Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tủ sấy không ngắt ở nhiệt độ đặt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tủ sấy không ngắt ở nhiệt độ đặt

    Hiện mình đang tìm hiểu và sửa 1 tủ sấy. Tủ bị hư là do đặt ngưỡng của nhiệt độ cần sấy nhưng khi đã đến ngưỡng mà tủ vẫn k dừng. Mình phỏng đoán do nguyên nhân chính là do Triac không đóng ngắt được. Có 2 THERMOSTAT điều khiển đóng tắt. Hiện mình đã thay Triac mới mà tủ vẫn vậy...ai có ý kiến gì không xin góp ý. Cám ơn nhiều

  • #2
    Triac mới rồi thì chỉ còn mấy cái cảm biến nhiệt đó thôi.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi duytrungdn88 Xem bài viết
      Hiện mình đang tìm hiểu và sửa 1 tủ sấy. Tủ bị hư là do đặt ngưỡng của nhiệt độ cần sấy nhưng khi đã đến ngưỡng mà tủ vẫn k dừng. Mình phỏng đoán do nguyên nhân chính là do Triac không đóng ngắt được. Có 2 THERMOSTAT điều khiển đóng tắt. Hiện mình đã thay Triac mới mà tủ vẫn vậy...ai có ý kiến gì không xin góp ý. Cám ơn nhiều
      Có phải tủ sấy của em sử dụngTHERMOSTAT loại cơ khí ?Thông thường tủ sấy thế hệ cũ dùng 2 thermostat để cài đặt ngưỡng trên và ngưỡng dưới nhiệt độ.
      1- Khi nhiệt độ đến ngưỡng dưới (gần đến nhiệt độ cài đặt) Triac sẽ cắt bỏ bớt công suất gia nhiệt để loại trừ quán tính do công suất nhiệt lớn.
      2-Khi nhiệt độ đến ngưỡng cài đặt, Triac thứ 2 hoạt động bình thường.

      Tủ sấy của em không ngắt nguồn khi đến nhiệt độ cài đặt, em nên xem lại thermostat và mạch điện kết nối mạch

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
        Có phải tủ sấy của em sử dụngTHERMOSTAT loại cơ khí ?Thông thường tủ sấy thế hệ cũ dùng 2 thermostat để cài đặt ngưỡng trên và ngưỡng dưới nhiệt độ.
        1- Khi nhiệt độ đến ngưỡng dưới (gần đến nhiệt độ cài đặt) Triac sẽ cắt bỏ bớt công suất gia nhiệt để loại trừ quán tính do công suất nhiệt lớn.
        2-Khi nhiệt độ đến ngưỡng cài đặt, Triac thứ 2 hoạt động bình thường.

        Tủ sấy của em không ngắt nguồn khi đến nhiệt độ cài đặt, em nên xem lại thermostat và mạch điện kết nối mạch
        đúng rồi đó anh, nhưng tủ của em có 1 Triac 25A thôi. dây nối e kiểm tra hết rồi, vẫn tốt chỉ sợ bị THERMOSTAT. em k biết test nguội con này như thế nào cả. Anh có cách nào chỉ em k ...???

        Comment


        • #5
          Nếu thermostat loại nhiệt độ thấp, thì anh nấu nước, nhúng đầu dò vào, và đo tiếp điểm.
          Cao hơn 100 º thì nấu dầu. Cao quá thì đốt lửa trực tiếp.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #6
            Thermostat của tủ nó khoảng 320-350 độ C lận. Tôi dùng lửa đốt trực tiếp rồi nhưng k thấy ji cả. Nguyên lí hoạt động của thermostat là sao vậy ???
            Theo tôi nghĩ nó có 3 điểm đóng mở. 1 thường đóng và 1 thường mở. còn cái đầu dò có nhiệm vụ lấy nhiệt độ rồi giản nỡ ra để đóng thường mở hoặc mở thường đóng lại. Như vậy có đúng k ???
            Tôi mở cái thermostat ra và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ đến giá trị tương ứng nào đó thì thermostat đã đóng hoặc mở rồi.
            Thật sự k biết nó làm việc kiểu gì luôn ???

