Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán, lắp đặt motor 3 pha cho một chiếc máy cơ khí

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán, lắp đặt motor 3 pha cho một chiếc máy cơ khí

    Có lần tôi cũng được tham khảo về việc chế ra một chiếc máy băm nhựa đơn giản, thấy rằng nếu biết tính toán thì có thể đem lại nhiều lợi ích hơn khi chế tạo, ví dụ: không tốn tiền mua bánh đà quá nặng, trọng lượng máy phải cân bằng để không bị thừa, quá nặng nề làm ảnh hưởng đến sàn, giảm ồn và chạy ổn định khi có tải, bền...Đó là phần cơ khí. Phần điện cũng cần đến việc tính toán, lựa chọn motor, chọn cách đấu nối dây, loại dây, bộ phận bảo vệ... phù hợp để phần điện tốt, bền. Chọn lựa motor 3 pha vì ưu điểm hơn loại 1 pha là công suất tức thời không đổi vì thế ít rung hơn hơn nữa cùng công suất thì motor 3 pha ít tốn vật liệu hơn. Thấy đã có luồng cũ này:
    http://www.dientuvietnam.net/forums/...an-dong-21956/

    nhưng có vẻ chưa đủ và cụ thể để sử dụng, vì vậy tôi có ý định làm tiếp một file excell tự động tính toán ra các kết quả cần thiết. Nhưng cảm thấy nó khá lớn, không đơn giản nên post để tham khảo ý kiến xây dựng cho vấn đề này, vì có nhiều kiến thức cũng đã quên, ví dụ như cách tính momen quay, ma sát...còn lại tôi sẽ thử làm.
    Last edited by avr; 25-06-2013, 00:04.

  • #2
    Vấn đề khó khăn ở đây theo tôi chính là phần cơ chứ không phải phần điện. Lý do là phần điện thì theo nhiều sơ đồ có sẵn hoặc tuỳ biến khá đơn giản. Phần cơ là phải tính được công suất có ích cũng như các hiệu suất truyền động, sau đó chọn động cơ phù hợp. Các công thức cơ học khá đơn giản nhưng đem vào áp dụng thực tế là cả một vấn đề (lập luận đúng, quy đổi đúng, lưu ý về hệ số an toàn, quá tải, tải liên tục, ...)

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
      Vấn đề khó khăn ở đây theo tôi chính là phần cơ chứ không phải phần điện. Lý do là phần điện thì theo nhiều sơ đồ có sẵn hoặc tuỳ biến khá đơn giản. Phần cơ là phải tính được công suất có ích cũng như các hiệu suất truyền động, sau đó chọn động cơ phù hợp. Các công thức cơ học khá đơn giản nhưng đem vào áp dụng thực tế là cả một vấn đề (lập luận đúng, quy đổi đúng, lưu ý về hệ số an toàn, quá tải, tải liên tục, ...)
      Anh sẵn sàng khởi động lại chưa?
      Chừng 3 ngày nữa tôi sẽ đưa file đầu tiên về phần cơ khí lên.

      Comment


      • #4
        Những cái vẫn đó đang chạy, không cần khời động lại!

        Comment


        • #5
          Có một số lỗi về định hướng nên cần phải xem xét kĩ lại, hơn nữa thời gian cũng hạn hẹp ok rồi thì tôi up sau, tạm thời mời anh nghe nhạc chơi nhé. Nhân tiện hỏi anh biết phần mềm "HEDD" là thế nào không?

