho rằng LH cư xử không đúng về các điểm:
        -bản vẽ kỹ thuật của chú Pham ghi rõ nguồn 220volt sau khi nắn dc ra trên 300 volt.
        -Chú hướng dẫn chi tiết cách ghi ra tốc độ bằng cách láy chuẩn f x60
        -Mạch rõ ràng 2 chế độ đo RPM và đo góc đánh lửa.
        Moi chi tiết ai cũng biết ,chỉ mình LH không biết, LH bêu rếu đề tài của người khác với người thứ ba (không phải là tác giả) đã là sai đứt đuôi rồi.Cư xử này chỉ có ......mà thôi.
        Về bạn Cat Tương cư xử của LH càng ....kỳ cục
        Tôi đã ráp mạch này thành công lâu rồi,cách của LH giống cách của chú ấy và thêm vào mạch đếm tần mà thôi.Kỹ thuật không phải cứ MCU là hay,như thế là hoang phí và để "hù" thiên hạ.
        Tôi đoán rằng LH bực vì lời nói đùa của chú Pham với chú QD và sôi máu lên phải không?Như vậy không tốt đâu.
        1/. Xin nhắc lại câu hòi của Cat tuong là yêu cầu một cái máy đo tốc độ động cơ trong khi bạn lại chỉ cho một cái máy kiểm hỏa (kiểm tra điểm đánh lửa).

        Nếu cái máy đó mà đem kiểm tra điểm đánh lửa thì thua xá cái máy dùng vi xử lý, mà đo tần số thì không chính xác.

        Nói thắng rằng máy đó là máy kiểm hỏa đời xưa, là không khả thi để đo tốc độ động cơ trong thời hiện đại, vì độ chính xác quá thấp, kích rích về nguồn điện và khó sử dụng.

        Có giỏi cứ việc tranh luận kỹ thuật học với Lan Hương đi.

        2/. Cái máy kiểm hỏa + đo tốc độ dùng PIC rẻ và có độ chính xác cao hơn nhiều lần so với cái máy "kích rích" kia. Thời này mà còn dám mang đồ cổ ra chơi thì ai mới là người hoang phí ?

        Hiện tại và tương lai gần của kỹ thuật công nghiệp thuộc về vi xử lý. Bây giờ ngay cả các học sinh cấp 3 hay sinh viên trẻ còn "chơi" vi xử lý trong trò chơi mô hình hay robot tự chế của họ. Vi xử lý nhan nhản khắp nơi mà mới với mẻ gì nữa, không chịu học hỏi, tranh luận cái mình không có khả năng thìi nói người khác "hù" là sao ?

        3/. Mạch đó là của Mỹ, không phải của ông Pham. Lan Hương chê nó là chê kỹ thuật thời chiến tranh VN của Mỹ (bây giờ Mỹ cũng chơi vi xử lý trong thiết bị quân sự cả rồi, không thấy chiến tranh "bão táp Sa Mạc" của Mỹ hiện đại thế nào à ?).

        Nhận xằng người ta là của mình rồi ra sức bào vệ là sao ? Hết người này tự xưng : "máy của tôi" đến người kia tung hô : "kỹ thuật của chú Pham"

        Tự thiết kế mới là của mình, nhận "xằng" là hành động thiếu văn minh.

        Có cần trơ trẽn đến thế không ?.


        Lan Hương.

        Comment


        • #19
          Sự thực ra vấn đề đo tần số bằng phương pháp nhân trong vi xử lý, Nhóc đã có đôi lần lưu ý các anh chị nhưng dường như chẳng ai quan tâm.

          Nhóc xin phép trình bày rõ hơn như thế này:

          Giả sử chúng ta có thời gian định thời đúng 1 giây.

          Như vậy khi rotor quay với tốc độ là 3000 v/p thì trong một giây đó, mạch sẽ đếm được 50 xung. Trị số đọc sẽ là

          50 * 60 = 3000 (chính xác)

          Nhưng nếu tốc độ là 2999 v/p, thì số xung không thể đếm là 50 được, mà chỉ có thể đếm = 49. Trị số đọc sẽ là:

          49 * 60 = 2940 v/p. Sai số khi đó sẽ là -59v/p.

          và nếu tốc độ động cơ là 3001 v/p thì trị số xung đếm được sẽ có thể là 50 và cũng có thể là 51, tùy thuộc khi mới bắt đầu thời gian 1 giây, xung đầu tiên được đọc vào lúc nào. Trị số đọc được sẽ là 3000 hoặc 3060 v/p. Nghĩa là sai số có thể là +1 v/p nhưng cũng có thể là +59v/p.

