Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Động cơ đốt ngoài : Mặt trời ,Than,trấu, vỏ gỗ, ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Động cơ đốt ngoài : Mặt trời ,Than,trấu, vỏ gỗ, ...

    Thực ra nó là cái động cơ Stirling, mình căn cứ trên cái nguyên lý của nó mà chế tạo theo khả năng "công-nông nghệ" của mình thui. Kết hợp cả mạch điện điều khiển nó để chống đỡ cho phần chế tạo cơ khí.
    Có bác nào chuyên sâu hay hứng thú về Stirling enginer thì vô đây xì xèo trao đổi cho vui nhé
    Em có khá nhiều thiết kế và linh...tinh kiện phục vụ chế tạo, tủi mỗi cái toàn lọ mọ làm 1 mình nên ...buồn. Cũng may là thành quả cũng đc cái máy bơm nước chạy stirrling để động viên an ủi....

  • #2
    Món này liên quan gì tới điện tử ?
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
      Món này liên quan gì tới điện tử ?
      Bá cáo Bác, liên quan nhiều chứ ạ !
      Em đã mất kha khá time & $$$ để lao theo hướng điều khiển con chạy của ĐC Stirling bằng phương pháp cơ khí, những mong làm thế để nâng hiệu suất của ĐC lên, nhưng...ôi thôi !
      Nếu gia công = CNC thì tiền công chát như nhựa chuối, còn gia công bằng mí em NC thì lại củ chuối thui rùi.
      Em đành mô-li-phê sang điều khiển con chạy kết hợp bằng các cơ cấu điều khiển Điện-Điện tử.
      Ví như : Làm nguội nhanh bằng cách ngừng cấp nhiệt tức thời sử dụng động cơ điện, cảm ứng nhiệt, rơ-le áp suất. Em xài cái "Sò lạnh " trong tủ đá để làm thành mạch cấp nguồn cho rờ le ( con nì hay lắm nhá, đốt nóng nó thì nó phun ra điện mạnh đủ để kéo rơ le đóng ngắt van hơi 1,7kg/cm2 đó ). Túm lại là nhiều lắm
      Nên em đang tìm các bác nào có quan tâm và hứng thú tới cái Stirling hòng mong trao đổi để học lõm thêm chút kinh nghiệm đó ạ.
      Hình như chưa gặp được người như mong muốn thì phải

      Comment


      • #4
        Động cơ Stirling về lý thuyết có hiệu suất cao bậc nhất trong các loại động cơ nhiệt, nhưng thực tế lại ít được sử dụng. Vì sao vậy ? có hai nguyên nhân chính là tốn nhiều nguyên vật liệu (dẫn tới giá thành cao và kích thước cồng kềnh) và hiệu suất thấp. Do không có cơ cấu đốt trong nên điện - điện tử rất ít tác dụng để cái tiến loại động cơ này. Vấn đề hiệu suất của động cơ Stirling nằm ở công nghệ vật liệu, chứ không phải điện tử.

        Động cơ Stirling có nhiều ưu điểm (người Thụy Điển đã dùng nó trên tàu ngầm quân sự từ lâu), nhưng ứng dụng thực tế trong dân dụng của nó thì hạn chế, nhất là khi so sánh với các loại động cơ đốt trong hiện đã rất phổ biến, giá rẻ hiện nay.

        Thích động cơ ? làm cái máy cắt cỏ cũ vài trăm ngàn là có ngay động cơ xăng khá tốt rồi.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi dcdnvn Xem bài viết
          Bá cáo Bác, liên quan nhiều chứ ạ !
          .....
          Em đành mô-li-phê sang điều khiển con chạy kết hợp bằng các cơ cấu điều khiển Điện-Điện tử.
          Ví như : Làm nguội nhanh bằng cách ngừng cấp nhiệt tức thời sử dụng động cơ điện, cảm ứng nhiệt, rơ-le áp suất. Em xài cái "Sò lạnh " trong tủ đá để làm thành mạch cấp nguồn cho rờ le ( con nì hay lắm nhá, đốt nóng nó thì nó phun ra điện mạnh đủ để kéo rơ le đóng ngắt van hơi 1,7kg/cm2 đó ). Túm lại là nhiều lắm
          .....
          Theo như mô tả ở trên thì tui nghĩ là bạn đã làm động cơ dùng áp suất của hơi nước đun nóng (Steam engine ) vì có sự đóng ngắt van hơi,động cơ Stirling không có đóng ngắt van hơi.còn nếu bạn đã biến đổI động cơ Stirling có đóng ngắt van hơi thì bạn quả là có sáng tạo,bạn có thể mô tả về cách hoạt động của động cơ này như thế nào không,để tui hoc hỏI thêm.thank

