Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bơm ly tâm có hút được ở khoảng cách xa 1000m

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi locnguyenvn Xem bài viết
    Trước hết, rất cảm ơn mọi người vì đã góp ý nhiệt tình góp ý cho chủ đề của mình.
    Rất tiếc là đã có vài "va chạm" ko mong muốn xảy ra. Mình hy vọng các bạn sẽ giữ đc hòa khí trong các mục trao đổi tiếp theo
    Mình xin nếu thông số cụ thể để mọi người phân tích:
    Khoảng cách đầu hút từ mương về ao nhà là 1000m
    Chiều cao cột áo hút là 5m
    Đường kính ống hút là 60mm
    Máy bơm 5hp, 2850rpm (hút sâu đc 8m)

    Máy bơm này mình có thể hút đc ko ? Ko đc thì kết hợp 3 máy bơm có đc ko ? Mắc máy bơm, nối tiếp hay song song

    Sau phần thảo luận của các bạn mình sẽ thực nghiệm, quay clip lại và báo cáo cho mọi người.

    Người nông dân xin Chân thành cảm ơn cả nhà!!
    Qua gần 40 năm tiếp xúc với các loại bơm ly tâm thì tôi có thể nói rằng , bơm điện 5 HP/2850v/p không thể hút được với đường ống hút 1000m/phi 60mm với độ chênh mặt nước 5m. ngoại trừ kiểu bơm 4 hộc đường kính đĩa bơm 35cm , công suất 250 HP (động cơ diesel)

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi locnguyenvn Xem bài viết
      Trước hết, rất cảm ơn mọi người vì đã góp ý nhiệt tình góp ý cho chủ đề của mình.
      Rất tiếc là đã có vài "va chạm" ko mong muốn xảy ra. Mình hy vọng các bạn sẽ giữ đc hòa khí trong các mục trao đổi tiếp theo
      Mình xin nếu thông số cụ thể để mọi người phân tích:
      Khoảng cách đầu hút từ mương về ao nhà là 1000m
      Chiều cao cột áo hút là 5m
      Đường kính ống hút là 60mm
      Máy bơm 5hp, 2850rpm (hút sâu đc 8m)

      Máy bơm này mình có thể hút đc ko ? Ko đc thì kết hợp 3 máy bơm có đc ko ? Mắc máy bơm, nối tiếp hay song song

      Sau phần thảo luận của các bạn mình sẽ thực nghiệm, quay clip lại và báo cáo cho mọi người.

      Người nông dân xin Chân thành cảm ơn cả nhà!!
      Bạn còn thiếu 1 thông số nữa là cái lưu lượng mong muốn của bạn nữa .

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi locnguyenvn Xem bài viết
        Máy bơm này mình có thể hút đc ko ? Ko đc thì kết hợp 3 máy bơm có đc ko ? Mắc máy bơm, nối tiếp hay song song

        Sau phần thảo luận của các bạn mình sẽ thực nghiệm, quay clip lại và báo cáo cho mọi người.

        Qua gần 40 năm tiếp xúc với các loại bơm ly tâm thì tôi có thể nói rằng , bơm điện 5 HP/2850v/p không thể hút được với đường ống hút 1000m/phi 60mm với độ chênh mặt nước 5m. ngoại trừ kiểu bơm 4 hộc đường kính đĩa bơm 35cm , công suất 250 HP (động cơ diesel)
        1. Tôi đã khuyên bạn nhưng bạn không đọc đến.
        2. Kết luận cuối cùng: Tất cả các phương án trên đều không được!
        Để cụ thể hóa bài viết trước của tôi là: Chỉ khi nào mồi đầy nước trong đường ống hút (thực sự) thì mới bơm được đối với các loại bơm thông thường. Khi trong ống với tiết diện là: 3x3x3.14 (cm2) còn túi khí dù nửa lít lúc mồi (van đang đóng) nó sẽ nằm tại đấy (ở chỗ ống cao hơn chỗ khác - không bao giờ bơm tự hút hết) và choán dòng chảy. Công suất của bơm dù tốt cũng chỉ làm dãn túi khí này ra và cho một dòng nước rất nhỏ chảy ở bên dưới >>> thất bại.
        3. Cách đây khoảng 7 năm khi tôi chưa nghỉ hưu, đơn vị thực hiện lệnh của sếp đã thi công trạm bơm (hút bằng bơm rửa xe áp suất hút miễn so với bơm ly tâm của bạn), ống nhựa cứng phi 42 nằm loằng ngoằng dưới cống thoát nước và mặt sân bê tông tổng chiều dài khoảng 150m. Tôi bảo không được, đv cứ làm (chỉ huy ngu ấy mà) Rút cục là vứt đi.