          Như vậy trong khu vực tốc độ 3000v/p ta chỉ có thể có các trị số đo là 2940, 3000, 3060, mà không thể có các trị số trung gian như 3001, 3002, 3003...

          Để giải quyết vấn đề này, ngay cả các máy hiện đại nhất người ta vẫn làm theo kiểu truyền thống là nhân số xung lên 60 lần trước khi đếm. Cách đơn giản nhất là ở vị trí đặt cảm biến, người ta lắp hoặc gia công 1 bánh răng có 60 răng cưa. Cảm biến kiểu cảm ứng từ được đặt gần sát với các răng này, khe hở đến đỉnh răng khoảng 0,5 đến 0,75 mm. Như vậy khi trục quay một vòng sẽ có 60 xung quét qua cảm biến. nếu trong một giây, trục quay được 50 vòng 1/3, thì số xung đếm được sẽ là 3020 xung/ giây.

          Nếu anh chị dùng vi xử lý cũng có thể chuyển sang cách đo khác, là đo khoảng thời gian giữa 2 xung. Tuy nhiên lại nảy sinh ra các vấn đề khác là độ dốc sườn xung, độ rộng xung khác nhau có thể gây ra sai số cho phép đo. Hơn nữa, chỉ đo được trị số tức thời trong 1 chu kỳ (tính bằng mili giây) khó lòng đại diện cho cả thời gian 1 giây được.

          Tất nhiên dùng vi xử lý còn có thể làm nhiều việc khác nữa để khắc phục nhược điểm này, thí dụ như vừa đo số xung trong thời gian xấp xỉ 1 giây, vừa đo thời gian còn thừa sau khi xung cuối cùng xuất hiện... và dùng các giải thuật phức tạp để tính toán ra. Nhưng như thế thì quá mức đối với trình độ của sinh viên chúng ta chỉ mới bập bõm lập trình đơn giản.

          Phương án Nhóc đưa ra cũng là bội tần trước khi đếm, dùng Phase lock loop. Phương pháp này tương đối cổ điển, nhưng nó giải quyết một cách dễ dàng cái nhược điểm mà các vi xử lý hiện đại phải khó khăn mới giải quyết được.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #20
            IC "ba số năm" là thế này đây ....

            Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
            Có lẽ LH nên học lại về IC 555 thêm chút kiến thức nữa trước khi thiết kế mạch .
            Ví dụ :
            1 . Chiết áp giữa chân 2-6 và chiết áp từ chân 3 của IC55 sẽ tạo nên phân áp ở chân tụ 475 ( chân 2-6 ) là bao nhiêu V theo giá trị như vậy ?
            2. Chân 3 của 555 cho phép lên +vcc và xuống gnd . Vậy hai điện trơ 1K chia đôi mức nguồn thì có tác dụng gì nữa ?
            3 . Chân số 7 cua 555 là chân C hở . Nối qua R lên Vcc thì có tác dụng gì ?
            4 . Trở hạn dòng cho LED là 100 ôm ? Liệu chân 3 của 555 có đủ cung cấp dòng không nhỉ ?
            5 . Mạch nguồn ổn áp +8V qua 2 điót sẽ còn khoảng 6,8V . Vậy loại PIC nào chạy mức điện áp nguồn này không biết ?

            1/. Con 220K là để xả tụ 475, phân áp đó nằm trong khoảng Vcc/2 trong mạch duty 50% mà không biết thì còn nói gì được nữa bây giờ ?

            Hiển nhiên là bỏ 220K mạch vẫn chạy ... bình thường. Nhưng tắt mở nhanh vài lần đi rồi biết.

            2/. Hai điện trở 1K vừa chia đôi mức nguồn chống "trôi" đện áp khi tắt mở của 555, vừa xả nguồn nhanh khi tắt máy để ổn định chế độ làm việc của tầng Ticki khi tắt máy rồi mở lại ngay.

            Nếu ko có hai điện trở này thì khi tắt rồi mở nhanh, mạch Ticki + Multiplex chạy loạn ngay (chà, cái này mà chả biết là cái gì nữa thì còn ... khướt).

            3/. Chân số 7 là chân C hở, trong 555 họ CMOS được khuyến cáo "treo" lên để tránh nhiễu tĩnh điện. Nên đọc thêm nhiều nhiều sách một chút mới biết được cái này.

