Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thông số của biến dòng ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thông số của biến dòng ???

    Trong một lại liệu mình có thấy biến dòng nó ghi là 1:1800, cái đấy không biết có phải là tỉ số của biến dòng không nhỉ, mình đang làm công tơ điện tử dùng ADE7751. dưới đây là cái schematic của nó, ai biết chỉ dùm mình nhé
    Attached Files

  • #2
    Thông thường thì tỉ số biến dòng sẽ ghi dòng sơ cấp / dòng thứ cấp. Như thế 1:1800 có lẽ không phải tỉ số biến dòng.

    Hay là, không phải biến dòng tiêu chuẩn, nên người ta không ghi theo quy ước, mà ghi ngược lại???
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Thông thường thì tỉ số biến dòng sẽ ghi dòng sơ cấp / dòng thứ cấp. Như thế 1:1800 có lẽ không phải tỉ số biến dòng.

      Hay là, không phải biến dòng tiêu chuẩn, nên người ta không ghi theo quy ước, mà ghi ngược lại???
      Không cần phải đoán đâu, theo datasheet của AD7751 thì các ngõ V1A và V1B thường có tín hiệu trong khoảng một vài trăm mV. Dựa vào sơ đồ mà bạn vinhsnooker đã đưa lên thì dòng cực đại có thể đến 40 A, còn điện trở cảm nhận dòng là khoảng 8.2 ohm, do đó tỷ số biến dòng 1800:1 không phải là không thực tế.

      Cách ghi 1:1800 là cách ghi tỷ số vòng dây: sơ cấp 1 vòng, thứ cấp 1800 vòng.

