Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp đỡ về đổi nối sao - tam giác

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cần giúp đỡ về đổi nối sao - tam giác

    Hôm qua em có đấu khởi động sao - tam giác cho 1 động cơ có thông số như sau :
    + tamgiác/ sao : 380/660
    + công suất 22 kw
    + dòng điện 41.4/23.5 A
    Em đấu xong chạy bằng điện lưới thì ok.Tuy nhiên khi em chuyển sang chạy điện máy phát có các thông số :
    + 220/380 V
    + 300/150 A
    +125 kvA
    thì khi chạy sao xong , chuyển sang tam giác thì không chạy được (đánh lửa tại các má tiếp điểm khởi động từ, đứt 1 dây chiếu sáng).
    Mong các anh giúp đỡ

  • #2
    trừong hợp này chắc bạn phải kiểm tra lại dòng khởi động ở Y và tg quá. ngoài ra kiểm tra luôn cái chuyển đổi tử Y sang TG có khoảng trễ khử hồ quang không?
    Mình xưa giờ mà dùng máy phát chạy motor lớn toàn phải kiếm thêm con Btần để kéo vì sợ khi khởi động bứt cái máy phát vì nhồi dòng!

    Comment


    • #3
      Bác "zunkun" nói đúng.Em đã thử bằng cách : thay đổi tần số máy phát lên 60 Hz .Kết quả ok.Cám ơn bác nhiều nhá.
      Em đang phân vân có nên đầu tư biến tần không, vì bây giờ khởi động phức tạp quá (tăng f lên 60 Hz để khởi động ,rồi lại giảm về 50 Hz) , trong khi biến tần thì phục vụ mỗi lúc khởi động thì hơi lãng phí động cơ của em là quạt thông gió nên hoạt động liên tục với tốc độ cố định mà.

      Comment


      • #4
        vậy thì dùng khởi động mềm đi, rẻ hơn 1 chút!

        Comment


        • #5
          tôi chưa hiểu tại sao bạn cho tần số máy phát lên 60Hz thì lại ok được, tôi nghĩ 50Hz hay 60Hz thì có gì khác nhau đâu, ( vì khi khởi động ở chế độ sao thì tốc độ cũng phải gần 2/3 tốc độ định mức) mà động cơ của bác công suất cũng không phải là lớn lắm. Công suất nguồn của bạn lớn cũng gấp hơn 4 lần công suất động cơ mà.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hunter_17 Xem bài viết
            Bác "zunkun" nói đúng.Em đã thử bằng cách : thay đổi tần số máy phát lên 60 Hz .Kết quả ok.Cám ơn bác nhiều nhá.
            Em đang phân vân có nên đầu tư biến tần không, vì bây giờ khởi động phức tạp quá (tăng f lên 60 Hz để khởi động ,rồi lại giảm về 50 Hz) , trong khi biến tần thì phục vụ mỗi lúc khởi động thì hơi lãng phí động cơ của em là quạt thông gió nên hoạt động liên tục với tốc độ cố định mà.
            Có một số giải pháp sau đây, bác xem thử sao :
            + Bác thử xem thời gia khởi động Y đã đủ chưa, ( kiểm tra dòng Y giảm dần đến mức thấp nhất) khi đó mới chuyển sang D.
            + Có thể khởi động không tải động cơ, sau đó mới cho tải vào ?
            + Thêm một cấp khởi động nữa bằng cuộn kháng
            + Dùng khởi động mềm...

            Comment


            • #7
              Máy phát của em bên vỏ ghi là 125 kva , nhưng lại là máy mua cũ (đã được sơn lại) cho nên chưa chắc đã đạt được công suất như trên vỏ máy .Vì máy mới mua về nên em chưa test thử được xem công suất của máy đạt khoảng bao nhiêu phần trăm.
              Nhân đây bác "mita-e" có thể nói qua cho em biết thêm về khởi động bằng cuộn kháng được không?

              Comment


              • #8
                Khởi động bằng cuộn kháng là dùng 1 cuộn kháng 3 pha mắc nối tiếp với động cơ

                Khi khởi động cuộn kháng được mắc nối tiếp vào stato nhằm hạn chế dòng điện khởi động. Khi động cơ đạt tốc độ gần tốc độ định mức thì ta nối ngắn mạch cuộn kháng để nối động cơ trực tiếp vào lưới, động cơ làm việc bình thường. Điều chỉnh trị số của điện kháng thì có thể có được dòng điện mở máy cần thiết.
                Mục đích hạ điện áp mở máy, dòng khởi động nhỏ đi vì điện áp đầu cực động cơ sẽ bằng U lưới - U cuộn kháng
                Attached Files