            (trích tài liệu Vương Khánh Hưng : 555 và ứng dụng, trang 21).

            4/. Mạch "đưa" xung từ LM7555 lên SLL là mạch RC. chứ đâu phải chỉ R trực tiếp từ chân 3 của "555" ra đâu ? Dòng xung tính toán trên mạch RC cần phải học nhiều chút nữa mới biết được.

            5/. 2 con diod đó là một con zenner 3V đấy. Bản vẽ đã được gởi cho khá nhiều người quan tâm, chịu học hỏi và có chút "trình".

            Tại sao vẽ như thế thì .... cần học hỏi đi, anh Nhật Hùng "rành" khoản này của Lan Hương lắm. Cũng cần phải có một chút xíu tư duy chứ nhỉ, già nghề rồi mà.

            Hóng hớt là thói quen xấu của trẻ em .... nhiều tuổi.

            Lan Hương.
            Last edited by lanhuong; 06-10-2008, 01:49.

            Comment


            • #21
              Nhóc thấy mạch của bác Pham (riêng phần đo tần số) và của chị Lan Hương hoàn toàn giống nhau về mặt nguyên lý.

              Cả hai mạch dều ứng dụng hiệu ứng hoạt nghiệm để đo tần số. Điều chỉnh tần số sao cho nhìn thấy trục đứng yên là có thể đọc được.

              Về mặt phương tiện thì mạch của chị LH sử dụng phương tiện đời mới hơn, gọn nhẹ hơn, tiết kiệm hơn, mạch của bác Phạm sử dụng linh kiện công suất cao hơn, độ sáng mạnh mẽ hơn.

              Cả hai mạch đều dùng bộ phát xung có tần số thay đổi được. Mạch của bác Phạm dùng xung hình kim của con UJT. Mạch của chị Lan Hương dùng xung vuông của con 555 và lấy vi phân để cho ra xung kim. Mạch bác Pham không kích được đèn điện áp cao nên phải qua một mạch khuếch đại xung để kích. Mạch chị Lan Hương kích thoải mái con LED, nên kích trực tiếp. Như vậy là hai mạch có cùng chức năng như nhau.

              Về mạch đọc tần số, bác Phạm đọc trực tiếp trên núm xoay của biến trở điều chỉnh tần số, chị Lan Hương dùng 1 con pic để đo. Độ chính xác có lẽ cũng tương đối như nhau xấp xỉ ± 2% ở tốc độ 3000 v/p. Ở tốc độ cao hơn, mạch của chị LH sẽ đo chính xác hơn.

              Về nguyên lý là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về phương tiện sử dụng. Sao mọi người lại không bằng lòng với nhau nhỉ?
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #22
                Càng tranh luận càng tốt đàn em học hỏi càng sâu hơn...Nhưng đừng cãi nhau hix..

                Comment


                • #23
                  Độ chính xác ...

                  Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                  Nhóc thấy mạch của bác Pham (riêng phần đo tần số) và của chị Lan Hương hoàn toàn giống nhau về mặt nguyên lý.

                  Cả hai mạch dều ứng dụng hiệu ứng hoạt nghiệm để đo tần số. Điều chỉnh tần số sao cho nhìn thấy trục đứng yên là có thể đọc được.

                  Về mặt phương tiện thì mạch của chị LH sử dụng phương tiện đời mới hơn, gọn nhẹ hơn, tiết kiệm hơn, mạch của bác Phạm sử dụng linh kiện công suất cao hơn, độ sáng mạnh mẽ hơn.

                  Cả hai mạch đều dùng bộ phát xung có tần số thay đổi được. Mạch của bác Phạm dùng xung hình kim của con UJT. Mạch của chị Lan Hương dùng xung vuông của con 555 và lấy vi phân để cho ra xung kim. Mạch bác Pham không kích được đèn điện áp cao nên phải qua một mạch khuếch đại xung để kích. Mạch chị Lan Hương kích thoải mái con LED, nên kích trực tiếp. Như vậy là hai mạch có cùng chức năng như nhau.

                  Về mạch đọc tần số, bác Phạm đọc trực tiếp trên núm xoay của biến trở điều chỉnh tần số, chị Lan Hương dùng 1 con pic để đo. Độ chính xác có lẽ cũng tương đối như nhau xấp xỉ ± 2% ở tốc độ 3000 v/p. Ở tốc độ cao hơn, mạch của chị LH sẽ đo chính xác hơn.

