Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bơm ly tâm có hút được ở khoảng cách xa 1000m

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • - vẽ cho bạn chủ thớt cái sơ đồ cho dễ nhìn xíu...
    - hân hạnh kính mời tất cả các bạn tốt xấu đúng sai cùng vô ''chém'', ''ném đá'' thoải mái, tất cả các ý kiến đều được hoan nghênh nhiệt liệt
    - tớ xin chân thành cảm ơn ạ
    - [MENTION=49542]nguyenthanh9[/MENTION] , theo nhìn nhận của tớ thì bạn thực sự có thể giúp được chủ thớt tính toán tương đối chính xác theo kiến thức thủy lực mấy cái đường kính ống. vậy nếu hông quá bận rộn bạn có thể bớt xíu thời gian giúp bạn ấy tính lưu lượng hút được (chiều dài ống hút 1000m, áp lực hút 9m nước) tương ứng với vài kích cỡ ống trên thị trường hiện nay hông (ví như với ống hút đường kính 10cm, 15cm, 20cm thì lưuw lượng hút được là ....; tớ cũng chưa thử tìm xem có đúng là có loại đường kính như vậy hông nữa...)...

    Comment


    • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
      Không biết thì dựa cột mà nghe, đừng phát biểu linh tinh.
      Các máy bơm hút sâu có 2 hay 3 buồng bơm, chúng mắc nối tiếp với nhau, ống thoát từ buồng bơm cuối cùng quay ngược về ống hút buồng bơm đầu tiên.
      Không có máy bơm hút sâu , các ông thợ khoan giếng mua bơm rời về ráp nối tiếp.
      Chẳng ai bắt bạn phát biểu vì vậy bạn đừng nói nhảm.
      - cái bạn này, về kỹ thuật thì lùng nhùng giải thích chẳng ai đồng tình, giờ lại có thái độ gò bó mọi người cùng bàn bạc viết ra nhận định của bản thân, thế này thì có mà phát triển lùi... đang muốn các bạn khác viết ra còn hông được lại đi bàn lùi kiểu này. các bạn @ khác có ý kiến gì đừng ngại, cứ viết ra cho mọi người cùng bàn luận xíu, nếu hông có giá trị kỹ thuật thì ít ra cũng thể hiện được sự quan tâm chia sẻ góp ý lẫn nhau phải hông nào. đừng bao giờ sợ sai, cứ viết đi các bạn nhé, sai khi có người khác giúp phát hiện cái sai sẽ tốt hơn rất nhìu...xa hơn thì giấu dốt là 1 bệnh mãn tính rất khó điều trị nhưng (nhưng mà thôi đó thành tâm tình rùi...)
      - về phần nối tiếp máy bơm thì mình xin giải thích về nhận định của mình thế này, gọi cho là có 2 cái bơm cùng công suất nối tiếp nhau, cái bơm 1 hút trực tiếp từ giếng sẽ đẩy vào đường hút của cái bơm số 2 tiếp theo, và lưu lượng này hông đủ cho cái bơm 2 hút, sẽ có 1 áp lực hút nào đó từ bơm 2 tác động vào cái đầu đẩy của bơm 1. vì là bơm li tâm vẩy nước lên theo cá nhân mình, cái áp lực hút kia sẽ tác động rất nhỏ đến áp lực hút tại ống hút của cái bơm 1 bởi nó phải ''truyền qua'' qua cả 1 cái đĩa đầy nước đang quay vẩy nước...
      nếu là bơm xi lanh thì áp lực hút 1 cái gần như là tối đa, để đơn giản thì sẽ là áp lực hút 10m nước + 10m nước = 10 m nước...
      - về vụ có thêm ống hồi nước thì đung là mình chưa tính đến, chỉ nghĩ đơn thuần là nó nối tiếp rùi cứ thế...
      - mời bạn @dc... tiếp tục giải thích thêm về nhận định của bạn (néu ko thoải mái thì thôi, đương nhiên chẳng ai bắt bạn viết cả, chia sẻ suy nghĩ là quyền của bạn mà). mình rất mọng nhận được nhìu chia sẻ, giải thích hơn nữa từ tất cả mọi người chứ ko riêng gì...

