Thông báo

Collapse
No announcement yet.

anh quanghien54 giup em tí

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
    Như vậy chúng ta đã phân tích một máy phát khi vận hành ở hai chế độ:

    1/. Ổn định tần số: giữ tần số không đổi, công suất thay đổi theo tải. Ứng với độ droop 0%. Trường hợp này sử dụng cho các máy phát điện làm việc độc lập.

    2/. Điều chỉnh công suất theo tần số: tạo ra 1 độ droop cố định. Công suất phát của máy tùy thuộc vài sai biệt giữa tần số thực và tần số đặt của máy. chế độ này sử dung cho các máy làm việc trên lưới.

    Trong trường hợp nối với lưới, vì công suất của máy tùy thuộc vào sự sai biệt tần số và độ droop, nên tần số đặt của máy phải cao hơn tần số lưới. Muốn tăng công suất của máy khi tần số lưới chưa biến động, phải tăng tần số đặt lên, và nếu muốn giảm thì ngược lại.

    Ngoài 2 chế độ trên, máy còn có chế độ khác nữa, đó là:

    3/. Chế độ ổn định công suất (Preselect load mode): Chúng ta đặt cho máy 1 công suất cố định. Độ droop vẫn đặt như cũ. Nhưng bộ điều tốc sẽ liên tục nhìn công suất phát thực của máy và công suất đặt, để điều chỉnh governor tăng giảm tần số đặt của máy.

    Cũng có thể đièu chỉnh trực tiếp vào bộ điều khiển van nhiên liệu, van hơi, nước... bằng chế độ điều chỉnh tay (manuel control)

    Đối với các bộ điều tốc cơ khí, sẽ có một van chận đặt ở vị trí nào đó, sao cho độ mở của van nhiên liệu, hoặc van hơi, van nước.. chỉ có thể mở tối đa đến thế thôi. Chế độ này gọi là giới hạn công suất (load limit)

    4/. Chế độ bảo vệ thông số cơ nhiệt, hay còn gọi là chế độ chạy công suất tối đa (trong trường hợp Tua bin khí). Công suất của máy sẽ được tăng dần cho đến khi nào các thông số cơ nhiệt của hệ thống động cơ sơ cấp tiến đến giới hạn cho phép. Các thông số đó thường là nhiệt độ khí thải, áp suất buồng đốt. Các chế độ chạy tối đa có là

    a/. Tải nền (base load), ứng với máy chạy an toàn dài hạn và không ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Tải này sẽ giới hạn nhiệt độ khí thải trong khoảng 512 đến 565 º C tùy theo dòng máy.

    b/. Tải đỉnh (peak load), ứng với máy chạy ở công suất cao hơn tải nền khoảng 5 đến 10%, nhiệt độ khí thải cao hơn 10 đến 15 º C, nhưng tuổi thọ của máy giảm 50%. 1 giờ chạy tải đỉnh tương đương với 2 giờ chạy tải nền.

    c/. Tải đỉnh dự trữ (reserve peak load), Nhóc chỉ mới thấy ở Tua bin khí của ABB, công suất có thể tăng thêm 5 đến 10% nữa, nhiệt độ khí thải tăng thêm 10 đến 15 º C nữa, nhưng tuổi thọ giảm đến 80%. 1 giờ chạy tải đỉnh dự trữ tương đương với 5 giờ chạy tải nền.

