Thông báo

Collapse
No announcement yet.

-----đc không đồng bộ có phải là không khó?-----

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • -----đc không đồng bộ có phải là không khó?-----

    Em thấy chả có mấy ai nói nhiều về cái động cơ này mấy nhỉ? nên tự đặt câu hỏi có phải là thực sự nó không khó chăng?
    Last edited by cô nhóc; 07-11-2008, 23:28.


  • #2
    Có bác nào có vấn đề gì hay hay về cái loại động cơ này có thể đưa ra xem nó có thực sự là không khó không với nhỉ?
    Em thấy cái loại động cơ này cấu tạo đơn giản hơn động cơ ĐC, giá thành lại hạ hơn, vận hành tin cậy, sử dụng trực tiếp điện lưới xoay chiều 3 pha nên ko cần thêm các thiết bị biến đổi đi kèm như ĐC. Nhưng sao nó lại chẳng thấy được nói đến nhìu( Em quê quá nhỉ? )
    Em có cái này xin cả nhà chỉ giáo

    em nhìn thấy nó cũng hay hay. Em chỉ hiểu được thế này:
    Cái mạch này là điều chỉnh tốc độ ĐCKĐB 3 pha Rôto dây quấn bằng phương pháp điện trở xung. theo em khi điều khiển đóng cắt T1 chính là đóng cắt điện trở Ro tạo ra xung điện trở vì vậy mà có thể thay đổi được điện trở cấp vào mạch rôto nên thay đổi được tốc độ của động cơ.
    Những cái này em chưa hiểu lắm:
    +) Phần sau T1 gồm: T2, C, D và L (tác dụng cũng như hoạt động của chúng)
    +) Thiết kế mạch điều khiển cho cái mạch lực này
    => Em thấy cái này cũng hay đấy chứ nên em muốn đưa ra đây mong được các bac chỉ giáo.
    Attached Files
    Last edited by thanhmv; 07-11-2008, 09:58.

    Comment


    • #3
      Thực ra đối với động cơ không đồng bộ Rotor dây quấn này, người ta điều chỉnh phía Rotor cũng chỉ để khởi động thôi. Nếu anh muốn dùng nó để điều chỉnh tốc độ sẽ không có kết quả như mong muốn đâu.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #4
        muốn dùng nó để điều chỉnh tốc độ sẽ không có kết quả như mong muốn đâu
        Mod cô nhóc hay ai đó có thể cho thêm thông tin về phần này được không? (thấy chưa rõ)

        Comment


        • #5
          Mình có động cơ 150 Kw, n = 1480. Hiện động cơ hay bị quá tải, mình đang định gắn thêm một động cơ nữa để giảm tải, không biết có được không? Nếu mua động cơ lớn hơn thì giá thành đắt quá. Mong các Pác trên diễn đàn tư vấn cho mình và hướng giải quyết như thế nào. Chân thành cảm ơn. Mail: nganvanngo2009@gmail.com

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi ngongan1980 Xem bài viết
            Mình có động cơ 150 Kw, n = 1480. Hiện động cơ hay bị quá tải, mình đang định gắn thêm một động cơ nữa để giảm tải, không biết có được không? Nếu mua động cơ lớn hơn thì giá thành đắt quá. Mong các Pác trên diễn đàn tư vấn cho mình và hướng giải quyết như thế nào. Chân thành cảm ơn. Mail: nganvanngo2009@gmail.com
            1. Bạn không được cùng câu hỏi này trong 3 topic!
            2. Bạn định gắn kiểu gì? Theo tôi được biết, người không gắn 2 động cơ vào 1 trục vì không bao giờ chế tạo được 2 động cơ giống hệt nhau về tốc độ. Nếu gắn mà qua li hợp thì tổng giá thành chế tạo + gá lắp + động cơ mới không biết có hợp lí không? Đấy là ta còn chưa xét về mặt điện!

            Comment


            • #7
              Cần tư vấn!

