Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi dây điện công nghiệp,làm sao cho chuyên nghiệp?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đi dây điện công nghiệp,làm sao cho chuyên nghiệp?

    Chào tất cả các bạn!Nhờ các bạn thảo luận và góp ý về vấn đề đi dây trong điện công nghiệp,làm sao thật chuyên nghiệp!
    |

  • #2
    Một vấn đề nhỏ nhung mình thấy rất cần thiết trong thực tế,những ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này xin chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi nhé, sẽ rất có ích đó các bạn à!
    |

    Comment


    • #3
      Bạn xem thử tài liệu này có giúp được bạn không ?
      http://ifile.it/5ixg01a
      Chào quyết thắng
      Biển học vô bờ

      Comment


      • #4
        Tôi cũng cần thông tin về lĩnh vực này. Anh em giúp đỡ

        Comment


        • #5
          anh em phải chia sẻ chứ?mình có một số kinh nghiệm của bản thân,nhưng tại vi mình chỉ đi dây những mô hình điện công nghiệp nên không biết anh em có sử dụng được không?
          Có gì sai xót anh em bỏ qua nhé :
          _ Trước hết là phải sắp sếp thiết bị : Thiết bị phải được sắp sếp một cách hợp lí,theo một hướng mình tự quy định, thường là từ các mạch nguồn trước, đến các mạch điện tử sau.Làm sao cho cân đối và tiện cho việc đi dây là được!
          _ Sau đó là đến giai đoạn đi dây : Cắt dây vừa đủ(nhớ đo cho chính xác nhé!)sau đó đánh dấu vào các đầu dây(có nhiều cách đánh dấu lắm,mình hay sử dụng cách dùng kéo cắt các đầu dây,hoặc dùng thít dây).Các đầu dây ở cùng một mảng thì thít chung nhé.và từng mảng phải có một dấu hiệu riêng nhé!Rồi cho vào máng hoặc bó gọn cho đẹp.bó dây từ nguồn cho đến các thiết bị.
          Cố gắng lên nhé!Trăm hay không bằng tay quen các bạn ạ! cố gắng làm nhanh và đẹp nhé!
          Cảm ơn các bạn nhé!
          có gì cứ chia sẻ với mình nhe!
          |

          Comment


          • #6
            Đi dây điện công nghiệp thường có một số công đoạn:

            Đi dây nội bộ tủ: nếu bạn là người sản xuất tủ, hoặc sửa chữa tủ.
            Thực hiện như anh Naptle nói, nhưng lưu ý thêm một số vấn đề:
            1/. Nên có một bản sơ đồ đi dây. Thí dụ 10 thiết bị có cùng chung 1 điểm nối dây như +24V chẳng hạn, phải bắt đầu từ đâu, đến thiết bị nào trước, thiết bị nào sau.
            2/. Nên bắt đầu từ hàng kẹp (terminal board) rồi đến thiết bị gần nhất. Từ đó nối đến thiết bị kế tiếp. Và kế tiếp.
            3/. Hai đầu dây nên có đánh số và bấm đầu cosse.
            4/. Nên sử dụng một cây bút dạ quang (bút high light) để đánh dấu trên sơ đồ những gì đã thực hiện xong.
            5/. Có thể bó các nhánh dây từ bó dây chính đến các thiết bị bằng dây gai, hoặc dây đai cáp bằng nhựa (Cable tie). Các đầu dây nối đến thiết bị nên hơi dư một chút, và uốn cong cùng đường kính cong, cùng chiều cho đẹp, và cho tiện nếu cần kẹp đo dòng... Đường chính nên đi trong hộp. Nếu khong có hộp thì phải bó gon cả bó dây chính. Lưu ý khi bó nên sắp xếp các dây ngay hàng thẳng lối cho đẹp. Sợi dây nào dài quá, có thể kéo ziczac qua lại để ngắn lại, và phần ziczac đó dấu vào ruột bó dây.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #7
              Kéo cáp từ tủ điện đến thiết bị hoặc tủ điện khác: Nếu bạn là người lắp đặt tại hiện trường.

