Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách đảo chiều động cơ DC kích từ nối tiếp CÓ CHỔI THAN?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách đảo chiều động cơ DC kích từ nối tiếp CÓ CHỔI THAN?

    trong sách có nói là chỉ đảo hoặc là chiều từ thông xtator , hoặc là chiều dòng điện phần ứng( roto) thì đảo chiều được , nếu đảo cả hai...thì động cơ vẫn quay như chiều cũ
    Nhưng bây giờ động cơ của em là kích từ nối tiếp công suất 200kw cuộn kích từ mắc nối tiếp với phần ứng thì làm sao???

    em thấy động cơ có tới 12 chổi than, tại sao lại cần lắm chổi như vậy. em bỏ hết chỉ xài 2 chổi như cái động cơ dc thường bán ở nhật tảo có được không?

    Tiện thể các bác cho em hỏi luôn những hư hỏng thường xảy ra trên thực tế đối với động cơ kích từ nối tiếp và khi bảo dưỡng cần phải làm những gì??? lưu ý điều gì nhất???

    thanks all.

  • #2
    chào bạn
    nói nhu bạn là đúng rồi , nhưng thực tế là : bạn đảo 2 dây kích từ là động cơ đảo chiều rồi hoặc đảo chiều phần ứng (ROTO) ( chinh là đảo 2 dây điên lớn nhất nối vào moto thường kí hiệu là A1 và A2)
    kích từ mục đích tạo ra từ trường (kích từ chính là nam châm điện)việc nối tiếp hay song song không ảnh hưởng tới moto ,trong moto DC kích từ thường chia làm 2 cuộn dây với 4 đầu dây F1, F2, F3, F4 nếu kích từ mắc nối tiếp thì F2 nối với F3 cón F1, F4 nối tới bộ điều khiển cón kích từ nối song song thì F1 nối F2 , F3 nối F4 và đầu nối F1F2 và F3F4 đưa về bộ điều khiển ,
    "em thấy động cơ có tới 12 chổi than, tại sao lại cần lắm chổi như vậy. em bỏ hết chỉ xài 2 chổi như cái động cơ dc thường bán ở nhật tảo có được không?"điều đó là không được ban ơi đó la thiết kế cho động cơ công suất lớn rồi bạn ,chỉ những động cơ công suất nhỏ mới chạy 2 chỗi than thôi
    - Moto thường hay bị mòn chỗi than ( sẽ sinh ra tia lửa điện làm hỏng cồ góp)cho nên bạn thường xuyên kiềm tra chỗi than và cổ góp của moto , bơm mỡ đầy đủ mỡ cho 2 ổ bi 2 ở đầu trục mô to

    Comment


    • #3
      Đối với động cơ 2 chổi than muốn đảo chiều quay thì hoán đổi 2 sợi dây nối với chổi than

      Đối với động cơ nhiều chổi than thì bạn phải xác định đầu + đầu - của từng cặp chổi than rồi đảo ngược tất cả các đầu.

      Comment


      • #4
        tí nữa em sẽ up sơ đồ lên, vẫn còn một số thắc mắc cần hỏi các bác

        hình đây các bác:


        A+, A- : Nguồn một chiều để cấp cho động cơ
        cầu diode cấp 5 vdc( luôn luôn có)
        k1,k2: contactor để cấp nguồn cho động cơ quay thuận
        k3,k4: contactor để cấp nguồn cho động cơ quay nghịch

        theo em sơ đồ trên hoạt động như sau:
        quay thuận: điện áp 1 chiều từ A+ ----->K1----->cuộn kích từ---->phần ứng----->K2------> A- , dòng kích từ chính là dòng phần ứng KẾT HỢP VỚI 5 VDC NỮA???
        quay nghịch: dĩ nhiên là phải khống chế để K1,K2 OFF. Động cơ được câp nguồn bởi K3,K4 với chiều: A+ ------>K3------->U-------> phần ứng --------->V------>K4------->A-, DÒNG KÍCH TỪ BÂY GIỜ LÀ CHỈ ĐƯỢC CẤP BỞI CẦU DIODE 5V???? (khi động cơ hoạt động em để ý thấy, chiều nghịch bao giờ cũng quay chậm hơn chiều thuận, phải chăng là do điện áp cấp cho cuộn kích từ nhỏ so với trường hợp quay thuận???)
        Sở dĩ có thêm cầu diode 5vdc vì nó phục vụ cho hãm động năng kích từ độc lập. Đây chính là nguồn kích từ khi cắt nguồn cấp A+,A- cho động cơ.
        một thắc mắc nữa là trong trường hợp quay thuận k1,k2 đóng/ON, điện áp giữa A+ và cực dương của cầu diode rõ ràng là 2 nguồn chạm chạm nhau, vậy sao nó không nổ nhỉ...???