        Comment


        • #64
          Rất cảm ơn anh Đặng Phi Hùng. Em theo dõi topic hàng ngày và thậm chí đọc tới đọc lui nhưng hầu hết các ý kiến bảo ko đc đều ko nêu rõ lí do. Cứ bảo chung chung là ko được hoặc giải thích kiểu suy luận, liệu có cơ sở khoa học là con số hay phép tính nào chỉ rõ rằng điều a sẽ ko làm đc hay điều b sẽ chắc chắn thất bại ko ?
          Nếu lí giải rõ như a viết ở trên dựa trên kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn sẽ là một trong những cơ sở chính để e quyết định có làm hay là ko làm !
          Mặt khác tìm đc cơ sở khoa học của nguyên nhân thất bại là điểm mấu chốt để hoàn thiện ý tưởng. Hoặc đưa ra giải pháp khác tối ưu hơn.
          Em vẫn nghĩ thà làm rồi thất bại còn hơn ko làm mà ngồi nghĩ sẽ thất bại và đôi khi mình làm cái thất bại kia nó lại hé mở ra cái giải pháp tối ưu hơn!
          Một lần nữa chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của anh và các bạn. Hy vọng sẽ nhận đc nhiều nữa những góp ý của các anh em trên diễn đàn.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết
            Bạn còn thiếu 1 thông số nữa là cái lưu lượng mong muốn của bạn nữa .
            15m3/h là chấp nhận đc Tùng ơi

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
              Qua gần 40 năm tiếp xúc với các loại bơm ly tâm thì tôi có thể nói rằng , bơm điện 5 HP/2850v/p không thể hút được với đường ống hút 1000m/phi 60mm với độ chênh mặt nước 5m. ngoại trừ kiểu bơm 4 hộc đường kính đĩa bơm 35cm , công suất 250 HP (động cơ diesel)
              Cảm ơn Anh Thái!
              Em vẫn nghĩ là ko đc nhưng vẫn phải cứ tìm ra cơ sở khoa học là gì
              ?

              Comment


              • #67
                Cơ sở khoa học là: Cột nước cao 5 mét nhưng chứa trong cái ống phi 60 dài 1000m có khối lượng hơn 2,8 tấn. Nếu máy bơm 5kW mà làm chuyển động được 2,8 tấn nước thì van (láp-pê) sẽ mở và bơm được nước ra.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #68
                  - đúng rùi, cần phải làm ngần đó nước dịch chuyển. để đơn giản thì tạm hiểu nếu trường hợp lí tưởng lực ma sát với đường ống cực nhỏ thì mới hút được. còn nhỏ bao nhiu thì sẽ cần tính toán lực hút của nó tối đa là bao nhiu rùi trừ đi trọng lượng khối nước chiếu lên trục nằm nghiêng của đường ống...
                  - hình như môn thủy lực tính được và công thức hông khó lắm đâu, nếu thực sự quan trọng thì tớ có thể tính được, chắc chắn luôn. tuy nhiên cảm nhận trực quan thì chủ thớt nên bỏ ý định hút đi, cơ sở khoa học thì có thể tạm định tính là do lực cản ma sát, tổn thất năng lượng đường ống quá lớn...
                  - có 1 cách đơn giản và chính xác hơn đó là chủ thớt kiếm lấy cái đồng hồ đo áp, dùng bơm đẩy cho nó đẩy nước lên rùi đo áp lực đẩy tại vị trí có độ cao bằng với mặt nước của mương, áp lực thực tế đo được này chính là áp lực cần thiết để hút cho ra lưu lượng như cái máy bơm đang đẩy, tất nhiên sẽ có 1 giá trị min nào đó khi bạn giảm công suất của máy bơm đến xấp xỉ giá trị mà máy nó hông đẩy lên được (cái này lại liên quan đến việc giảm công suất máy bơm để thử nghiệm rùi). khi có giá trị áp lực min này rùi thì bạn sẽ so sánh với áp lực tối đa mà cái máy bơm hút được (tối đa lí tưởng là 1at) là xong...
                  có cách giảm cái giá trị min kia xuống ấy là thay đổi đường ống...