              Trước tiên xin cảm ơn bạn, 2 động cơ không cùng tốc độ? mình chưa hiểu. Gắn động cơ phụ trợ thêm có được không, bạn có thể giải thích rỏ cho mình được chứ. Mình sử dụng biến tần có được không. Mình lơ tơ mơ lắm, mong các anh chị trên diễn đàn giúp đỡ


              -------------------------------------
              Bạn nên mở 1 topic mới !
              Last edited by nsp; 28-02-2009, 12:47.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                Thực ra đối với động cơ không đồng bộ Rotor dây quấn này, người ta điều chỉnh phía Rotor cũng chỉ để khởi động thôi. Nếu anh muốn dùng nó để điều chỉnh tốc độ sẽ không có kết quả như mong muốn đâu.
                Thực ra động cơ không đồng bộ rotor dây quấn cũng có thể điều chỉnh tốc độ của được bằng cách dùng phương pháp Switching nơi rotor của động cơ. Nguyên tắc của phương pháp này là rotor được nối với cầu 6 SCR. Tốc độ của động cơ được cảm nhận bằng bộ phát tốc. Điện áp lấy từ bộ phát tốc này được so sánh với điện áp đặt qua một opamp. Điện áp ra của bộ opamp được đưa đến 1 relay solid state để kích cho các SCR. Cách đây đã lâu mình đã sửa hệ thống này của một động cơ 100HP dùng để quay ly tâm cống nơi một công ty. Mình có lưu sơ đồ của hệ thống này. Để mình tìm lại và post lên mạng để các bạn cùng tham khảo. Tốc độ của động cơ này có thể thay đổi từ 0-1400rpm. Dĩ nhiên nó không thể chính xác bằng hệ thống biến tần nhưng cũng tương đương với hệ thống dùng ly hợp từ.
                Thân chào.

                Comment


                • #9
                  Mình Post lên đây hệ thống điều chỉnh tốc độ dùng cho động cơ không đồng bộ rotor dây quấn. Tốc độ có thể điều chỉnh từ 0 đến gần tốc độ định mức của động cơ. Mạch này mình đã sửa chữa cho hệ thống ly tâm cống của một công ty cách nay đã lâu, công suất khoảng 100HP. Các bạn có thể tham khảo, nếu có gì thắc mắc hãy cùng trao đổi với nhau.
                  Thân chào.
                  So do nguyen ly mach dk dong co kdb rotor day quan.doc

                  Comment


                  • #10
                    Với một động cơ rotor dây quấn, thì thay đổi điện trở mạch Rotor hay thay đổi dòng điện mạch Rotor sẽ thay đổi đặc tuyến moment của nó. Tuy nhiên, tốc độ đồng bộ của nó vẫn không đổi, (bằng 60 f /P) nên tốc độ Rotor vẫn không thể nào thấp gần 0 trong thời gian dài mà vẫn bảo đảm dòng điện trong định mức cả. Người ta chỉ dùng để khởi động, với dòng khởi động thấp và moment cao, thế thôi.

                    Để Nhóc tìm lại các đặc tuyến của nó, rồi phân tích thêm.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #11
                      Đây là đặc tính moment của động cơ theo tốc độ.



                      Đường màu đỏ biểu thị đặc tính momen của tải. Thí dụ như tải có moment thay đổi theo hàm bậc <> 1.

                      Đường màu xanh dương biểu thị moment của động cơ khi điện trở mạch Rotor =0 (nối ngắn mạch).
                      Đường màu vàng với đặc tính khởi động lý tưởng, moment cực đại ứng với tốc độ =0, Điện trở mạch Rotor ứng với R tới hạn. Các đường màu xanh lá cây và màu hồng ứng với điện trở Rotor lớn hơn 0 nhưng vẫn nhỏ hơn R th.

                      Anh thấy khi thay đổi điện trở Rotor khá nhiều, thì tốc độ của Rotor thay đổi khá ít. (các dấu chấm trên hình, giao điểm giữa đặc tuyến của tải và đặc tuyến của động cơ).