      Comment


      • Nguyên văn bởi nguyenthanh9 Xem bài viết
        thân chào cả nhà;
        dã lâu mói có loạt bài làm nóng diễn đàn ,mới gần đây mình có xem chương trình tìm nhà phát minh có nghe một tiến sĩ của việt nam đã cải tiến bơm li tâm để hut nươc giếng phục vụ tưới trồng cây.mình có chợt nhớ ngày bé đi sơ tán đạp guồng tát nước ao cá đạp chậm nước không lên phải đạp thật nhanh nươc mới lên...
        mai ngày lớn lên đi học mới biết được máy bơm hút nước như thế nào...nay xin góp chuyện như sau;máy bơm có thể hút đươc nước ở khoảng cách xa 1000m phải thỏa mãn điều kiện sau; chiều cao cột hút (tính từ mặt nước cần hút đến miệng vào của bơm)không quá 10m,thông thường cac bơm có trên thị trường chỉ hút được tư 5-7m.nếu thế chênh lệch lực hút có o,5-o,7 atmot phe(1 at bằng 10 mét cột nươc .nếu quãng đường 1000m ống dẫn có lực ma sát bằng không-vô lí trong thực tế độ nhám bên trong của ống dẫn làm suy giảm lực hút rất nhiều, mỗi mối nối ống đều có một giá trị suy giảm(có bảng tính tổn thất đường ống-van tê cút giáo trình bách khoa) tùy loại ống bạn dùng mà tra ra kết quả tự bạn biết có còn lực hút hay không....theo nhẩm tính của tôi hết sạch lực hút rồi bơm của bạn chỉ quay cho vui thôi tương tự bơm chạy không có nước.luc này bản thân bơm nóng lên nước bay hơi mạnh chỉ có khí nóng bơm ra tôi đã chứng kiến ống nhựa tiền phong phồng như quả bóng ở đầu ra của máy bơm...còn theo lí thuyết sẽ xuất hiện hiện tượng xâm thực cánh bơm.
        còn về phần máy bơm li tâm nước hút vào tâm cánh quạt văng nước ra theo phương tiếp tuyến có loại bơm có bố trí van lò so ở miệng ra của bơm chỉ khi nào áp lực đủ mạnh nén lò so lại nước mới phun ra.để tạo ra được áp lực đẩy tức là phảitaoj ra chân không trong buồng bơm để nước từ ống hút chảy vào cánh bơm mà quãng dường 1000m ma sát quá lớn đã triệt tiêu sức ép của khí quyển(luôn là 1 át mốt phe) có thể nước chảy về bơm quá yếu mà ống lại nằm ngang,nước không chảy kín tiết diện ống lúc này gia tăng mặt thoáng trong đường ống kích thích sự bay hơi của nước.nếu đường ống lại được đặt trên mặt đất(lộ thiên)được ánh nắng cổ vũ sẽ bay hơi rất mạnh,trong ống hút có nhiều khí giảm mạnh sức hút của bơm hoặc không bơm được nước.lúc này còn xuất hiện tiếng bơm chạy gằn(tựa như vỡ vòng bi)
        để khăc phục hiện tượng này có thể lắp van xả e tự động.
        mình có một tối kiến như sau;để tận dụng khả năng đẩy của máy bơm thông thường từ 25-30m treo bể i nốc ở gân chiều cao đó đặt bơm đẩy nước lên bể, tăng đường kính ống dẫn nước về nhà 10cm cho chảy tự nhiên có thể thỏa mãn được yêu cầu, cẩn thận hơn bố trí van điện trên bể tha hồ ngủ ngon.
        về vấn đề tốc độ động cơ kéo bơm chỉ cần quan tâm công suât động cơ và tỉ số truyền là được.
        chuc các bạn thành công.nguyenthanh9
        - tí nhầm, tính dùm chủ thớt (và cả tớ nữa) xem lưu lượng hút là bao nhiu với 1 vài đường kính ống với chiều dài hút 1000m, ÁP LỰC HÚT LÀ 9m-5m = 4m nhé...

