Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay chi phí cho năng lượng trong đó là điện ảnh hưởng đến chi phí của sản xuất cũng như đối với cuộc sống của mọi người. Điện lực vẫn tiếp tục hăm he đòi tăng giá với lý do bị lỗ trong khi lại yêu cầu trích 1000 tỉ để làm quỹ khen thưởng cho NV trong ngành. Do đó nhu cầu tìm kiếm một nguồn năng lượng thay thế đã phát sinh trong mỗi chúng ta. Pin mặt trời là một giải pháp mọi người thường nhắc đến nhưng với giá thành hiện tại thì vẫn còn là sự xa sỉ (nghe đâu phải sử dụng những hơn 20 năm mới khấu trừ hết chi phí).
Xin giới thiệu với anh em một phương pháp làm pin mặt trời tại nhà có lẽ không mới nhưng có thể thực hiện được. Phương pháp này mình sưu tầm và biên dịch từ các nguồn trên Internet nên có lẽ sẽ có sai sót mong các bạn đóng góp.
Bắt đầu...
Năm 1991, giáo sư hóa học Michael Grätzel tại École Polytechnique Fédérale in Lausanne, Switzerland nghiên cứu về sự quang hợp nhân tạo (Artificial photosynthesis), ông phát minh ra một kiểu solar cell mới. Nó sử dụng một thuốc nhuộm chứa ruthenium hoạt động giống như chlorophyll trong lá cây để hấp thụ ánh sáng và giải phóng electron. Các electron được thu bởi một màng film bằng Titanium dioxide (TiO2) và sinh ra dòng điện. Từ đó các nhà sản xuất chế một loại cell gọi là dye solar cell với chi phí chỉ bằng 1/10 so với công nghệ silicon. Dye solar cell có thể được in trên các tấm film polymer hoặc trên các tấm kiếng dẫn điện (conductive glass).
Xin giới thiệu với anh em một phương pháp làm pin mặt trời tại nhà có lẽ không mới nhưng có thể thực hiện được. Phương pháp này mình sưu tầm và biên dịch từ các nguồn trên Internet nên có lẽ sẽ có sai sót mong các bạn đóng góp.
Bắt đầu...
Năm 1991, giáo sư hóa học Michael Grätzel tại École Polytechnique Fédérale in Lausanne, Switzerland nghiên cứu về sự quang hợp nhân tạo (Artificial photosynthesis), ông phát minh ra một kiểu solar cell mới. Nó sử dụng một thuốc nhuộm chứa ruthenium hoạt động giống như chlorophyll trong lá cây để hấp thụ ánh sáng và giải phóng electron. Các electron được thu bởi một màng film bằng Titanium dioxide (TiO2) và sinh ra dòng điện. Từ đó các nhà sản xuất chế một loại cell gọi là dye solar cell với chi phí chỉ bằng 1/10 so với công nghệ silicon. Dye solar cell có thể được in trên các tấm film polymer hoặc trên các tấm kiếng dẫn điện (conductive glass).
A. titania; cg. titan đioxit), TiO2. Tinh thể không màu, tnc = 1.850 oC. Rất bền về mặt hoá học. Không tan trong nước; tan trong kiềm hoặc axit sunfuric đặc. Dùng làm sắc tố trắng (do đó, thường gọi: trắng titan); dùng để chế tạo sơn trắng, men gốm; làm chất độn trong chất dẻo, giấy (chất làm trắng giấy), xi đánh giày, xà phòng, chất xúc tác quang hoá, vv.
Comment