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi duytrungdn88 Xem bài viết
              Thermostat của tủ nó khoảng 320-350 độ C lận. Tôi dùng lửa đốt trực tiếp rồi nhưng k thấy ji cả. Nguyên lí hoạt động của thermostat là sao vậy ???
              Theo tôi nghĩ nó có 3 điểm đóng mở. 1 thường đóng và 1 thường mở. còn cái đầu dò có nhiệm vụ lấy nhiệt độ rồi giản nỡ ra để đóng thường mở hoặc mở thường đóng lại. Như vậy có đúng k ???
              Tôi mở cái thermostat ra và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ đến giá trị tương ứng nào đó thì thermostat đã đóng hoặc mở rồi.
              Thật sự k biết nó làm việc kiểu gì luôn ???
              Nguyên tắc của thermostat cơ khí là dùng sự giãn nở của chất khí (chứa trong đầu dò nhiệt) tác động lên contact.

              Em xoay thuận hay ngược chiều kim đồng hồ chỉ tác động trực tiếp lên contact mà thôi,chưa đủ kết luận thermostat tốt. Có thể em đặt nhiệt độ cao quá nó chưa kịp đáp ứng.Em vặn ngược chiều kim đồng hồ cài nhiệt độ xuống thấp rồi đốt nó xem thế nào.Nếu contact không hoạt động là gaz trong thermostat đã bị xì, hay đường dẫn gaz bị nghẹt nên không tác động lên contact.

              Khuyết điểm của thermostat loại này là sự co thể tích rất chậm, thí dụ em đặt 250 độ thermostat cắt nguồn, tử sấy không được cấp điện, nhiệt độ hạ dần,thermostat co lại có thể đến 230 độ contact mới đóng lại. Do đó tủ sấy của em sẽ sai số đến vài chục độ.

              Comment


              • #8
                Đây là cái sơ đồ mạch điện tôi vẽ lại :

                Đây là Thermostat và Triac đang dùng ở tủ






                Nếu sửa thì nên sửa ở Thermostat hay nên đổi bộ này sang hệ VĐK nhỉ ???
                Xin chỉ giáo nhé. Cảm ơn

                Comment


                • #9
                  Nếu mạch như bạn vẽ thì có cắm cả ngày nó cũng ko nóng. Cái dài dài nhiều tiếp để nối mấy cái dây kia là cầu đấu à bạn? Mạch này tự bạn vẽ lại từ mạch thực tế à?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cuongthinh Xem bài viết
                    Nếu mạch như bạn vẽ thì có cắm cả ngày nó cũng ko nóng. Cái dài dài nhiều tiếp để nối mấy cái dây kia là cầu đấu à bạn? Mạch này tự bạn vẽ lại từ mạch thực tế à?
                    sao k nóng được bạn. Mình thấy đúng mà. cái dài dài đó là bộ fát nhiệt thôi mà...Tôi quên k chú thích vào đấy

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi duytrungdn88 Xem bài viết
                      sao k nóng được bạn. Mình thấy đúng mà. cái dài dài đó là bộ fát nhiệt thôi mà...Tôi quên k chú thích vào đấy
                      Mình hỏi cái chỗ đấu điện 220V vào cơ, nó là cái cầu đấu đúng ko? Như mình thấy cái cảm biến nhiệt của bạn là loại nhỏ, ko dùng để cắt dòng động lực được. Các ruột gia nhiệt của bạn công suất bao nhiêu? Nếu như hình thì cái Triac làm nhiệm vụ đóng cắt dòng động lực, còn cái cảm biến nhiệt chỉ để điều khiển thôi! Tuy nhiên nếu trạng thái tiếp điểm thường đóng của các cảm biến à như bạn vẽ thì ko thể nóng được, trừ khi tiếp điểm trong cảm biến đã bị chập dính, ko nhả ra được!
                      Như hình vẽ, cái cảm biến sô 1 dùng để điều khiển cái triac, bạn mang nó ra đo xem các chân có bị chập dính ko