              1/. Nên phân các loại cáp theo:
              - Vị trí: các cáp kéo từ cùng tủ này đến cùng tủ khác thành một nhóm.
              - Thể loại cáp: cáp lực, cáp điều khiển nhiều core, cáp bù Thermocouple, cáp tín hiệu có vỏ chống nhiễu...
              2/. Cắt cáp vừa đủ chiều dài, cộng thêm mỗi đầu 1,5m để có thể đấu nối vào hàng kẹp.
              3/. Cáp đi trong ống cần bó lại thành bó khoảng 3 m đầu, bó chung với dây mồi. Dùng Pa lang hoặc sức người kéo ở đầu kia. Có thể bơm ít nước vào trong ống cho trơn, dễ kéo.
              4/. Cáp đi trong máng hoặc trong mương cáp cần sắp xếp ngay ngắn, và gom thành từng nhóm đã phân loại. Có thể dùng dây đai cáp loại lớn để đai cố định vào máng hoặc vào thanh đỡ.
              5/. Khi vào trong tủ hoặc vào ngăn thiết bị, nên có các đầu giữ cổ cáp (cable gland).
              6/. Mỗi sợi cáp cần được đeo bảng tên đoạn trước khi vào tủ. Có thể dùng dây đai cáp có xỏ ống cao su có số và đai vòng quanh sợi cáp.
              7/. Vỏ thép bảo vệ của cáp hoặc vỏ chống nhiễu của cáp cần được nối đất. Đối với các hệ thống nhỏ, không có dòng lớn và khoảng cách gần nên nối đất 2 đầu. Đối với hệ thống có khả năng có dòng lớn, hệ thống có điện cao thế, có hệ thống chống sét... nên nối đất 1 đầu. Đầu còn lại để hở.
              8/. Đối với cáp cao thế, cần thực hiện phần cách điện tại đầu dây theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị. Thường phải có sử dụng đầu cosse, băng keo cao thế, băng keo bán dẫn và băng keo hạ thế bảo vệ. Một số nhà chế tao lại cung cấp ống dẻo lồng vào và hơ nóng cho bóp chặt sợi cáp.
              9/. Đối với cáp tải dòng lớn và nhiều sợi song song, nên phân bố đều ba pha để tránh cảm ứng từ. Nếu có thể được thì nên bó thành từng cụm 3 sợi cáp, mỗi cụm đủ 3 pha.
              10/. Trong trường hợp dùng 3 sợi cáp 3 core nối song song cấp nguồn 3 pha, thì nên dùng mỗi sợi đủ 3 pha, và song song từng pha với nhau. Không nên song song 3 core trong 1 sợi cáp để sử dụng cho 1 pha.
              Last edited by cô nhóc; 15-03-2009, 12:20.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #8
                Nối dây cáp ở ngoài vào tủ:
                Thực hiện giống như đi dây nội bộ tủ, và lưu ý các điều sau:

                1/. Nên bắt đầu từ cáp lực, rồi đến cáp điều khiển, cáp tín hiệu.
                2/. Thực hiện đấu nối từng sợi cáp. Xong sợi này mới đến sợi khác. Sợi nào nối đến hàng kẹp trên cùng thì nối trước.
                3/. Bóc vỏ sợi cáp từ khoảng 250 mm tính từ dưới sàn lên. Kéo từng lõi đi theo đường của nó đến hàng kẹp đúng. Cắt dư khoảng 100 mm, đánh số dây, ép cosse và xiết vào hàng kẹp.
                4/. Những lõi còn dư, có thể nối vào các hàng kẹp thừa, hoặc để hở, bó chung với bó dây, tùy quan điểm của nhà thiết kế tủ.
                5/. Đối với vỏ chống nhiễu cho từng core của cáp tín hiệu, chỉ nên nối đất một đầu. Thường là đầu phía tủ điều khiển.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #9
                  Cảm ơn mod nhiều lắm,mình vẫn còn rất non kém về mảng này,có gì mod chỉ bảo thêm nhé!
                  Mình thấy mảng này rất có ích trong việc ứng dụng thưc tế đó,mọi người toàn tìm học những cái cao siêu để rồi những cái cơ bản thiết thực thì thấy mọi người hờ hững thế nào ấy????
                  một lần nữa cảm ơn về sự chia sẻ quý báu của bạn!
                  Bạn đã bao giờ đi dây các mô hình dạy nghề điện chưa?Mình hay làm mảng đó nhưng có ít kinh nghiệm quá,đi dây còn chậm và xấu nữa!hixhix.Nhờ mod chỉ cho vài đường nhé!
                  Last edited by naptle; 15-03-2009, 22:28.
                  |

                  Comment


                  • #10
                    Đối với các mô hình để dạy HS, anh nên lưu ý một số vấn đề sau:

                    1/. Vì HS còn rất ít kinh nghiệm trong việc phân định dây nối, nên anh nên dùng dây nối nhiều màu. Và quy định luôn màu nào để nối loại dây gì.

