Nguyên văn bởi vaa_dtvn
Xem bài viết
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Biến trở quay ?
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi giangvinh168 Xem bài viếtKhác nhau rất nhiều, 1 cái digital 1 cái analog, nhưng chức năng encoder có thể thay thế cho biến trở, còn biến trở không thể thay cho encoder.
Comment
-
Nguyên văn bởi vaa_dtvn Xem bài viếtsao lại ko ? mình nghĩ nếu tín hiệu ra của biến trở quay là dạng tương tự thì ta có thể dùng ADC để chuyển lại dạng số như encoder thôi màCTY TNHH MTV KỸ THUẬT ĐIỆN VINH PHÁT
595 TL15 ấp7, xã Tân Thạnh Đông, h Củ Chi, tpHCM
MST : 0310346840 - SĐT : 0913909851 Vinh
Comment
-
Loại mà anh DuongHoang nói là cái biến trở có giới hạn. Quay 10 vòng nó mới chạy hết con chạy từ đầu này sang đầu kia. Không phải là loại quay liên tục như biến trở con lăn trong chuột.
Loại biến trở 10 vòng này được dùng trong các mạch điều chỉnh rất nhạy, cần độ đáp ứng điều khiển cực thấp. Thí dụ như biến trở 100KΩ , nhích cả 1/10 vòng chỉ thay đổi 1KΩ, trong khi biến trở thường nhích 1/10 vòng thay đổi đến 10 KΩ.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viếtLoại mà anh DuongHoang nói là cái biến trở có giới hạn. Quay 10 vòng nó mới chạy hết con chạy từ đầu này sang đầu kia. Không phải là loại quay liên tục như biến trở con lăn trong chuột.
Loại biến trở 10 vòng này được dùng trong các mạch điều chỉnh rất nhạy, cần độ đáp ứng điều khiển cực thấp. Thí dụ như biến trở 100KΩ , nhích cả 1/10 vòng chỉ thay đổi 1KΩ, trong khi biến trở thường nhích 1/10 vòng thay đổi đến 10 KΩ.|
Comment
-
Nguyên văn bởi vudiepkunkka Xem bài viếtNếu có thể thì bác Vi Van Pham có thể up ảnh của em nó lên đây cho anh em mở mang tầm mắt không ? Bbác có thể tiết lộ xem nó dùng trong bộ phận nào thì tốt quá ! Thanks !
Cái encoder này có 2 loại:
1-loại 5 đầu dây: gồm có 4 đầu mã BCD đánh số 8-4-2-1 và 1 đầu Com.
2-Loại 6 đầu dây:gồm có 4 đầu mã BCD đánh số 8-4-2-1 , 1 đầu Com, 2 đầu contact dùng làm phím "enter".Nhưng 1 đầu nối vào com nên chỉ còn 6 đầu dây mà thôi.
Cả 2 loại có 16 nấc xoay trôn 360 độ. Nấc đầu tiên là 0H ,nấc 16 là FH,vặn tiếp tục lại trở về 0H.
Bạn sẽ gặp bộ phận này trong các thiết bị có nhiều chương trình để lựa chọn và xử lý.Tôi gặp nó trong máy giúp thở của hãng GE (general electric).Giá của nó khi nhập từ Mỹ về là 100 USD (không biết giá gốc là bao nhiêu?).
Trong công nghiệp tôi cũng gặp nó trong máy mài kính xây dựng,nó dùng để lựa chọn chiều dài kính,bề dày kính,góc vát bề trên tấm kính,góc mài cạnh tấm kính.v.v.Để tôi tìm lại và gởi hình nó lên cho các bạn xem.
Đây là linh kiện mới ở Việt Nam và cũ ở nước ngoài,hy vọng F có thể nhập về để anh em tiếp cận cái mới và lập trình VDK dễ dàng hơn.
