Thông báo

Collapse
No announcement yet.

2 máy phát được kéo bởi cùng 1 turbine

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 2 máy phát được kéo bởi cùng 1 turbine

    Mình có một câu hỏi muốn nhờ các bạn cho ý kiến đóng góp: Mình có 2 máy phát 3 pha giống nhau và 1 turbine. Mình muốn dùng turbine này kéo đồng thời 2 máy phát rồi sau đó hòa vào với nhau. Các bạn có thể cho ý kiên xem có đc không và nên làm thế nào? Thanks!

  • #2
    Bác cần biết là đk hòa đồng bộ là gì??
    -Cùng pha
    -f1~f2
    -u1~u2
    đặc tính của 2 máy phải có độ dốc thì mới đảm bảo hòa mà ko gậy hại gì cho 2 máy..Bạn phải biết đc tương đối lí lịch 2 máy nếu ko trả giá đấy. Giả sử máy phát 1 có đặc tính cứng thì ko máy nào hòa đc với nó đâu_Nó sẽ dành hết tải về nó đấy.


    Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
    Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
      Bác cần biết là đk hòa đồng bộ là gì??
      -Cùng pha
      -f1~f2
      -u1~u2
      đặc tính của 2 máy phải có độ dốc thì mới đảm bảo hòa mà ko gậy hại gì cho 2 máy..Bạn phải biết đc tương đối lí lịch 2 máy nếu ko trả giá đấy. Giả sử máy phát 1 có đặc tính cứng thì ko máy nào hòa đc với nó đâu_Nó sẽ dành hết tải về nó đấy.
      Thanks bạn!
      Các điều kiện hòa đồng bộ thì mình biết roài. Nhưng ở đây mình có thiết bị như vậy muốn hỏi ý kiến các bạn xem có "chế" được không vì sếp mình nói đã từng nhìn thấy có nơi người ta làm như vậy nên giao cho mình nghiên cứu. Rất mong các bạn đóng góp ý kiến....

      Comment


      • #4
        Trong trường hợp anh nói, thì những khó khăn lại thuộc về phần cơ chứ không phải phần điện.

        Trước hết, Turbine phải có công suất bằng 2 máy phát. Ba món phải nối đồng trục với nhau, trong đó, máy phát ở giữa phải chịu tải trọng cao hơn nhiều so với khả năng của nó.
        '
        Đầu khớp nối giữa turbine và máy phát được thiết kế để chịu tải của máy phát, bây giờ phải chịu moment xoắn gấp đôi, vì phải chuyển thêm 1 công suất bằng cong suất của chính nó sang máy phát thứ hai.

        Đầu kích thích của máy thường được thiết kế để không kéo gì cả, bây giờ phải chịu 1 moment xoắn bằng với định mức của nó.

        Cho dù các thiết bị trên đã được thiết kế với hệ số an toàn rất cao, nhưng khi phải mang tải như thế, hoặc là hệ số an toàn sẽ không đủ, hoặc nếu đủ thì cũng không còn độ an toàn dự trữ nữa.

        Đối với phần điện thì đơn giản hơn. Nếu đặc tính 2 máy không giống nhau, người ta có thể điều chỉnh bằng các cuộn cảm hoặc điện trở nối tiếp với cuộn dây stator để phân bố công suất hữu công. Với công suất vô công, có thể chỉnh định bộ điều thế, hoặc hồi tiếp xoắn dòng điện giữa 2 máy. Cũng có thể tính toán dễ hơn, bằng cách thay vì nối trực tiếp 2 máy phát với nhau qua một biến áp lớn, thì có thể nối với nhau bằng 2 máy biến áp nhỏ.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi mr_jin Xem bài viết
          Mình có một câu hỏi muốn nhờ các bạn cho ý kiến đóng góp: Mình có 2 máy phát 3 pha giống nhau và 1 turbine. Mình muốn dùng turbine này kéo đồng thời 2 máy phát rồi sau đó hòa vào với nhau. Các bạn có thể cho ý kiên xem có đc không và nên làm thế nào? Thanks!
          Turbin lái 2 máy phát chắc chắn phải qua hộp giảm tốc và với tốc độ, tần số giống nhau vậy rồi.Vấn đề còn lại chỉ là thứ tự pha .Vậy đk hòa OKIE
          Về chuyện chia tải củng không lo, vấn đề có thể giải quyết bằn hệ thống tự động phân chia tải nếu như 2 máy không cùng độ dốc. Có thể dùng các phần tử thụ động hoặc các bộ điều khiển

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
            Trong trường hợp anh nói, thì những khó khăn lại thuộc về phần cơ chứ không phải phần điện.

            Trước hết, Turbine phải có công suất bằng 2 máy phát. Ba món phải nối đồng trục với nhau, trong đó, máy phát ở giữa phải chịu tải trọng cao hơn nhiều so với khả năng của nó.
            '
            Đầu khớp nối giữa turbine và máy phát được thiết kế để chịu tải của máy phát, bây giờ phải chịu moment xoắn gấp đôi, vì phải chuyển thêm 1 công suất bằng cong suất của chính nó sang máy phát thứ hai.

