Vấn đề nhiều dây nối song song trong một rãnh là vấn đề không đơn giản. Đối với các máy phát lớn, mỗi sợi dây trong một rãnh có thể cho ra vài trăm volt, và để tải dòng hàng nghìn amper thì phài một vài chục dây dẫn dẹp ghép song song. Tuy nhiên vấn đề về từ thông tản giữa đáy rãnh và lớp trên khác nhau, chiều dài khi đấu nới cũng khác nhau... dẫn đến tổng trở của mỗi sợi trong cùng bó dây sẽ rất khác nhau, làm cho sự phân bố dòng không đồng đều, dẫn đến phát nhiệt cục bộ ở sợi dây này trong khi lãng phí đồng ở sợi khác. Vì thế người ta luôn phải hoán vị các dây dẫn song song để tạo sự cân bằng. các mối nối sẽ không đơn giản theo kiểu tóm tất cả các đầu song song lại và hàn, mà sẽ là nối từng sợi độc lập với nhau. Chỉ khi ra đến đầu cực bên ngoài thì mới thu gom cả cụm.
Đối với các máy phát điện có điện áp cao, thì việc đổi nối từ song song sang nối tiếp, rất nhiều trường hợp sẽ là bất khả thi, vì vấn đề điện áp chịu đựng của chất cách điện. Giả sử người ta thiết kế máy phát 3kV, anh muốn đổi thành 6kV, thì dù sơ đồ có cho phép đổi được, nhưng khi đổi sẽ có những cuộn dây không chịu được điện thế cao sẽ bị đánh thủng ngay lần chạy đầu tiên. cách điện của các đầu cực, giá đỡ dây, sứ xuyên, cáp... cũng sẽ hư hỏng bất cứ lúc nào.
Vì thế, nên việc chuyển từ song song sang nối tiếp là vấn đề không phải đơn giản, nhất là các máy phát lớn (cỡ 1MW trở lên). Cho dù anh đổi nối cả cụm, hay không đổi nối cả cụm được mà phải đổi nối từng phần trong một cụm...
Riêng đối với các máy mini hay micro cỡ vài đến vài chục kw thì có lẽ khá đơn giản. Vì thường chúng ta sẽ đổi nối từng cụm một. Thí dụ có 4 cuộn dây 4cực đang nối song song, có thể nối lại thành 2 nhánh, mỗi nhánh có 2 cuộn nối tiếp. Nhưng cũng phải rất cẩn thận về cực tính và bước cực. Vì nếu nhầm lẫn sẽ không ra được điện áp đúng, hoặc có thể gây ngắn mạch cục bộ, và cháy máy phát.
Việc đấu từ song song sang nối tiếp hay ngược lại về mặt lý thuyết nếu làm đúng kỹ thuật sẽ không làm tăng hay giảm hiệu suất của máy phát, cũng như không làm ảnh hưởng đến mạch kích từ. (Riêng cái này thì anh Caniggia hình như có đôi chút sơ xuất). Vì cho dù đổi nối như thế nào nếu chúng ta vẫn tuân thủ điện áp định mức của mỗi thành phần, thì từ thông của máy phát cũng sẽ không đổi.
Đối với các máy phát điện có điện áp cao, thì việc đổi nối từ song song sang nối tiếp, rất nhiều trường hợp sẽ là bất khả thi, vì vấn đề điện áp chịu đựng của chất cách điện. Giả sử người ta thiết kế máy phát 3kV, anh muốn đổi thành 6kV, thì dù sơ đồ có cho phép đổi được, nhưng khi đổi sẽ có những cuộn dây không chịu được điện thế cao sẽ bị đánh thủng ngay lần chạy đầu tiên. cách điện của các đầu cực, giá đỡ dây, sứ xuyên, cáp... cũng sẽ hư hỏng bất cứ lúc nào.
Vì thế, nên việc chuyển từ song song sang nối tiếp là vấn đề không phải đơn giản, nhất là các máy phát lớn (cỡ 1MW trở lên). Cho dù anh đổi nối cả cụm, hay không đổi nối cả cụm được mà phải đổi nối từng phần trong một cụm...
Riêng đối với các máy mini hay micro cỡ vài đến vài chục kw thì có lẽ khá đơn giản. Vì thường chúng ta sẽ đổi nối từng cụm một. Thí dụ có 4 cuộn dây 4cực đang nối song song, có thể nối lại thành 2 nhánh, mỗi nhánh có 2 cuộn nối tiếp. Nhưng cũng phải rất cẩn thận về cực tính và bước cực. Vì nếu nhầm lẫn sẽ không ra được điện áp đúng, hoặc có thể gây ngắn mạch cục bộ, và cháy máy phát.
Việc đấu từ song song sang nối tiếp hay ngược lại về mặt lý thuyết nếu làm đúng kỹ thuật sẽ không làm tăng hay giảm hiệu suất của máy phát, cũng như không làm ảnh hưởng đến mạch kích từ. (Riêng cái này thì anh Caniggia hình như có đôi chút sơ xuất). Vì cho dù đổi nối như thế nào nếu chúng ta vẫn tuân thủ điện áp định mức của mỗi thành phần, thì từ thông của máy phát cũng sẽ không đổi.
Comment