        - @ chủ thớt:
        "Cho mình hỏi thêm là sao cái giếng sâu 100m thì lưu lượng vẫn như chênh 10m so với mực nước mương ?
        theo suy nghĩ của mình thì với 100m chênh với mương, trọng lượng của nước trong 100m khi lao xuống sẽ tạo ra lực hút lớn hơn 10m chứ ???"

        mình xin trả lời với ý này là áp lực hút tối đa chỉ bằng với áp lực (đẩy) của không khí (áp suất khí quyển). với 100m nước kia thì nó sẽ bị tụt xuống phần lớn ra khỏi ống do khối lượng qua lớn hông giữ nổi đến khi chỉ còn tổng 10m nước trong 100m kia cân bằng, phần thể tích còn lại của ống là chân không. cái này chỉ là nhận định suy luận theo xíu kiến thức ít ỏi của mình. các bạn khác có gì cứ góp ý, bổ xung, phản biện nhe...
        Last edited by backupe; 09-01-2015, 22:26.

        Comment


        • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
          bác rảnh thì bác cứ phát biểu , tôi thì thấy tôi viết đủ rồi , nên tôi stop thôi, nói nhiều quá cũng không hay lắm .
          - đừng stop mà...
          - có đoạn bạn viết bọn tây nó đào giếng rùi khoanh ống..., tức là đã chắc chắn thành công với cách cuộn khoanh ống để tăng khối lượng nước tạo áp lực hút. so sánh về năng lượng thì năng lượng hút cũng chỉ bằng với năng lựong trong đoạn ống thẳng (khối lượng ít hơn nhưng nó ''rơi'' thẳng đứng nên chiều cao rơi lớn hơn), về thí nghiệm thì bạn có thể lấy cái mô hình kia rùi quấn thêm vài vòng ở phần ống hút (tất nhiên chênh cao 2 đầu phải cố định so với trường hợp hông cuộn), tớ cho rằng nước chảy ra sẽ yếu hơn trường hợp hông cuộn thêm do chiều dài tổng đường ống sẽ lớn hơn. và chỉ có ý nghĩa khi vì 1 lí do nào cái đầu hút bị hở ko khí vào, trường hợp ống hút dài dơn (do cuộn khoanh) sẽ ít phải mồi lại hơn...
          - vậy là lại thêm 1 luận điểm nâng cao khả năng thành công. vấn đề lớn nhất là tiền đầu tư ngàn mét ống nước chắc cũng nhìu nhìu đây...

          Comment


          • Nguyên văn bởi dcongchuc
            Vùng cao nguyên khoan giếng từ 30m đến 100m .Bây giờ chỉ nói về máy bơm hút sâu 30m .Đầu hút máy bơm gắn láp pê. Đầu thoát gắn van áp suất. Khi ráp máy thợ đã điều chỉnh van này cho lưu lượng nước lên mạnh nhất.
            1- Bác cho máy bơm hoạt động, nước lên cao 10m bơm vào hồ. Bác tắt máy.
            Kiểm tra:Cột nước thoát từ máy bơm lên hồ đầy nước.
            2- Bác vặn hết van áp suất ra, kiểm tra lại cột nước thoát từ máy bơm lên hồ vẫn đầy nước. Khởi động lại máy bơm, nước không lên hồ, vài phút sau máy rung lắc.Bác tắt máy kiểm tra thì cột nước 10m hết nước, buồng bơm thiếu nước. Vậy nước thoát đi đâu?
            Láp pê không giữ nước là do van cùi rồi (rỗ, vênh...).Lực đè phải lớn van mới đóng kín được. Lực đè nhỏ, van bị hở nên rò nước.

            Cách của backupe phải đào giếng lớn để trữ nước chứ khoan lỗ nhỏ không được đâu. Vì lượng nước trong đường ống rất nhiều, cần phải có thời gian nó mới tăng tốc lên được. Nếu dùng giếng khoang, máy bơm chút xíu là hết nước ngay, phải chờ một lúc nước mới chảy vào.
            sau.ph

            Comment


            • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
              Láp pê không giữ nước là do van cùi rồi (rỗ, vênh...).Lực đè phải lớn van mới đóng kín được. Lực đè nhỏ, van bị hở nên rò nước.
              Máy bơm không hoạt động, nước mồi trong ống không mất. Bơm hoạt động thêm áp suất nén ngược về, mất nước mồi lại đổ thừa tại láp pê cùi.