    Như vậy hai chế độ 3 và 4, công suất gần như không hề bị ảnh hưởng bởi tần số, mà chỉ bị ảnh hưởng bởi các thông số nhiệt, cơ, thông số cài đặt của động cơ sơ cấp.
    Chắc cô Nhóc không theo dõi bài của bạn nuacuatoi ngay từ đầu. Trong phần kích từ cho máy phát điện dân dụng bạn ấy chỉ yêu cầu mạch kích từ cho máy phát điện dân dụng cở nhỏ hoạt động độc lập.
    Đối với loại máy phát điện này dòng điện kích từ thay đổi tùy theo tải. Khi tải tăng thì dòng điện kích từ cũng tăng theo để đảm bảo cho công suất tăng phù hợp với điều kiện của tải. Đối với máy phát điện cở lớn hòa đồng bộ vào lưới điện thì tần số hầu như không đổi vì phải phụ thuộc vào tần số của hệ thống điện. Vì vậy khi tăng dòng điện kích từ lên cao thì máy phát sẽ trở thành máy bù đồng bộ chứ không còn là máy phát điện nữa. Lúc đó nó sẽ phát ra công suất vô công Q để bù hệ số công suất cho lưới điện. Mặc dù có cùng một cấu tạo nhưng chức năng làm việc và tên gọi của nó khác nhau. Vấn đề này cô Nhóc nên tham khảo tài liệu về máy điện của M. Kostenco quyển 2 trang 308-310 là bậc thầy về máy điện của Liên xô trước đây được giáo sư Vũ Gia Hanh trường Đại học BKHN dịch dùng làm giáo trình giảng dạy cho các sinh viên ngành điện. Trong tài liệu này một máy phát điện có thể được dùng ở cả 3 chức năng khác nhau : máy phát điện, động cơ đồng bộ và máy bù đồng bộ. Ba chức năng này không thể lầm lẫn với nhau được.
    Về tần số như đã nói ở trên. Đối với máy phát điện thì có cũng ảnh hưởng đến công suất của máy phát. Nếu tải tăng mà tần số giảm nghĩa là ga máy không tăng được, lúc đó thì có hai vấn đề xãy ra :
    - Công suất của tải dạng động cơ cũng sẽ giảm bởi vì nó tỉ lệ với moment và tần số. Nếu moment của nó không thắng được moment cản thì nó cũng sẽ đứng luôn. Nếu tải là thuần trở thì điện áp sẽ giảm và công suất tiêu thụ của nó sẽ giảm so với yêu cầu khi tần số ổn định.
    - Đối với máy phát điện thì điện áp cũng sẽ giảm theo mặc dầu đã có bộ AVR tự động tăng dòng điện kích từ bởi vì công suất của động cơ nổ không đáp ứng được sự gia tăng của tải hoặc govenor không đủ nhạy để tăng tốc kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất phát của máy phát điện.
    Tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn thôi dể mọi người cùng hiểu. Chứ "cắt cổ gà mà dùng dao đâm trâu" thì chỉ e chỉ có một số ít người có thể tiếp thu được mà thôi.
    Thân chào.

    Comment


    • #17
      nhờ anh giải thích mạch avr này

      gởi đến anh và các bạn mạch avr này tìm thấy trên internet , mong anh xem và giải thích nguyên lý hoạt động của nó, xin cám ơn
      Attached Files

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi dx1 Xem bài viết
        gởi đến anh và các bạn mạch avr này tìm thấy trên internet , mong anh xem và giải thích nguyên lý hoạt động của nó, xin cám ơn
        Nhóc sẽ nói sơ bộ trước. Sau đó vẽ lại sơ đồ cho rõ ràng rồi sẽ phân tích mạch sau nha.

        Con Q1 và cuộn dây 7,15V để đồng bộ.
        Con Q2 để tạo xung kích SCR. Trong đó:

        2 cuộn dây 9V để cấp nguồn.
        Cuộn dây 3 V và 18,7V để tạo áp chuẩn, so sánh và cho phép kích trans Q2.

        SCR sẽ chỉnh lưu trực tiếp điện áp 220 vào Rotor. mạch này dùng cho máy phát nhỏ, độ cảm ứng không lớn, nên vẫn dùng diode free wheel