      Thân,
      Biển học mênh mông, sức người có hạn

      Comment


      • #4
        vậy cái biến dòng này thì có thể mua theo đúng thông số như của nó không? (HN). Nếu không thể mua đc theo đúng thông số như của nó, thì đối với bài toán như trên, ta có thể thay bằng biến dòng nào, mình nghĩ là chọn biến dòng nào thik hợp là phụ thuộc vào dải dòng điện cần đo đúng không.
        Tiện đây cho mình hỏi, nếu ai đã làm cái này, nếu mình thay biến dòng bằng điện trở shunt liệu có đc không? tks các bạn.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vinhsnooker Xem bài viết
          vậy cái biến dòng này thì có thể mua theo đúng thông số như của nó không? (HN). Nếu không thể mua đc theo đúng thông số như của nó, thì đối với bài toán như trên, ta có thể thay bằng biến dòng nào, mình nghĩ là chọn biến dòng nào thik hợp là phụ thuộc vào dải dòng điện cần đo đúng không.
          Tiện đây cho mình hỏi, nếu ai đã làm cái này, nếu mình thay biến dòng bằng điện trở shunt liệu có đc không? tks các bạn.
          Nếu không mua được biến dòng có tỉ số như trên thì quấn chứ sao. Chọn một lỏi sắt biến áp hình chữ E và I thích hợp, Dây quấn thứ cấp nằm ở trong còn dây quấn sơ ( dòng điện chính đi qua ) thì quấn ở ngoài. Miễn sao tỉ số vòng là 1:1800 là được rồi. Thí du như phía ngoài quấn 4 vòng thì phía trong phải quấn 1800x4 = 7200 vòng. Nên chọn lỏi sắt dư một chút để mạch từ không bị bảo hòa ở dòng điện cực đại ( 40A ) và mạch làm việc ở vùng tuyến tính.Bạn có thể tìm tài liêu về cách chọn lỏi sắt ở các giáo trình Kỹ thuật điện.
          Dùng điện trở Shunt không được đâu bởi vì mạch điều khiển phải cách ly với mạch tải.
          Thân chào.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
            Nếu không mua được biến dòng có tỉ số như trên thì quấn chứ sao. Chọn một lỏi sắt biến áp hình chữ E và I thích hợp, Dây quấn thứ cấp nằm ở trong còn dây quấn sơ ( dòng điện chính đi qua ) thì quấn ở ngoài. Miễn sao tỉ số vòng là 1:1800 là được rồi. Thí du như phía ngoài quấn 4 vòng thì phía trong phải quấn 1800x4 = 7200 vòng. Nên chọn lỏi sắt dư một chút để mạch từ không bị bảo hòa ở dòng điện cực đại ( 40A ) và mạch làm việc ở vùng tuyến tính.Bạn có thể tìm tài liêu về cách chọn lỏi sắt ở các giáo trình Kỹ thuật điện.
            Dùng điện trở Shunt không được đâu bởi vì mạch điều khiển phải cách ly với mạch tải.
            Thân chào.
            mình chưa quấn biến dòng bao giờ nên không biết kích thước sau khi quấn hai con biến dòng này thì sẽ như thế nào.nếu được bạn có thể chỉ cho mình biết cuốn sách nào dạy quấn biến dòng đc không.
            cho mình được hỏi luôn, quấn biến dòng với tỉ số như trên, nếu bên ngoài quấn nx1 thì bên trong quấn nx1800, vậy khi n thay đổi thì có ảnh hưởng thế nào, ngoài kích thước tăng lên giảm đi ( khi n nhỏ, n lớn ).tkss
            Last edited by vinhsnooker; 21-02-2009, 19:02.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vinhsnooker Xem bài viết
              mình chưa quấn biến dòng bao giờ nên không biết kích thước sau khi quấn hai con biến dòng này thì sẽ như thế nào.nếu được bạn có thể chỉ cho mình biết cuốn sách nào dạy quấn biến dòng đc không.
              cho mình được hỏi luôn, quấn biến dòng với tỉ số như trên, nếu bên ngoài quấn nx1 thì bên trong quấn nx1800, vậy khi n thay đổi thì có ảnh hưởng thế nào, ngoài kích thước tăng lên giảm đi ( khi n nhỏ, n lớn ).tkss
              Theo mình thì nên chọn lỏi sắt có tiết diện khoảng trên 4cm2(a = 2, L = 2 cm ) có bán sẳn trên thị trường. Dây nhỏ quấn 9000 vòng dây 0,15 còn dây lớn chọn tiết diện khoảng 20mm2( dây dẹp 2,5 x8mm ) quấn 5 vòng. Với cách chọn này thì dây lớn sẽ nằm trên 1 lớp và từ trường của nó sẽ cảm ứng qua dây nhỏ ở phía trong gần như toàn bộ, tránh được hiện tượng từ tản làm sai lệch trị số. Ngoài ra thì từ trường sẽ nằm ở đoạn tuyến tính nên tương đối chính xác. Nếu chọn tỉ số vòng không đúng thì sẽ bị sai số. Đây là theo kinh nghiệm của mình chứ chưa có một sách nào chỉ tỉ mĩ mà chỉ nói chung chung mà thôi.
              Thân chào.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                Theo mình thì nên chọn lỏi sắt có tiết diện khoảng trên 4cm2(a = 2, L = 2 cm ) có bán sẳn trên thị trường. Dây nhỏ quấn 9000 vòng dây 0,15 còn dây lớn chọn tiết diện khoảng 20mm2( dây dẹp 2,5 x8mm ) quấn 5 vòng. Với cách chọn này thì dây lớn sẽ nằm trên 1 lớp và từ trường của nó sẽ cảm ứng qua dây nhỏ ở phía trong gần như toàn bộ, tránh được hiện tượng từ tản làm sai lệch trị số. Ngoài ra thì từ trường sẽ nằm ở đoạn tuyến tính nên tương đối chính xác. Nếu chọn tỉ số vòng không đúng thì sẽ bị sai số. Đây là theo kinh nghiệm của mình chứ chưa có một sách nào chỉ tỉ mĩ mà chỉ nói chung chung mà thôi.
                Thân chào.
                Vậy cho mình hỏi, nếu quấn dây nhỏ 6000 và dây to 3 vòng. thì sẽ khác gì so với thông số mà bạn chọn ở trên,hay là không có gì thay đổi cả.bạn có cai hình nào mô tả con biến dòng này sau khi quấn không, mình muốn hình dung nó ntn.trên thị trường còn có một số biến dòng hình tròn (trông giống như quận băng keo ấy ), không biết nó sử dụng trong trường hợp nào.mong bạn giúp...

                Comment


                • #9
                  Trình tự tính toán quấn 1 biến dòng:

                  1/. Xác định dòng việc làm việc bình thường. Tỷ số 1800/1 chỉ là tỉ lệ số vòng, chưa phải là tỉ lệ chính thức. Trong trường hợp này, I làm việc có = I max không? Giả sử I làm việc = 20 A thì tỉ số của nó sẽ là 20:0,011

                  2/. Xác định công suất làm việc bình thường, công suất tối đa :
                  Phía thứ cấp: P = R thứ cấp * I^2. Trong trường hợp này p = khá nhỏ.
                  Phía sơ cấp: P sc = Ptc *hệ số an toàn/ (hiệu suất).
                  Chọn hiệu suất = 0,8, hệ số an toàn ít nhất 1,5. Cao hơn nữa thì càng tốt và càng tốn.

                  3/. Xác định Cảm ứng từ cực đại B max. Đối với Biến dòng công nghiệp chọn B max = 1/10 đến 1/20 trị số B lúc bắt đầu bão hòa. Cái này có thể chọn cao hơn cho đỡ tốn kém. Giả sử chọn B = 1/5 B bão hòa. B max = 0,2 Bbh = 1,2*0,2 = 0,24 Testla.

                  4/. Xác định điện áp phía sơ cấp và phía thứ cấp ở chế độ định mức. Thí dụ U2 = r*I2

                  5/. Từ các thông số trên, anh tính toán giống như một máy biến áp thông thường.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    Nếu anh sử dụng những công thức chính xác trong trường Đại học thì các thông số trên có thể tính được rồi. Tuy nhiên các sách dạy quấn máy biến áp ở bên ngoài lại thường dùng những công thức thực nghiệm, ứng với đa số các loại lõi thép có trên thị trường với B max = từ 10000 gauss đến 12000 gauss.

                    Vì B max của biến dòng thấp hơn nhiều các biến áp thông thường, nên nếu anh sử dụng các công thức thực nghiệm trên sẽ có nhiều sai số.

                    Do đó, nếu anh tính theo kiểu đơn giản như trên, anh nên qui đổi các thông số trên theo trị số ứng với B max = thông thường. Thí dụ Bmax = 1,2 Testla (12000 gauss)

                    Vì khi B tăng 5 lần thì điện áp tăng cũng gấp 5 lần, đồng thời P cũng tăng theo 5 lần.

                    Như thế các thông số anh tính được từ bài toán trước, anh cứ nhân U và P lên 5 lần. Sau đó thiết kế với các thông số ứng với 12000 gauss.

                    Các công thức thực nghiệm đó như sau: (ứng với 12000 Gauss)

                    1/. S = 1,2 sqrt (P)

                    S: diện tích thiết diện của lõi sắt, tính bằng cm2.

                    2/. Số vòng:
                    n / 1 volt = 38/S
                    n1 = n * U1
                    n2 = n * U2

                    3/. Mật độ dòng: đối với máy nhỏ như trên có thể cho mật độ dòng
                    j = 2,5 A/mm2.
                    Thiết diện dây:
                    s1 = I1/j
                    s2 = I2/j
                    Last edited by cô nhóc; 23-02-2009, 18:52.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #11
                      Trong trường hợp của anh, tính toán ra máy biến dòng sẽ rất nhỏ, không hợp lý và khó làm. Anh có thể dùng một máy biến áp adapter loại nhỏ nhất quấn cuộn thứ cấp 1800 vòng bên trong, dùng dây 0,08 mm. Cuộn sơ cấp nên quấn ngoài, dùng 8 sợi dây phi 1,6 mm, mỗi sợi quấn 1 vòng ra 16 đầu dây, và nối song song bên ngoài. nếu anh quấn dây sơ cấp bên trong sẽ rất khó nối song song các dây này.

                      Anh lưu ý cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp phải thật tốt.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                        Trong trường hợp của anh, tính toán ra máy biến dòng sẽ rất nhỏ, không hợp lý và khó làm. Anh có thể dùng một máy biến áp adapter loại nhỏ nhất quấn cuộn thứ cấp 1800 vòng bên trong, dùng dây 0,08 mm. Cuộn sơ cấp nên quấn ngoài, dùng 8 sợi dây phi 1,6 mm, mỗi sợi quấn 1 vòng ra 16 đầu dây, và nối song song bên ngoài. nếu anh quấn dây sơ cấp bên trong sẽ rất khó nối song song các dây này.

                        Anh lưu ý cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp phải thật tốt.
                        Khi lắp, lưu ý không được để hở mạch thứ cấp!

                        Comment


                        • #13
                          ai cho em xin cái hình con biến dòng này được không nhỉ !!!

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi vinhsnooker Xem bài viết
                            Vậy cho mình hỏi, nếu quấn dây nhỏ 6000 và dây to 3 vòng. thì sẽ khác gì so với thông số mà bạn chọn ở trên,hay là không có gì thay đổi cả.bạn có cai hình nào mô tả con biến dòng này sau khi quấn không, mình muốn hình dung nó ntn.trên thị trường còn có một số biến dòng hình tròn (trông giống như quận băng keo ấy ), không biết nó sử dụng trong trường hợp nào.mong bạn giúp...
                            Trong bài trả lời trên mình đã tính sẵn cho bạn rồi. Với tiết diện này thì công suất của lỏi sắt khoảng 10W. Vấn đề tại sao phải lựa chọn kích thước cở này mình sẽ giải thích cho bạn rõ. Với a = 2cm thì chiều cao lỏi chữ E khoảng 3a nghĩa là 6cm. Như vậy có thể quấn được 5 vòng dây như trên ở cùng một lớp. Từ trường sẽ cảm ứng hoàn toàn qua lớp thứ cấp bên dưới. Còn nếu quấn 3:5400 trên nguyên tắc thì vẫn được nhưng thực tế thì có chỉ chiếm 1/2 lớp. Vì vậy sẽ từ trường sẽ không cảm ứng hoàn toàn qua cuộn dây thứ cấp bên dưới nên làm sai lệch giá trị đo được. Chọn phương án bên trong quấn 1800 vòng còn bên ngoài quấn 8 cuộn dây 1,6mm song song với nhau mỗi cuộn 1 vòng như cô Nhóc thiết kế về dòng điện có thể chịu được nhưng về từ trường trong lỏi thép sẽ rơi vào vùng không tuyến tính phía bên dưới đường cong từ hóa khi có dòng điện nhỏ chạy qua.
                            Sở dĩ mình chọn phải quấn 5 vòng thay vì 1 vòng là vì lý do đó. Lúc đó từ trường sẽ mạnh gấp 5 lần còn khi dòng điện cực đại cũng sẽ không rơi vào vùng bảo hòa ở phía trên đường cong từ hóa.
                            Sơ cấp và thứ cấp phải cách điện thật tốt. Ngoài ra phía thứ cấp không được để hở mạch mà phải gắn một điện trở song song để tránh tình trạng điện áp cao gây phóng điện.
                            Cách tính toán cơ bản như biến áp nhưng phải chọn cường độ từ cảm tối đa khoảng 8000 gauss để nó làm việc trong vùng tuyến tính.
                            Với cách hướng dẫn như trên bạn có thể tự làm được rồi.
                            Biến dòng hình xuyến trên thị trường thì với số vòng nhiều như vậy khó quấn đều lắm. Phương án này không khả thi.
                            Thân chào.
                            Last edited by quanghien54; 22-02-2009, 19:38. Lý do: Thêm chi tiết

                            Comment


                            • #15
                              Anh QuangHien tính như thế thì hơi sang.

                              Các biến dòng phụ trong các rơ le bảo vệ kỹ thuật số cũng chỉ có kích thước cỡ 30x30x30 là lớn nhất thôi. Nghĩa là thiết diện của nó cỡ 1 cm2 hoặc nhỏ hơn. Nhờ vậy, một rơ le so lệch 3 pha, trên 1 card In put cỡ 150x 120 người ta có thể lắp 8 bộ biến dòng phụ mà chỉ chiếm khoảng 50% diện tích.

                              Các biến dòng đó, dòng định mức 5A người ta chỉ quấn vài vòng. Như thế định mức 40A thì quấn 1 vòng cũng hợp lý.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vinhsnooker Tìm hiểu thêm về vinhsnooker

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X