            Đầu kích thích của máy thường được thiết kế để không kéo gì cả, bây giờ phải chịu 1 moment xoắn bằng với định mức của nó.

            Cho dù các thiết bị trên đã được thiết kế với hệ số an toàn rất cao, nhưng khi phải mang tải như thế, hoặc là hệ số an toàn sẽ không đủ, hoặc nếu đủ thì cũng không còn độ an toàn dự trữ nữa.

            Đối với phần điện thì đơn giản hơn. Nếu đặc tính 2 máy không giống nhau, người ta có thể điều chỉnh bằng các cuộn cảm hoặc điện trở nối tiếp với cuộn dây stator để phân bố công suất hữu công. Với công suất vô công, có thể chỉnh định bộ điều thế, hoặc hồi tiếp xoắn dòng điện giữa 2 máy. Cũng có thể tính toán dễ hơn, bằng cách thay vì nối trực tiếp 2 máy phát với nhau qua một biến áp lớn, thì có thể nối với nhau bằng 2 máy biến áp nhỏ.
            Cô nhóc có thể giải thích kĩ hơn cho mình về phần điện được không. Còn phần cơ thì theo như mình hiểu thì hình như ý cô nhóc là lắp trục turbine truyền động cho trục máy 1, rồi trục máy 1 truyền cho trục máy 2 phải không. Phần cơ mình không định làm như thế, mình định dùng trục turbine truyền động cho cả 2 máy, như vậy vấn đề về momen xoắn sẽ được đặt lên trục turbine, và việc giải quyết bền cho trục turbine thì có lẽ không khó lắm. Nhờ cô nhóc giảng cho mình kĩ hơn phần điện nhé. Thanks cô nhóc rất nhiều!...

            Comment


            • #7
              Bạn để ý các vấn đề sau :
              Hệ thống truyền động tử turbine sang 2 máy phát là hệ truyền động cứng - không trượt.

              * Tần số : 2 máy đã giống nhau rồi
              * Pha :
              Phải điều chỉnh vị trí tương đối của hai rotor máy phát trong hệ thống truyển động để có tín hiệu áp cùng pha.
              * Điện áp:
              Điều chỉnh điện áp 2 máy phát theo công suất từng máy giống như hòa 2 máy đôc lập

              **Vấn đề chỉnh cùng pha thực hiện hời vất vả vì phải làm nhiều lần, đánh dấu coupling đầu rotor--> vận hành thử --> kiểm tra độ lệch pha của điện áp giữa 2 máy--> dừng máy, từ góc độ điện tính toán ra góc độ cơ khí để xoay rotor của máy phát 2.
              Sau bước này có thể hai tín hiệu vẫn còn lệch pha chút ít, phải tinh chỉnh lại.
              Khi hòa 2 máy độc lập, có thể hơi lệch pha một tí vẫn có thể hòa được, sau đó hệ thống sẽ tự động tinh chỉnh theo tín hiệu công suất. còn trong trường hợp này thì không.

              Comment


              • #8
                Bạn mita-e gần chạm tới vấn đề rồi đó.
                Xét trường hợp đơn giản trước đã : Hòa 2 máy phát là dynamo xe đạp bằng cách nối cứng phần cảm là nam châm vĩnh cửu, phần ứng là cuộn dây stator đấu song song cùng cực tính.
                Để 2 điện áp phát ra là cùng pha thì mấu chốt là 2 nam châm vĩnh cửu khi nối cứng trục phải nằm chính xác cùng 1 hướng.
                Trở lại bài toán của mr_jin, thì mấu chốt của vấn đề là làm sao phần kích từ của 2 máy phải tạo ra từ trường cùng 1 hướng 1 cách chính xác, vì nó quyết định pha của điện áp tạo ra, và ta không can thiệp được nữa,
                Do đó phải làm như bạn mita-e đã nêu.
                Tui chỉ bổ sung 1 ý mà trước đây chưa có post nào đề cập là : phân bố công suất hữu công P của từng máy tỷ lệ với góc lệch của từ trường quay và từ trường đồng bộ.
                Tức là khi nối cứng trục ta muốn máy nào gánh P nhiều hơn thì chỉnh rotor nó hơi vượt trước theo chiều quay.
                Còn phân bố công suất vô công Q là do chỉnh bộ AVR của từng máy.
                Imagine all the people
                Living life in peace...

                Comment


                • #9
                  Cảm ơn các bạn nhiều, mình vừa đi công tác về hnay mới vào được diễn đàn.
                  Cách của bạn mita-e mình cũng đã nghĩ đến, nhưng theo mình cách đấy có vẻ như khá là thô, xin hỏi bạn có thiết bị gì có thể tinh chỉnh được ko?

