Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về rơle bảo vệ quá dòng EOCR-SS

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về rơle bảo vệ quá dòng EOCR-SS

    Có bác nào làm về con này chưa cho mình hỏi chút !
    Con rơ le EOCR-SS có thể bảo vệ với dòng tải 5 - 60 A . Vậy nếu dòng tải khoảng > 120 A thì mắc thế nào ? Liệu có phải mắc thêm 1 biến dòng nữa không các bác ? Nếu vậy thì khá tốn kém vì nếu 1 cty có cả đống động cơ cần bảo vệ !
    Last edited by vudiepkunkka; 30-08-2010, 17:02.
    |

  • #2
    Từ 5-60A thì dùng trực tiếp. Trên 60A nó bảo phải dùng thêm bộ biến đổi dòng điện ( Có thể là TI ). Như vậy không còn cách nào khác đâu. Nếu không thì tìm loại rơ le bảo vệ khác. Mấy hãng LS cũng có nhưng không phải loại điện tử như EOCR-SS. Về tính năng thì chỉ có chỉnh dòng tác động.
    Nhà phân phối, đại lý bán biến tần,PLC,HMI,AC Servo... Delta

    Mr.Quỳnh 0978706839

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi vudiepkunkka Xem bài viết
      Có bác nào làm về con này chưa cho mình hỏi chút !
      Con rơ le EOCR-SS có thể bảo vệ với dòng tải 5 - 60 A . Vậy nếu dòng tải khoảng > 120 A thì mắc thế nào ? Liệu có phải mắc thêm 1 biến dòng nữa không các bác ? Nếu vậy thì khá tốn kém vì nếu 1 cty có cả đống động cơ cần bảo vệ !
      cách khác, sử dụng đồng hồ mili om đo điện trở cảu cái role dòng này, sau đó mắc song song nó với 1 cái R có điện trở tương đương. Như vậy nó có thể chịu được 120A. Nói là điện trở nhưng có thể chỉ là 1 đoạn dây đồng thôi, không lo tổn hao gì gì đâu.!

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thandieu86 Xem bài viết
        cách khác, sử dụng đồng hồ mili om đo điện trở cảu cái role dòng này, sau đó mắc song song nó với 1 cái R có điện trở tương đương. Như vậy nó có thể chịu được 120A. Nói là điện trở nhưng có thể chỉ là 1 đoạn dây đồng thôi, không lo tổn hao gì gì đâu.!
        Bác có thể nói rõ hơn được không ? Cụ thể là cách mắc đó ? bình thường mình vẫn luồn dây qua biến dòng của con đó ? Nhưng cách mắc của bác thì em ko hiểu cho lắm !
        |

        Comment


        • #5
          Không được đâu. Anh nên dùng biến dòng 150/5. Như vậy dòng định mức phía thứ cấp sẽ là 4A. Anh quấn 2 vòng vào biến dòng của rơ le, rồi nối vào thứ cấp của Biến dòng chính 150/5. Sau đó tính toán với dòng định mức 8A.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vudiepkunkka Xem bài viết
            Bác có thể nói rõ hơn được không ? Cụ thể là cách mắc đó ? bình thường mình vẫn luồn dây qua biến dòng của con đó ? Nhưng cách mắc của bác thì em ko hiểu cho lắm !
            Nếu luồn dây qua đó thì bác kiếm 1 đoạn dây y như thế. Từ 1 dây nguồn bác đấu thành 2 dây, 1 dây cho qua role còn 1 dây thì không, như vậy dòng điện đã chia làm 2 rồi.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thandieu86 Xem bài viết
              Nếu luồn dây qua đó thì bác kiếm 1 đoạn dây y như thế. Từ 1 dây nguồn bác đấu thành 2 dây, 1 dây cho qua role còn 1 dây thì không, như vậy dòng điện đã chia làm 2 rồi.
              Nếu bạn chia nhỏ dòng ra thì mỗi dây nguồn bạn nối 2 dây . Vậy là mỗi động cơ lại phát sinh thêm 2 dây cable nữa ah` ? Giả sử 1 dây chuyền có đến hơn chục cái động cơ thì sao ? Dây nhỏ thì ko sao, với loại cable lớn thì tốn lắm ! Mình nghĩ dùng biến dòng có lẽ cũng tối ưu rồi ! Mình đưa ra vấn đề này mong nhận được ý kiến đóng góp của anh em trong diễn đàn !
              |

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vudiepkunkka Xem bài viết
                Nếu bạn chia nhỏ dòng ra thì mỗi dây nguồn bạn nối 2 dây . Vậy là mỗi động cơ lại phát sinh thêm 2 dây cable nữa ah` ? Giả sử 1 dây chuyền có đến hơn chục cái động cơ thì sao ? Dây nhỏ thì ko sao, với loại cable lớn thì tốn lắm ! Mình nghĩ dùng biến dòng có lẽ cũng tối ưu rồi ! Mình đưa ra vấn đề này mong nhận được ý kiến đóng góp của anh em trong diễn đàn !
                -Biến dòng đương nhiên là ổn, nhưng trong th ko có thì sao.
                - có phải là chia toàn bộ dây dẫn đâu. Chỉ chia tại đoạn chạy qua role thôi. Sau đó lại chập lai( chắc cũng cỡ 20cm).

