Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đòng điện đi về như thế nào trong mạch 2 pha?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đòng điện đi về như thế nào trong mạch 2 pha?

    Chào các bác,
    Theo như lý thuyết mạch 1 pha thì dòng điện đi từ dây nóng, qua thiết bị, về dây nguội rồi về nguồn.
    Như vậy trong mạch 3 pha, giả sử em mắc thiết bị vào 2 trong 3 pha đó (ví dụ như bóng đèn chẳng hạn, hay 1 điện trở nào đó), thì dòng điện đi và về như thế nào trong trường hợp này?

    Trong mạng 3 pha 3 dây (không có dây trung tính) cũng vậy, dòng điện đi và về như thế nào?

  • #2
    Nó là xoay chiều thì đâu có chiều cố địng như bạn nói.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
      Nó là xoay chiều thì đâu có chiều cố định như bạn nói.
      Bác duong_act nói đúng. Ta có A = sin(wt) ; B= sin(wt - 120) ; C = sin(wt -240). Vẽ đồ thì và so sánh bạn sẽ biết dòng điện như thế nào. Mà còn phụ thuộc vào thiết bị lắp vào có điện trở, dòng cố định. Lúc đó dòng trên các pha sẽ thay đổi

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
        Nó là xoay chiều thì đâu có chiều cố địng như bạn nói.
        Nếu không có chiều thì tại sao trong mạch 1 pha, người ta nói chiều dòng điện đi từ nóng sang nguội ?

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi anhvo Xem bài viết
          Nếu không có chiều thì tại sao trong mạch 1 pha, người ta nói chiều dòng điện đi từ nóng sang nguội ?
          đó là do quen miệng gọi vậy thôi chứ thực sự không phải như vậy đối với dòng điện xoay chiều thì hai cực đổi chiều nhau liên tục nói dây nòng vì nó là dây không nối đất đây nguội là dây nối đất
          còn ở mạng lưới điện 3 pha bạn lấy hai ra dùng nó cung như mạng một pha có điều hai dây này không nối đất và điện áp là 380v

          Comment


          • #6
            Kiến thức cơ bản có vấn đề rồi. Cái này học PTCS đã nói kha khá.


            Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
            Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

            Comment


            • #7
              uh ông anhvo xem lại kiến thức đi sao lại hỏi như thế nhỉ

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi huyQN Xem bài viết
                đó là do quen miệng gọi vậy thôi chứ thực sự không phải như vậy đối với dòng điện xoay chiều thì hai cực đổi chiều nhau liên tục nói dây nòng vì nó là dây không nối đất đây nguội là dây nối đất
                còn ở mạng lưới điện 3 pha bạn lấy hai ra dùng nó cung như mạng một pha có điều hai dây này không nối đất và điện áp là 380v
                Nói thế chứ, đôi khi ta cần phải xác định rõ đâu la nóng - nguội , có những trường hợp như đèn chiếu sáng thì phải đi đúng nóng nguội không thì lâu lâu môi trường ẩm thì nó vẫn rỉ sáng như thường hoặc an toàn trong thi công và mắc mạng điện 3 phase chia tải .

                Comment


                • #9
                  Bác h_h_h nói đúng . Đôi khi ta gặp những bóng tuýp dù tắt công tắc rồi mà vẫn sáng lờ mờ . Đó là do công tắc lại được nối ở pha " mát " chứ không phải pha " nóng " nên khi tắt rồi nhưng vẫn có điện rò gây cho bóng sáng mờ mờ.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi huyQN Xem bài viết
                    đó là do quen miệng gọi vậy thôi chứ thực sự không phải như vậy đối với dòng điện xoay chiều thì hai cực đổi chiều nhau liên tục nói dây nòng vì nó là dây không nối đất đây nguội là dây nối đất
                    còn ở mạng lưới điện 3 pha bạn lấy hai ra dùng nó cung như mạng một pha có điều hai dây này không nối đất và điện áp là 380v