        Relay 12V dùng để mồi, kích trực tiếp SCR qua D1A và R 100 Ω khi điện áp ra còn thấp, không đủ cho Q1, Q2 hoạt động.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi dx1 Xem bài viết
          gởi đến anh và các bạn mạch avr này tìm thấy trên internet , mong anh xem và giải thích nguyên lý hoạt động của nó, xin cám ơn
          Hổm rày thấy cô Nhóc trả lời cho bạn rồi nên mình nhường cho cô Nhóc. Chờ đợi mãi không thấy cô Nhóc post sơ đồ lên và phân tích mạch nên mình đành phải trả lời cho bạn. Vả lại mấy hôm nay Orcad của mình bị hư phải cài lại nên chậm trể trả lời cho bạn. Trong sơ đồ bạn đưa ra trên ỉnternet mình thấy có một số vấn đề cần phải bàn kỹ thêm.
          - Mạch kích từ ban đầu bằng relay thì không có việc gì phải nói rồi. Do từ dư trong máy phát điện ban đầu yếu nên cần phải có một dòng điện ban đầu đủ mạnh để cho nó có thể tự kích được. Dòng điện này từ Anod của SCR qua tiếp điểm thường đóng của relay, diod mồi D4, điện trở R3 100ohm đến gate của SCR. Sau khi đủ điện thì tiếp điểm này tự cắt và dòng điện mồi không còn tác dụng.
          - Phần transistor Q1 A1013 theo mình nghĩ chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chứ không phải là lấy đồng bộ vì điện áp cung cấp cho nó là điện áp DC đã qua tụ lọc rồi thì làm sao lấy đồng bộ được. Vả lại con này lúc nào cũng được phân cực ngược, chỉ khi nào có sự cố gì xãy ra nó mới phân cực thuận. Mình không hiểu ý đồ của tác giả khi bố trí con này làm gì ?
          - Điện áp từ cuộn 18,7V là điện áp so sánh được chỉnh định qua 2 POT 20K và 5K. Điện áp này được so sánh bằng cầu vi sai gồm 2 diod DZ1, DZ2 và 2 điện trở R9, R10 ( 10K). Điện áp sai lệch giữa hai điểm A và B được so sánh với điện áp mẫu lấy từ cuộn dây 3V. Chỉ khi nào điện áp so sánh này lớn hơn địện áp mẫu thì Q2 mới dẫn được.
          - Dầu cho Q2 có dẫn thì với cách phân cực của cuộn dây 9 V thì cũng không có dòng chạy vào cực gate của SCR vì dòng điện kích không thể nào chạy từ cực C đến cực E của con Q2 A1013 được vì nó là loại PNP.
          - Tác giả không nhắc đến việc lấy đồng bộ để phase controlled cho SCR bắt đầu từ thời điểm nào và cũng không nói đến việc phản hồi để chống dao động cho mạch ra sao vì đây là điều kiện quyết định cho mạch có thể làm việc tốt hay không. Đó là chưa kể việc nắn bán kỳ chỉ có tác dụng đối với loại máy phát điện có điện cảm của cuộn kích lớn, còn đối với loại máy phát không có đầu phát nhỏ, điện trở của cuộn kích từ chỉ chừng vài ohm thì chịu thua.
          Nói chung là mạch này chỉ để tham khảo chứ lắp như vậy chưa chắc có thể chạy được. Các bạn khác có cao kiến gì có thể cùng nhau phân tích mạch trên.
          Mình gởi lên cho bạn hai mạch. Một mạch của bạn mình đã vẽ lại bằng Orcad, mạch kia của mình đã thiết kế và chạy ổn định trong một thời gian dài để các bạn cùng nhau tham khảo và góp ý kiến.
          Mach kich tu tren mang ve lai.doc
          Mach AVR dung co may phat dien quanghien54.doc