          CHIỀU HẠ VÀNG - YouTube

          Comment


          • #6
            Tôi chưa nghe nói đến phần mềm đó

            Comment


            • #7
              Đây là phần định hướng của nó, tôi nghĩ là không có công thức nào chung cho mọi trường hợp nên chỉ làm những trường hợp căn bản rồi tự biến ra các trường hợp khác. Phần cơ khí có thể tính bằng lực kéo, vận tốc, hoặc công suất làm việc được cho trước bằng rất nhiều chế độ làm việc khác nhau, không nhất thiết là phải tính toán cơ học.
              Attached Files

              Comment


              • #8
                File-1

                Dưới đây là file hoàn chỉnh đầu tiên về bài toán chọn động cơ, đó là một dạng tính thuận để tìm dạng động cơ phù hợp và chỉ là một trường hợp nhỏ để làm ví dụ. Vẫn còn những trường hợp khác và một số vấn đề quan trọng chưa giải quyết về việc tính các thong số như: F, v…từ kết cấu của máy và chế độ tải trọng, chế độ làm việc bằng cách tính toán cơ học hoặc nội suy từ một chế độ làm việc tương đương trong data. Lúc nào thuận lợi và có cảm hứng tôi sẽ làm sau.

                Cách dung:
                Nhập thong số vào các ô màu xanh lá cây. Click vào hình vẽ để xem rõ hơn, từ hình vẽ nhập số các bộ phận truyền động vào các ô Ubr, Ux….( Vd: có 3 cặp ổ lăn > Uol=3, có 1 xích> Ux=1, không có thì nhập 0), bên dưới các ô này nếu bộ phận truyền động đó để hở ( nằm bên ngoài, có thể nhìn thấy> để hở) thì nhập 0, nếu nằm trong vỏ hộp số hay được che kín thì nhập 1, vd: xích > Ux=1, ô bên dưới để trống hoặc nhập 0 vì xích để hở.. Đối với phần hiệu suất truyền động thì trong hình vẽ có dạng nào nhập tên viết tắt của dạng đó, không có thì để trống hoặc nhập 0, như dưới đây (xem them trong sheet ‘tỉ số truyền’) vd:

                Hộp số bánh răng trụ có hộp giảm tốc 2 cấp : RT3
                Bánh răng con, để hở: RC1
                Đai dẹt thường: DD1
                Xích: X
                Bánh răng ngoài hộp số không có: để trống hoặc nhập 0.
                ….

                Trong các ô xanh lá cây ở phần ‘Tiêu chuẩn chọn động cơ’ nhập vào như trong chú thích hiện ra khi trỏ chuột đến ô đó, vd: ô AC11 có chú thích “nhập vào lớn hơn Z4” > nhập >6.720425 ( nội dung của ô Z4)…

                Các ô thong số khác: F,v, z, …nhập đầy đủ.

                Để hiện kết quả chọn động cơ nào phù hợp thì làm như sau:

                Trên thanh công cụ trên cùng của file excel (file-edit-insert…), click vào data > trong cửa sổ nhỏ hiện ra > rê chuột đến Filter > trong cửa sổ hiện ra bên phải, kéo chuột và click vào Advanced Filter…> Bảng Advanced filter hiện ra> tick chuột để chọn ô tròn- Copy to another location > nhấn OK. Sau đó kéo thanh bar ở dưới, bên phải của bảng excel về phía phải để có thể xem vùng ‘Kết quả chọn động cơ 3 pha’.
                Lúc này đã có kết quả 1 hoặc nhiều hơn các động cơ phù hợp.
                Các sheet dữ liệu đều có thể chỉnh sửa, cập nhật nội dung để có thể dung cho các trường hợp khác.

                msic..
                Mong chờ - YouTube
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Cám ơn bác AVR! Bác nghiên cứu thêm cuốn CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ TÍNH TOÁN SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN của tác giả Nguyễn Trọng Thắng và Nguyễn Thế Kiệt. Viết chương trình nhập kích thước lõi sắt.... thì xuất ra số vòng dây quấn và đường kính dây thì tuyệt .

                  Comment


                  • #10
                    File-2

                    Phần tiếp theo đã gồm đầy đủ các trường hợp, chế độ cần thiết cho motor, để từ đó người sử dụng có thể tùy biến cho các cơ cấu khác.