        về phần bảo dưỡng động cơ: thì động cơ mới mua về em đo cách điện thang 500v, giữa cuộn dây roto và vỏ động cơ thấy gần như là 0 ôm( cuộn dây roto do các bối dây hàn với cổ góp nên em đo giữa cổ góp và vỏ động cơ) !!! ( động cơ đến nay vẫn chạy như ngựa!!!) , cứ theo kết quả trên thì cuộn dây rôt chạm vỏ rồi(!!! em cũng ko hiểu tại sao nữa!
        sách nói 1 trong những nguyên nhân phát sinh tia lửa là do chổi than đặt lệch trung tính hình học. vậy thực tế lỡ lệch trung tính làm sao để xác định lại đúng trung tính hình học của động cơ???
        Last edited by nsp; 28-05-2010, 17:29.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi dieungoclong
          hình đây các bác:


          A+, A- : Nguồn một chiều để cấp cho động cơ
          cầu diode cấp 5 vdc( luôn luôn có)
          k1,k2: contactor để cấp nguồn cho động cơ quay thuận
          k3,k4: contactor để cấp nguồn cho động cơ quay nghịch

          theo em sơ đồ trên hoạt động như sau:
          quay thuận: điện áp 1 chiều từ A+ ----->K1----->cuộn kích từ---->phần ứng----->K2------> A- , dòng kích từ chính là dòng phần ứng KẾT HỢP VỚI 5 VDC NỮA???
          quay nghịch: dĩ nhiên là phải khống chế để K1,K2 OFF. Động cơ được câp nguồn bởi K3,K4 với chiều: A+ ------>K3------->U-------> phần ứng --------->V------>K4------->A-, DÒNG KÍCH TỪ BÂY GIỜ LÀ CHỈ ĐƯỢC CẤP BỞI CẦU DIODE 5V???? (khi động cơ hoạt động em để ý thấy, chiều nghịch bao giờ cũng quay chậm hơn chiều thuận, phải chăng là do điện áp cấp cho cuộn kích từ nhỏ so với trường hợp quay thuận???)
          Sở dĩ có thêm cầu diode 5vdc vì nó phục vụ cho hãm động năng kích từ độc lập. Đây chính là nguồn kích từ khi cắt nguồn cấp A+,A- cho động cơ.
          một thắc mắc nữa là trong trường hợp quay thuận k1,k2 đóng/ON, điện áp giữa A+ và cực dương của cầu diode rõ ràng là 2 nguồn chạm chạm nhau, vậy sao nó không nổ nhỉ...???

          về phần bảo dưỡng động cơ: thì động cơ mới mua về em đo cách điện thang 500v, giữa cuộn dây roto và vỏ động cơ thấy gần như là 0 ôm( cuộn dây roto do các bối dây hàn với cổ góp nên em đo giữa cổ góp và vỏ động cơ) !!! ( động cơ đến nay vẫn chạy như ngựa!!!) , cứ theo kết quả trên thì cuộn dây rôt chạm vỏ rồi(!!! em cũng ko hiểu tại sao nữa!
          sách nói 1 trong những nguyên nhân phát sinh tia lửa là do chổi than đặt lệch trung tính hình học. vậy thực tế lỡ lệch trung tính làm sao để xác định lại đúng trung tính hình học của động cơ???
          Khi dộng cơ điện DC mang tải thì từ trường tổng của phần ứng và phần cảm sẽ lệch 1 góc so với từ trường phần cảm. Điều này khiến cho đường trung tính vật lý của nó lệch với đường 1 góc so với đường trung tính hình học. Hiện tượng này được gọi là phản ứng phần ứng. Vì vậy muốn cho chổi than không bị đánh lửa thì chổi than của nó phải đặt ở ngay đường trung tính vật lý ( lúc đó sức điện động đặt trên cuộn dây mà chổi than ngắn mạch triệt tiêu). Đường trung tính vật lý này không phải cố dịnh mà tùy thuộc vào dòng điện phần ứng. Bạn có thể tham khảo ở các sách về máy điện một chiều nói về hiện tượng này hoặc tìm quyển Electrical Machines Vol 1 Chap 4 của tác giả Kostenko sẽ nói kỹ hơn .
          Đối với máy điện DC loại lớn dây quấn xếp nếu có bao nhiêu cực từ thì sẽ có bấy nhiêu chổi than. Các chổi than cùng cực tính với nhau sẽ được nối lại với nhau bằng dây quấn cân bằng.
          Thân chào

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi dieungoclong Xem bài viết

            sách nói 1 trong những nguyên nhân phát sinh tia lửa là do chổi than đặt lệch trung tính hình học. vậy thực tế lỡ lệch trung tính làm sao để xác định lại đúng trung tính hình học của động cơ???
            Sách nói vậy thì chưa chính xác đâu em. Tại tâm điểm 2 cực startor em vẽ 1 đường thẳng,tại tâm 2 chổi than em vẽ 1 đường thẳng vuông góc với đường thẳng trên.Đường thẳng này là đường trung tính hình học của chổi than.Chổi than nằm tại ví trí này không phải là vị trí tối ưu của hồ quang,tốc độ và cường độ.

