Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao người Nhật dùng 100VAC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi tieubu01 Xem bài viết
    Tôi có đọc được ở một tài liệu người Nhật cũng thừa nhận rằng điện 200V~240V thì có lợi hơn (hầu hết trên thế giới đều dùng), nhưng do lịch sử từ thời Minh Trị thì điều kiện kinh tế của Nhật lúc đó không cho phép nên đã chọn lựa sử dụng điện 100V, là loại bình dân (về kinh tế). Do vậy từ đó đến nay vẫn cứ dùng như vậy. Còn một vấn đề nữa là hiện nay Nhật bản vẫn có vùng dùng với tần số 50Hz và có vùng dùng với tần số 60Hz...cũng chẳng hiểu tại sao nữa.
    Còn về an toàn thì chắc không phải vì điện giật có liên quan đến I chứ không liên quan đến U -> Dùng điện 220 an toàn hơn (Vì cùng một công suất khi U tăng gấp đôi thì I giảm một nửa) không biết đúng không, hihi.
    U tăng gấp đôi mà R không đổi thì I tăng gấp lắm đó bạn!!!!

    Không nói đến giật, chỉ cần 50VAC giật với (R người + R tiếp xúc + R tiếp đất) đủ nhỏ và dòng điện đi qua tim thì tim sẽ liệt ---> não chết, các bộ phận khác đều sống! Đặc biệt là "cái ấy", lúc nào cũng dựng đứng lên!

    Tôi chỉ nói đến an toàn của các thiết bị, Về điện trở cách điện của thiết bị í mà!!!

    Người ta thiết kế sản phẩm đều trù tính các khả năng an toàn cho người sử dụng.
    Còn VN mình thì thấy thằng khác xài được, thậm chí rò điện tê tê mà nó xài được thì... mình cũng xài được!



    P/S: "cái ấy" là... tóc ấy mà!

    Comment


    • #17
      Hỏi tại sao ở Nhật điện 100v thế sao không hỏi VN tại sao là 220v? chuẩn điện lưới ở các nước quy ước như thế nào ?nếu nói về độ an toàn vậy tại sao thế giới không thống nhất chung với nhau luôn ?
      ngoài ra điện áp đang sử dụng có phù hợp với thiết bị điện không ? Chẳng hạn như người Mỹ dùng điện 110v thì các thiết bị điện cũng sài 110v mà đem về VN sài thì seo nhỉ ?
      Nếu về an toàn điện thì chỉ xét riêng áp thì chưa đủ
      Tui cũng thắc mắc có gì các bác pro chỉ dùm

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi nhatson.elec Xem bài viết
        hehe với 100V, nếu ko tắm vài ngày, dụng vào không bị giật ah.

        điện trở người tấm 10Mega ohm đỗ lại, theo cong thức tính P, bác thử tính xem nếu đụng vào điện 100V và 220V sẽ tiêu tán trên cơ thể bao W là biết thoai mờ

        b.r
        Đụng vào điện, điện áp càng cao thì bị giựt càng mạnh, điện thế 220V thì giựt mạnh hơn 110V. Vì vậy ngày xưa, một ngàn chín trăm hồi đó, xin điện kế 220V (điện kỹ nghệ) thì nhà đèn cắm cho 1 cái cọc đất, để có dây tiếp đất cho thiết bị. Ngày nay thì khác? Cắm cọc đất, "họ" hỏi để làm gì vậy?
        Hồi đó, xin điện kế 3 pha (dùng được 110V, 220V), giá điện rẽ hơn điện 110V, kỳ hôn? Nhà đèn cho là mình dùng điện kỹ nghệ, sản xuất, dùng càng nhiều, giá càng rẽ. Ngày nay thì ngược lại một trăm tám mươi độ, dùng càng nhiều giá càng cao!
        Đứng để cho điện giựt, vì điện giựt sẽ bị hao điện, hao càng nhiều, giá càng cao. . .