          Comment


          • #20
            trước hết mình xin cám ơn anh quanghien54, cô nhóc thật nhiều, đã vẽ lại sơ đồ, cho thêm sơ đồ, giải thích và cho biết ý kiến, sơ đồ mình gởi lên ,nó là báo cáo khoa học của trường đh nào đó của mianma, họ nói là đã thiết kế và thử nghiệm cho mpđ 10 kva, nhưng xem thật khó hiểu ,nên mới nhờ đến anh và các bậc cao thủ, còn cái mạch của anh quanghien54 đã thiết kế chạy ổn định lâu dài và gửi cho diễn đàn, xin hỏi anh vài câu:
            - mạch này có thể sử dụng cho các mpđ đời cổ không ?(loại điện trở rotor kích từ chỉ khoảng 0,5-2 ohm,có hai kiềng than đưa điện 1 chiều vào rotor kích từ, không có máy phát phụ đồng trục kèm theo)
            -nếu cần kích cho các scr lớn (cỡ 200-300A) xin anh cho thêm mạch khuyếch đại xung phù hợp với mạch của anh
            -ở mạch này sao anh không dùng biền thế xung để kích cho SCR (cho an toản) như ở mạch AVR dùng triac
            -anh dùng 2con A 1013 và C 2383 ghép lại thành con PUT , công suất xung tối đa của nó phát ra được bao nhiêu mW
            -trong mạch phản hồi,công suất của R11,R12,R13 là bao nhiêu W
            -VR1: đặt điện áp ngõ ra của mpđ , VR2: điện áp kích từ phản hồi, VR3 :độ khuyềch đại của AVR , khi vận hành mạch này , chúng ta sẽ cân chỉnh các biến trở như thế nào?
            -cuối cùng nếu có thể được , anh quanghien54 viết cho xin bài toán mẫu thiết kế tính toán mạch này( vì đây là mạch do anh thiết kế) , vì thực ra từ trước đến nay chưa thấy có tài liệu sách vở nào nói vể thiết kế các mạch avr cả, xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của anh.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi dx1 Xem bài viết
              trước hết mình xin cám ơn anh quanghien54, cô nhóc thật nhiều, đã vẽ lại sơ đồ, cho thêm sơ đồ, giải thích và cho biết ý kiến, sơ đồ mình gởi lên ,nó là báo cáo khoa học của trường đh nào đó của mianma, họ nói là đã thiết kế và thử nghiệm cho mpđ 10 kva, nhưng xem thật khó hiểu ,nên mới nhờ đến anh và các bậc cao thủ, còn cái mạch của anh quanghien54 đã thiết kế chạy ổn định lâu dài và gửi cho diễn đàn, xin hỏi anh vài câu:
              - mạch này có thể sử dụng cho các mpđ đời cổ không ?(loại điện trở rotor kích từ chỉ khoảng 0,5-2 ohm,có hai kiềng than đưa điện 1 chiều vào rotor kích từ, không có máy phát phụ đồng trục kèm theo)
              -nếu cần kích cho các scr lớn (cỡ 200-300A) xin anh cho thêm mạch khuyếch đại xung phù hợp với mạch của anh
              -ở mạch này sao anh không dùng biền thế xung để kích cho SCR (cho an toản) như ở mạch AVR dùng triac
              -anh dùng 2con A 1013 và C 2383 ghép lại thành con PUT , công suất xung tối đa của nó phát ra được bao nhiêu mW
              -trong mạch phản hồi,công suất của R11,R12,R13 là bao nhiêu W
              -VR1: đặt điện áp ngõ ra của mpđ , VR2: điện áp kích từ phản hồi, VR3 :độ khuyềch đại của AVR , khi vận hành mạch này , chúng ta sẽ cân chỉnh các biến trở như thế nào?
              -cuối cùng nếu có thể được , anh quanghien54 viết cho xin bài toán mẫu thiết kế tính toán mạch này( vì đây là mạch do anh thiết kế) , vì thực ra từ trước đến nay chưa thấy có tài liệu sách vở nào nói vể thiết kế các mạch avr cả, xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của anh.
              Trước tiên mình xin trả lời từng phần của bạn đã nêu :
              - Mạch này có thể sử dụng cho cả loại máy phát điện có đầu phát kích nhỏ ( điện trở cuộn kích trên 100ohm ) lẫn loại máy phát lớn chỉ có hai kiềng thau ( điện trở cuộn kích từ chừng 1, 2ohm ).
              - Nếu kích từ đối với SCR khoảng 200-300A chỉ cần nâng điện áp DZ2 lên khoảng 20V-24V là đủ. Bằng không có thể dùng biến áp xung tỉ lệ 1:2:2 thay cho điện trở R9 100ohm là được. Trên thực tế mình đã thực hiện ở điện áp 18V là đủ bởi vì điện áp đặt lên 2 SCR lúc này đã là 220V rồi nên dễ kích lắm. Nếu điện áp đặt lên SCR khoảng 60-80V thì mới cần dùng mạch kích phụ thêm.
              - Không cần dùng biến áp xung cho mạch này bởi vì mạch kích đã có 2 diod chặn D5 và D6 rồi. Ngoài ra nếu lấy đồng bộ theo kiểu này thì khi SCR dẫn thì điện áp đồng bộ cũng bằng 0, điện trở R10 không bị nóng.
              - Dùng 2 con A 1013 và C 1815 ghép lại thành PUT vừa rẻ tiền vừa dễ tìm. Dòng điện của con này khoảng vài trăm mA nhưng vần đề không phải là ở đây mà là độ dốc của xung nhọn kích cho SCR. Độ dốc càng cao thì càng dễ kích.
              - VR1 là điện áp đặt ở ngỏ ra máy phát điện, VR2 là biến trở phản hồi còn VR3 là độ lợi ( gain ) của mạch. Chỉnh VR2 và VR3 ở vị trí giữa còn VR1 chỉnh định theo thực tế của máy phát điện. Nếu thấy bóng dèn tròn chớp thì chỉnh lại VR2 sao cho đèn hết chớp là được.
              - Công suất của con R11,R12 và R13 chỉ cần 1/4w hay 1/2 W là đủ bởi vì nó chỉ làm việc với dòng nhỏ chừng vài mA mà thôi.
              - Mạch này mình dựa trên việc tính toán sơ bộ dòng điện nạp của con Q2 qua tụ C2 sao cho đến ngưỡng kích của con PUT. Thời gian nạp này chính là thời gian ngắt của con SCR. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua giáo trình điện tử công nghiệp về phần này. Riêng phần phản hồi thì phải nhờ vào kinh nghiệm mà thôi bởi vì mỗi máy phát điện mỗi khác nhau. Trình độ mình hạn hẹp nên không thể mô hình hóa nó được. Hầu như ngay các trường Đại Học cũng không có tài liệu cụ thể để giảng dạy cho sinh viên thiết kế AVR mà chỉ đưa ra phương án để cho sinh viên thiết kế cụ thể trên một máy phát điện nào đó mà thôi. Thiết kế về phần này rất đa dạng mà mỗi nhà chế tạo đều giữ bí quyết riêng cho họ. Mình chỉ đưa ra phương án cho bạn tìm hiểu còn phần vận dụng là tùy ở mỗi người có những điểm riêng của họ.
              Thân chào.

