Thông báo

Collapse
No announcement yet.

1 biến tần điều khiển bơm công suất khác nhau!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 1 biến tần điều khiển bơm công suất khác nhau!

    Mình có 1 thắc mắc mong các pac có kn giải quyết giùm.
    Chẳng là mình có 3 bơm 2 con 45kw, 1 con 22kw. Nay muốn dùng 1 biến tần để điều khiển 1 trong 3 bơm đó(mạch điều khiển và lực mình đã làm được để chọn bơm chạy qua biến tần).
    Thắc mắc của mình là nếu mình chọn biến tần cho bơm 45kw thì khi chuyển sang chạy cho bơm 22kw thì có đươc không? những vấn đề gì sẽ gặp khi chạy như vậy?

  • #2
    Nguyên văn bởi donvicto Xem bài viết
    Mình có 1 thắc mắc mong các pac có kn giải quyết giùm.
    Chẳng là mình có 3 bơm 2 con 45kw, 1 con 22kw. Nay muốn dùng 1 biến tần để điều khiển 1 trong 3 bơm đó(mạch điều khiển và lực mình đã làm được để chọn bơm chạy qua biến tần).
    Thắc mắc của mình là nếu mình chọn biến tần cho bơm 45kw thì khi chuyển sang chạy cho bơm 22kw thì có đươc không? những vấn đề gì sẽ gặp khi chạy như vậy?
    mình nghĩ bạn dùng ok, chỉ có điều do công suất bơm chênh lệch nhiều nên sẽ có 1 vấn đề là dòng bảo vệ: với bơm lớn bạn phải cài đặt
    dòng bảo vệ lớn nên nó sẽ không bảo vệ được quá tải cho bơm nhỏ vì vậy khi bơm nhỏ hoạt động sẽ không an toàn tuy nhiên nếu không yêu cầu khắt khe thì phương án của bạn là kinh tế nhất rồi.
    Cty tnhh thiết bị điện - điện tử công nghiệp: 0437821690 / 0988.775.900
    Thiết kế hệ thống điện điều khiển
    Sửa chữa INVERTER, DRIVER , PLC, UPS ...!

    Comment


    • #3
      Chào bạn nếu bạn sợ như vậy thì theo mình nên gắn 1 relay nhiệt cho motor 22KW thôi như vậy cũng an toàn mà .

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi donvicto Xem bài viết
        Mình có 1 thắc mắc mong các pac có kn giải quyết giùm.
        Chẳng là mình có 3 bơm 2 con 45kw, 1 con 22kw. Nay muốn dùng 1 biến tần để điều khiển 1 trong 3 bơm đó(mạch điều khiển và lực mình đã làm được để chọn bơm chạy qua biến tần).
        Thắc mắc của mình là nếu mình chọn biến tần cho bơm 45kw thì khi chuyển sang chạy cho bơm 22kw thì có đươc không? những vấn đề gì sẽ gặp khi chạy như vậy?
        Về mạch điều khiển và động lực chắc cũng vẫn không có gì, nhưng theo tôi còn có một số vấn đề nhỏ như sau:

        - thứ nhất: vấn đề bảo vệ dòng quá tải của động cơ, có ý kiến là dùng rơ le nhiệt cho từng động cơ riêng => khá kinh tế, nhưng tôi không chắc là khả năng bảo vệ của rơle nhiệt vì theo tôi biết thường rơle nhiệt được lắp trước biến tần.
        - thứ hai: mỗi động cơ có các thông số định mức khác nhau (điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, và quan trọng nhất là nội trở của cuộn dây khác nhau). Do đó với mỗi động cơ khác nhau thì các thông số cài đặt cho biến tần cũng khác nhau.

        => Tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một biện pháp: Theo tôi biết Schneider có loại ATV61 ứng dụng cho bơm và quạt với phần mềm giao diện rất linh hoạt. Với mỗi loại động cơ ta sẽ đặt các thông số định mức (kể cả thông số dòng bảo vệ) và lưu vào bộ nhớ của biến tần bằng một cái tên khác nhau. Khi nào cần chạy bơm 45kw thì gọi file thông số cho bơm 45kw, khi nào cần chạy bơm 22kw thì gọi file thông số cho bơm 22kw., Tuy nhiên để thực hiện được nó cũng còn một số vấn đề cần lưu tâm:
        - Đó là vấn đề kinh tế: vì nếu so sánh với một số loại biến tần của HQ, ĐL thì giá của ATV61 cũng vấn khát chát
        - Tôi chưa nghiên cứu được kỹ "con" ATV61 này cho lắm, không biết có thể gọi file thông số trên bằng cách tác động 1 đầu vào DI của biến tần được không. Nếu không thì mỗi lần thay đổi bơm lại phải thay đổi trong biến tần qua màn hình giao diện của nó (khá rắc rối đấy).