                      Nếu muốn thay đổi tốc độ xuống gần 0, điện trở mạch Rotor sẽ phải rất lớn, nhiều hơn R th nhiều lần. Khi đó, hiệu suất của động cơ sẽ cực kỳ thấp. Dòng điện sẽ rất lớn trong khi công sinh ra chẳng bao nhiêu. Động cơ có thể bị quá nhiệt, và cũng có thể quá tải.

                      Việc thay đổi góc kích của mạch Thyristor như anh Quang Hien nêu lên cũng tương đương với thay đổi điện trở mạch Rotor. Và nếu điều chỉnh I quá thấp cũng sẽ có hiện tượng tương đương với R quá cao.
                      Attached Files
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Bạn phân tích mạch điều khiển đc kđb trên hoạt động hơi khác đấy:
                        Nó không hoạt động liên tục mà gián đoạn:
                        OPAM làm việc ở chế độ so sánh, Khi vthực<vđặt, nó mở các van công suất, rotor nối tắt qua R 0,01 ôm và tiếp giáp thyristor (không rõ đây có phải r mở máy tối ưu không?). I rotor<>0, tốc độ đc tăng dần.
                        Khi vthực >vđặt, nó khóa các van công suất, đc chạy quán tính.
                        Quá trình này lặp lại liên tục, tốc độ động cơ rung quanh vận tốc đặt. Mình không rõ động cơ có rung nhiều không, nhưng đ/c vẫn có thể hoạt động ở v thấp từ 0 đến n định mức

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
                          Bạn phân tích mạch điều khiển đc kđb trên hoạt động hơi khác đấy:
                          Nó không hoạt động liên tục mà gián đoạn:
                          OPAM làm việc ở chế độ so sánh, Khi vthực<vđặt, nó mở các van công suất, rotor nối tắt qua R 0,01 ôm và tiếp giáp thyristor (không rõ đây có phải r mở máy tối ưu không?). I rotor<>0, tốc độ đc tăng dần.
                          Khi vthực >vđặt, nó khóa các van công suất, đc chạy quán tính.
                          Quá trình này lặp lại liên tục, tốc độ động cơ rung quanh vận tốc đặt. Mình không rõ động cơ có rung nhiều không, nhưng đ/c vẫn có thể hoạt động ở v thấp từ 0 đến n định mức
                          Tất nhiên là có thể. Nhưng rõ ràng là dòng điện khi n thấp là khá lớn, trong khi nếu I rotor nhỏ, thì moment khá nhỏ. Do đó, Nhóc mới nói là động cơ sẽ không ổn định, hiệu suất cực kỳ thấp, nhiệt tỏa ra trong động cơ cao...
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                            Với một động cơ rotor dây quấn, thì thay đổi điện trở mạch Rotor hay thay đổi dòng điện mạch Rotor sẽ thay đổi đặc tuyến moment của nó. Tuy nhiên, tốc độ đồng bộ của nó vẫn không đổi, (bằng 60 f /P) nên tốc độ Rotor vẫn không thể nào thấp gần 0 trong thời gian dài mà vẫn bảo đảm dòng điện trong định mức cả. Người ta chỉ dùng để khởi động, với dòng khởi động thấp và moment cao, thế thôi.