                    Cách dung:
                    Trong 4 file kèm theo tương ứng với 4 trường hợp vd của chế độ chạy motor để dễ sử dụng, chế độ lâu dài là thường gặp nhưng cũng có trường hợp motor chạy trong thời gian ngắn (ngắn hạn), làm việc-làm việc-nghỉ-làm việc… với các tải trọng cố định hoặc thay đổi như cần trục, tời, nâng hàng,..nên cần có them các loại motor chuyên dụng, có sức chịu quá tải lớn, đặc biệt là khi khởi động.
                    Cách dung tương tự file-1 nhưng chú ý phần chế độ chạy lâu dài, ngắn hạn…để điền vào các ô cho đúng với chú thích. Vd:

                    -Motor chạy ngắn hạn với tải không đổi cần nhập:
                    K4=1. Sau đó lấy H4=300 và AE4=6.4389 làm tiêu chuẩn để chọn lựa., trong sheet ‘chọn motor ngắn hạn’ trên thanh công cụ trên cùng (file-edit-insert,…data), click chọn data, rê chuột sang show all, rồi xuống bảng danh sách motor, chọn cột 30 phút hoặc 60 phút tùy theo yêu cầu là ngắn hạn-tĩnh trong 30p/60p, click vào mũi tên > chọn custom trong bảng hiện ra> click mũi tên trong ô trống đầu tiên>chọn is greater than-6.4389>ok. Tiếp tục click mũi tên trong cột Tmax > custom> chọn mũi tên trong ô đầu> chọn is greater than> điền 300 vào ô trống bên cạnh> ok. Sau 2 bước lọc như vậy danh sách sẽ thu hẹp lại để còn lại các motor phù hợp. Cứ mỗi lần dung thì lại data> show all> tiếp tục lặp lại.

                    -Motor chạy ngắn hạn tải trọng thay đổi:
                    Nhập L4=1, K5=2.5,L5=2 nghĩa là: trong 2 phút khởi động tải trọng tăng 2.5 lần Pct(AE4), tương tự cho 2 khoảng thời gian tiếp theo trong chu kì: 2+10+3=15 phút.
                    Lấy K8=60(ts2), H4=300, AE4=9.106 làm tiêu chuẩn chọn, sang sheet’chọn motor ngăn hạn’ làm tương tự trên nhưng lọc dần cho các cột: E-60%, J-Tmax, H-Tốc độ n… sẽ có kết quả trong danh sách thu hẹp lại.

                    -Motor chạy dài hạn ( tĩnh, động):
                    Nhập I4=1 hoặc J4=1, điện các khoảng thời gian, tỉ lệ tương ứng trong hku kì tải trọng, rồi dung advanced filter như file-1 đã hướng dẫn để có kết quả trong phần kết quả dài hạn ở bên phải của sheet.

                    Hi vọng là nó không khó hiểu để sử dụng.

                    Một Lần Nữa Thôi - Lâm Nhật Tiến - YouTube
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi mahn79 Xem bài viết
                      Cám ơn bác AVR! Bác nghiên cứu thêm cuốn CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ TÍNH TOÁN SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN của tác giả Nguyễn Trọng Thắng và Nguyễn Thế Kiệt. Viết chương trình nhập kích thước lõi sắt.... thì xuất ra số vòng dây quấn và đường kính dây thì tuyệt .
                      Tôi không chế tạo motor nên cũng không hứng thú cái này lắm , định xong cái phần chọn motor cho máy cơ khí này sẽ làm cái khác: tính toán, lắp đặt điện dân dụng cho một ngôi nhà vừa là xưởng sản xuất, vừa là nhà ở, mọi thứ từ bản vẽ, sơ đồ, thiết bị,....đều có đủ cho đến khi thành tiền. Càng tổng quát càng tốt, để rồi từ đó gặp cái gì đơn giản hơn chỉ cần loại bỏ bớt đi (" không cần nhập"). Bác có ý tưởng gì không?

