Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp

    Chào cả nhà.
    Công ty mình hiện tại làm chủ yếu về thương mại các thiết bị tự động hóa( Schneider, siemens, LS..). Nhưng sắp tới sẽ làm thêm mảng tủ điện(bao gồm cả thiết kế và lắp đặt tủ điện). Mình là kỹ thuật viên, mà mảng này mình lại chưa làm nhiều . Đặc biệt là phần bố trí thiết bị, thiết kế đi dây. Ai có kinh nghiệm hay tài liệu giúp mình với.

  • #2
    cái này nhiều khi là kinh ngiệm thực tế nên cũng khó nếu chỉ nói mà làm được, bảo công ty cử sang công ty khác học lắp tủ 1thời gian là ok

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi ngheokobeo Xem bài viết
      Chào cả nhà.
      Công ty mình hiện tại làm chủ yếu về thương mại các thiết bị tự động hóa( Schneider, siemens, LS..). Nhưng sắp tới sẽ làm thêm mảng tủ điện(bao gồm cả thiết kế và lắp đặt tủ điện). Mình là kỹ thuật viên, mà mảng này mình lại chưa làm nhiều . Đặc biệt là phần bố trí thiết bị, thiết kế đi dây. Ai có kinh nghiệm hay tài liệu giúp mình với.
      Không biết công ty bạn đang định sản xuất thêm hay là lắp đặt mới vậy?
      - Nếu là lắp đặt mới thì đơn giản thôi:

      B1: Tính chọn công suất của nhà xưởng
      B2: căn cứ B1 chọn dây dẫn phù hợp
      B3: vẽ lại sơ đồ nhà xưởng
      B4: Căn cứ B3 để đi dây, lắp đặt
      B5: Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ( chống sét....) nếu cần!
      yêu cầu: nguồn điện lấy từ lưới hoặc máy biến áp ---- tủ điện ---- thiết bị

      đơn giản cứ thế mà làm! chúc thành công

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi lee_nguyen Xem bài viết
        Không biết công ty bạn đang định sản xuất thêm hay là lắp đặt mới vậy?
        - Nếu là lắp đặt mới thì đơn giản thôi:

        B1: Tính chọn công suất của nhà xưởng
        B2: căn cứ B1 chọn dây dẫn phù hợp
        B3: vẽ lại sơ đồ nhà xưởng
        B4: Căn cứ B3 để đi dây, lắp đặt
        B5: Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ( chống sét....) nếu cần!
        yêu cầu: nguồn điện lấy từ lưới hoặc máy biến áp ---- tủ điện ---- thiết bị

        đơn giản cứ thế mà làm! chúc thành công
        Mình hỏi lee_Nguyễn chút nhé
        Việc bố trí các thiết bị trong tủ như MCCB tổng, MCCB, contactor thì thường thiết kế như nào khoa học, bắt buộc mình phải nắm hết kích thước các thiết bị à, nếu mình chỉ thiết kế tủ điện, kích cỡ các loại thiết bị đóng cắt làm sao mình nắm hết được nhỉ.

        Comment


        • #5
          -bạn phải tra catalog để biết kích thước của từng thiết bị
          -xắp xếp các thiết bị
          -từ đây mới có kích thước của tủ điện

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi ngheokobeo Xem bài viết
            Chào cả nhà.
            Công ty mình hiện tại làm chủ yếu về thương mại các thiết bị tự động hóa( Schneider, siemens, LS..). Nhưng sắp tới sẽ làm thêm mảng tủ điện(bao gồm cả thiết kế và lắp đặt tủ điện). Mình là kỹ thuật viên, mà mảng này mình lại chưa làm nhiều . Đặc biệt là phần bố trí thiết bị, thiết kế đi dây. Ai có kinh nghiệm hay tài liệu giúp mình với.
            Một chút kinh nghiệm thực tế trong việc thiết kế và lắp đặt tủ điện Công nghiệp
            nếu có gì còn thiếu sót, xin các bạn bổ sung thêm:
            Các giai đoạn:

            1/ lập bảng sơ đồ khốI của phần điện cần lắp đặt (nếu đã có sơ đồ thiết kế mạch)

            2/ khảo giá thị trường các vật liệu cần mua (kiếm loạI có chất lượng,và dư tảI ,nếu cần chọn giữa 2 giá thì chọn cái nào có giá cao hơn.) khi đã có các vật tư theo yêu cầu của sơ đồ khốI,dùng kích thước thực tết của các vật tư này để xem sắp đặt các vị trí nào trên bảng hợp lý nhất

            3/ các vật liệu phụ trong lắp đặt tủ điện. (như các vòng sô thứ tự cài vào dây,thanh sắt dùng cài các kđt,timer,các đầu nốI điện .vv.

            4/ lắp các cơ phận lên bảng (ván ép dày 10mm,hoặc phíp hoặc bảng sắt - đặt bảng ở vị trí nằm ngang khi lắp ráp )

            5/sau khi lắp xong, thử độ an toàn cách điện của bảng tủ vớI các cơ phậnlắp trên bảng (nếu bảng tủ là bằng sắt)
            thử trước bằng điện lướI nốI tiếp vớI 1 bóng đèn tròn 300watts,
            xem sự hoạt động của các cơ phận có đúng vớI quy trình thiết kế hay không./sửa các chỗ sai,nếu có.