                  Comment


                  • #10
                    Dúng rồi, tôi chỉ muốn nêu lên phần thô nhưng là cốt lõi cũa vấn đề cần giải quyết.
                    Để điều chỉnh pha của MPD thứ hai , bạn có thể dùng hộp số vi sai , mạch so pha và một động cơ servo chẳng hạn , để điều chỉnh pha của hộp số. Khi đã hiểu được yêu cầu rồi thì có thể dùng nhiều cách để thực hiện nó, tùy theo tính kinh tế và các yêu cầu kỹ thuật khác.
                    Chúc bạn thành công.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi toymaker Xem bài viết
                      Tui chỉ bổ sung 1 ý mà trước đây chưa có post nào đề cập là : phân bố công suất hữu công P của từng máy tỷ lệ với góc lệch của từ trường quay và từ trường đồng bộ.
                      Tức là khi nối cứng trục ta muốn máy nào gánh P nhiều hơn thì chỉnh rotor nó hơi vượt trước theo chiều quay.
                      Đúng ra là góc lệch giữa từ trường quay và từ trường của phản ứng phần ứng, tức là từ trường do dòng điện stator gây ra, anh à.

                      Nhóc thấy như vậy không ổn. Nếu chỉnh từ trường hơi vượt trước thì khi hòa điện 2 máy sẽ không đồng bộ với nhau. Còn nếu đã nối sẵn với nhau thì khi không tải sẽ có 1 công suất chạy quần từ máy này sang máy kia. Nghĩa là 1 máy là máy phát và 1 máy là động cơ.

                      Người ta điều chỉnh bằng cách đơn giản hơn, là chỉ cần chỉnh tổng trở của 2 máy phát bằng nhau. Nếu 2 máy hoàn toàn giống nhau thì xd của chúng đã bằng nhau sẵn. Nếu không thì anh phải tính toán quấn 1 số cuộn cảm nối tiếp với cả 2 máy sao cho độ dốc bằng nhau. Đặc biệt là nếu 2 máy có công suất khác nhau, thì trị số của cuộn cảm cũng phải khác nhau.

                      Việc này tương tự như lắp các Re cho các trans công suất làm việc song song á.

                      Tuy nhiên, với tổng trở quá độ x'd và siêu quá độ x''d không bằng nhau, Nhóc chưa nghĩ ra cách nào. Không biết các cuộn cảm đó có cân bằng được hay không?.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi mita-e Xem bài viết
                        Bạn để ý các vấn đề sau :
                        Hệ thống truyền động tử turbine sang 2 máy phát là hệ truyền động cứng - không trượt.

                        * Tần số : 2 máy đã giống nhau rồi
                        * Pha :
                        Phải điều chỉnh vị trí tương đối của hai rotor máy phát trong hệ thống truyển động để có tín hiệu áp cùng pha.
                        * Điện áp:
                        Điều chỉnh điện áp 2 máy phát theo công suất từng máy giống như hòa 2 máy đôc lập

                        **Vấn đề chỉnh cùng pha thực hiện hời vất vả vì phải làm nhiều lần, đánh dấu coupling đầu rotor--> vận hành thử --> kiểm tra độ lệch pha của điện áp giữa 2 máy--> dừng máy, từ góc độ điện tính toán ra góc độ cơ khí để xoay rotor của máy phát 2.
                        Sau bước này có thể hai tín hiệu vẫn còn lệch pha chút ít, phải tinh chỉnh lại.
                        Khi hòa 2 máy độc lập, có thể hơi lệch pha một tí vẫn có thể hòa được, sau đó hệ thống sẽ tự động tinh chỉnh theo tín hiệu công suất. còn trong trường hợp này thì không.
                        Việc xác định góc pha sẽ không khó khăn lắm nếu anh nhìn được kết cấu của rotor. Anh có thể điều chỉnh theo vị trí của cực từ, sao cho nó luôn quay cùng góc với nhau. chỉnh thô có thể chỉnh ở coupling. Nhưng chỉnh tinh, chắc phải chỉnh ở bộ đổi tốc. Xoay bánh răng đi 1 răng. Với kết cấu 1 turbine 2 máy phát, chắc chắn anh phải sử dụng đến bộ đổi tốc rồi.

                        Đối với 2 máy phát khác tốc độ, dùng bộ đổi tốc 2 cấp tốc độ thì phức tạp hơn nhiều.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #13
                          Cách hiệu quả nhất là 2 máy lai. Nhưng mình thấy 2 máy lai mà 2 máy phát lại chưa rõ được độ dốc thì cũng hơi khó, lại phải đi sờ lần sờ mò vẽ lại đặc tính cho từng cái. Thế thì tội quá.


                          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                          Comment


                          • #14
                            ai có sơ đồ 2 máy phát làm việc song song úp lên mình xem với
                            |

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            mr_jin Tìm hiểu thêm về mr_jin

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X