              Câu trả lời đủ chứng minh sự hiểu biết của TLM "cùi" như cái láp pê.

              Comment


              • Bác nói rõ xem áp suất nén ngược về đâu? Nếu nén về láp pê thì làm sao hút nước lên được.
                sau.ph

                Comment


                • - mãi hông có bạn nào chịu tính giùm, thôi thì tự mình tính vậy...
                  - coi áp lực hút của cái lỗ là 9m nước, độ chênh cao cần hút lên là 5m nước. vậy sẽ có 1 áp lực dư ở đây là 9-5=4m nước. trường hợp này sẽ tương đương với nước chảy từ 1 cái bồn cao h1 = 4m qua 1 đường ống 1000m xuống mặt đất, bài toán đặt ra là tính toán lưu lượng nước theo đường kính ống.

                  Tổn thất cột nước dọc đường hd của đường ống trong thiết kế các đường ống có chiều dài lớn, khi có thể bỏ qua các tổn thất cục bộ, có thể xác định theo công thức Ðacxi-Vâyxbac :
                  hd = λ*l*v^2/(d*2g)

                  Trường hợp của chủ thớt lấy λ= 0,03 ta có:
                  Tổn thất dọc đường hd = 0.03*1000*v^2/(d*2*9.8)= 1.53 * v^2 / d
                  Viết phương trình becnulli cho 2 mặt 1-1 và 2-2, với mặt so sánh là 2-2. Sau khi rút gọn ta được:
                  h1 = hd + (v2)^ 2 /(2g)
                  thay: h1 = 4 (m); hd = 1.53 * v^2 / d; g = 9.8 m/s^2 (gia tốc trọng trường); v2 = v (m/s, vận tốc chảy của nước trong ống) ta được: v^2 = 4 / (1.53/d + 0.05)
                  từ đó suy ra: Q^2 = 2.46 d^4 / (1.53/d + 0.05)
                  với: Q – lưu lượng nước chảy trong ống (m^3/s)
                  d- đường kính ống (m)
                  - và điều quan trọng nhất là kết luận cuối cùng cho phần tính toán của giải pháp:


                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Láp pê không giữ nước là do van cùi rồi (rỗ, vênh...).Lực đè phải lớn van mới đóng kín được. Lực đè nhỏ, van bị hở nên rò nước.

                  Cách của backupe phải đào giếng lớn để trữ nước chứ khoan lỗ nhỏ không được đâu. Vì lượng nước trong đường ống rất nhiều, cần phải có thời gian nó mới tăng tốc lên được. Nếu dùng giếng khoang, máy bơm chút xíu là hết nước ngay, phải chờ một lúc nước mới chảy vào.
                  Xét trường hợp chủ thớt dùng lỗ khoan 400, sâu 30m, ống hút đường kính 100
                  - khối lượng nước trong 1000m ống nước là: M=1000*3.14*0.05^2*1000=7850 (kg)
                  - động năng của khối nước trong ống hút khi đạt vận tốc tối đa 0.51m/s và di chuyển hết 1 lần chiều dài là: E0=7850*0.51^2/2=1020.89 (J)
                  - thế năng tăng lên của khối lượng hút này khi lên cao 5m + 4m tổn thất = 9m thế năng là:
                  E1=7850*9.8*9/2=346 185 (J)

                  - Tổng năng lượng cần cung cấp để nước trong ống hút đạt vận tốc tối đa và di chuyển 1 lần chiều dài ống là: E=E0+E1= 347 205.89 (J)
                  - năng lượng của nước trong phần ống (phi 400) cung cấp áp lực hút trong 1 lần ống chảy hết là:
                  E’=30*3.14*0.2^2*1000 * 9.8*30/2=553 896 (J) (suýt thì nhầm đoạn này)
                  - so sánh E’ và E sẽ thấy năng lượng của phần cung cấp thừa so với năng lượng cần thiết tối đa nhưng lưu lượng nước ko thể tăng hơn bởi bị giới hạn áp suất hút max, lưu lượng hút tối đa sẽ đạt được rất nhanh (1 đôi phút gì đó, đoán mò vậy) bởi chưa cần phải xả hết nước trong ống thì đã đủ năng lượng rùi, tiếp theo nếu bị máy bơm hút quá lưu lượng này thì nước trong ống (phi 400) sẽ tụt (rơi) bớt để nhường chỗ lại cho chân ko và hông ảnh hưởng gì…
                  - các bạn cùng xem phàn tính toán xem có nhầm lẫn gì thì viết ra rùi cùng tính nhé, đây toàn là lý thuyết với suy luận chưa kiểm nghiệm thực tế nên nhầm lẫn là điều rất dễ xảy ra...
                  Last edited by nsp; 12-01-2015, 13:07.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Bác nói rõ xem áp suất nén ngược về đâu? Nếu nén về láp pê thì làm sao hút nước lên được.
                    Thì nén ngược về ống hút chứ còn đâu nữa? máy bơm bình thường áp suất đầu thoát 6 bar, máy tăng áp sẽ là vài chục bar, áp lực này nén ngược về đầu hút của giếng khoan.
                    Không biết vấn đề này nên khi người ta nói "láp pê đóng rồi mở" làm mất nước mồi cứ viện dẫn lý thuyết máy bơm ra cãi.

                    Comment


                    • chào bạnbackupe;
                      nguyễn thanh9 không có nói ống hut đường kinh 10cm xin bạn đọc lại từng chữ trong bài tham luận của tôi.
                      thực sự nghề của mình là thiết kế lắp đặt các loại thiết bị nhiệt và nhiệt điện... tính chọn bơm và đường ống dẫn nước dẫn hơi dẫn khí ...nay mình đã nghỉ hưu đã lâu
                      hành nghề điện tử việc đi tìm lại các bảng tra để tính chọn một việc không có thật ở ngoài đời đó là điều không nên...
                      trong nghề nhiệt điện có các bơm cấp nước áp lực đẩy mấy chục at, để có được áp lực đó phải nối tiếp hang chục thớt bơm để tăng áp lưc...có bạn nói nối tiếp bơm là không có tác dụng -mình không dám tranh loạn.
                      khi có được áp lực đẩy mấy chục at thì giải quyết được vấn đề chiều cao hút lớn hơn 10m cột nước. nếu mấy bác khoan giếng cho dân sinh mà trang bị bơm tăng ap để hut giếng khoan sâu 30-50m cứ là cực đỉnh mỗi tội không chịu nổi tiền bơm...thế tại sao lại hút được sâu thế ?về lí thuyết bơm chỉ hút được dưới 10m?...ở đây người ta đã dùng một phần lưu lượng nước ở đầu ra của bơm có cả thành phần bọt khí quay trở lại nén xuống mặt thoáng của nước giếng khoan ép nước dồn vào ống hút lên bơm.
                      xin chia sẻ bài học ngu nhất của mình; lúc trước có nhu cầu khoan giếng bác thợ khoan bảo khu vực này phải khoan từ 30-50m mới có nước mình cãi sâu thế làm sao mà bơm hút được? bác bảo tôi không biết giải thích nhưng đảm bảo bơm ly tâm thông thường hút được, nếu không hút được sẽ chịu nộp phạt, nếu hút được phải trả đủ 5 triệu. quả nhiên bác thợ khoan giếng đã đúng và mình nhận được một bài học quí giá:về lí thuyết rất đúng chỉ vì mình không chuyển hóa hết kiến thức đã học ra thực tế cuộc sống.
                      rất mong các bạn có kiến thức sâu rộng hãy tham luận để mình còn hoc hỏi. chúc vui.
                      nguyenthanh9

                      bổ xung cho rõ ý (mặt thoáng của mặt nước giếng khoan)nếu cắt nhát ngang giếng khoan và ống hút thì ta được một tiết diện gồm 3 vòng tròn đồng tâm;
                      vòng tròn trong cùng là tiết diện ống hút.
                      vòng tròn đồng tâm thứ hai-vòng giữa chính là để tránh lở thành giếng đất.tiết diện vòng thứ hai trừ đi tiết diện vòng tròn thứ nhât,diện tích còn lại đó chính là mặt thoáng nước giếng khoan.
                      v


                      òng tròn đồng tâm thứ 3 chính là đường kính giếng khoan(có bạn đề nghị đường kính;100-200-400....càng to chứa được nhiều nước)


                      nước và hơi được trích từ đấu ra của bơm được nén trực tiếp vào mặt thoáng này, ép nước dồn vào ống hút đi lên bơm(mình kg biết vẽ )
                      vì vậy bơm hút giếng sâu phải chạy một lúc mới có nước ở đầu ra của bơm.trong khi nước chưa ra ta sẽ nghe thấy tiếng sì hơi của van xả khí phân ly
                      có người dùng khí nén nén xuống mặt thoáng giếng khoan để ép nước lên vòi.
                      thành công của hút giếng sâu là việc làm kín giữa ống hút và ống ngoài thành giếng.
                      nguyenthanh9
                      Last edited by nsp; 12-01-2015, 13:04.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi backupe
                        Xét trường hợp chủ thớt dùng lỗ khoan 400, sâu 30m, ống hút đường kính 100
                        - khối lượng nước trong 1000m ống nước là: M=1000*3.14*0.05^2*1000=7850 (kg)
                        - động năng của khối nước trong ống hút khi đạt vận tốc tối đa 0.51m/s và di chuyển hết 1 lần chiều dài là: E0=7850*0.51^2/2=1020.89 (J)
                        - thế năng tăng lên của khối lượng hút này khi lên cao 5m + 4m tổn thất = 9m thế năng là:
                        E1=7850*9.8*9/2=346 185 (J)

                        - Tổng năng lượng cần cung cấp để nước trong ống hút đạt vận tốc tối đa và di chuyển 1 lần chiều dài ống là: E=E0+E1= 347 205.89 (J)
                        - năng lượng của nước trong phần ống (phi 400) cung cấp áp lực hút trong 1 lần ống chảy hết là:
                        E’=30*3.14*0.2^2*1000 * 9.8*30/2=553 896 (J) (suýt thì nhầm đoạn này)
                        - so sánh E’ và E sẽ thấy năng lượng của phần cung cấp thừa so với năng lượng cần thiết tối đa nhưng lưu lượng nước ko thể tăng hơn bởi bị giới hạn áp suất hút max, lưu lượng hút tối đa sẽ đạt được rất nhanh (1 đôi phút gì đó, đoán mò vậy) bởi chưa cần phải xả hết nước trong ống thì đã đủ năng lượng rùi, tiếp theo nếu bị máy bơm hút quá lưu lượng này thì nước trong ống (phi 400) sẽ tụt (rơi) bớt để nhường chỗ lại cho chân ko và hông ảnh hưởng gì…
                        - các bạn cùng xem phàn tính toán xem có nhầm lẫn gì thì viết ra rùi cùng tính nhé, đây toàn là lý thuyết với suy luận chưa kiểm nghiệm thực tế nên nhầm lẫn là điều rất dễ xảy ra...

                        - cảm nhận có gì đó khác khác (kết quả hơi mỹ quan) nhìn lại thấy cái lỗ đường kính 400 hơi phi thực tế với thợ khoan thông thường. dập khuôn theo cách tính trên nhưng với thông số đầu vào đổi thành dùng lỗ khoan đút vừa ống phi 150, sâu 30m, ống hút đường kính 100
                        ...
                        - năng lượng của nước trong phần ống (phi 150) cung cấp áp lực hút trong 1 lần ống chảy hết là:
                        E’=30*3.14*0.075^2*1000 * 9.8*30/2=77 891.63 (J)
                        - so sánh E’ và E sẽ thấy năng lượng của phần cung cấp trường hợp này nhỏ hơn 5 lần năng lượng cần thiết tối đa, do đó cần phải chảy hết 5 lần chiều dài ống thì mới đủ năng lượng. thời gian cần để tăng tốc này tạm gọi là thời gian gia tốc (nghe như là sản xuất vũ khí hạt nhân ấy nhỉ), theo tớ ước lượng là tầm 10 phút. vậy là cái máy bơm kia sẽ hút được nước ít hơn lưu lượng thiết kế trong thời gian khoảng 10 phút sau đó sẽ đạt lưu lượng tính toán tối đa của ống hút (tất nhiên máy bơm này cần dùng loại thả xuống là hút ngay ko phải mồi)...
                        - thế bạn tlm có ý kiến gì về phần tính toán của tớ hông nào...

                        - @nguyenthanh9
                        1. xác nhận việc bạn hông có nói ống hút đường kính 10cm, đúng lí mình sẽ phải sửa lại cái hình đầu tiên vì có nêu nick của bạn trong khi... nhưng hơi ngại sửa hy vọng bạn đồng ý hông cần sửa hình đó. nếu hông thì mình sẽ post 1 hình khác và nhờ 1 bạn mod nào đó xóa dùm hình ấy đi (ví như bạn ht... chẳng hạn)...

                        về ý này của bạn: "mình có một tối kiến như sau;để tận dụng khả năng đẩy của máy bơm thông thường từ 25-30m treo bể i nốc ở gân chiều cao đó đặt bơm đẩy nước lên bể, tăng đường kính ống dẫn nước về nhà 10cm cho chảy tự nhiên có thể thỏa mãn được yêu cầu, cẩn thận hơn bố trí van điện trên bể tha hồ ngủ ngon" mình đã đọc lại và hiểu rằng ý bạn là cái ống 10cm đó dùng để dẫn nước từ 1 cái bồn cao (cái bồn này được bơm đẩy cấp nước) cho nó chảy tự nhiên về ''nhà'' chủ thớt (do hôm nọ đọc lướt qua nên hiểu lầm ý khác)...
                        2. "trong nghề nhiệt điện có các bơm cấp nước áp lực đẩy mấy chục at, để có được áp lực đó phải nối tiếp hang chục thớt bơm để tăng áp lưc...có bạn nói nối tiếp bơm là không có tác dụng -mình không dám tranh loạn."

                        mình có viết là hông có tác dụng tăng áp lực hút (chứ ko phải đẩy) với trường hợp mắc nối tiếp ( hông có ống hồi nước...) và vẫn giữ nguyên nhận định này. trường hợp tăng khả năng đẩy thì mình đồng ý, còn việc hút với trường hợp có ống hồi nước thì mình tạm chưa tính đến...
                        3. bơm ly tâm ko hút được quá 10m đâu bạn, thực tế thì còn thấp hơn nhìu ấy chứ. cái giếng khoan 40, 50m nhưng cột hút của nó hông có lớn vậy bởi nước ngầm có áp, thậm chí nếu áp này đủ lớn sẽ phun lên mặt đất hông cần bơm (giếng phun). cũng vì lí đó lên có cái lỗ khoan rất sâu các bác thợ gọi là "ko có nước'' nhưng theo mình thì đáy lỗ khoan có nước có thể rất nhìu nhưng áp nhỏ lên cột hút lớn, máy bơm hông hút lên được và họ coi đó là...
                        - rất cảm ơn sự tham gia của bạn @nguyenthanh9 với tinh thần xây dựng, hy vọng sẽ nhận được nhìu hơn nữa sự chia sẻ nhiệt tình từ các bạn...
                        - về vấn đề của chủ thớt thì có lẽ là lên đào 1 cái lỗ ngoài mương để đặt bơm xuống đó + kí thêm 1 hợp đồng điện kinh doanh (nếu đường điện gần đó) + sắm 1 bộ công tắc từ xa (hình như bạn qd có bán thì phải) để vận hành cái bơm ấy là khả thi nhất. tất nhiên bản thân mình thì vẫn hy vọng có người làm ''chuột bạch'' thử nghiệm cái giải pháp của mình để xem thử nhưng mà sẽ rất tốn kém với lại phải đủ mạnh về kinh tế để chịu rủi do thất bại nữa...
                        Last edited by nsp; 12-01-2015, 13:05.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi backupe Xem bài viết
                          - vẽ cho bạn chủ thớt cái sơ đồ cho dễ nhìn xíu...
                          - hân hạnh kính mời tất cả các bạn tốt xấu đúng sai cùng vô ''chém'', ''ném đá'' thoải mái, tất cả các ý kiến đều được hoan nghênh nhiệt liệt
                          - tớ xin chân thành cảm ơn ạ
                          - [MENTION=49542]nguyenthanh9[/MENTION] , theo nhìn nhận của tớ thì bạn thực sự có thể giúp được chủ thớt tính toán tương đối chính xác theo kiến thức thủy lực mấy cái đường kính ống. vậy nếu hông quá bận rộn bạn có thể bớt xíu thời gian giúp bạn ấy tính lưu lượng hút được (chiều dài ống hút 1000m, áp lực hút 9m nước) tương ứng với vài kích cỡ ống trên thị trường hiện nay hông (ví như với ống hút đường kính 10cm, 15cm, 20cm thì lưuw lượng hút được là ....; tớ cũng chưa thử tìm xem có đúng là có loại đường kính như vậy hông nữa...)...