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi locnguyenvn Xem bài viết
                    Cảm ơn Anh Thái!
                    Em vẫn nghĩ là ko đc nhưng vẫn phải cứ tìm ra cơ sở khoa học là gì
                    ?
                    cơ sở khoa học của vấn đề này là , áp lực chân không tác động lên ống hút chỉ cho phép hút được 10m nước độ cao đứng , với độ nghiêng 30 độ, và đường kính ống hút tùy theo công suất động cơ kéo nó . trong điều kiện bình thường, mực này tính từ miệng hút của bơm đến mặt nước , còn đầu hút xuống sâu vẫn được, trong trường hợp ống hút quá dài trọng lực của khối nước ấy quá nặng , lực hút chân không không đủ lực nâng nên nó không thể hút được . thí dụ ta dùng ống nhỏ hơn để giảm trọng lực nước thì sức hút bị yếu , cho dù có hút được nước , thì sẽ được rất ít , dẫn đến không hiệu quả , tổn thất năng lượng lớn , lượng nước thu được quá ít .

                    Comment


                    • #70
                      Ý kiến của em là hút được, nhưng sẽ khó làm và hiệu suất không cao.

                      Hiệu suất không cao là vì bơm nào cũng chỉ có khả năng hút 8-9m là cùng. Mực nước của bác sâu 5m, như vậy áp lực chỉ còn 8-5=3m để đẩy nước đi ngang 1000m. Dù bác có dùng bơm 100HP hay 1000HP thì cũng không hút nhanh hơn được.

                      Chỉ cần lực hút lớn hơn 5m là nước sẽ chảy được. Khối lượng nước trong ống chỉ ảnh hưởng đến quán tính. Khi mở máy bơm, nước sẽ không phun ra ngay mà tăng tốc từ từ. Nếu bơm đẩy trực tiếp, nước trong ống chưa kịp chảy, áp suất tại đầu ra máy bơm rất lớn có thể làm bể ống. Chính vì vậy mà người ta không bơm trực tiếp mà phải chứa nước vào bồn, duy trì áp suất đẩy ổn định ở 10m.

                      Bồn cao 10m, ao cao 5m, áp lực đẩy nước là 5m. Nếu thay bằng bơm hút, áp lực chỉ còn tối đa là 3m, lưu lượng chắc chắn sẽ giảm so với hiện tại. Muốn tăng lưu lượng phải giảm lực cản của đường ống bằng cách thay ống lớn hơn. Em không dám xúi bác làm việc này.

                      Nếu bác muốn thử thì:

                      - Kiểm tra lại độ cao chính xác của ao so với mương. Nếu lớn hơn 5-6m thì không nên thử vì có hút được thì nước cũng chảy rất yếu.

                      - Đảm bảo đường ống kín hoàn toàn, không bị lọt khí. Gắn thêm láp pê.

                      - Để hiệu suất cao thì giảm lực cản của đường ống bằng cách giảm vận tốc dòng nước, dùng bơm lưu lượng nhỏ (khoảng 1,5HP), tăng thời gian bơm.

                      - Máy bơm đặt càng thấp càng tốt.

