Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cần giúp đỡ về đổi nối sao - tam giác

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    [QUOTE=quanghung83;792880]Động cơ của bạn có ghi thông số 220/380 có nghĩa là nối Tam giác chỉ chạy được 220V còn nối sao sẽ chạy được 380V . Lưới điện của Ta Ud=380V vì thế của bạn không thể chạy theo kiểu nối Tam giác ở trường hợp này . Nếu bạn cố tình cho chạy có nghĩa là đã cấp quá điện áp cho Động cơ dẫn đến dòng tăng cao ( Nếu không có bảo vệ tốt sẽ hư động cơ là điều chắc chắn )[/QUOTE
    Cảm ơn bác quanghung83, bác đã cho e một lời giải thích hoàn toàn hợp lý theo những gì đã xảy ra, ban đầu mình nghĩ động cơ này của Trung Quốc nên mình chủ quan cứ nghĩ ở VN sao lại có nguồn 3 pha 220V mà ghi trên nhãn máy làm gì nên mình nối 380V (nếu là động cơ của Nhật thì mình có băn khoăn...), dây nóng phát nhiệt và ngắt sau vài chục giây...
    Nhân tiện bác giúp e tại sao ghi 220/380V nghĩa là TAM GIÁC/SAO mà không là SAO/TAM GIÁC, (có nghĩa là như bác giải thích nối TAM GIÁC là 220V, nối SAO cho áp 380V, mà không là nối SAO là 220V, nối TAM GIÁC là 380V?)
    Còn nối SAO khỏi cần nối dây trung tính cũng OK hả bác?
    Chân thành cảm ơn bác nhiều!!!

    Comment


    • #17
      [QUOTE=tttin;792979]
      Nguyên văn bởi quanghung83 Xem bài viết
      Động cơ của bạn có ghi thông số 220/380 có nghĩa là nối Tam giác chỉ chạy được 220V còn nối sao sẽ chạy được 380V . Lưới điện của Ta Ud=380V vì thế của bạn không thể chạy theo kiểu nối Tam giác ở trường hợp này . Nếu bạn cố tình cho chạy có nghĩa là đã cấp quá điện áp cho Động cơ dẫn đến dòng tăng cao ( Nếu không có bảo vệ tốt sẽ hư động cơ là điều chắc chắn )[/QUOTE
      Cảm ơn bác quanghung83, bác đã cho e một lời giải thích hoàn toàn hợp lý theo những gì đã xảy ra, ban đầu mình nghĩ động cơ này của Trung Quốc nên mình chủ quan cứ nghĩ ở VN sao lại có nguồn 3 pha 220V mà ghi trên nhãn máy làm gì nên mình nối 380V (nếu là động cơ của Nhật thì mình có băn khoăn...), dây nóng phát nhiệt và ngắt sau vài chục giây...
      Nhân tiện bác giúp e tại sao ghi 220/380V nghĩa là TAM GIÁC/SAO mà không là SAO/TAM GIÁC, (có nghĩa là như bác giải thích nối TAM GIÁC là 220V, nối SAO cho áp 380V, mà không là nối SAO là 220V, nối TAM GIÁC là 380V?)
      Còn nối SAO khỏi cần nối dây trung tính cũng OK hả bác?
      Chân thành cảm ơn bác nhiều!!!
      Máy ghi Tam giác / Sao - 220v/380 V tức là khi lưới điện của bạn có điện áp 220 v thì máy cần được nối Tam giác ,khi lưới là 380v cần chuyển sang nối Sao. Bởi vì sự chênh lệch giữa 2 cách nối chênh nhau 1,73 lần ( tức căn bậc 2 của 3 ), 220 x 1,73 ~ 380 v .
      Bạn hãy vẽ hình 2 cách nối sẽ hình dung trực quan


      Khi nối Tam giác ,điện trở cuộn dây của 1 pha được đặt trực tiếp vào U dây ,còn khi nối Sao thì 2 cuộn dây pha nối tiếp nhau và đặt vào U dây .Nếu bạn nối ngược lại ,tức là Nối tam giác mà lại cấp nguồn 380 V vào thì dĩ nhiên động cơ bị vượt áp cho phép 1,73 lần ! Nối đúng áp mà còn cháy khét mù nữa là ... Điều này cực kỳ nguy hiểm ,điều gì xảy ra thì chắc bạn hình dung dc còn gì ,coi chừng bị Sếp cho nghỉ đấy mà lại còn phải đền tiền nữa chứ .Bạn nên xem lại giáo trình Máy điện và Kỹ thuật điện để nắm rõ hơn vấn đề này .
      Dây trung tính có nối hay ko nối vào điểm trung tính thì cũng ko có sự khác biệt gì cả , bình thường thì cũng ko thấy ai nối cả ( cũng có thể mình chưa nhìn thấy )
      Thu mua Vệ tinh,Tàu ngầm,Vũ khí hạt nhân cũ giá cao