                          Tranh loạn mãi làm gì cho mất thời gian, tôi đã nói rồi không bao giờ có nước chảy trong ống từ nguồn mương vào cái hố ống có cái bơm chìm này. Bơm hút còn chả ăn ai, đằng này lại chờ sung tự chảy vào bị cói. Bởi cái ống 1000m ấy không bao giờ mồi đầy nước dù có bơm 2 khối (đối với ống 60mm) như backupe đề xuất chứ có bơm đến 100m3 hay 1000m3 cũng không mồi được cái ống nhấp nhô trên cánh đồng này (kinh nghiệm nhớ đời 30 năm bộ đội).

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi dangphihung Xem bài viết
                            Tranh loạn mãi làm gì cho mất thời gian, tôi đã nói rồi không bao giờ có nước chảy trong ống từ nguồn mương vào cái hố ống có cái bơm chìm này. Bơm hút còn chả ăn ai, đằng này lại chờ sung tự chảy vào bị cói. Bởi cái ống 1000m ấy không bao giờ mồi đầy nước dù có bơm 2 khối (đối với ống 60mm) như backupe đề xuất chứ có bơm đến 100m3 hay 1000m3 cũng không mồi được cái ống nhấp nhô trên cánh đồng này (kinh nghiệm nhớ đời 30 năm bộ đội).
                            Mấy tay thiết kế ngồi bàn giấy tính áp lực nước bằng w, bằng j, có biết thực tế đâu bác.
                            Cứ mồi đầy nước, bơm không lên, mất nước mồi, lại chổng mông mồi nước không cần biết tại sao, đến tết mới có nước. Sau đó bình loạn

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dangphihung Xem bài viết
                              Tranh loạn mãi làm gì cho mất thời gian, tôi đã nói rồi không bao giờ có nước chảy trong ống từ nguồn mương vào cái hố ống có cái bơm chìm này. Bơm hút còn chả ăn ai, đằng này lại chờ sung tự chảy vào bị cói. Bởi cái ống 1000m ấy không bao giờ mồi đầy nước dù có bơm 2 khối (đối với ống 60mm) như backupe đề xuất chứ có bơm đến 100m3 hay 1000m3 cũng không mồi được cái ống nhấp nhô trên cánh đồng này (kinh nghiệm nhớ đời 30 năm bộ đội).
                              - vâng và để đáp lại sự nhiệt tình của các thành viên, tớ xin giải thích bằng sơ đồ cho dễ nhìn. và cũng nhận định luôn là nước sẽ từ từ đẩy hết bọt khí ra khỏi ống




                              - và cũng ko kém phần quan trọng, cần có 1 cái van để xả khí...



                              - rất nhiệt liệt hoan nghênh các @ tiếp tục tranh luận phản hồi ạ...

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                                Mấy tay thiết kế ngồi bàn giấy tính áp lực nước bằng w, bằng j, có biết thực tế đâu bác.
                                Cứ mồi đầy nước, bơm không lên, mất nước mồi, lại chổng mông mồi nước không cần biết tại sao, đến tết mới có nước. Sau đó bình loạn
                                - dạ J là năng lượng, W là công suất để so sánh ạ
                                - với tính toán thủy lực thì áp dụng định luật bảo toàn năng lượng là đơn giản nhất ấy ạ
                                - và tớ vô cùng hoan nghênh bạn dc... cũng tranh luận cho vui ạ...
                                - à và tớ hông phải là thiết kế ngồi bàn giấy đâu ạ, vẫn còn thích khóc nhè và ăn kẹo mút ạ...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                locnguyenvn Tìm hiểu thêm về locnguyenvn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X