Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Mình nghĩ công suất tác dụng của tụ 10kVAr chỉ khoảng chục watt mà thôi, nó là tổn hao điện môi (rờ tụ thấy ấm)
Bạn thử đếm số vòng quay của công tơ khi đóng tụ 10kVAr này xem sao.
Chú ý xem công tơ hữu công nha bạn.
Thử xem nó quay 1 vòng hết bào nhiêu giây.
Tính công suất tiêu thụ dựa trên số Wh/rpm của công tơ, tỷ số BU, BI nếu có.
Đúng vậy. Đối với một tụ điện thực tế thì mạch tương đương của nó là một tụ điện lý tưởng mắc song song với một điện trở. Điện trở này biểu thị cho sự tổn hao của chất điện môi.Thường thì tổn hao này rất nhỏ nên xem như không đáng kể so với công suất tác dụng của mạch tải. Vì vậy khi tắt hết tải thì mới cần tắt tụ bù.
Thân chào.
Cảm ơn các bạn . Theo các bạn thì không phải trả tiền CSTD khi bù dư . Nhưng thực tế tháng vừa qua chỗ mìng phải trả gần 2 triệu đồng vì quên không ngắt tụ khi trạm bơm nghỉ không bơm . Rất may mà phát hiện được . Chẳng biết giải thích sao nữa . ( Công tơ mình dùng là công tơ đo CSTD loại cơ qua TI )
Các bạn cho mình hỏi nhé . Một hệ thống điện hạ áp cần bù 300 kva để cos f đạt = 0.85 để không bị phạt cosf. Nhưng khi bù dư ví dụ dư 100 kva thì có tổn hao điện năng không ( Phải trả thêm tiền điện ) Và được tính như thế nào . Theo mình tính thì phải trả thêm vì tụ điện cũng là 1 dạng tải.:
các bác oi? em rắc rối với bộ điều khiển tụ bù, các bác chỉ dùm em với.
chả là cty em co lắp đặt 2 hệ thống bù cho 1 nhà máy. 1 tủ là 300 kVAR 6 cấp và tủ 600kVAR 12 cấp. bộ điều khiển tụ bù là hiệu Mikro của malaysia. sau khi lắp đặt và cài đặt thì (cài đặt ở chế độ mặc định của thiết bị) thì bộ điều khiển này chỉ làm việc được 4 cấp đối với tủ 6 cấp và 12 cấp mặc dù hệ số cos <0,8 trong khi đó em cài đặt hệ số cos là 0,95.
vậy bác nào biết về lỗi trên của bộ điều khiển thì mách dùm em với,
em xin cảm ơn nhiều.
Cảm ơn các bạn . Theo các bạn thì không phải trả tiền CSTD khi bù dư . Nhưng thực tế tháng vừa qua chỗ mìng phải trả gần 2 triệu đồng vì quên không ngắt tụ khi trạm bơm nghỉ không bơm . Rất may mà phát hiện được . Chẳng biết giải thích sao nữa . ( Công tơ mình dùng là công tơ đo CSTD loại cơ qua TI )
bạn trả tiền là đúng rùi, chả oan tí nào
hiện nay hầu hết các công tơ ba pha đều là công tơ điện tử ( đúng không nhỉ? ), loại này đo được công suất hữu công và công suất vô công của mạng điện của cơ sở tiêu thụ.
Nếu lưới điện của bạn có hệ số công suất quá thấp ( dung kháng hay cảm kháng ) thì bạn phải trả một khoảng tiền chóng mặt cho khoản trên. Bạn để ý thế này: trên mỗi tụ thường có ghi thông số: chả hạn 20 KVAr, có nghĩa là công suất phát ra công suất phản kháng của nó (dung kháng ) là 20 KVAr gần tương đương với công suất tiêu thụ của 20 cái bàn ủi !!!! đó là một con số khủng khiếp!!!
Theo qui định điên lực sẽ tính tiền lượng công suất phản kháng mà bạn tiêu thụ (dung hay cảm đều bị chặt tiền cả - tức là nếu bạn không dùng tụ bù hay bù quá là hệ số công suất trở nên thấp hơn qui đinh : 0,85)- Giá mỗi KVArh cũng tương đương hoặc đắt hơn 1 KWh (mà hình như chả rẻ) do từng chi nhánh điện lực qui định.
Hiện nay, các bộ điều khiển tụ bù được bán với giá tương đối ...mềm ( 1-2 triệu/bộ) có thể giải quyết được vấn đề trên.