        Hỏng giám vui.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
          Đụng vào điện, điện áp càng cao thì bị giựt càng mạnh, điện thế 220V thì giựt mạnh hơn 110V. Vì vậy ngày xưa, một ngàn chín trăm hồi đó, xin điện kế 220V (điện kỹ nghệ) thì nhà đèn cắm cho 1 cái cọc đất, để có dây tiếp đất cho thiết bị. Ngày nay thì khác? Cắm cọc đất, "họ" hỏi để làm gì vậy?
          Hồi đó, xin điện kế 3 pha (dùng được 110V, 220V), giá điện rẽ hơn điện 110V, kỳ hôn? Nhà đèn cho là mình dùng điện kỹ nghệ, sản xuất, dùng càng nhiều, giá càng rẽ. Ngày nay thì ngược lại một trăm tám mươi độ, dùng càng nhiều giá càng cao!
          Đứng để cho điện giựt, vì điện giựt sẽ bị hao điện, hao càng nhiều, giá càng cao. . .

          Hỏng giám vui.
          hok bít do em hok hỉu hay do văn pác cao siu wa' mà trình độ của em hok đủ để lĩnh hội. pác có thể viết rõ ràng cho những dân bình dân như em hỉu được hok? thank pác nhìu!!!

          Comment


          • #20
            Vấn đề không phải là hàng second hand, mà là hàng nhập cảng, anh à.

            Vào thuở khai thiên lập địa ngành điện của anh Nhật bủn, vì phải mua hàng púa sua khắp nơi, nên họ phải xài cái đó cho... tiện.

            Thời gian đó, Pháp xài 120V, 50 Hz, mạng lưới 208/120. Miền nam VN cũng xài chuẩn đó, nhưng lại gọi là mạng 220 / 110.
            Mỹ xài 200 / 115 60 Hz.

            Mạng 100V 50 Hz vừa xài được đồ của Âu châu, vừa xài được đồ của Mỹ.

            Ở Mỹ ngày trước có cả các mạng 400Hz, và 25 Hz nữa. Nhưng chúng không tồn tại lâu. Chỉ còn tần số 400 được giữ lại trong các hệ servo motor điều khiển máy bay, thiết bị quân sự, và các thiết bị khuếch đại từ trong dân sự.

            Hiện nay nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc còn cả một hệ điều thế và kích thích cho máy phát 33 MW sử dụng hệ thống khuếch đại từ 400Hz. Trong sân bay còn một vài thiết bị hình như là xoay radar đời xưa lắm, cũng sử dụng tần số này. Không biết đã thay mới chưa.

            Đọc các sách thiết kế mạch Trans thời 60's (của Papa Nhóc) vẫn đề cập đến các mạch servo motor xài tần số 400.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #21
              Các nước chuyển sang xài 220V chỉ gần đây thôi. Hình như chưa đến 30 hoặc 40 năm, Nhóc không biết rõ. Chỉ biết là mấy cái sơ đồ radio đèn từ thời grand papa để lại, đốt tim nối tiếp, vẫn xài 110, không biến áp nguồn. Loại đốt tim song song, mãi sau này (thời Papa Nhóc) mới có.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #22
                xin chào mọi người, nghe một số người nói, em chi nói lại để anh em tham khảo thôi ha! Thằng Nhật nó xài điện 100v là vì nó muốn nước nó phát triển không cần nhập thiết bị của nước ngoài vì nhập về cũng khó sử dụng được, chỉ cho phép nó xuất khẩu thiết bị thôi, hok biết có đúng hôk nữa hihihi

                Comment


                • #23
                  Sao ai chưa từng nghĩ tại sao tại sao ở Việt Nam cũng có mạng lưới điện cao thế 110kv xuyên quốc gia. Có lẽ người Nhật cũng nghĩ gần như thế.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Choelua2009 Xem bài viết
                    Sao ai chưa từng nghĩ tại sao tại sao ở Việt Nam cũng có mạng lưới điện cao thế 110kv xuyên quốc gia. Có lẽ người Nhật cũng nghĩ gần như thế.
                    Lưới 110 kV ở VN chỉ là lưới khu vực thôi anh à. Đâu có xuyên cuốc ra? Xuyên Quốc gia là lưới 500 kV cơ.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết

                      Ở Mỹ ngày trước có cả các mạng 400Hz, và 25 Hz nữa. Nhưng chúng không tồn tại lâu. Chỉ còn tần số 400 được giữ lại trong các hệ servo motor điều khiển máy bay, thiết bị quân sự, và các thiết bị khuếch đại từ trong dân sự.

                      Hiện nay nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc còn cả một hệ điều thế và kích thích cho máy phát 33 MW sử dụng hệ thống khuếch đại từ 400Hz. Trong sân bay còn một vài thiết bị hình như là xoay radar đời xưa lắm, cũng sử dụng tần số này. Không biết đã thay mới chưa.

                      Đọc các sách thiết kế mạch Trans thời 60's (của Papa Nhóc) vẫn đề cập đến các mạch servo motor xài tần số 400.
                      Điện 400Hz và các mô tơ 400Hz thường là từ trong máy bay ra.

                      http://www.wonderquest.com/expoundin...al-systems.htm
                      Aircraft electrical components operate on many different voltages both AC and DC. However, most of the aircraft systems use 115 volts (V) AC at 400 hertz (Hz) or 28 volts DC. 26 volts AC is also used in some aircraft for lighting purposes. DC power is generally provided by “self-exciting” generators containing electromagnetics, where the power is generated by a commutator which regulates the output voltage of 28 volts DC. AC power, normally at a phase voltage of 115 V, is generated by an alternator, generally in a three-phase system and at a frequency of 400 Hz.

                      Higher than usual frequencies, such as 400 Hz, offer several advantages over 60 Hz – notably in allowing smaller, lighter power supplies to be used for military hardware, commercial aircraft operations and computer applications. As aircraft space is at a premium and weight is critical to aircraft engine thrust and fuel burn (and thus the aircraft range and engine horsepower per pound), 115 volts at 400 Hz offers a distinct advantage and is much better than the usual 60 Hz used in utility power generation.

                      However, higher frequencies are also more sensitive to voltage drop problems. There are two types of drops: resistive and reactive. Resistive losses are a function of current flowing through a conductor with respect to the length and size of the conductor. This is the most important factor in controlling resistive power loss and applies regardless of frequency. The short transmission range of higher frequencies is not a factor in most airborne applications.

                      Reactive drops, on the other hand, are caused by the inductive properties of the conductor. Reactive drops are a function of both cable length and the AC frequency flowing through the conductor. With high frequencies such as 400 Hz, reactive drops are up to seven times greater at 60 Hz.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                        Các nước chuyển sang xài 220V chỉ gần đây thôi. Hình như chưa đến 30 hoặc 40 năm, Nhóc không biết rõ. Chỉ biết là mấy cái sơ đồ radio đèn từ thời grand papa để lại, đốt tim nối tiếp, vẫn xài 110, không biến áp nguồn. Loại đốt tim song song, mãi sau này (thời Papa Nhóc) mới có.
                        Đốt tim nối tiếp, vẫn xài 110V, không biến áp nguồn. Dùng được cho điện AC và DC đấy.
                        Loại đốt tim song song Cái này thì có biến áp nguồn, chỉ dùng điện AC. Tất nhiên rồi. Nhưng TV thì lại dùng đốt tim nối tiếp, chỉ có một số rất chi là ít dùng biến áp và đốt tim song song. Thế mới lạ.
                        Còn cái này, không biết cô nhóc có biết? Radio, đèn điện tử chân không, dùng pin, thế mới hay. (Dùng 4 cục pin đại mắc song song, 3 khối pin tép (thường gọi là pin bánh tét vì nó giống bánh tét) mắc nối tiếp).
                        Chuyển sang dùng điện 220V, để giảm chi phí cho nhà đèn. . .

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Thời gian đó, Pháp xài 120V, 50 Hz, mạng lưới 208/120. Miền nam VN cũng xài chuẩn đó, nhưng lại gọi là mạng 220 / 110.
                          Mỹ xài 200 / 115 60 Hz.
                          Mỹ dùng 120V/240V 60Hz cho 1 pha và 2 pha. Mấy cái này là điện nhà. 240V thường cho máy lạnh, máy giặt và máy xấy quần áo.

                          Trong công nghệ thì cũng có như trên và thêm 3 pha 208V cho các máy lớn.

                          115V thì chưa thấy nhưng 117V RMS thì thấy rồi.

                          Comment


                          • #28
                            ơ hơ, nếu nói Nhật xài hàng cũ từ châu Âu (120V) và Mỹ(110V) thì sao nó không xài 110V mà lại xài 100V??? theo mình nghĩ thì lý do chiến tranh là đúng nhất.
                            mình thấy điện 110V thì an toàn hơn 220V, nhưng cái nào đụng vào cũng tê cả..hihi

                            Comment


                            • #29
                              Nói thêm về mặt an toàn: trong các máy điện thì các cấp cách điện quan trọng thế nào thì các bác cũng biết rồi đấy!
                              Theo thời gian thì kỹ thuật chế tạo các vật liệu cách điện cũng phát triển so với thời đó nhiều lắm rồi, do đó vấn đề 220V hiện nay là phổ biến cũng đương nhiên!

                              Nếu ở vào thời điểm đó thì các thiết bị dùng 220V sẽ có kích thước lớn hơn... kéo theo nhiều chi phí khác, giá thành tăng, không phù hợp về kinh tế sau chiến tranh!
                              Thêm nữa, Nhật Bản bấy giờ chưa lai nhiều nên còn nhỏ con, thích xài đồ nhỏ!


                              Nhật hồi đó theo Mỹ, Anh (NS có pót bài trên) nên mắc mớ gì mà lại phải xài 220B như Soviet!

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                                Vấn đề không phải là hàng second hand, mà là hàng nhập cảng, anh à.

                                Vào thuở khai thiên lập địa ngành điện của anh Nhật bủn, vì phải mua hàng púa sua khắp nơi, nên họ phải xài cái đó cho... tiện.

                                Thời gian đó, Pháp xài 120V, 50 Hz, mạng lưới 208/120. Miền nam VN cũng xài chuẩn đó, nhưng lại gọi là mạng 220 / 110.
                                Mỹ xài 200 / 115 60 Hz.

                                Mạng 100V 50 Hz vừa xài được đồ của Âu châu, vừa xài được đồ của Mỹ.

                                Ở Mỹ ngày trước có cả các mạng 400Hz, và 25 Hz nữa. Nhưng chúng không tồn tại lâu. Chỉ còn tần số 400 được giữ lại trong các hệ servo motor điều khiển máy bay, thiết bị quân sự, và các thiết bị khuếch đại từ trong dân sự.

                                Hiện nay nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc còn cả một hệ điều thế và kích thích cho máy phát 33 MW sử dụng hệ thống khuếch đại từ 400Hz. Trong sân bay còn một vài thiết bị hình như là xoay radar đời xưa lắm, cũng sử dụng tần số này. Không biết đã thay mới chưa.

                                Đọc các sách thiết kế mạch Trans thời 60's (của Papa Nhóc) vẫn đề cập đến các mạch servo motor xài tần số 400.
                                Ý kiến Cô Nhóc rất thuyết phục! (Nhóc chứ không hề nhỏ)
                                -Như vậy, cách nghĩ của mình không sai? Nhật chọn chuẩn 100v cho mình là một cách chọn lựa khôn ngoan và độc lập chứ không đổ lổi chiến tranh.
                                -Trong chiến tranh, đương nhiên nước mạnh phải đổ nhân lưc, tài lực, vật lực vào chiến trường, sau chiến trarnh, vật lực chính là hàng second hand. SH của thế kỹ trước có hình thái khác với SH bây giờ?....
                                -Các thông số về chuẩn điện thế giới mình hơi khập khiễng vì thiếu tư liệu. xin cảm ơn các bạn đã post lên tư liệu và sử liệu.
                                -Thấy Cô Nhóc tôn sùng Pappa quá? Mình hình dung một Anh bạn già đạo mạo và tri thức, chắc Ông ấy không có nick ảo như thói quen của thần dân thời @ ? vậy nếu có thể? Cô Nhóc tiết lộ danh tánh ngươì bạn già đáng kính trọng này được không?...(mail riêng cũng được)
                                Thân ái!....
                                ptoanel@yahoo.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X