                      - Dùng loại bơm chuyên hút giếng, hoạt động được với bọt khí (có buồng tách bọt khí và hồi nước về ngõ vào như loại này: )
                      sau.ph

                      Comment


                      • #71
                        cảm ơn anh quocthai, bakupe và TLM
                        Mình sẽ suy tính thật kĩ dựa trên góp ý của mọi người trc khi tìm ra giải pháp cho việc này (mình học tới 12 nên phải tìm hiểu nhiều hơn)
                        Rất khâm phục tư duy logic của bakupe và sự điềm tĩnh của TLM

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi locnguyenvn Xem bài viết
                          Rất cảm ơn anh Đặng Phi Hùng. Em theo dõi topic hàng ngày và thậm chí đọc tới đọc lui nhưng hầu hết các ý kiến bảo ko đc đều ko nêu rõ lí do. Cứ bảo chung chung là ko được hoặc giải thích kiểu suy luận, liệu có cơ sở khoa học là con số hay phép tính nào chỉ rõ rằng điều a sẽ ko làm đc hay điều b sẽ chắc chắn thất bại ko ?
                          Nếu lí giải rõ như a viết ở trên dựa trên kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn sẽ là một trong những cơ sở chính để e quyết định có làm hay là ko làm !
                          Mặt khác tìm đc cơ sở khoa học của nguyên nhân thất bại là điểm mấu chốt để hoàn thiện ý tưởng. Hoặc đưa ra giải pháp khác tối ưu hơn.
                          Em vẫn nghĩ thà làm rồi thất bại còn hơn ko làm mà ngồi nghĩ sẽ thất bại và đôi khi mình làm cái thất bại kia nó lại hé mở ra cái giải pháp tối ưu hơn!
                          Một lần nữa chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của anh và các bạn. Hy vọng sẽ nhận đc nhiều nữa những góp ý của các anh em trên diễn đàn.
                          Mầu đỏ :tôi đã giải thích ở #7 rồi đó :cơ sở của nó là sự tổn hao áp lực dọc theo đường ống .Tổng tổn hao tỉ lệ thuận với chiều dài đường ống , tỷ lệ nghịch với lưu tốc nước trong ống .Với 1000m là rất lớn, bạn phải cho nước chảy rất chậm .Nhưng nước chảy chậm thì không đủ lưu lượng cần thiết .Vậy bạn lại phải tăng đường kính ống lên rất to.........
                          Mầu xanh :Hoàn toàn tính được theo yêu cầu của bạn ,nhưng chỉ có điều :kết quả của nó là : đường ống rất to và bơm cũng to theo ( và kèm theo rất nhiều gánh thóc ra đi theo !!!!)
                          Bạn muốn thực nghiệm theo máy bơm và đường ống bạn đang có : tôi nghĩ là bạn sẽ có nước , nhưng nếu lúc đó bạn nhận được lưu lượng là 1lit/phút ? Vậy nó là thành công hay thất bại ???????

                          Comment


                          • #73
                            Ở #70 bạn TLM có giới thiệu loại bơm hút sâu , bạn chủ thớt nghiên cứu xem . Đó là loại bơm hút sâu ( có thể hút sâu 18m ) Để dùng được loại bơm này bạn phải có : 1000m đường ống hút( như bình thường ) và có thêm 1000 m đường ống nữa để hồi nước từ máy bơm về miệng hút....

                            Comment


                            • #74
                              Làm kiểu này liệu có khả thi ko các bác
                              Click image for larger version

Name:	New Bitmap Image.jpg
Views:	1
Size:	69.7 KB
ID:	1400663

                              Comment


                              • #75
                                Trong máy bơm chỉ có lực đẩy, không có lực hút. Cánh quạt đẩy nước ra khỏi buồng bơm, áp suất khí quyển đẩy nước từ ngoài vào buồng bơm. Vì áp suất khí quyển tương đương hơn 10m nước nên không có máy bơm nào "hút" được 18m cả, trừ khi tìm cách tăng áp suất lên. Trên vùng cao, áp suất khí quyển giảm, khả năng "hút" của bơm cũng giảm.

                                Máy bơm ở trên có bộ phận hồi nước và "ống tiêu" ngay bên trong bầu rồi, không cần gắn thêm đường hồi nữa.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                locnguyenvn Tìm hiểu thêm về locnguyenvn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X