            6/ thử lạI 1 lần vớI tảI nhỏ .sau đó ráp bảng các cơ phận vào tủ.

            7/làm khung chân tủ lắp đặt tủ vào vị trí,kéo dây điện từ các động cơ vào tủ,kéo điện lưới.

            8/ thử lạI phần dây nốI đất,an toàn về điện (dây nốI đất của cánh cửa tủ và thân tủ phảI là loạI đồng ,dây dẹt,đan lưới ,mềm,khó đứt)

            triển khai trong 8 bước trên thì cần chú ý:

            phần 1/ vẽ sơ đồ khốI là liên quan đến phần bố trí các thiết bị trong tủ, Phân làm 3 phần
            Mạch công suất,
            mạch điều khiển
            và mạch tự động.

            về mặt an toàn thì 1 tủ điện cần bố trí sao cho thích hợp vớI hướng điện lưới vào và hướng điện ra các thiết bị sử dụng (phần nhiều điện 3 pha và động cơ tảI,như vậy cần quan sát vị trí các máy,vị trí điện lướI,vị trí công nhân sủ dụng,vận hành máy để hình thành 1 vị trí lắp đặt hợp lý và an toàn.
            Phần cơ khí của tủ đôi khi cần có sự kín nước nếu máy hoạt động trong môi trường có nhiều sự ẩm ướt

            các thiết bị trong tủ điện :tốI thiểu phảI có 1 aptomát chính và nút tắt,đóng điện của áp tomát này ló ra bên ngoài tủ. Lý do để có thể cô lập hoàn toàn đường dây điện lướI vào tủ khi cần thiết. cường độ cắt tự động có thể chọn tương đương vớI tổng các tảI phụ bên dướI cho đến lớn hơn gấp 3 lần.
            cũng cần bố trí thêm một ổ cắm điện 220 volst trong tủ, để khi bảo dưỡng tũ ,dùng đèn cho sáng,dễ làm.

            Vị trí áp tomát này bố trí ngay nơi các dây điện lướI tiếp cận (thường đặt ở góc trên,bên trái,đôi khi bên phải)
            Một nút nhấn Đỏ,tắt khẩn cấp các động cơ là cần thiết.

            Vị trí các vật liệu ,nếu nhiều,có thể phân thành từng vùng riêng cho mỗI chức năng vân hành.

            Từ trên xuống
            Các thiết bị tiếp theo,như các KĐT lớn trên 1 hàng ngang,các biến tần (nếu có,thường đặt ở vị trì gần các KĐT liên quan
            Các KĐT nhỏ trên 1 hàng ngang,các relay trung gian,các timer cũng trên 1 hàng ngang
            Giữa các hàng KDT là các máng nhựa đi dây các dây điều khiển.

            Các cây Domino thường đặt ở hàng ngang dướI cùng. Hoặc đặt hàng dọc bên trong tủ.

            Phía dướI tủ thường là những lỗ trống hình tròn
            1 dây 3 pha và dây trung tính vào,
            1 cho các dây ra chạy các động cơ,
            1 cho bó dây tớI hộp gắn nút bấm điều khiển (nếu có.)
            Phần 2 : nếu là dùng cho dc chạy có đảo chiều ,bạn cần dùng kdt kép,có khoá cơ cho dù giá có cao hơn 2 kdt đơn.
            một tủ điện đktđ càng sử dụng các cơ phận có chất lượng càng ít phảI bảo hành,vì nếu 1 kđt trong tủ bị cháy,sẽ làm den thui cả tủ chứ không chỉ riêng cái bị cháy.

            Phần 3: Đừng ngạI chi thêm 1 số tiền cho các vật liệu phụ :như
            kềm bấm đầu cod,kềm tuốt dây,dao bén,cây vặn vis có nam châm các cỡ,
            vòng số thứ tự đánh dấu đầu dây,
            đầu cod gắn dây,
            máng nhựa ,làm rãnh chứa dây
            cá`c thanh sắt dẹt chuyên dùng cho việc cài lắp các cơ phận vào bảng.
            các cây domino gắn tiếp dây ra.v..v
            vì những vật liệu này sẽ góp phần cho việc lắp đặt dây trong tủ dễ dàng,có mỹ thuật,gon và an toàn cho tủ,các nhãn đánh dấu của từng vật liệu cũng sẽ giúp ta sửa chữa hay bảo dưỡng tũ dễ dàng vớI sơ đồ mạch kèm theo trong tủ.

            Phần 4: ráp dây tớI phần nào,cài vòng số thứ tự dây cho phần đó ngay,thường thì ráp dây phần điều khiển trước(dây nhỏ),sau mớI qua ráp dây phần công suất(dây to),nếu có thể dùng điện thử luôn từng phần đã ráp dây xong.

