Nguyên văn bởi cô nhóc
Xem bài viết
Đối với loại máy phát điện này dòng điện kích từ thay đổi tùy theo tải. Khi tải tăng thì dòng điện kích từ cũng tăng theo để đảm bảo cho công suất tăng phù hợp với điều kiện của tải. Đối với máy phát điện cở lớn hòa đồng bộ vào lưới điện thì tần số hầu như không đổi vì phải phụ thuộc vào tần số của hệ thống điện. Vì vậy khi tăng dòng điện kích từ lên cao thì máy phát sẽ trở thành máy bù đồng bộ chứ không còn là máy phát điện nữa. Lúc đó nó sẽ phát ra công suất vô công Q để bù hệ số công suất cho lưới điện. Mặc dù có cùng một cấu tạo nhưng chức năng làm việc và tên gọi của nó khác nhau. Vấn đề này cô Nhóc nên tham khảo tài liệu về máy điện của M. Kostenco quyển 2 trang 308-310 là bậc thầy về máy điện của Liên xô trước đây được giáo sư Vũ Gia Hanh trường Đại học BKHN dịch dùng làm giáo trình giảng dạy cho các sinh viên ngành điện. Trong tài liệu này một máy phát điện có thể được dùng ở cả 3 chức năng khác nhau : máy phát điện, động cơ đồng bộ và máy bù đồng bộ. Ba chức năng này không thể lầm lẫn với nhau được.
Về tần số như đã nói ở trên. Đối với máy phát điện thì có cũng ảnh hưởng đến công suất của máy phát. Nếu tải tăng mà tần số giảm nghĩa là ga máy không tăng được, lúc đó thì có hai vấn đề xãy ra :
- Công suất của tải dạng động cơ cũng sẽ giảm bởi vì nó tỉ lệ với moment và tần số. Nếu moment của nó không thắng được moment cản thì nó cũng sẽ đứng luôn. Nếu tải là thuần trở thì điện áp sẽ giảm và công suất tiêu thụ của nó sẽ giảm so với yêu cầu khi tần số ổn định.
- Đối với máy phát điện thì điện áp cũng sẽ giảm theo mặc dầu đã có bộ AVR tự động tăng dòng điện kích từ bởi vì công suất của động cơ nổ không đáp ứng được sự gia tăng của tải hoặc govenor không đủ nhạy để tăng tốc kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất phát của máy phát điện.
Tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn thôi dể mọi người cùng hiểu. Chứ "cắt cổ gà mà dùng dao đâm trâu" thì chỉ e chỉ có một số ít người có thể tiếp thu được mà thôi.
Thân chào.
Comment