      Comment


      • #18
        Bác vinhforever nói đúng đấy . Nếu xếp bảo làm mạch khởi động mà không yêu cầu giảm dòng khởi động thì cứ làm một cái contactor và bộ nut bấm on_off là OK rồi (động cơ phải nối SAO đấy nhé ). Nhưng nếu yêu cầu trong khi khởi động phải giảm dòng khởi động thì có cách :
        - Quấn cho anh ta 1 MBA 3 pha hạ từ 380v xuống 220v và áp dụng phương pháp đổi nối SAO- TAM GiAC
        - Giữ nguyên cách Nối SAO làm mạch khởi động qua ( Cuộn kháng , Điện trở )
        - Giữ nguyên cách nối SAO và lắp mạch khởi động mềm ( dùng mạch điện tử )
        Last edited by quanghung83; 11-10-2013, 14:21.
        Email :
        DĐ : 0966 6789 22

        Comment


        • #19
          Vâng, đúng như bác vinhforever nói, e đã hiểu cũng như bác quanghung83 giúp, nhưng trên nhãn máy không phải ghi Tam giác/ Sao - 220/380V mà ghi như thế này thôi 220/380V nên mình hỏi tại sao phải hiểu như bác nói và cũng như bác quanghung83 mới đúng mà không hiểu theo ý ngược lại tức là nối Sao là 220V, nối tam giác là 380V??? ( Hên là động cơ e còn mới, relay nhiệt ngắt tốt nên chưa có khói lửa...he..he...)

          Các bác cứ chém gió mạnh tay, vì xem lại sách ko bằng học hỏi trên ACE trên 4 rum này đc vì nhanh, gọn, nhẹ, đễ hiểu, thiết thực...
          Các bác thông cảm, e lính mới có sao nói vậy, có sao hiểu vậy, luôn luôn lắng nghe...

          Comment


          • #20
            Nôm na bạn cứ hiểu rằng chạy Tam giác lúc nào điện áp cũng thấp hơn 1,73 lần điện áp chạy sao . Cứ bé hơn thì anh ta phải nối Tam giác vậy thôi
            Email :
            DĐ : 0966 6789 22

            Comment


            • #21
              Còn nếu tttin cần giúp đỡ về mạch khởi động có thể mail cho mình qua địa chỉ : ninhquanghungls@gmail.com
              Email :
              DĐ : 0966 6789 22

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi hunter_17 Xem bài viết
                Em chưa dùng cuộn kháng này bao giờ , không biết là nối ngắn mạch cuộn kháng bằng cách nào vậy?Động cơ của em là 22kw vậy dùng cuộn kháng như nào thì đảm bảo?Giá thành cuộn kháng thế nào?Bác cho em ý kiến với!
                Tôi có lời khuyên với bạn là bạn dùng timer để chuyển đồi sao sang tam giác bạn chỉnh thời gian chuyển tam gian trễ hơn khoảng 10s hoặc lớn hơn tùy vào động cơ mang tải nhiều hay ít nếu thời gian sớm quá thì nó xảy ra hiện tượng như của bạn nói đó, cái này khắc phục quá đơn giản có gì đâu phải đắn đo và làm phức tạp thêm( chú ý đấu đúng đầu dây động cơ)

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi quanghung83 Xem bài viết
                  Nôm na bạn cứ hiểu rằng chạy Tam giác lúc nào điện áp cũng thấp hơn 1,73 lần điện áp chạy sao . Cứ bé hơn thì anh ta phải nối Tam giác vậy thôi
                  Vâng, bác thật chí lý. Đơn giản dễ hiểu, mình sẽ ghi nhớ, còn giải thích theo logic chuyên môn mình sẽ có điều kiện xem lại tài liệu như bác Vinhforever đã nhắc,
                  Bác vinhforever có tài liệu post cho mình tham khảo với.
                  Xin cảm ơn hai bác quanghung83 và bác vinhforever đã quan tâm giúp đỡ.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi tttin Xem bài viết
                    Vâng, đúng như bác vinhforever nói, e đã hiểu cũng như bác quanghung83 giúp, nhưng trên nhãn máy không phải ghi Tam giác/ Sao - 220/380V mà ghi như thế này thôi 220/380V nên mình hỏi tại sao phải hiểu như bác nói và cũng như bác quanghung83 mới đúng mà không hiểu theo ý ngược lại tức là nối Sao là 220V, nối tam giác là 380V??? ( Hên là động cơ e còn mới, relay nhiệt ngắt tốt nên chưa có khói lửa...he..he...)

                    Các bác cứ chém gió mạnh tay, vì xem lại sách ko bằng học hỏi trên ACE trên 4 rum này đc vì nhanh, gọn, nhẹ, đễ hiểu, thiết thực...
                    Các bác thông cảm, e lính mới có sao nói vậy, có sao hiểu vậy, luôn luôn lắng nghe...
                    cụ thể là đấu sao là đấu nối tiếp còn dấu tam giác là đấu song song như thế xem điện áp mà đấu

                    Comment


                    • #25
                      Vụ nối Sao/Tam Giác mình nghĩ ACE cũng đã thông rồi, giờ các bác thảo luận tiếp giữa công suất điện ngõ vào với công suất momen quay lấy ra trên trục động cơ, liên quan giữa nối Sao, Tam giác với momen trên trục.
                      Rất nhờ các cao thủ góp ý đơn giản, dễ hiểu cho ACE học hỏi. Xin cảm ơn???

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      hunter_17 Tìm hiểu thêm về hunter_17

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X