            Phần 5 :Bóng đèn sợI tim 220vac 300w (hoặc 100w) sẽ giúp ta thử các mạch điện mà không sợ bị cháy nổ nếu có sự rap sai các đầu dây,nếu có sự ráp sai.chập điện từ phần dây điều khiển,đèn sẽ báo sáng,nếu ráp đúng thì các kđt đủ sứ hít từ các cuộn dây

            Phần 6 tảI nhỏ có thể là 1 động cơ công suất nhỏ

            Phần 7 Khung đặt tủ điện nếu dùng ,cần thiết kế sao cho cân bằng,vững chắc khi đặt tủ vào,phảI có sụ hàn chắc các tiếp điểm vớI dây nốI đất vào tủ.

            Phần 8/ Kiểm tra dây nốI đất của tủ bằng cách dùng 1 bóng đèn sợi tim 300watt : 1 đầu vào pha nguồn điện lướI 220v, đầu còn lạI cho chạm vào vỏ tủ,bóng dèn phảI sáng thì tủ mớI an toàn về điện và có thể sử dụng.

            Lần đầu tiên cần thử cho các động cơ liên quan chạy không tảI để xác định chiều quay cho đúng.
            thử các nút chức năng vận hành trong khoảng 10 phút.thử các công tắc hành trình và tác dụng hiệu quả của nó
            Sau đó mớI cho máy vận hành có tải.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi ngheokobeo Xem bài viết
              Chào cả nhà.
              Công ty mình hiện tại làm chủ yếu về thương mại các thiết bị tự động hóa( Schneider, siemens, LS..). Nhưng sắp tới sẽ làm thêm mảng tủ điện(bao gồm cả thiết kế và lắp đặt tủ điện). Mình là kỹ thuật viên, mà mảng này mình lại chưa làm nhiều . Đặc biệt là phần bố trí thiết bị, thiết kế đi dây. Ai có kinh nghiệm hay tài liệu giúp mình với.
              Nếu bạn chỉ thiết kế đơn thuần thiết bị trong tủ điện hoặc đi dây thôi thì bạn chỉ cần làm một vài lần là rút ra được một số điều, khi bạn thiết kế trong tủ điện và thiết bị thì bạn phải căn cứ vào tải của mình sử dụng mà chọn thiết bị hợp lý sau đó việc tiếp theo của bạn là chọn kích thước vỏ tủ
              cái này cũng rất quan trọng vì nếu chọn kích thước tủ to quá thì lẵng phí , do vậy khi bạn chọn kích thước tủ thì bạn phải biết tủ của mình chứa bao nhiêu thiết bị và sắp xếp sao cho hợp lý và lưu ý một điều là bạn phải để không gian cho thợ đấu tủ uốn cáp và luồn cáp nếu là loại cáp to vì nếu bạn bố trí tủ quá trật thì việc đấu cáp vào các thiết bị rất khó và mất thời gian,
              Nếu bạn mà thiết kế thêm phần tiếp đất và chống sét thì cái này phức tạp hơn nhiều bạn phải biết địa hình chất đất ở đó như thế nào để có thể tính toán ta đóng bao nhiêu cọc để đạt yêu cầu ? cái này bạn lên tìm tài liệu xem thêm vì trong tài liệu có công thức tính toán , cái này thì không chọn linh tinh được.
              Còn nếu thiết kế đi dây thì tốt nhất bạn lên xuống thực tế , vì nhiều khi xem trên bản vẽ kiến trúc cũng chỉ một phần thôi vì nhiều khi nhìn trên bản vẽ có thể đi cáp được nhưng thực tế lại không đi được vì một lí do nào đó cái này mình gặp nhiều rồi
              Chúc bạn thành công

              Comment


              • #8
                Bạn phải tính thiết bị trong đó lắp cái gì mới tính được diện tích tủ điện
                Ví dụ: khởi động từ, nhưng khởi động từ của hãng nào?
                dây điện đường kính bao nhiêu để bố trí máng.
                ..... nhiều lắm.
                Tủ điện khi lắp xong phải gọn mang tính thẩm mỹ cao.
                chúc bạn thành công/

                Comment


                • #9
                  Sau khi tính toán thiết kế, bạn có thể tham khảo giá thiết bị để tính toán giá thành ở cty mình.
                  Engineer : Nguyễn Thanh Dũng
                  sđt :0933171379
                  mail : thanhdung@tienphat-automation.com

                  Comment


                  • #10
                    Cho mình hỏi mọi người điều này nhé:
                    Trước giờ mình làm tủ điện đa số mình dùng MCCB và Contactor của LS (korea), Sau khi hãng LS này thay đổi mẫu mã và mình cảm thấy nó xài ko đc ngon nữa, đặc biệt là Contactor rất hay chập chờn hoặc là dễ cháy.
                    Nay mình muốn thay đổi và muốn mọi người tu vấn cho mình HÃNG khác, mình muốn biết hãng nào vừa túi tiền xài hiệu quả hơn LS...

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    ngheokobeo Tìm hiểu thêm về ngheokobeo

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X