            Tôi thí dụ để em dễ hiểu,1 động cơ có tốc độ 10.000rpm, dòng 1Ampe, hồ quang khi chạy tốc độ tối đa vừa phải.Nếu động cơ này có thể điều chỉnh được vị trí chổi than, em điều chỉnh qua trái (hay phải) sẽ có thông số như sau:
            -động cơ có tốc độ thuận chiều kim đồng hồ 11.000rpm, dòng 0,8ampe,hồ quang khi chạy tốc độ tối đa ít
            -động cơ có tốc độ ngược chiều kim đồng hồ 9.000rpm, 1,2 Ampe, hồ quang khi chạy tốc độ tối đa nhiều.

            Như vậy đường trung tính hình học của chổi than chỉ có giá trị cơ bản mà thôi, để xác định vị trí này rất dễ khi em đo tốc độ hay cường độ của động cơ.Chỉ có động cơ có chất lượng mới có vị trí điều chỉnh chổi than.Vắn tắt vài hàng cho em,hy vọng chút kinh nghiệm này ích lợi cho em.

            Comment


            • #7
              Anh có thể sử dụng sơ đồ đơn giản hơn:



              Khi anh dùng nguồn 5V động cơ sẽ chạy yếu, Vì với động cơ nối tiếp, khi tải càng tăng, dòng kích từ cũng tăng, làm tăng moment quay. Anh dùng nguồn 5V dòng kích từ sẽ cố định. Có thể ở tốc độ cao, moment bằng với trường hợp kích từ nối tiếp, nhưng ở tốc độ thấp hơn sẽ yếu hơn.

              Nhóc chưa hiểu ý anh làm thế nào để hãm động năng khi mất nguồn? Khi đó động cơ làm việc như một máy phát không tải, có hãm gì được đâu?
              Attached Files
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #8
                Trung tính của máy điện một chiều gồm trung tính hình học và trung tính vật lý. Khi không tải, trung tính vật lý gần như trùng với trung tính hình học. Khi tải tăng lên, trung tính vật lý sẽ quay ra khỏi trung tính hình học. Với động cơ nó sẽ lệch về phía này , và với máy phát sẽ lệch về phía ngược lại. Khi đổi chiều quay thì nó lệch theo hướng ngược lại

                Với những máy đắt tiền người ta quấn thêm cuộn dây nối tiếp với rotor, nhưng không nằm trên cực từ chính như cuộn kích từ nối tiếp, mà quấn trên cực từ phụ. Cuộn dây này sẽ kéo góc lệch của trung tính vật lý về vị trí của trung tính hình học., dù máy làm việc ở chế độ động cơ hay máy phát, quay chiều này hay chiều kia.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi dieungoclong Xem bài viết
                  một thắc mắc nữa là trong trường hợp quay thuận k1,k2 đóng/ON, điện áp giữa A+ và cực dương của cầu diode rõ ràng là 2 nguồn chạm chạm nhau, vậy sao nó không nổ nhỉ...???
                  Đầu dương chạm nhau nhưng đầu âm không chạm nhau (còn qua cái mô tơ nữa) nên không nổ bạn ạ. Bao giờ cái mô tơ bị nối tắt thì nó sẽ nổ.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Nhóc chưa hiểu ý anh làm thế nào để hãm động năng khi mất nguồn? Khi đó động cơ làm việc như một máy phát không tải, có hãm gì được đâu?
                    Với các máy ly tâm dùng động cơ dây quấn,sau khi hết thời gian ly tâm động cơ đã cắt nguồn, khi đó động cơ hoạt động như 1 máy phát không tải đúng như cô nhóc nói. Vì động cơ mang tải ly tâm có quán tính nên rất lâu mới dừng lại,người ta dùng 1 điện trở nối tắt mạch điện để hãm động năng và động cơ dừng lại nhanh hơn.
                    Người ta phải điều chỉnh giá trị R nếu nhỏ quá động cơ ngưng nhanh,hồ quang trên cổ góp nhiều và ngược lại.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Với các máy ly tâm dùng động cơ dây quấn,sau khi hết thời gian ly tâm động cơ đã cắt nguồn, khi đó động cơ hoạt động như 1 máy phát không tải đúng như cô nhóc nói. Vì động cơ mang tải ly tâm có quán tính nên rất lâu mới dừng lại,người ta dùng 1 điện trở nối tắt mạch điện để hãm động năng và động cơ dừng lại nhanh hơn.
                      Người ta phải điều chỉnh giá trị R nếu nhỏ quá động cơ ngưng nhanh,hồ quang trên cổ góp nhiều và ngược lại.
                      Hi hi, Nhóc hỏi vậy, vì trong sơ đồ của anh í không có mạch hãm.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                        Anh có thể sử dụng sơ đồ đơn giản hơn:

                        Nhóc chưa hiểu ý anh làm thế nào để hãm động năng khi mất nguồn? Khi đó động cơ làm việc như một máy phát không tải, có hãm gì được đâu?
                        sorry .Mình không vẽ điện trở hãm. sẽ nối vào động cơ/máy phát thông qua 2 contactor khác.