Comment
-
Em thêm một cái encoder mã Gray nữa các bác tham khảo
Tên gọi
Tên gốc “mã nhị phân phản xạ” được đưa ra dựa vào một tính chất của bảng mã Gray : các giá trị ở nửa sau của bảng mã có sự đối xứng với các giá trị ở nửa đầu của bảng mã theo thứ tự ngược lại, ngoại trừ bit cao nhất bị đảo giá trị. Tính chất đối xứng này vẫn đúng cho các bit thấp hơn trong mỗi nửa của bảng mã, trong mỗi phần tư của bảng mã, v.v.. Cách gọi thông dụng hiện nay -mã Gray - được đặt theo tên của nhà nghiên cứu Frank Gray làm việc ở phòng thí nghiệm Bell. Gray đã dùng mã này trong hệ thống thông tin mã xung của ông, trong một bằng sáng chế xin cấp vào năm 1947 (được cấp vào năm 1953). Thực ra, Gray không phát minh ra mã này, mà trong bằng sáng chế của mình,ông ta chỉ trích dẫn và gọi đó là “mã nhị phân phản xạ”. ."
Lịch sử và các ứng dụng thực tiễn
Mã nhị phân phản xạ đã được ứng dụng trong những câu đố toán học trước khi trở nên phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật. Kỹ sư người Pháp Émile Baudot đã dùng mã Gray trong hệ thống điện báo vào năm 1878. Ông ta đã được nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh cho công trình này. Mã Gray đôi khi bị gán nhầm là được đặt tên theo Elisha Gray, chẳng hạn trong một cuốn sách giáo khoa bàn về điều chế mã xung. .[2].
Frank Gray, nhà vật lý thuộc phòng thí nghiệm Bell, người nổi tiếng với việc phát minh ra phương pháp tín hiệu hoá được dùng cho tivi màu tương thích, đã phát minh một phương pháp để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang những nhóm mã nhị phân phản xạ bằng cách dùng thiết bị dựa trên đèn chân không. .[3]. Phương pháp và các thiết bị này được cấp bằng sáng chế năm 1953 và kể từ đó Gray được lấy tên để đặt cho loại mã này. Loại thiết bị “đèn PCM” mà Gray mô tả trong bằng sáng chế của mình đã được chế tạo thực sự bởi Raymond W. Sears của phòng thí nghiệm Bell, cùng làm việc với Gray và William M. Goodall, là người đã gợi ý cho Gray về việc dùng mã nhị phân phản xạ. .[4].
Trong thời kỳ đó, Gray đã hết sức thích thú với việc dùng mã này để tối thiểu hóa sai số trong việc chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số; và cho đến tận bây giờ, mã mang tên ông vẫn còn được dùng với mục đích này cùng với một số mục đích khác nữa.
Bộ mã hoá dạng tròn dùng trong thiết bị đo góc được đánh dấu theo mã Gray nhị phân phản xạ 3-bit (BRGC)
Trong các thiết bị đo góc quay, người ta thích dùng mã Gray hơn so với mã nhị phân bình thường. Nếu góc quay được biểu diễn bằng mã nhị phân bình thường, khi chuyển từ góc quay này sang góc quay kế tiếp, do có sự thay đổi nhiều bit một lúc trên mã góc quay, có khả năng thiết bị đo đọc nhầm sang mã của một góc quay khác xa với hai góc quay đang xét. Vì tính chất xoay vòng của mã Gray, mã của hai góc quay kế cận chỉ khác nhau một bit nên hiện tượng đọc nhầm sang mã góc quay hoàn toàn khác với hai góc quay này là không thể xảy ra.
Người ta có thể dùng mã nhị phân phản xạ Gray làm phương tiện hướng dẫn giải bài toán Tháp Hà Nội. Có thể tìm thấy một phương pháp chi tiết ở đây. Mã Gray cũng hình thành một chu trình Hamilton trên một siêu lập phương, mà mỗi bit được xem như là một chiều.
