Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao người Nhật dùng 100VAC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
    Nói thêm về mặt an toàn: trong các máy điện thì các cấp cách điện quan trọng thế nào thì các bác cũng biết rồi đấy!
    Theo thời gian thì kỹ thuật chế tạo các vật liệu cách điện cũng phát triển so với thời đó nhiều lắm rồi, do đó vấn đề 220V hiện nay là phổ biến cũng đương nhiên!

    Nếu ở vào thời điểm đó thì các thiết bị dùng 220V sẽ có kích thước lớn hơn... kéo theo nhiều chi phí khác, giá thành tăng, không phù hợp về kinh tế sau chiến tranh!
    Thêm nữa, Nhật Bản bấy giờ chưa lai nhiều nên còn nhỏ con, thích xài đồ nhỏ!


    Nhật hồi đó theo Mỹ, Anh (NS có pót bài trên) nên mắc mớ gì mà lại phải xài 220B như Soviet!

    Cái này theo em cũng chưa chắc, em lại thấy nhiều thiết bị 220V nhỏ hơn 110V. Nếu cùng một công suất dòng điện chạy trong thiết bị 110V phải lớn hơn 2 lần trong thiết bị 220, nhưn cách điện thì ngược lại. Như vậy có thể các thiết bị càn nhiều cách điện như biến áp thì có thể 220 to hơn, chứ các thiết bị điện 220 khác lại bé hơn.

    Comment


    • #47
      Nhóc đọc ở đâu đó có một bài viết, nguyên là như thế này, không biết có đúng không:

      Điện đầu tiên được đưa vào sử dụng rộng rãi là ở Mỹ, với công sức mày mò tìm tòi và chế tạo ra cái bóng đèn đốt tim đầu tiên của ông Edison, với tim đèn là than của 1 loại tre trúc gì đó bên tận... Phi Châu.

      Tất nhiên với loại tim như thế, với khả năng chế tạo vào thời đó, thì không phải dễ dàng có thể chế tạo một bóng đèn ở bất cứ điện áp nào, mà phải tìm điện áp tối ưu. Điện áp tối ưu đó được ông Edison mày mò tìm được là khoảng ... xấp xỉ 90VDC.
      Sau đó một thời gian ngắn, Ông Testla lại đề nghị dùng VAC, và đề nghị tăng lên chút nữa, thành 120V. Việc dùng AC (để có thể tăng cao hơn) và tăng điện áp sử dụng lên chút đỉnh đó đã tiết kiệm được rất nhiều, vì bớt được thất thoát trên đường dây tải điện.

      Tất nhiên khi chuyển từ 120 thành 220 hay 240 thì sẽ có lợi hơn nữa, nhưng là lợi cho... nhà đèn, mà lại có hại cho túi tiền của người dân, vì phải loại bỏ gần hết các vật dụng đã lỡ mua. Vì thế đối với những nước có nền tiêu thụ điện dân dụng quá lớn rồi thì người ta không nghĩ đến chuyện thay đổi.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #48
        Góp ý chút chơi.

        Giới thiệu tí kiến thức chung, vì thấy nhiều anh em trao đổi còn lang mang quá.
        * Về điện thế:
        - Nguy hiểm (Càng cao càng nguy hiểm, không cứ 110V hay 220V, xem tài liệu an toàn điện nào đó).
        - Hao phí truyền dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương điện thế (Nếu cùng cỡ dây, công suất, điện thế cao gấp đôi => hao phí = 1/4). Do đó, dây dẫn để truyền cùng công suất tiêu thụ đv điện thế 100V sẽ lớn gấp 4 lần đv 200V, để đảm bảo hao phí như nhau.
        - Đối với cấp điện thế thấp, vấn đề cách điện không ảnh hưởng nhiều.
        - Không ai dùng điện 1000V cho tiêu dùng (quá nguy hiểm) hoặc 50 hay 70V (hao phí truyền dẫn quá cao).

        * Về tần số:
        - Tần số càng cao, lõi từ trong máy điện càng nhỏ. Do đó, trong máy bay thường dùng 400Hz => khối lượng máy phát điện nhỏ đi nhiều.
        - Đối với động cơ không đồng bộ (loại động cơ thông dụng nhất trong công nghiệp), tốc độ quay: n gần bằng (nhỏ hơn một tí) 60f/p (f: tần số, p: số đôi cực), có nghĩa là với f = 50Hz, có thể thiết kế động cơ quay ở tốc độ gần 3000rpm, 1500rpm, 1000rpm,... tương ứng với p = 1,2,3,4...
        - Dân điện tử sẽ thích nguồn điện tần số cao hơn, vì giảm được tụ lọc nguồn vào. Dân truyền dẫn điện sẽ không thích tần số cao, vì khi đó điện kháng dây dẫn lớn (ZL = 2*pi*f*L), do đó, tổn hao đường dây phải lớn, hơn nữa, còn bị ảnh hưởng hiện tượng "đường dây dài" gây mất ổn định lưới điện.

        Những ý nhỏ trên nói đến lưới điện thông dụng, không nhắc đến những thiết bị chuyên dụng như máy phát kích từ....
        Trong 1 lưới điện, có thể có nhiều cấp điện thế song song hoạt động, nhưng chỉ có duy nhất 1 cấp tần số.


        Chào các anh em, để nhớ thêm, SL viết tiếp!

        Comment


        • #49
          Gửi anh em:
          http://uk.answers.yahoo.com/question...1055339AAID8Yl
          hy vong giải đáp được phần nào
          Japan followed the US in using 110 (in the US, now 120) as the US use of 120v AC 60Hz, (240 for heavier use such as stoves and air conditioners and cloths dryers and 480 for industrial {was 440 at one time}) is far more efficient than the European 50Hz system.
          NBHVDNTG_C5!no trace

          Comment


          • #50
            Vấn đề an toàn điện là chủ yếu thôi .

            Comment


            • #51
              Lúc trước học trường đại hoc Bách Khoa, thầy dạy kỹ thuật điện nói, mấy thằng Nhật và Châu Âu da nó trắng và mỏng, điện trở xuất thấp, nên nếu bị điện giật dễ chết, vì thế phải hạ điện áp xuống cho an toàn. Còn Việt Nam ta da vàng, điện trở xuất cao, chịu đựng cao hơn tụi kia, nên điện áp cao hơn cũng chẳng sao, heheh. Vả lại chúng ta còn nghèo, tăng điện áp giảm tổn hao, kinh tế quan trọng hơn tính mạng con người (^_^). Đây chỉ là cách nói ví von, đúng hay sai xin các bác bỏ qua, vui là chính.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              ptoanel Tìm hiểu thêm về ptoanel

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X