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi dcdnvn Xem bài viết
            Hình như chưa gặp được người như mong muốn thì phải
            Bạn có thể post vài cái hình động cơ của bạn lên cho anh em chiêm ngưỡng được không? Tớ cũng đang máu quả này mà chưa có time. Nếu cần gia công CNC thì có thể nhờ một số anh trên room giúp đỡ nhỉ.
            Last edited by bxngoc; 13-09-2010, 12:09.
            “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

            Comment


            • #7
              hay đấy mình đang tìm TL bạn có thể PM và mail cho mình được không mail của mình my_computer96@yahoo.com

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dcdnvn Xem bài viết
                Thực ra nó là cái động cơ Stirling, mình căn cứ trên cái nguyên lý của nó mà chế tạo theo khả năng "công-nông nghệ" của mình thui. Kết hợp cả mạch điện điều khiển nó để chống đỡ cho phần chế tạo cơ khí.
                Có bác nào chuyên sâu hay hứng thú về Stirling enginer thì vô đây xì xèo trao đổi cho vui nhé
                Em có khá nhiều thiết kế và linh...tinh kiện phục vụ chế tạo, tủi mỗi cái toàn lọ mọ làm 1 mình nên ...buồn. Cũng may là thành quả cũng đc cái máy bơm nước chạy stirrling để động viên an ủi....
                mình cũng đang nghiên cứu ứng dụng cái này trong việc tạo ra điện năng nhờ tấm chảo parabol ,quay động cơ stirling gắn với trục dinamo.Mong bạn có thê chia sẽ một vài kinh nghiệm được không.bạn có thể viết một bài chia sẻ kinh nghiệm làm loại động cơ này tại gia không.hihi .Mình nghĩ có thê sẽ có nhìu người hơn quan tâm tới nó đó

                Comment


                • #9
                  Anh cho mọi người xem cái ảnh cửa máy bơm đó đi

                  Comment


                  • #10
                    Thì ra là nó..mình thấy mấy bác chỗ mình đang làm nó mà cứ tưởng cái bơm.Dùng năng lượng mặt trời để chạy cái động cơ này ....mục đính để phát điện
                    http://www.youtube.com/watch?v=MowCeoy361U&NR=1
                    Last edited by quangnhat; 18-02-2011, 12:46.
                    Quang Nhat
                    ---------------------------------------
                    Yahoo :quangnhat85ls
                    Mail :
                    Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi quangnhat Xem bài viết
                      Thì ra là nó..mình thấy mấy bác chỗ mình đang làm nó mà cứ tưởng cái bơm.Dùng năng lượng mặt trời để chạy cái động cơ này ....mục đính để phát điện
                      http://www.youtube.com/watch?v=MowCeoy361U&NR=1
                      Bạn ở đâu thế,bạn có thể hỏi giúp mình mấy bác đó làm được nhiù cái động cơ đó chưa, có bán không,mình đang rất cần một cái để nghiên cứu.

                      Comment


                      • #12
                        Động cơ chạy bằng ánh sáng của Việt Nam
                        Với chiếc gương lõm, ánh sáng hội tụ chiếu vào gương, rồi vào động cơ, thế là động cơ hoạt động. TS Nguyễn Thế Hùng (thuộc Viện Vật lý - Viện KHCN Việt Nam) Chủ nhiệm công trình giải thích: Năng lượng ánh sáng đã tác động và biến thành cơ năng.
                        TS Hùng hy vọng từ ý tưởng này có thế chế tạo động cơ để phát điện.

                        Ý tưởng ánh sáng

                        Liên tục trong vài tháng ròng, TS Nguyễn Thế Hùng tự nghiên cứu, tự bỏ tiền của cá nhân để chế tạo mô hình động cơ này. TS Hùng cho biết, thực tế thì nguyên lý hội tụ ánh sáng để sinh ra nhiệt đã có từ lâu, song việc biến nguyên lý này thành động cơ để ứng dụng vào cuộc sống thì lại luôn là những thử thách của con người. Sau nhiều trăn trở, vất vả và cả thất bại, TS Hùng vẫn tin là sẽ có cơ hội thành công bởi rõ ràng ánh sáng đã là năng lượng của cuộc sống.

                        Đầu tư nhiều hơn, công sức nhiều hơn, TS Hùng phải dày công nghiên cứu với kỳ vọng sẽ chế tạo thành công động cơ chạy bằng ánh sáng. Sau một thời gian dài thử nghiệm, từ nguyên lý tích, tản nhiệt trong tự nhiên, TS Hùng xác định về cột mốc năng lượng có khả năng thu năng lượng từ ánh nắng mặt trời, sau đó tác động vào không khí trong động cơ. Khi đó, không khí nóng sẽ bị giãn nở, sinh ra lực đẩy và làm xi lanh chuyển động. Đây là lúc ý tưởng của TS Hùng gần với thực tế nhất.

                        Để bắt tay vào thực hiện, TS Hùng dùng giấy bạc dán lên chiếc gương lõm tự chế. Kết quả là nguồn nhiệt hội tụ đã đốt cháy giấy và dây điện. Nhưng từ thất bại này, ý tưởng ánh sáng chuyển thành nhiệt năng rồi cơ năng càng hiện rõ hơn.


