Sau đây, tôi trình bày 1 vấn đề tương đối đơn giản, nhưng khá quan trọng trong việc thiết kế hệ thống dẫn động: chọn động cơ cho hệ thống dẫn động. Những công thức và cách chọn động cơ ở đây (theo trí nhớ của tôi) là từ giáo trình Thiết kế máy (ĐH BKHN).
Muốn chọn được động cơ phù hợp, ta phải có dữ liệu đầu vào: mô-men xoắn của trục dẫn động cuối cùng, hiệu suất truyền, chế độ làm việc và loại động cơ ta sử dụng.
1. Tính mô-men xoắn của trục dẫn động cuối cùng:
Tuỳ vào đặc thù của mỗi cơ hệ, ta có thể tính được giá trị này. mô-men = lực * tay đòn
Đơn vị: lực – N; tay đòn – mm; mô-men – Nmm
2. Hiệu suất truyền: phải có (hoặc giả sử có) 1 hệ thống giảm tốc với n cặp truyền, m cặp ổ. Ta sẽ có hiệu suất = tích các hiệu suất thành phần. Để chọn đơn giản, nếu bộ truyền không sử dụng loại trục vít - bánh vít, ta có thể chọn hiệu suất = 1 giá trị (0.7-0.9) để tính toán. Một số hiệu suất: trục vít - bánh vít: 0.6-0.72; bánh răng thẳng: 0.9-0.95; bánh răng côn: 0.92-0.95, vòng bi: 0.99, bạc: 0.96-0.98
3. Chế độ làm việc liên quan đến tuổi thọ của bộ giảm tốc và động cơ. Sau khi tính sơ bộ, phải chú ý đến điều này để chọn loại động cơ hợp lý.
4. Chọn động cơ:
Công suất động cơ tính theo công thức: P=T*n/9.55*10^6
P: công suất ĐC (KW)
T: mô-men xoắn trên trục ĐC (Nmm)
n: số vòng quay (v/ph)
- Nếu động cơ dùng loại 3 pha không đồng bộ thì áp dụng luôn công thức này.
- Nếu động cơ dùng loại khác thì ta phải vẽ đặc tuyến mô-men/công suất để chọn điểm làm việc hợp lý.
Sau khi chọn được 1 động cơ cụ thể, ta tính ngược lại để chuẩn xác các thông số của hệ thống truyền động.
* Cách vẽ đặc tuyến mô-men/công suất bằng thực nghiệm:
- Dụng cụ: động cơ thử, máy đo tốc độ, hộp giảm tốc mẫu, đồng hồ bấm giây, ròng rọc, tải trọng (sắt, bê tông), cân, đồng hồ đo áp, dòng.
- Cách thử: lắp ĐC vào hộp giảm tốc mẫu, buộc dây vào đầu ra của giảm tốc. Đầu kia cho qua ròng rọc và treo vật nặng. Thay đổi khối lượng vật nặng, ta đo các thông số, vẽ đồ thị là xong.
Muốn chọn được động cơ phù hợp, ta phải có dữ liệu đầu vào: mô-men xoắn của trục dẫn động cuối cùng, hiệu suất truyền, chế độ làm việc và loại động cơ ta sử dụng.
1. Tính mô-men xoắn của trục dẫn động cuối cùng:
Tuỳ vào đặc thù của mỗi cơ hệ, ta có thể tính được giá trị này. mô-men = lực * tay đòn
Đơn vị: lực – N; tay đòn – mm; mô-men – Nmm
2. Hiệu suất truyền: phải có (hoặc giả sử có) 1 hệ thống giảm tốc với n cặp truyền, m cặp ổ. Ta sẽ có hiệu suất = tích các hiệu suất thành phần. Để chọn đơn giản, nếu bộ truyền không sử dụng loại trục vít - bánh vít, ta có thể chọn hiệu suất = 1 giá trị (0.7-0.9) để tính toán. Một số hiệu suất: trục vít - bánh vít: 0.6-0.72; bánh răng thẳng: 0.9-0.95; bánh răng côn: 0.92-0.95, vòng bi: 0.99, bạc: 0.96-0.98
3. Chế độ làm việc liên quan đến tuổi thọ của bộ giảm tốc và động cơ. Sau khi tính sơ bộ, phải chú ý đến điều này để chọn loại động cơ hợp lý.
4. Chọn động cơ:
Công suất động cơ tính theo công thức: P=T*n/9.55*10^6
P: công suất ĐC (KW)
T: mô-men xoắn trên trục ĐC (Nmm)
n: số vòng quay (v/ph)
- Nếu động cơ dùng loại 3 pha không đồng bộ thì áp dụng luôn công thức này.
- Nếu động cơ dùng loại khác thì ta phải vẽ đặc tuyến mô-men/công suất để chọn điểm làm việc hợp lý.
Sau khi chọn được 1 động cơ cụ thể, ta tính ngược lại để chuẩn xác các thông số của hệ thống truyền động.
* Cách vẽ đặc tuyến mô-men/công suất bằng thực nghiệm:
- Dụng cụ: động cơ thử, máy đo tốc độ, hộp giảm tốc mẫu, đồng hồ bấm giây, ròng rọc, tải trọng (sắt, bê tông), cân, đồng hồ đo áp, dòng.
- Cách thử: lắp ĐC vào hộp giảm tốc mẫu, buộc dây vào đầu ra của giảm tốc. Đầu kia cho qua ròng rọc và treo vật nặng. Thay đổi khối lượng vật nặng, ta đo các thông số, vẽ đồ thị là xong.
Comment