        Trên đây là một vài ý kiến của tôi mong các bạn đóng góp thêm.
        Người thích điên....nặng

        Comment


        • #5
          Chào anh Duyanh04 ,mình xin mạo muội trả lời ý của Anh
          thứ nhất: vấn đề bảo vệ dòng quá tải của động cơ ,rơle nhiệt được lắp trước motor
          thứ hai: mỗi động cơ có các thông số định mức khác nhau (điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, và quan trọng nhất là nội trở của cuộn dây khác nhau) nhưng có thể cài đặt biến tần gần giống nhau do biến tần có chức năng Auto turnning . Có gì không chuẩn nhờ các Anh chỉ bảo thêm

          Comment


          • #6
            Cảm ơn các bạn đã góp ý cho băn khoăn của mình! sau khi tham khảo ý kiến của các bạn mình thấy ý kiến thứ 2 của duyanh04 giốn băn khoăn của mình. Việc cài đặt các thông số của động cơ cho biến tần chính xác là hết sức quan trọng.
            Có lẽ mình sẽ tìm hiểu về Atival 61
            một lần nữa cám ơn các bạn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi donvicto Xem bài viết
              Cảm ơn các bạn đã góp ý cho băn khoăn của mình! sau khi tham khảo ý kiến của các bạn mình thấy ý kiến thứ 2 của duyanh04 giốn băn khoăn của mình. Việc cài đặt các thông số của động cơ cho biến tần chính xác là hết sức quan trọng.
              Có lẽ mình sẽ tìm hiểu về Atival 61
              một lần nữa cám ơn các bạn
              một vấn đề nữa là nếu bạn chuyển 2 bơm tự động thì chú ý về việc đóng cắt tuần tự mạch lực với chân Enable của biến tần, nếu không biến tần sẽ báo lỗi ngay
              Share much to get very much :-?
              Please contact:

              Comment


              • #8
                có bạn nào biết bảo vệ quá tải của fr-d700 là "P" mấy chỉ zùm. thank

                Comment


                • #9
                  Chào mọi người.
                  Mình cũng nói thật luôn điều này trước khi có ý kiến góp ý. Mình làm nhân viên kỹ thuật cho một cty về tự động hóa. Mình có dùng biến tần hãng Delta.
                  Về mặt tính năng Delta có dòng biến tần chuyên dành cho bơm và quạt là VFD-F.
                  Với bài toán của bạn là hoàn toàn làm được, mình nói đến Delta là vì nó rẻ hơn nhiều so với các hãng khác.
                  Quay lại với bài toán trên của bạn : Vấn đề của bạn là biến tần 45Kw chạy cho hai loại bơm, 1 cái 45kw, 1 cái 22kw.
                  Điều lưu ý ở đây là điện áp của hai động cơ đều cùng mức (vd 380). Với biến tần nó có đủ các tính năng bảo vệ. Việc lắp thêm rơ le nhiệt là hoàn toàn lãng phí. Nhưng thông số tải bơm và chế độ bảo vệ của 45kw khác xa so với 22kw. Tuy nhiên bạn vẫn gải quyết được bằng cách lắp thêm 1 PLC rẻ tiền nhất của Delta ( <100$).
                  Việc chuyển bơm sẽ do PLC đảm nhiệm. Khi có lệnh chuyển bơm PLC sẽ dùng truyền thông RS-485 đẩy bộ tham số mới cho biến tần. Bạn sẽ hoàn toàn ko cần cài đặt lại biến tần. Dùng PLC cũng mang lại các tính năng hay cho hệ thống như quản lý chế độ quá dòng, quá momen, ... ,giúp bảo vệ bơm an toàn hơn hẳn.
                  Bạn thử xem giá của VFD-F + PLC Delta rồi so sánh với việc dùng biến tần của hãng khác. Tiếp theo bạn kiểm tra tuổi thọ biến tần bằng cách tham khảo những người đã dùng rồi đưa ra quyết định cuối cùng nhé.
                  Tiện đây mình nói luôn, mình đã làm thực tế bài toán có sử dụng 1 biến tần 160Kw và 1 biến tần 90Kw cho hệ thống tự động ổn định áp suất của nhà máy nước. Chúc bạn sớm giải quyết được bài toán.
                  Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

                  Mr.Quỳnh 0978706839

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  donvicto Tìm hiểu thêm về donvicto

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X