                        Lắp đặt thí nghiệm động cơ.

                        Tiếp tục thử nghiệm, TS Hùng "tìm kiếm" được chiếc gương lõm của Nga với đường kính hơn 40cm với độ hội tụ chính xác cực cao, khả năng hội tụ ánh sáng tốt và giúp thu được nhiệt độ có thể nung đỏ thanh sắt. Thử nghiệm thành công, song việc chế tạo động cơ còn khó khăn hơn nhiều. Do không có tay nghề về cơ khí, liên tục các mô hình động cơ được làm ra rồi... hỏng. Qua hàng chục lần cải tiến, từ chiếc gương lõm, điểm hấp thụ nhiệt trên động cơ, buồng lưu khí nóng trong xilanh...

                        Thành công mở ra khi mà chiếc động cơ chạy bằng ánh nắng (DAV1 - Động cơ ánh sáng Việt Nam số 1) của TS Nguyễn Thế Hùng lắp thử nghiệm trên nóc nhà của Viện Vật lý đã hoạt động.

                        Năng lượng sạch

                        TS Hùng cho biết: Theo công bố khoa học của một số ứng dụng công nghệ sản xuất điện từ động cơ ánh sáng thì cứ 1m2 kính lõm hội tụ có thể thu nhiệt để sản sinh ra khoảng 1.300W.

                        Cũng theo những tính toán khoa học này thì hiệu suất sử dụng nguồn ánh nắng mặt trời của động cơ ánh sáng có thể đạt được khoảng 30%. Như vậy lượng điện sản sinh từ 1m2 kính tương đương 400W. Với 100m2 kính có thể sản sinh lượng điện tương đương 40.000W. Nếu có thể xây dựng và ứng dụng thành công, đây sẽ là công nghệ khai thác năng lượng mới và cũng là nguồn năng lượng sạch gần như vô tận.

                        Nhiều chuyên gia sau khi xem xét mô hình nghiên cứu của TS Hùng đã khẳng định việc triển khai công nghệ này không tốn diện tích, có thể lắp đặt ở bất cứ đâu một cách dễ dàng. Đặc biệt, nó cho phép sự linh hoạt vào quy mô, công suất tùy biến và không tốn mạng truyền dẫn lớn, dễ vận hành và bảo dưỡng...


                        Gương hội tụ nung nóng thanh sắt.

                        Nhận xét về công trình khoa học này, GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Viện KH-CN Việt Nam - cho biết hướng nghiên cứu này rất có triển vọng vì nguồn nguyên liệu năng lượng mặt trời gần như vô tận, chi phí rẻ, dễ khai thác. Điều đó có ý nghĩa quan trọng, nhất là với Việt Nam khi mà công nghệ năng lượng chưa phát triển mạnh và phụ thuộc vào bản quyền nước ngoài.

                        TS Trần Quốc Giám - Trung tâm Nghiên cứu năng lượng mới (Đại học Bách khoa Hà Nội) - cũng cho biết việc chuyển đổi năng lượng từ quang năng thành điện năng, nhiệt năng có thể thực hiện được và nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, chế tạo thành công động cơ này và mở ra khả năng ứng dụng rất lớn. Việc ứng dụng công nghệ này sẽ có nhiều thuận lợi, nhất là dùng để phát điện cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

                        Hiện nay, Viện KH - CN Việt Nam cũng đã tính đến việc xây dựng dự án sản xuất thử nghiệm để nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện công nghệ. Theo TS Nguyễn Thế Hùng, nhóm nghiên cứu đang tiến hành chế tạo chiếc động cơ ánh sáng thứ 2 với công suất phát điện đạt khoảng 200W.
                        Quang Nhat
                        ---------------------------------------
                        Yahoo :quangnhat85ls
                        Mail :
                        Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

                        Comment


                        • #13
                          Xin ý kiến của các bậc tiền bối.
                          Cho em hỏi, động cơ stirling co thể hoạt động với môi chất lỏng hay không? cụ thể như là nước hoặc thủy ngân chăng hạn. ý em muốn hỏi là có hoạt động được không thôi, không bàn luận về hiệu suất hoạt động của động cơ chạy bằng môi chất lỏng nhé.
                          Em xin cảm ơn các bác đã chỉ giáo.

                          Comment


                          • #14
                            minh cũng thích động cơ stirling lắm . dcndvn oi bạn ở đâu vậy mình có cùng suy nghĩ với bạn áp dụng điện vào nữa thì tuyệt vời

                            Comment


                            • #15
                              cái này có thể tự chế dc. mình cũng đã làm thử động cơ stirling rồi nhưng chỉ làm bằng mấy cái lon bia linh tinh để nghiên cứu thôi.
                              Muốn làm một cái chuyên nghiệp hơn mà không có thời gian

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dcdnvn Tìm hiểu thêm về dcdnvn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X