                  Về nguyên lý là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về phương tiện sử dụng. Sao mọi người lại không bằng lòng với nhau nhỉ?
                  Chị Nhóc cho rắng đọc trên cái núm xoay đó có thể chính xác như vi xử lý hay sao mà nói rằng hai bên có độ chính xác như nhau ?

                  Lan Hương thử bắng cách cấp nguồn 5V vào một chiết áp, núm chiết áp rất lớn với đường kính 80mm để dễ đo đạc độ lệch. Khi chỉnh thì thấy rằng, ứng với giá trị 2,5V cả 5 lần test liền đều có khác nhau một chút về vị trí cơ học.

                  Nói rõ ra, trừ những chiết áp chế tạo đặc biệt, đắt tiền (hàng "khủng") thì các cách đọc số đo trên vị trí cơ học của chiết áp là .... trớt quớt.

                  Trong khi đó, việc đếm tần trực tiếp --> multiplex 60 chỉ có sai số kỹ thuật học. Rõ ràng rằng sai số khi dùng chiết áp kiểu đó (định vị cơ học) sẽ rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với biện pháp dùng vi xử lý (đếm tần trực tiếp).

                  Dĩ nhiên là cùng phương pháp hoạt nghiệm thì chắc chắn nó phải giống nhau về hình thức kỹ thuật, nhưng liệu pháp là khác hẳn về cứu cánh --> độ chính xác sai khác nhiều lần.

                  Thân ái.

                  Lan Hương

                  Comment


                  • #24
                    Vấn đề là ở chỗ sai số kỹ thuật ấy, chị Lan Hương à.

                    Đối với mạch đếm tần số, sai số kỹ thuật của riêng phần đếm là ± 1 digit. Đối với tần số lớn thì trị số này là quá bé. Nhưng với tần số nhỏ cỡ vài chục Hz thì sai số này tương đương với sai số cơ học. Chị nhân với 60 thì sai số này (sai số tuyệt đối) cũng tăng 60 lần, tức là ± 60 digit, 60v/p.

                    Thí dụ như đo tần số điện lưới, không ai dùng mạch đếm trực tiếp tần số 50 Hz cả, vì một cái đồng hồ tần số thô sơ nhất là kiểu dùng bản rung cũng có thể cho trị số chính xác hơn rồi (± 0,2 Hz trong khi mạch đếm tần số là ± 1 Hz). Người ta dùng các máy đo chỉ thị kim có mạch so sánh RLC... còn có thể đo với sai số tốt hơn nữa (± 0,1 Hz).

                    Trong khi đó các biến trở dùng trong đo lường công nghiệp, trị số và độ tuyến tính có thể đạt 2 % một cách dễ dàng. Loại dân dụng là 5%.

                    Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                    Dĩ nhiên là cùng phương pháp hoạt nghiệm thì chắc chắn nó phải giống nhau về hình thức kỹ thuật, nhưng liệu pháp là khác hẳn về cứu cánh --> độ chính xác sai khác nhiều lần.
                    Ở điểm này thì Nhóc nghĩ ngược lại. Cùng một cứu cánh nhưng khác phương tiện, khác nhau về hình thức kỹ thuật.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #25
                      Khi chê máy của chú Pham không làm việc được ở đồng ruông muối máy LH làm việc được ko?
                      SLL cấp điện trưc tiếp ,ngoài trời còn ko sáng huống gì dùng xung điều khiển.Cái kiến thức cơ bàn còn không biết cũng đòi dạy người lớn tuồi. Nên khiêm nhường 1 chút.

                      Comment


                      • #26
                        Ôi cô bé,cái việc đếm tần số bằng mcu xưa lắm rồi,có gì là ghê gớm cô bé muốn học, liên lạc với tôi, các đám học trò của tôi có thể dạy cô bé học cả đời cô bé.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi Cat tuong Xem bài viết
                          Khi chê máy của chú Pham không làm việc được ở đồng ruông muối máy LH làm việc được ko?
                          SLL cấp điện trưc tiếp ,ngoài trời còn ko sáng huống gì dùng xung điều khiển.Cái kiến thức cơ bàn còn không biết cũng đòi dạy người lớn tuồi. Nên khiêm nhường 1 chút.
                          Xin nói lại một chút kẻo cãi nhau không đến đích :

                          1- Mạch điện của cái máy hoạt nghiệm - đèn Flash kia đã được dùng hơn nửa thế kỷ, sao lại là của chú Phạm.