              Comment


              • #22
                cám ơn anh quanghien54, còn một vài chi tiết mình quên hỏi anh,
                -trong cái cầu so sánh thường thấy tri số điện trở r1,r2,r3 là bằng nhau,con dz=5,6v( vì ở trị số này, nó ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ nhất),còn mạch của anh r1=1k8, r2=r3=1k5
                -công suất của dz2(18v) là bằng bao nhiêu?
                -mạch này có thể cải tiến, không dùng biến áp để hạ áp 24vac, mà có thể dùng cầu nắn điện, rồi hạ áp bằng điện trở, để cấp cho cầu so sánh được không?(nhiều mạch AVR bây giờ chẳng thấy có biến áp gì cả).
                mong anh cho xin ý kiến, thân ái chào anh.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi dx1 Xem bài viết
                  cám ơn anh quanghien54, còn một vài chi tiết mình quên hỏi anh,
                  -trong cái cầu so sánh thường thấy tri số điện trở r1,r2,r3 là bằng nhau,con dz=5,6v( vì ở trị số này, nó ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ nhất),còn mạch của anh r1=1k8, r2=r3=1k5
                  -công suất của dz2(18v) là bằng bao nhiêu?
                  -mạch này có thể cải tiến, không dùng biến áp để hạ áp 24vac, mà có thể dùng cầu nắn điện, rồi hạ áp bằng điện trở, để cấp cho cầu so sánh được không?(nhiều mạch AVR bây giờ chẳng thấy có biến áp gì cả).
                  mong anh cho xin ý kiến, thân ái chào anh.
                  - Việc phân cực cầu vi sai tùy thuộc vào điện áp thứ cấp của biến áp và DZ dùng. Bạn có thể phân cực sao cho khi điện áp phát ra cao hơn 240VAC thì Q1 bị phân cực ngược là được.
                  - Công suất của DZ2 khoảng 1/2W là được rồi vì nó chỉ có dòng trong khoảng thời gian SCR ngắt.
                  - Có thể dùng mạch vi sai bằng transistor hoặc opamp để thay cho cầu vi sai bằng điện trở này. Như vậy có thể bỏ biến áp so sánh nhưng phải thêm vào biến áp vi phân ở phần kích SCR và relay kích ban đầu phải lùng loại 220VAC hay hạ xuống bằng điện trở như trường hợp mạch kích từ dùng Triac mình đã post lên trước đây. Khi đó phải chú ý rằng phải dùng phản hồi âm điện áp để ổn định cho mạch. Nếu dùng sai mạch sẽ dao động.
                  - Mình dùng biến áp để ứng dụng cho cả loại máy phát điện có ngỏ 110V( loại có 12 đầu dây ) và điện áp kích từ thấp chừng 8-25VDC. Khi đó dùng mạch so sánh ở hai pha còn mạch công suất kích SCR lấy ở 1 pha. Như thế sẽ tốt hơn và tránh trường hợp dòng điện bất liên tục do góc cắt quá lớn.
                  Thân chào.