                    Chính xác !!!!
                    Cái dây nguội mà ng ta thường hay gọi thực chất là điểm zero của 3 phase, (nó lệch nhau 120 độ theo hình hoc mà !!!) cái này cần xem lại kiến thức (nếu có !!..... mình thì chẳng có may mắn được trang bị kiến thức đầy đủ cho lắm !! )
                    Không tin bạn nào làm xong cái inv 12V - 220V cứ nối đầu nào xuống "đất" ..... thì nó là dây nguội !!! (kiến thức cơ bản ....... mình nghĩ là vậy. )

                    Comment


                    • #11
                      Đây là kiến thức cơ bản mà , 1pha , 2pha hay 3 pha thì dòng điện cũng có chiều , có điều là dòng điện xoay chiều tức là đổi chiều liên tục mà thôi .Còn bạn muốn biết chiều dòng đi từ đâu tới đâu thì phải vẽ đồ thị dòng điện , điện áp . Điện áp thì đi từ nơi cao về nơi thấp ,trong một chu kì các pha có điện áp đổi chiều vì thế pha nào có áp cao hơn sẽ đi về pha có điện áp thấp hơn . Đơn giản vậy thôi ! chúc bạn thành công nhé !

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi huyQN Xem bài viết
                        đó là do quen miệng gọi vậy thôi chứ thực sự không phải như vậy đối với dòng điện xoay chiều thì hai cực đổi chiều nhau liên tục nói dây nòng vì nó là dây không nối đất đây nguội là dây nối đất
                        còn ở mạng lưới điện 3 pha bạn lấy hai ra dùng nó cung như mạng một pha có điều hai dây này không nối đất và điện áp là 380v
                        Vậy khi dung bút thử điện chọc vào dây nóng nó đỏ là vì có dòng điện đi từ dây nóng qua bút điện rồi qua người nối đất nên nó sáng hả bác. Còn cắm vào dây nguội thì không có dòng đi qua (vì người cũng đang nối đất ) nên nó không sáng. E hơi củ chuối nên hỏi, các bác đừng cười ạ

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi anhvo Xem bài viết
                          Chào các bác,
                          Theo như lý thuyết mạch 1 pha thì dòng điện đi từ dây nóng, qua thiết bị, về dây nguội rồi về nguồn.
                          Như vậy trong mạch 3 pha, giả sử em mắc thiết bị vào 2 trong 3 pha đó (ví dụ như bóng đèn chẳng hạn, hay 1 điện trở nào đó), thì dòng điện đi và về như thế nào trong trường hợp này?

                          Trong mạng 3 pha 3 dây (không có dây trung tính) cũng vậy, dòng điện đi và về như thế nào?
                          - Về nguyên tắc dòng điện luôn đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
                          - Trong mạng ba pha thì dòng điện sẽ đi từ pha có U cao đến pha có U thấp hơn.
                          - Nếu thời điểm hai pha có hai U bằng nhau(trùng nhau) thì I = 0 nhưng do tần số f = 50Hz và các thiết bị đều có "quán tính lớn" vì vậy mắt thường không phân biệt được!
                          - Trong hình đính kèm ta thấy tại thời điểm t1, Ub lớn hơn Ua và Uc vì vậy nếu nối với tải dòng điện sẽ đi từ B qua A hoặc C....
                          Attached Files

                          Comment


                          • #14
                            Zậy trong mạng 1p thì làm sao mà dòng điện đi từ dây nguội sang dây nóng được nếu đổi chiều liên tục. Dây nguội nối đất roài mờ
                            Kí cái giề.. dân đen chỉ cần lăn tay là đủ rồi . Lãnh đạo đâu mà kí

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi monodt Xem bài viết
                              Zậy trong mạng 1p thì làm sao mà dòng điện đi từ dây nguội sang dây nóng được nếu đổi chiều liên tục. Dây nguội nối đất roài mờ
                              - Dây nóng luôn có điện thế cao!
                              - Dây nguội nối đất luôn có điện thế bằng không!
                              - Dòng điện luôn đi từ dây nóng sang dây nguội, hiểu chưa!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anhvo Tìm hiểu thêm về anhvo

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X