Thật ra bạn cũng có thể nối cứng tụ với mạch động cơ- tức là nguồn cấp cho tụ và động cơ chung sau một CB; nếu làm như vậy thì bạn chả phải lo là quên tắt tụ mỗi khi tát động cơ. Nhưng đừng vội mừng điều này sẽ làm tụ của bạn rất chóng hỏng , vì các xung điện áp nhọn khi khởi động động cơ. Với sự điều khiển của bộ điều khiển, các tụ được đóng trễ một khoảng thời gian thích hợp , đồng thời hỗ trợ các chức năng bảo vệ quá áp, quá nhiệt ,... hay những điều bất lwoij cho hệ thống bù.
các bác oi? em rắc rối với bộ điều khiển tụ bù, các bác chỉ dùm em với.
chả là cty em co lắp đặt 2 hệ thống bù cho 1 nhà máy. 1 tủ là 300 kVAR 6 cấp và tủ 600kVAR 12 cấp. bộ điều khiển tụ bù là hiệu Mikro của malaysia. sau khi lắp đặt và cài đặt thì (cài đặt ở chế độ mặc định của thiết bị) thì bộ điều khiển này chỉ làm việc được 4 cấp đối với tủ 6 cấp và 12 cấp mặc dù hệ số cos <0,8 trong khi đó em cài đặt hệ số cos là 0,95.
vậy bác nào biết về lỗi trên của bộ điều khiển thì mách dùm em với,
em xin cảm ơn nhiều.
Theo bon thì có thể việc này do các nguyên nhân sau:
* Dung lượng của các cấp tụ của bạn chưa phù hợp, vì giả sử khi đóng 4 cấp tụ, hệ số công suất của mạng điện là 0,75 ; nhưng khi bộ điều khiển đóng thêm cấp thứ 5 thì hệ số công suất là -0,8 ( bù dư). Lúc này bộ điều khiển tự động ngắt cấp vừa đóng và duy trì 4 cấp đã đóng với hệ số công suất 0,78 như trước. Để kiểm tra bạn có thể vận hành ở chế độ Manual, đóng 5 cấp tụ và kiểm tra hệ số công suất hiện tại. Nếu đưng, bạn phải chọn lại cấp tụ bù phù hợp hơn.
*Còn một nguyên nhân nữa có thể trong việc tùy chỉnh, bạn hoặc ai đó đã vô tình disable nhánh 5 và nhánh 6. Khi đó tất nhiên nó dóng tới cấp 4 là cấp cuối rùi
* Bạn nên kiểm tra lại sơ đồ nối dây của bộ điều khiển, thông số CT ( nếu bộ điều khiển cho phép cài đặt tỉ số CT )
cac bac oi! help tui voi .tuidang bi vu cosfy mang he so am .makhong sao su ly duoc.no bi mat dien sau do khong sao lam duoc
cos phi âm có gì đâu mà hốt hoảng. chỉ là hệ thống đang bù dư công suất đấy thôi! Chủ yếu bạn nên xem lại hệ số công suất đang là bao nhiêu
Thông thường các hệ thôgns điều khiển thường khống chế hệ số công suất từ +0,9 -> - 0,9. Nếu hệ số công suất âm quá ( -0,8 -> -0,3 ...) thì nên xem lại các thông số của hệ điều khiển. Cụ thể: giá trị cài đặt ( khống chế giới hạn cos phi), giá trị CT, giá trị công suất của từng cấp tụ,...
Khi chạy ở chế độ tự động mà cosφ =0.45, mà bù 1 cấp với dung lượng 40kVAr thì làm sao đạt được cosφ >0.85 được bạn. Bạn chọn tủ 160kVAr mà mới đóng có 1 cấp mà đã đòi đạt thì chọn chi cho phí thế.
Chào các bạn
Tùy theo sơ đồ đấu nối của thiết bị bộ điều khiển mà ta cấp nguồn 1 pha hay 3 pha . Nếu 1 pha thì áp pha nào thì dòng ở pha đó , còn 3 pha thì áp trên 2 pha dòng ở pha còn lại ( CT phải lắp đúng cực tính và ở đầu vào tổng )
Vụ này mình cũng gặp, kiểm tra các tụ rồi nên thay hết thì sẽ được, mình cũng đang làm, kết quả sẽ báo các bác, bộ điều khiển bên e thì tốt, khi tải dưới 200A thì bù tốt, cosphi lớn hơn 0.9 nhưng tải 400A thì đóng tất cả cũng chỉ 0.6 thôi. E thay hết 32 tụ 25KVAr luôn.
Có cách nào kiểm tra tụ EPCOS 25KVAr không các bác, vì bên e gắn từ năm 2007 nên e cho nó hết xí quách rồi nên thay ...he...hê
Các bác có cách hay cho ACE học hỏi.
Bây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Comment