Bảng mã Gray 2-bit
00
01
11
10
Bảng mã Gray 3-bit
000
001
011
010
110
111
101
100
Bảng mã Gray 4-bit
0000
0001
0011
0010
0110
0111
0101
0100
1100
1101
1111
1110
1010
1011
1001
1000
Bộ mã hoá dạng tròn dùng trong thiết bị đo góc được đánh dấu theo mã Gray nhị phân phản xạ 3-bit (BRGC)
(Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_Gray)
0988467839
Comment
-
Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viếtĐây đúng là loại biến trở thường dùng để xác định góc quay (nhưng chỉ xác định chính xác trong 340 độ). Mua loại này thì ra chợ Trời (HN), hàng bên phải đối diện hàng Mai Khanh. Hàng này bán rất chát, trước mua 1 cái như thế mất đứt 200K.
Nếu không cần đến 340 độ thì mua cái biến trở (chiết áp) thường, rồi gỡ ra, nắn thẳng cái lẫy hãm là có thể xoay tròn 360 độ và đo được trong 320 độ.
Nếu cần chính xác đến 360 độ thì chế ghép 2 chiết áp thường và độ lại mạch.
Nếu rành vi điều khiển thi mua cái công tắc xoay rồi ngồi mà code.
mà với cái biến trở xoay ở trên ,mà gắn vào động cơ thì làm so được , động cơ quay tới ,quay lui mòn cảm biến mất thôi.
có biết loại cảm biến vị trí giá rẻ nào không chỉ cho mình vớiTư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
Tel: 0903 702 417. Email: web:
Comment
-
Nguyên văn bởi vanmanh1988 Xem bài viếtcông tắc xoay là cái ji vậy bác, em không bit cái này.
mà với cái biến trở xoay ở trên ,mà gắn vào động cơ thì làm so được , động cơ quay tới ,quay lui mòn cảm biến mất thôi.
có biết loại cảm biến vị trí giá rẻ nào không chỉ cho mình với|
Comment
-
Nguyên văn bởi vanmanh1988 Xem bài viếtem định kiếm một cái cảm biến vị trí để thay thế cái biến trở xoay trong con rc servo đó anh. tức là mỗi độ thì cho giá trị của cảm biến khác nhau đó anh.Last edited by vudiepkunkka; 14-09-2010, 11:55.|
Comment
-
Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viếtBiến trở trong con chuột, nếu chế biến lại phần cơ học, không biết có đáp ứng được không? nếu được thì anh thu gom chuột hư về để xài dần dần.
"Tý" cổ thì xài 2 bộ như vậy để xác định vị trí theo trục tung-hoành. "Tý" bi giờ xác định tọa độ bằng ma trận quang qua cái dài như quả mướp mà anh dek biết gọi nó là gì. Chỉ còn cái bánh xe để cuộn màn hình là vẫn dùng nguyên lý cũ.
Nguyên văn bởi vanmanh1988 Xem bài viếtcông tắc xoay là cái ji vậy bác, em không bit cái này.
mà với cái biến trở xoay ở trên ,mà gắn vào động cơ thì làm so được , động cơ quay tới ,quay lui mòn cảm biến mất thôi.
có biết loại cảm biến vị trí giá rẻ nào không chỉ cho mình với
Còn nếu cần xác định từng độ hoặc từng % độ của góc quay thì phải dùng kiểu "phô tô sén sò en có đờ" (Khổ quá, dốt Ing Lịch nên viết bừa).
Cách này sẽ dùng bánh xe xẻ rãnh như chuột máy tính, nhưng có đường kính lớn để có thể bố trí được nhiều sensor quang. Số lượng sensor sẽ quyết định độ phân giải của góc quay.
Không biết con gái vứt máy ảnh ở đâu, lát tìm thấy sẽ chụp cái ảnh cho nó trực quan.Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi tungdqEm cần tìm sơ đồ mạch một số Main máy tính đời cao như Asrock B560M-HDV, các cao nhân chỉ giúp với. Thank!
-
Channel: Các mạch điện ứng dụng
hôm nay, 08:27 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment