Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[ Thảo luận ] Atomat, công tắc tơ, rơ le nhiệt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [ Thảo luận ] Atomat, công tắc tơ, rơ le nhiệt

    Mình đưa ra vấn để mình vừa tranh luận sáng nay với các vị cơ điện công ty cơ khí lắp giáp cho máy cty mình. số là có cái mô tơ bị bó, gây cháy con mô tơ mà lạ là chạy chán, tức là bó chán rồi thằng rơ le nhiệt mới ngắt, mà ngắt xong cũng chả cứu đc con mô tơ. Mình mới hỏi là sao bị sự cố mà con atomat nó không ngắt hay atomat có vấn đề. Vì quan điểm của mình là aotomat là thiết bị tức thì, khi có sảy ra chập, dòng tăng đột ngột thì atomat sẽ nhảy ngay bảo vệ động cơ, còn rơ le nhiệt sẽ phát huy chậm khi có thiết bị làm việc ko ổn gây dòng tăng nhưng chưa đến mức atomat nhảy. Khi dây nóng dần lên và tới một ngưỡng đặt sẵn thì rơ le nhiệt sẽ ngắt để ta tìm nguyên nhân giải quyết.

    Thì ông cơ điện kia bảo cái rơ le nhiệt kia luôn ngắt trước và atomat chỉ ngắt khi chập điện..... vãi thật. Vậy thì bác nào biết rõ về mấy con này cho mình biết với đc ko.

    Theo những hiểu biết của mình thì nếu atomat đúng với dòng sự cố thì luôn luôn ngắt trước rơ le nhiệt và rơ le nhiệt ngắt sau. Trừ khi atomat quá to so với tải.

  • #2
    Các automat của Liên Xô ngày trước cấu tạo bởi cả 2 thành phần: từ và nhiệt. Kết cấu kiểu đòn bẩy của nó cho phép cả 2 tác động riêng lẻ, tổng hợp hay so lệch đều dẫn tới việc ngắt mạch.
    1. Phần từ là cuộn dây có lõi sắt. Khi dòng điện qua cuộn dây đột ngột tăng cao qua 1 ngưỡng nào đó thì lõi sắt bị hút mạnh, tác động vào đòn bẩy và đẩy cơ cấu ngắt mạch. Khi dòng điện tăng từ từ thì khả năng tác động chậm hơn nhiều.
    2. Phần nhiệt là 2 thanh kim loại khác nhau, hàn chung 1 đầu. Khi dòng điện tăng từ từ, thanh nhiệt cong dần đến 1 ngưỡng thì nó gạt vào cơ cấu ngắt. Khi dòng tăng đột biết, do quán tính nhiệt, thanh nhiệt không thể cong nhanh được nên tác động sẽ chậm.
    3. Phần so lệch là 1 cái cầu bập bênh dùng cơ cấu cơ khí ghép 3 pha (nếu là loại 3 pha). Nếu dòng điện chênh lệch các pha lớn hơn 1 giá trị cho trước thì cầu sẽ lệch và tác động lên cơ cấu ngắt.
    Automat đời mới theo tôi cũng từ nguyên lý ấy mà ra thôi.
    Như vậy, trường hợp của bạn có thể giải thích được rõ ràng: Nếu động cơ quá tải một thời gian nhưng dòng chưa đủ để phần "nhiệt" của rơ le nhiệt bên ngoài cũng như rơ le nhiệt bên trong automat tác động thì nó không ngắt gì cả! Đương nhiên phần "từ" của automat sẽ không hoạt động vì chưa vượt dòng định mức.
    Last edited by nsp; 21-08-2014, 14:11.

    Comment


    • #3
      theo tôi thì rơ le nhiệt hoạt động trước , nó được hiệu chỉnh đến ngưỡng (dòng điện)của thiết bị , khi sự cố xảy ra với độ trễ cho phép nó sẽ hoạt động , ngắt tải ra khỏi lưới nguồn , còn attomat thì hoạt động nhanh hơn rơ le nhiệt , cơ bản nó vẫn hoạt động theo dòng đi qua , nhưng nó được thiết lập ngưỡng ngắt cao hơn rơ le nhiệt , vì thế nó chỉ đáp ứng tức thời khi xảy ra chập mạch nguồn , còn tăng dòng từ từ đôi khi nó lại bị "lì" không hoạt động kịp khi ngưỡng cắt của nó khá cao . còn nếu đặt 2 loại attomat và rơ le nhiệt cùng chế độ dòng thì thường là attomat cắt nhanh hơn.