                Comment


                • #9
                  không có cách nao khác đâu.dòng lớn quá bạn phải mác qua biến dòng thôi

                  Comment


                  • #10
                    Tiện đây cho mình hỏi trên thân con rơle này có cái chỉ định
                    The relays are suitable for use on a circuit capable of delivering not more than 5000 rms. symmetrical amperes. Nghĩa là sao nhỉ ? Tạm dịch là các rơle này thì thích hợp cho mạch có khả năng cung cấp không quá 5000 rms ampe đối xứng ! Giá trị RMS ở đây nghĩa là gì nhỉ ? Mình tìm trên google nghĩa là Root mean square ( Căn quân bình phương ) Đại lượng này đặc trưng cho cái gì ?
                    |

                    Comment


                    • #11
                      Chào bạn mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau : RMS tức là trị hiệu dụng đó bạn . Cách của Cô Nhóc là quá ok vì mình thấy các tủ của Nhật hay dùng cách , quấn thêm vòng cho CT chính để relay có thể mở rộng ngưỡng dòng . Có gì không chính xác nhờ các bạn góp ý giúp.

                      Comment


                      • #12
                        Chia dòng ra làm 2 bằng cách dùng 2 dây, có gì bảo đảm cho anh là dòng sẽ chia đều trên 2 dây???

                        Với một cái động cơ dòng cả trăm ampe, thì giá của nó cũng không rẻ. Anh tiếc gì mà không mua cho mỗi động cơ 2 cái biến dòng? Biến dòng hạ thế giá đâu có cao?
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #13
                          Biến dòng hạ thế thì cũng không đắt lắm ! Nếu những động cơ có công suất lớn thì đầu tư chút để bảo vệ cho nó cũng không thành vấn đề ! Việc chia dây như cách của bạn thandieu86 cũng có lý của bạn ấy nhưng ko phải lúc nào cũng chia dây đc đâu bạn ! Dù sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn ! Cảm ơn cả nhà nha ! Chúc cả nhà những ngày nghỉ 2/9 vui vẻ !
                          |

                          Comment


                          • #14
                            Giải pháp chia dây mình chưa thấy ai làm bao giờ, cách của cô Nhóc là chuẩn rồi bạn.
                            CTY TNHH MTV KỸ THUẬT ĐIỆN VINH PHÁT
                            595 TL15 ấp7, xã Tân Thạnh Đông, h Củ Chi, tpHCM
                            MST : 0310346840 - SĐT : 0913909851 Vinh

                            Comment


                            • #15
                              Giải pháp chia dây không ai làm cả, vì chia dây ra luôn luôn dòng phân bố trên hai dây không đều. Và ngay cả tỷ lệ phân bố ấy cũng không cố định, mà thay đổi theo thời gian.

                              Đối với những tải có dòng rất lớn, người ta buộc phải sử dụng nhiều dây song song. Nhưng nếu không biết kỹ thuật đi dây song song, thì sẽ có dây bị quá tải, trong khi các dây khác lại non tải. Điều này thì những ông thợ giả lại giỏi hơn những anh kỹ sự trẻ rất nhiều.

                              Nhóc chỉ đưa ra một số thí dụ:

                              Khi nối ba dây cáp ba pha song song, không bao giờ người ta nối mỗi pha bằng một sợi cáp, mà bắt buộc, mỗii sợi cáp phải có đủ 3 pha. Nghĩa là mỗi pha phải có mặt trong cả 3 sợi cáp.

                              Khi nối nhiều cáp một core song song, không bao giờ người ta gom chung các sợi cáp cùng pha lại gần nhau, mà phải phân bố đều 3 pha trong máng cáp.

                              Khi các cáp song song này phải dẫn đi trên đường dài, thì phải định kỳ hoán chuyển vị trí của chúng.

                              Khi cho cáp vào các cửa của một tủ điện, không được dồn các cáp cùng pha vào một cửa. Nếu cáo 3 cửa, thì mỗi cửa phải có đủ cáp của 3 pha. Số sợi cáp trên mỗi pha phải bằng nhau.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vudiepkunkka Tìm hiểu thêm về vudiepkunkka

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X