                Comment


                • #9
                  Em chưa dùng cuộn kháng này bao giờ , không biết là nối ngắn mạch cuộn kháng bằng cách nào vậy?Động cơ của em là 22kw vậy dùng cuộn kháng như nào thì đảm bảo?Giá thành cuộn kháng thế nào?Bác cho em ý kiến với!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi hunter_17 Xem bài viết
                    Hôm qua em có đấu khởi động sao - tam giác cho 1 động cơ có thông số như sau :
                    + tamgiác/ sao : 380/660
                    + công suất 22 kw
                    + dòng điện 41.4/23.5 A
                    Em đấu xong chạy bằng điện lưới thì ok.Tuy nhiên khi em chuyển sang chạy điện máy phát có các thông số :
                    + 220/380 V
                    + 300/150 A
                    +125 kvA
                    thì khi chạy sao xong , chuyển sang tam giác thì không chạy được (đánh lửa tại các má tiếp điểm khởi động từ, đứt 1 dây chiếu sáng).
                    Mong các anh giúp đỡ
                    Khi chạy bằng máy phát tại thời điểm chuyển từ sao qua tam giác dòng điện tăng gần bằng dòng điện định mức của máy phát. Nếu bộ AVR của máy phát bù dủ thì điện áp sẽ không giảm bao nhiêu nên không xãy ra hiện tượng đánh lửa nơi tiếp điểm của khởi động từ.Trường hợp bộ AVR bù không đủ, điện áp giảm xuống dưới mức hút của cuộn dây, khởi động từ sẽ đóng mở liên tục gây đánh lửa nơi tiếp điểm. Bạn nên kiểm tra lại bộ AVR đồng thời cũng nên tăng thời gian trể lên khoảng trên 10s xem sao ? Dùng cuộn kháng hạn dòng chỉ trong trường hợp động cơ của bạn có điện áp định mức là 220V/380V. Thời gian đáp ứng của bộ điều tốc động cơ kéo máy phát cũng ảnh hưởng một phần đến tình trạng trên. Tốt nhất là kiểm tra lại từng phần để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh lửa trên và tìm phương pháp khắc phục tương thích. Có thể dùng bộ khởi động mềm để khắc phục tình trạng này.
                    Thân chào

                    Comment


                    • #11
                      Theo Nhóc nghĩ lỗi không phải ở bộ điều thế, mà ở bộ điều tốc. Khi chuyển sang tam giác, dòng tăng tương đối lớn, tốc độ máy bị ghì xuống, tần số giảm thấp.

                      Khi tần số giảm thấp, lực hút của công tắc tơ không đủ mạch, do tần số đập mạch giảm. Khi anh tăng tần số máy lên 60, lúc bị ghì lại vẫn còn cao gần bằng 50, nên không bị tình trạng trên.

                      Anh thử làm theo ý kiến của anh Quang Hiền, là tăng thời gian đổi nối lên để có thể giảm dòng tam giác xuống thấp hơn tý nữa. Ngoài ra cần chỉnh lại độ nhạy và tốc độ đáp ứng của bộ điều tốc.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Mình đã thử để ở 10s rồi 11s , 12s nhưng đều không được.Lúc này khởi động từ không đánh lửa nữa, tuy nhiên áptomat lại nhảy.Mình nghĩ nguyên nhân chắc là do mình đặt thời gian hơi ngắn , có lẽ là mình phải thay lại rơle thời gian rồi.
                        Tuy nhiên khi mình để ở 10s thì dòng điện sao đã giảm nhỏ nhất ,sang 11s thì dòng lại tăng mất rồi.Mọi người thử cho ý kiến xem?

                        Comment


                        • #13
                          Click image for larger version

Name:	untitled.JPG
Views:	1
Size:	14.9 KB
ID:	1379831,Click image for larger version

Name:	untitled1.JPG
Views:	1
Size:	30.1 KB
ID:	1379832. Em hỏi hơi ngốc 1 chút là 2 mạch đổi nối này thì chế độ bảo vệ cái nào hay hơn. vì sao

                          Comment


                          • #14
                            Chào các ACE trên diễn đàn,
                            Tôi là lính mới nhưng đã âm thầm theo dõi lặng lẽ trên 4 rum này đã lâu mà chỉ biết dựa cột mà nghe thôi, hôm nay nhân dịp cùng chủ đề này e xin chủ topic cho mình xin ra mắt các bác cũng nhờ các bác giúp giùm e vụ này, xin chân thành cảm ơn và .....

                            Cty có động cơ quạt 2,2kW, 10 cực, chạy được 50/60Hz và 220/380V, có ghi dòng, rồi tốc độ đầy đủ trên nhãn máy,trên nắp máy cũng chỉ cách đấu Sao và Tam Giác (bằng cách nối theo chỉ dẫn qua 6 đầu dây) mà e chưa up lên được..Sép bảo em làm mạch khởi động, vì nhỏ nên e cho chạy trực tiếp. Tuy nhiên, khi e nối Tam Giác thì động cơ chỉ chạy được 30giây thôi là relay nhiệt ngắt, e rờ dây điện thì nóng... nhưng nối sao thì chạy bình thường...????

                            Xin hỏi thêm các bác khi nối Sao có cần nối 3 đầu cuối của 3 cuộn dây với dây trung tính không? Và tại sao vậy các bác?

                            Lưới điện công ty e là 240V/ 390V, rất mạnh mẽ dư công suất rất lớn, không hề sụt áp, thiếu dòng....

                            Chân thành các bác giúp đỡ...
                            Last edited by tttin; 11-10-2013, 12:41.

                            Comment


                            • #15
                              Động cơ của bạn có ghi thông số 220/380 có nghĩa là nối Tam giác chỉ chạy được 220V còn nối sao sẽ chạy được 380V . Lưới điện của Ta Ud=380V vì thế của bạn không thể chạy theo kiểu nối Tam giác ở trường hợp này . Nếu bạn cố tình cho chạy có nghĩa là đã cấp quá điện áp cho Động cơ dẫn đến dòng tăng cao ( Nếu không có bảo vệ tốt sẽ hư động cơ là điều chắc chắn )
                              Email :
                              DĐ : 0966 6789 22

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hunter_17 Tìm hiểu thêm về hunter_17

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X