                            Để Nhóc tìm lại các đặc tuyến của nó, rồi phân tích thêm.
                            Khi các SCR ngắt, động cơ không đồng bộ rotor dây quấn xem như là một biến áp với sơ cấp là cuộn dây stator, còn thứ cấp là cuộn dây rotor hở mạch, làm gì có dòng điện chạy qua cuộn dây rotor để tương tác với từ trường nơi stator tạo ra một moment làm động cơ quay.
                            Đối với mạch mình đã post lên thì sau khi động cơ đã khởi động xong nếu động cơ có vận tốc cao hơn vận tốc đặt trước thì relay điện tử ngắt, các SCR Q1, Q3, Q5 không được kích nên không có dòng điện chạy qua rotor, moment truyền động triệt tiêu ; do quán tính nên động cơ giảm tốc. Khi tốc độ động cơ xuống thấp hơn tốc độ đặt trước thì relay điện tử lại đóng. Dòng điện qua rotor lại có nên tạo ra moment làm động cơ tăng tốc. Quá trình cứ lập đi lập lại. Tốc độ động cơ không phải cố định mà dao động xung quanh tốc độ đặt trước theo hình răng cưa. Yêu cầu của hệ thống sử dụng mạch này không cần tốc độ chính xác như inverter mà chỉ cần một sai số vừa phải. Vả lại bản thân tốc độ của động cơ không đồng bộ không phải cố định mà thay đổi tùy theo tải. Nếu lúc ban đầu chỉnh biến trở đặt tốc độ ở vị trí min thì động cơ không thể nào quay được (n = 0 ). Vì vậy mà mình mới nói rằng tốc độ động cơ có thể điều chỉnh được từ 0 đến gần tốc độ định mức.
                            Vấn này mình đã làm thực tế trên hệ thống điều khiển động cơ quay ly tâm cống của một công ty có công suất 100HP chứ không phải nói suôn qua lý thuyết. Đối với loại tải này thì moment tải không phải cố định mà tùy thuộc vào tốc độ theo hàm bậc 2. Khi tốc độ bằng 0 thì moment tải cũng triệt tiêu.
                            Có một chuyện tức cười là khi mở hộp điều khiển này để tìm hiểu nguyện lý để sửa chữa thì mình hết hồn khi nhìn thấy một con vi xử lý nằm bên trong mạch, nhưng khi nghiên cứu mạch thì mình mới thấy đây chỉ là một hư chiêu của người lắp nhằm hù dọa người mà thôi chứ thực chất chỉ có 1 con UA 741 làm việc mà thôi. Mình đoán đây là mạch Made in VN vì đối với các hãng nước ngoài thì không ai đi làm thế. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho mình. Còn một vấn đề nữa là trên sơ đồ mình post có thiếu một chi tiết là biến trở VR2 và VR3 chưa được nối mase, vì thế tín hiệu điện áp từ bộ phát tốc không thể đưa về điều khiển con OPAMP được. Mình đã chỉnh lại và gởi lên cho các bạn tham khảo.
                            Thân chào.
                            So do nguyen ly mach dk dong co kdb rotor day quan.doc
                            Last edited by quanghien54; 06-03-2009, 21:19.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Tất nhiên là có thể. Nhưng rõ ràng là dòng điện khi n thấp là khá lớn, trong khi nếu I rotor nhỏ, thì moment khá nhỏ. Do đó, Nhóc mới nói là động cơ sẽ không ổn định, hiệu suất cực kỳ thấp, nhiệt tỏa ra trong động cơ cao...
                              Vấn đề ở đây là đối với dạng tải ly tâm người ta không thể nào khởi động trực tiếp được mà phải chỉnh tốc độ từ 0 đến tốc độ đặt một cách từ từ. Ngoài vấn đề hạn chế dòng điện khởi động còn có vấn đề an toàn cho người vận hành nữa. Yêu cầu của quy trình vận hành ly tâm cống là ban đầu chỉnh ở vận tốc thấp, khi nước thoát ra khỏi bê tông rồi thì mới chạy ở vận tốc cao để cho bê tông nén chặt lại. Đương nhiên là ở vận tốc thấp thì hiệu suất thấp nhưng nhiệt tỏa ra nơi động cơ không thể cao như cô nhóc nghĩ vì lúc đó moment của phụ tải cũng thấp nên dòng điện trung bình cũng thấp. Khi nhìn một vấn đề phải nhìn một cách toàn diện chứ không phải như người mù sờ voi chỉ chú ý đến một vài chi tiết mà quên đi cái nhìn tổng quát.
                              Thân chào.
                              Last edited by quanghien54; 06-03-2009, 21:16.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thanhmv Tìm hiểu thêm về thanhmv

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X