                      Comment


                      • #12
                        Cũng có thể các Thermostat bị hư nhưng theo sơ đồ mình vẽ lại thì đúng là tủ vẫn nóng lên bt nhưng đặt ngưỡng thì k dừng. Còn Thermostat đó 16A-220V đấy. Chổ đấu điện là đầu cắm 3 chân bình thường thôi, k có ji đặc biệt cả

                        Comment


                        • #13

                          bạn nhìn vào cái sơ đồ nhé, cái phần dây bạn tô màu đỏ ấy, nó chẳng dẫn đi đâu khi mà tiếp điểm của cảm biến nhiệt ở trạng thái như vậy. Thông thường khi vẽ sơ đồ thì người ta vẽ trạng thái tiếp điểm khi chưa cấp điện. Nếu bạn cấp điện vào, nhiệt độ còn đang thấp, mà tiếp điểm cảm biến như thế thì liệu rằng điện có đến được tải ko?

                          Comment


                          • #14
                            Tôi thấy có em có các sai sót sau đây:

                            1-Em vẽ hình các tiếp điểm phải ở trạng thái chưa đủ nhiệt để các bạn khỏi hiểu nhầm.
                            2-Theo hình chụp, điện trở hạn dòng kích cực G triac là 330 ohm, công suất 1 wat là không được rồi, dòng rất lớn làm tiêu triac .Muốn dùng cách kích trực tiếp này điện trở phải có giá trị lớn để có dòng kích vài chục mA mà thôi và công suất phải 5-10 watt vì nóng lắm.Em nên sử dụng diac để kích triac tốt hơn.Tôi đoán triac của em đã bị hư và nối tắt rồi đấy.
                            3-Theo mạch em vẽ lại, rõ ràng thermostat thứ 2 có nhiệm vụ trùng với thermostat thứ 1(tôi ko muốn nói là thừa).Thông thường 1 cái cắt bớt công suất nhiệt khi gần đến giá trị cài đặt( ở đây em có 2 cặp điện trở đấu song song với nhau), 1 cái điều khiển nhiệt.

                            Em muốn dùng vdk để điều khiển nhiệt thì vị trí board mạch phải ở dưới cùng để nhiệt độ ko ảnh hưởng đến linh kiện,nếu không mạch rất dễ bị treo ko hoạt động, lúc đó hối hận thì muộn rồi.

                            Comment


                            • #15
                              Cái này Chắc chắn bạn vẽ sai sơ đồ. Bạn tìm hiểu và vẽ lại nhé. Thông thường để điều khiển nhiệt độ mà ko làm ảnh hưởng lớn tới nguồn cấp người ta cấp nhiệt liên tục cho một ruột gia nhiệt, còn một cái dùng để đóng cắt khi nhiệt độ đạt tới các ngưỡng đặt.
                              Thêm vào đó, Cái quạt đấu như kia là ko đạt yêu cầu kĩ thuật. Điều gì sẽ xảy ra khi mạch đang chạy ta cắt công tắc on/off? Ruột gia nhiệt sẽ rất nhanh hỏng. Phải có một cảm biến nhiệt điều khiển cái quạt. Khi mạch đang chạy, ta tắt côngtacwss thì quạt vẫn phải tiếp tục chạy cho đến khi ruột gia nhiệt hạ đến nhiệt độ nhất định, đảm bảo an toàn cho ruột

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              duytrungdn88 Đơn giản và bình dị, ít nói nhưng sâu sắc....^^ Tìm hiểu thêm về duytrungdn88

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X