                  Comment


                  • #24
                    chào anh quang hien54 trong sơ đồ của anh,2con scr 2N4441 minh tra sach thấy nó chỉ chịu được điên áp 50 volt,có lẽ không phù hợp lắm cho mạch này, còn tụ hóa trên sơ đồ vẽ cực dương là cực phẳng, còn cực cong là âm,phải không anh, tụ hóa C1 thì mình không thắc mắc, nhưng tụ hóa C3 và C4 trong mạch phản hồi thì anh có thể giải thích được không, (ở tụ hóa C4 thì cực kích từ F- nối với R13 nối với cực + của tụ hóa C4, cực kích từ F+ nối với R12 nối với cực - của tụ hóa C4).Thân ái chào anh.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi dx1 Xem bài viết
                      chào anh quang hien54 trong sơ đồ của anh,2con scr 2N4441 minh tra sach thấy nó chỉ chịu được điên áp 50 volt,có lẽ không phù hợp lắm cho mạch này, còn tụ hóa trên sơ đồ vẽ cực dương là cực phẳng, còn cực cong là âm,phải không anh, tụ hóa C1 thì mình không thắc mắc, nhưng tụ hóa C3 và C4 trong mạch phản hồi thì anh có thể giải thích được không, (ở tụ hóa C4 thì cực kích từ F- nối với R13 nối với cực + của tụ hóa C4, cực kích từ F+ nối với R12 nối với cực - của tụ hóa C4).Thân ái chào anh.
                      Sơ đồ này mình vẽ đã lâu nên có một số chi tiết chưa chính xác lắm. SCR mình dùng là dạng bù lon 8 ly mã số T.132-40 chịu được điện áp 400V. Còn tụ C3 và C4 xin đảo đầu ngược lại bởi vì điện áp từ F- sẽ âm hơn F+ vả chấu giữa biến trở VR2. Cám ơn bạn đã chỉnh lại cho mình. Mình post lên cho bạn sơ đồ mình đã chỉnh sữa.
                      Thân chào.
                      Mach AVR dung co may phat dien quanghien54.doc

                      Comment


                      • #26
                        giúp em với

                        em đang làm đề tài về phần mạch xugn áp DC nhưng chưa có tài liệu cụ thể
                        anh có thể giúp em được không?
                        thank

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi l0v3lif3_10 Xem bài viết
                          em đang làm đề tài về phần mạch xugn áp DC nhưng chưa có tài liệu cụ thể
                          anh có thể giúp em được không?
                          thank
                          Em có thể nói rõ thêm về đề tài mạch xung áp DC em đang làm ở dạng nào. Em có thể tìm tài liệu kỹ thuật xung có rất nhiều trên mạng như ebookvn.edu..... Phải dăng ký thành viên mới có thể downoad các tài liệu này về.
                          Thân chào.

                          Comment


                          • #28
                            bai viết cua anh quang hiền qua hay. xin nhiệt liệt hoan nghênh.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            nuacuatoi Tìm hiểu thêm về nuacuatoi

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X