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                        Tôi chưa nghe nói đến phần mềm đó
                        Phần mềm đó cũng là một dạng tự động để tính toán chọn motor, cơ cấu truyền động...nhưng xem qua thấy nó viết bằng ngôn ngữ gì giống Pascal, màn hình dos, thấy không trực quan lắm nên cancel, nhét nhiều thứ quá, nhức đầu.
                        Anh có từng kinh qua cái gì tốt hơn không? Tôi có biết tất cả những gì khi đã vào khuôn khổ, quy củ, ổn định người ta đều cố gắng lập trình để cần thì gọi, không cần lặp lại nữa, nghe đâu họ còn cả phần mềm chế tạo máy bay Apachi, thấy ngưỡng mộ quá.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi avr Xem bài viết
                          Phần mềm đó cũng là một dạng tự động để tính toán chọn motor, cơ cấu truyền động...nhưng xem qua thấy nó viết bằng ngôn ngữ gì giống Pascal, màn hình dos, thấy không trực quan lắm nên cancel, nhét nhiều thứ quá, nhức đầu.
                          Anh có từng kinh qua cái gì tốt hơn không? Tôi có biết tất cả những gì khi đã vào khuôn khổ, quy củ, ổn định người ta đều cố gắng lập trình để cần thì gọi, không cần lặp lại nữa, nghe đâu họ còn cả phần mềm chế tạo máy bay Apachi, thấy ngưỡng mộ quá.
                          Từ trước đến giờ tôi toàn tính bằng tay

                          Comment


                          • #14
                            File-3-Lắp đặt motor

                            Phần tiếp theo là tính toán chọn lựa thiết bị bảo vệ, mạch điện để lắp đặt motor 3 pha, cho phép lắp đặt đồng thời 3 motor cùng lúc. Sau khi đã có motor từ file 2, hãy điền các thong số cần thiết vào các ô màu xanh lá cây gồm:

                            Công suất
                            Loại rotor
                            Điện áp
                            Hệ số công suất, hệ số tỉ lệ.
                            Chế độ làm việc…

                            Nếu trường hợp chỉ có cường độ dòng điện định mức của động cơ mà không có các thong số khác thì có thể chỉnh sửa để nó tự tính ra cường độ giống như vậy.

                            Các ô màu vàng sẽ tự tính toán các thong số về:

                            Mạch điện khởi động:
                            Kết quả là số mấy thì click vào số đó ngay bên dưới để xem sơ đồ, nếu có hình nhìn không rõ hãy click vào số 1 trước rồi click lại số đó, có 4 số tương ứng với 4 sơ đồ điện khác nhau.
                            Mạch điều khiển:
                            Có nhiều loại tùy theo nhu cầu, ở đây chỉ giới thiệu sơ lược một số loại mạch điều khiển, click vào tên gọi để xem sơ đồ, nếu nó nhảy không đúng hình hãy click lại do có khi bị lỗi . Phần này còn có thể cập nhật và sẽ mở rộng thêm với PLC, điện tử, giao tiếp, xử lí thong tin, lien lạc….
                            Dòng điện cho phép của cầu chì, contactor, Mcb.., đường kính dây lắp đặt. Dựa vào các thong số này để chọn loại thiết bị, dây dẫn phù hợp, bảng tính chỉ chọn đến cỡ dây 3x16.

                            Phần ghi chú thì tùy ý dung để take note, nhắn gửi thong tin, giải trí, ….

                            ms:
                            http://www.youtube.com/watch?v=PBCDhvk3DGc
                            Attached Files
                            Last edited by avr; 07-08-2013, 21:21.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                              Từ trước đến giờ tôi toàn tính bằng tay
                              Chắc cũng có lí do gì đó? Như tính nhẩm tốt hay không thể tính bằng chân

                              Quên một số chỗ chưa chỉnh để dùng cho 3 motor nên tôi up lại file sau khi đã đính chính.
                              Attached Files
                              Last edited by nsp; 08-08-2013, 10:46.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              avr Tìm hiểu thêm về avr

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X