      Comment


      • #4
        Góp ý cho vui.
        rơle nhiệt: nó cần nhiệt đủ để làm cong tiếp điểm cắt thiết bị khỏi mạch. Mà muốn đủ nhiệt thì cần thời gian dài. Rơle nhiệt bảo vệ khi nào: khi thiết bị quá tải trong thời gian dài, hoặc mất 1 pha khi chạy (đối với động cơ 3 pha), hoặc stator bị lệch (chảm vỏ stator, stator bị chạm chậm nội tại vì lớp cách điện bị lão hóa), hoặc bạc đạn động cơ bị hỏng cũng làm tâm robot bị lệch làm động cơ bị quá tải...
        attomat: thiết bị cắt khẩn cấp: tác động khi chị ngắn mạch, dòng tức thời cao hơn dòng attomat hoặc khi tải ăn dòng lớn hơn dòng attomat. Còn nếu dòng tải xem xem với dòng attomat thì nó k có nhảy đâu, thiết bị cháy te tua rồi nó mới nhảy, mà có khi nó nóng queo luôn (thường gặp ở hàng nội địa).
        Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
        Tel: 0903 702 417. Email: web:

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi s.club2 Xem bài viết
          Mình đưa ra vấn để mình vừa tranh luận sáng nay với các vị cơ điện công ty cơ khí lắp giáp cho máy cty mình. số là có cái mô tơ bị bó, gây cháy con mô tơ mà lạ là chạy chán, tức là bó chán rồi thằng rơ le nhiệt mới ngắt, mà ngắt xong cũng chả cứu đc con mô tơ. Mình mới hỏi là sao bị sự cố mà con atomat nó không ngắt hay atomat có vấn đề. Vì quan điểm của mình là aotomat là thiết bị tức thì, khi có sảy ra chập, dòng tăng đột ngột thì atomat sẽ nhảy ngay bảo vệ động cơ, còn rơ le nhiệt sẽ phát huy chậm khi có thiết bị làm việc ko ổn gây dòng tăng nhưng chưa đến mức atomat nhảy. Khi dây nóng dần lên và tới một ngưỡng đặt sẵn thì rơ le nhiệt sẽ ngắt để ta tìm nguyên nhân giải quyết.

          Thì ông cơ điện kia bảo cái rơ le nhiệt kia luôn ngắt trước và atomat chỉ ngắt khi chập điện..... vãi thật. Vậy thì bác nào biết rõ về mấy con này cho mình biết với đc ko.

          Theo những hiểu biết của mình thì nếu atomat đúng với dòng sự cố thì luôn luôn ngắt trước rơ le nhiệt và rơ le nhiệt ngắt sau. Trừ khi atomat quá to so với tải.
          xem xem role nhiệt có cài cao hơn dòng hoạt động của động cơ không,
          Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
          Tel: 0903 702 417. Email: web:

          Comment


          • #6
            @#1 : Tất cả đều là của ls đời mới cả bạn à

            Nó sử dụng nam châm điện dựa trên từ trường của dây pha đi qua nó. còn rơ le nhiệt sử dụng thanh lưỡng kim có thể điều chỉnh khả năng ngắt

            Comment


            • #7
              Nếu rơle nhiệt đúng thì rơle sẽ cắt trước bác ah.
              THIẾT BỊ Y TẾ TÂY NGUYÊN.
              Tel:
              Email:

              Comment


              • #8
                các bác cho e hỏi chút là role nhiệt bảo vệ đc cả quá tải và quá nhiệt đúng k ạ?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Dtin205md Xem bài viết
                  các bác cho e hỏi chút là role nhiệt bảo vệ đc cả quá tải và quá nhiệt đúng k ạ?
                  Relay nhiệt để bảo vệ quá tải (overload). Do ban đầu nó hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt lượng sinh ra từ dòng điện tải nên gọi là relay nhiệt. Ngày nay nhiều relay bảo vệ quá tải hoạt động theo nguyên lý khác nhưng vần quen gọi là relay nhiệt trong khi tiếng Anh ghi rõ ràng là overload relay. Overload relay không bảo vệ quá nhiệt. Để bảo vệ quá nhiệt cần sensor đưa tín hiệu từ vỏ thiết bị, qua bộ phận xử lý và xuất tín hiệu ra relay để cắt thiết bị khi quá nhiệt.

                  Comment


                  • #10
                    Nên nhớ rằng, khi motor bị bó ổ bi hay sát cốt, thì nhiệt sinh ra do phần cơ khí này đủ sức gây cháy động cơ mà dòng điện chưa tăng tới mức bảo vệ tác động. Khi motor cháy rồi dòng điện mới tăng đén mức bảo vệ tác động. Do đó những sự cố này thường "đi" luôn motor.

                    <Ồ!! quên mất, luồng này lâu lắm rồi>

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi anhwip Xem bài viết
                      Relay nhiệt để bảo vệ quá tải (overload). Do ban đầu nó hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt lượng sinh ra từ dòng điện tải nên gọi là relay nhiệt. Ngày nay nhiều relay bảo vệ quá tải hoạt động theo nguyên lý khác nhưng vần quen gọi là relay nhiệt trong khi tiếng Anh ghi rõ ràng là overload relay. Overload relay không bảo vệ quá nhiệt. Để bảo vệ quá nhiệt cần sensor đưa tín hiệu từ vỏ thiết bị, qua bộ phận xử lý và xuất tín hiệu ra relay để cắt thiết bị khi quá nhiệt.
                      cám ơn bạn nhiều, rất rõ ràng!!!

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      s.club2 Tìm hiểu thêm về s.club2

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X