                          3- Dùng Pin hay accu thì dĩ nhiên làm việc ở đâu chẳng được ? Chỉ như cái đài Radio casette dùng Pin, dùng khắp mọi nơi đồng bằng hải đảo, non cao núi thẳm nào chẳng được ?.

                          3- SLL hay Ultra Bright LED chắc chắn là không có quang độ mạnh như đèn Flash, nhưng một chiếc thắp outdoor cũng đủ sáng đến chói mắt, nhất là ở tiêu điểm quang học của nó. Đặc điểm hội tu quang học làm tăng sức sáng và hiệu quả của SLL trong phạm vi hẹp.

                          Trừ khi bạn làm đồ dỏm, hoặc .... chả biết gì.

                          Ôi cô bé,cái việc đếm tần số bằng mcu xưa lắm rồi,có gì là ghê gớm cô bé muốn học, liên lạc với tôi, các đám học trò của tôi có thể dạy cô bé học cả đời cô bé.
                          Chú Pham không để ý là Lan Hương viết rằng : Vi xử lý sử dụng khắp nơi, từ học sinh Phổ Thông đã biết dùng và đâu có gì mới ?

                          Vấn đề là cô ấy dùng như thế nào, hiệu quả ra sao. Cái "cô bé" đó trông chừng là chú và cả đám học trò chạy theo còn ... khướt.

                          Trẻ khôn qua già lú lại là qui luật muôn đời ...
                          .
                          Last edited by anhhung1975; 06-10-2008, 08:00.
                          Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

                          Comment


                          • #28
                            to QD:
                            Hì hì, bác còn muốn có cô bạn gái giỏi điện tử nữa không?

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                              Cái máy như đã hỏi đơn giản chỉ là một cái đèn flash chớp.
                              Tên gọi là STROBOSCOPE.

                              Còn muốn coi đánh lửa sớm hay trễ là do mắt người quan sát vị tí vô lăng và vị trí đánh lửa đã đánh dấu ứng dụng hiện tương chớp là 1 hoặc bội số tần số quay của vô lăng.

                              Nhớ hỏi cho chính xác thì mới có câu trả lời chính xác!!
                              Tranh luận mãi!!!

                              1/ Làm một cái STROBOSCOPE: mạch chớp flash theo xung kích có thể điều chỉnh được, mạch đếm xung kích...

                              2/ Đem cái STROBOSCOPE ứng dụng vào cái gì mà chẳng được tùy ở óc người thôi!!!

                              Ai có cái đó mà không biết cách tháo rã thì liên hệ với tôi!!!

                              Chúc vui!

                              Comment


                              • #30
                                Kể ra thì đúng là càng học hỏi thì càng thấy mình ...... ngu
                                Cái ngu thứ nhất
                                Để giới hạn tần số cao và thấp . Đáng lý ra dùng 2 cái chiêt áp nối tiếp với chiết áp điều chỉnh để giới hạn giá trị R cực đại và cực tiểu .
                                Đàng này mình ngu quá , lại đi dùng kiểu chia áp . Mà trị số mình chọn nó lại vừa khin khít mức 2/3 Vcc và thấp hơn 2/3Vcc nếu Rx có giá trị lớn hơn 0 ôm .
                                Với mức điện áp bằng và thấp hơn 2/3 Vcc thì hai mạch tri-gơ trong IC 555 mà đầu vào là chân số 2 và số 6 sẽ chạy vào .... mắt .
                                Cái ngu thứ 2
                                Cho dù là loại đi-ốt Zene sử dụng trong tàu vũ trụ thì khi phân cực thuận , sụt áp trên hai cực vẫn là 0.6V như thông thường
                                Cái ngu thứ 3 của mình là .
                                Các mạch điều khiển đánh lửa của động cơ đốt trong không những phát ra xung cao áp HV đánh lửa thông thường mà còn phát ra vô số sóng điện từ xung quanh nó .
                                Để làm máy hoạt nghiệm thì thông thường phải dùng chính cái xung khủng khiếp đó để khởi động mạch . Vì các mạch điều khiển được đổ keo kín rồi , không chọc vào lấy tín hiệu được .
                                Để cho một con IC VXL hoạt động được tốt trong môi trường ô nhiễm đó . Xem ra ......

                                Mạch này đặt tên là Con vẹt to thì không ổn mà đặt tên là con vẹt nhỏ cũng không ổn . Thôi đặt tên nó là mạch Con vẹt tơ vậy
                                Attached Files
                                Last edited by nguyendinhvan; 06-10-2008, 14:01.
                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Cat tuong Tìm hiểu thêm về Cat tuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X