                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        Người ta phải điều chỉnh giá trị R nếu nhỏ quá động cơ ngưng nhanh,hồ quang trên cổ góp nhiều và ngược lại.
                        Để giải quyết vấn đề trên , ở ngoài thực tế mình thấy người ta sử dụng một cuộn cảm mắc nối tiếp với điện trở hãm để chống tăng dòng đột ngột khi hãm. Theo mình người ta sử dụng cuộn cảm trên là vì khi hãm động năng kích từ độc lập thì do chiều từ thông là không đổi( vẫn được cấp 5v), điện áp đặt vào động cơ bằng 0 nên 0 = E +I R-----> dòng điện bây giờ mang dấu ngược với lúc động cơ được cấp điện, kết hợp với từ thông chiều vẫn như cũ nên sinh ra momen hãm ngược chiều quay của động cơ. Do dòng ứng không thể tăng đột ngột được nên momen hãm "mềm mại" ko gây "sốc" cho kết cấu cơ khí. Các bác cho thêm ý kiến nhé. Tiện thể có bác nào có slide trainning cho động cơ một chiều kích từ nối tiếp và máy phát 3 pha không chổi than cho em .....xin !( ngại quá, suốt ngày xin với xỏ! )


                        bạn "conhoc" giải thích rõ hơn cách đảo chiều động cơ ở sơ đồ bạn đưa ra được ko?
                        Last edited by nsp; 28-06-2010, 13:52.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi dieungoclong


                          bạn "conhoc" giải thích rõ hơn cách đảo chiều động cơ ở sơ đồ bạn đưa ra được ko?

                          Giả sử như mạch có cực bên trái nối vào nguồn dương, bên phải nối vào nguồn âm.

                          Khi anh muốn động cơ quay xuôi thì cho điện vào cuộn dây của K1. Khi đó các tiếp điểm k1 đóng lại, dòng điện trong mạch sẽ đi từ trên xuống dưới. Muốn quay ngược lại thì cho điện vào K2. Các tiếp điểm K2 đóng. Dòng điện rotor sẽ đi từ dưới lên trên.

                          Trong cả 2 trường hợp, dòng kích từ vẫn chảy theo 1 chiều từ trái qua phải, và luôn có giá trị bằng với dòng rotor.

                          Anh phải có mạch không chế liên động sao cho K1 và k2 không thể nào có điện cùng một lúc.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Cô giáo của Nhóc Xem bài viết

                            Giả sử như mạch có cực bên trái nối vào nguồn dương, bên phải nối vào nguồn âm.

                            Khi anh muốn động cơ quay xuôi thì cho điện vào cuộn dây của K1. Khi đó các tiếp điểm k1 đóng lại, dòng điện trong mạch sẽ đi từ trên xuống dưới. Muốn quay ngược lại thì cho điện vào K2. Các tiếp điểm K2 đóng. Dòng điện rotor sẽ đi từ dưới lên trên.

                            Trong cả 2 trường hợp, dòng kích từ vẫn chảy theo 1 chiều từ trái qua phải, và luôn có giá trị bằng với dòng rotor.

                            Anh phải có mạch không chế liên động sao cho K1 và k2 không thể nào có điện cùng một lúc.
                            Hì... Cô ơi! Cô làm ơn giảng giúp em "mạch khống chế liên động" với. Cóa phải nó giống như mình đấu liền hai cái "khởi động từ" hay relay phỏng Cô?
                            Gớm Avatar nhìn "yêu thế" Cô nhờ!

                            BR
                            Chun
                            Phàm đã là "Người Lịch Sự" thì đều phải "rửa tay trước khi ăn và... cởi quần trước khi... đánh rắm" =))

                            Comment


                            • #15
                              Có hai kiểu : liên động về cơ khí và liên động về điện.
                              Liên động về cơ khí : Khi anh K1 tác động thì anh K2 không thể tác động.
                              Liên động về điện : Đấu nối tiếp tiếp điểm thường đóng của anh K1 với cuộn dây anh K2 và ngược lại.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dieungoclong Tìm hiểu thêm về dieungoclong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X