                    Thí dụ dây nguồn dương hoặc dây pha màu đỏ, dây nguồn âm hoặc dây trung tính màu đen. Các dây khác dùng các màu khác.

                    2/. Dây đi trong mô hình, nên dùng dây 1 lõi, ruột cứng. (Trong khi dây đi trong công nghiệp phải là loại dây mềm bện bằng nhiều sợi nhỏ). Dây nên được uốn thẳng và đi theo hình ê ke. Các điểm chuyển hướng nên bẻ 90 º. Bó dây không cần thiết chắc chắn lắm, vì bất cứ lúc nào cũng có thể phải mở ra chỉ dẫn cho HS xem. Làm như thế vừa đẹp, vừa dễ hình dung cho HS, và sau mỗi lần mở ra, bó lại không tốn nhiều công sức.

                    Cái này Nhóc chưa làm lần nào, nhưng xem qua một số mô hình ở một vài trường thì thấy có một vài mô hình như vậy. Và theo nhận xét chủ quan của Nhóc, thì nó có vẻ như ưu việt hơn những cái khác.

                    Mình thấy mảng này rất có ích trong việc ứng dụng thưc tế đó,mọi người toàn tìm học những cái cao siêu để rồi những cái cơ bản thiết thực thì thấy mọi người hờ hững thế nào ấy????
                    Việc nối dây này thường các anh chị điện tử ít quan tâm. Các anh chị ấy quan tâm nhiều đến việc thiết kế, lập trình và chạy mạch in... Nhóc không phải là dân Điện tử, mà là dân Hệ thống điện, nên mới quan tâm. Nhờ vậy mới có chút chút để trả lời anh.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #11
                      Cảm ơn "Cô Nhóc" nhé! quả thật mình thấy mod rất tuyệt đó(về mặt chuyên môn)khi nào mod cho mình YM nhé,có gì trao đổi tiện hơn!mình có rất nhiều điều muốn nhờ đó!
                      nick mình là naptle2000
                      |

                      Comment


                      • #12
                        Hai hôm nay, Nhóc có dịp đi thăm một vài cơ sở, nhân dịp, xin phép chụp vài tấm hình làm tư liệu. Sẵn có nên lựa vài tấm lên minh họa các anh chị xem thủ. Đây chưa phải là những cách làm hoàn hảo, nhưng xét chung thì cũng xem như là đạt yêu cầu. Những hình này khi chụp đã xin phép, nên không vi phạm về vấn đề tiết lộ bí mật kinh doanh.

                        Vì vị trí không thuận tiện, hơi tối và chật chội, nên chất lượng hình không được đẹp. Các anh chị thông cảm.

                        Đây là các cách nối dây vào mạch điện tử, của một trạm biến điện:





                        Đây là cách nối dây vào thiết bị, của trạm biến điện trên, và của một nhà máy điện:







                        Và đây là toàn cảnh một tủ nối dây trung gian của một cơ sở sản xuất nước tinh khiết:



                        Last edited by cô nhóc; 21-03-2009, 09:46. Lý do: Thay đổi một số hình
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #13
                          Đây là một vài loại đầu cosse loại nhỏ thường gặp trong các tủ điều khiển:



                          Đây là một số loại nhãn đánh số cho dây. Các anh chị thấy nhà sản xuất còn cẩn thận, mỗi số một màu khác nhau, theo quy luật màu điện trở: đỏ: 2 cam: 3... Tuy nhiên nếu các anh chị mua ở VN thì chỉ có một màu vàng cho tất cả các số.:

                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            Phải công nhận là họ đi đây đẹp thật,mình mà gặp cái mô hình có nhiều dây như vậy là rất hay bị rối tinh lên,"nhóc" có cách nào giúp mình không?
                            Cảm ơn mod nhé,từ những tấm hình đó mình rút ra được nhiều bài học cho bản thân rồi đó!
                            Last edited by naptle; 24-03-2009, 23:25.
                            |

                            Comment


                            • #15
                              mình xin tham gia chút xíu nhé.chủ yếu là đặt hệ thống dây trên máng cáp.máng bằng thép.,và cũng có loại bằng nhựa.máng được cố định chắc chắn vào cột nhà hay tường nhà.chỗ rẽ nhánh,hay khúc cua cần lượn cho đẹp mắt.dây dẫn điện đặt trên đó cột chặt,thẳng hàng.hết lớp này đến lớp kia.nhất là khi nối dây vào mô tơ cần gắn thêm đầu răng bằng nhựa vào hộp đấu dây của mô tơ.vừa cố định dây vừa an toàn điện.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              naptle Tìm hiểu thêm về naptle

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X