Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Một hệ thống điều tốc khác cũng hiện đại nhưng cũ một tí, của Nga, cũng cho turbine nước loại Francis.
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC:
Hệ thống điều tốc là một hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ của tổ máy luôn ở giá trị định mức khi tổ máy ở chế độ vận hành bình thường, đồng thời đảm bảo được các chức năng sau:
- Khởi động tự động hoặc bằng tay tổ máy.
- Chạy không tải tổ máy.
- Đảm bảo tổ máy làm việc trên lưới ở các chế độ: "Công suất", "Tần số", "Điều khiển nhóm" và "Bù đồng bộ".
- Đảm bảo chuyển đổi tổ máy từ chế độ công suất sang chế độ bù và ngược lại.
- Tự động chuyển từ các chế độ "công suất", "điều khiển nhóm" sang chế độ "tần số" khi tần số lưới vượt quá giá trị cho phép.
- Dừng tổ máy trong chế độ bù.
- Dừng bình thường và dừng sự cố tổ máy.
CẤU TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC:
1. Tủ điều tốc điện: Tủ điều tốc điện được cấu tạo gồm có 2 khối chức năng chính như sau (hình 1):
- Bộ điều chỉnh tần số và công suất.
- Rơle tần số quay và bộ lệnh.
a. Bộ điều chỉnh tần số và công suất:
- Hệ thống điều khiển vi xử lý ΜΠСУ1.
- Bảng điều khiển giao diện (bàn phím).
- Hệ thống theo dõi điện-Thuỷ lực.
- Giao diện vào/ra của bộ vi xử lý-Bộ điều chỉnh.
- Hệ thống nguồn cấp.
a1. Hệ thống điều khiển vi xử lý ΜΠСУ1:
Hệ thống điều khiển ΜΠСУ1 thực hiện theo thuật toán viết bằng chương trình phần mềm Visuabasic C++, tạo tín hiệu điều khiển cho khối hệ thống theo dõi Điện-thuỷ lực.
Hệ thống ΜΠСУ1 có các cơ cấu sau đây được thực hiện bằng chương trình:
- Thiết bị đo tần số quay.
- Bộ định vị tần số.
- Vùng chết được điều chỉnh theo tần số.
- Tự động điều chỉnh tần số quay khi đồng bộ.
- Bộ PID tạo tín hiệu điều khiển theo tốc độ.
- Bộ định vị điện tử.
- Bộ định vị công suất.
- Bộ PID tạo tín hiệu điều khiển công suất cùng bộ hiệu chỉnh công suất theo cột áp hiện hành.
- Bộ hạn chế độ mở.
- Bộ chọn cực tiểu.
- Bộ cộng gia số.
- Bộ tích phân đầu ra.
a2. Bảng điều khiển giao diện:
Cho phép thực hiện các thao tác sau:
- Chọn chế độ điều khiển "tại chỗ-từ xa".
- Điều khiển bộ định vị tần số.
- Điều khiển bộ định vị công suất.
- Điều khiển bộ hạn chế cơ.
- Điều khiển bộ hạn chế điện.
- Đóng bộ tự động điều chỉnh tần số.
- Đóng dừng sự cố.
- Bàn phím và màn hình cho phép để nhân viên vận hành liên lạc với bộ vi xử lý ΜΠСУ1 khi hiệu chỉnh và vận hành bộ điều chỉnh tần số và công suất. Bộ giao diện thực hiện các chức năng sau:
+ Chọn và đặt giá trị của các đại lượng biến thiên khi chuẩn bị dưa bộ điều chỉnh vào vận hành.
+ Lựa chọn và đặt các thông số điều chỉnh trong quá trình vận hành.
+ Hiển thị lên màn hình trạnh thái của bộ điều chỉnh.
a.3. Khối theo dõi và khuyếch dại Điện-thuỷ lực:
Khối theo dõi và khuyếch đại điện-thuỷ lực là một bộ phận của hệ thống theo dõi điện-thuỷ lực dùng để điều khiển cuộn dây điện từ của bộ biến đổi điện-thuỷ lực trong tủ điều tốc cơ *MEX20.
Tín hiệu đầu vào của khối bao gồm:
- Tín hiệu điều khiển bộ biến đổi Điện-Thuỷ lực từ ΜΠСУ1.
- Tín hiệu phản hồi vị trí pittông ngăn kéo chính.
- Tín hiệu phản hồi vị trí cánh hướng.
- Tín hiệu phản hồi vị trí M00.
- Tín hiệu điều khiển logic.
a.4. Nguồn cung cấp:
a.5. Các môdule liên lạc:
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Dạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
Dạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
Comment