Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho hỏi về tụ điện cho động cơ.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi giangvinh168 Xem bài viết
    trong tình thế này bạn nên sử dụng động cơ xài tụ ngậm mới giải quyết được vấn đề, Thân
    CÁI TỤ NGẬM khác với tụ khác với tụ không cực tính chỗ nào? có xem thường người khác không?trước khi trách người thì xem lại mình nhé.

    Nguyên văn bởi giangvinh168 Xem bài viết
    - cái này đúng 1 phần, có thể cháy cuộn đề hoặc nổ tụ

    - Cái này bác đã mất căn bản từ lớp 1
    _ Nếu cháy cuộn đề thì chẳng đề được,cái phần còn lại nằm ở "mô"?


    -Tôi thì dốt nên không biết lớp 1 có học quấn động cơ nên nhờ giangvinh168 cho biết động cơ 220 volt đề 110 volt là thế nào?đúng thì học hỏi,sai thì vì diễn đàn điện tử mà rộng lòng khai quang đầu óc u mê, tăm tối của người khác.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi thanhcom Xem bài viết
      "Vui lòng không nhắn tin hay gọi điện" vậy xóa số điện thoại đi thôi
      bạn xóa hộ mình với mình không xóa được

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

        -Tôi thì dốt nên không biết lớp 1 có học quấn động cơ nên nhờ giangvinh168 cho biết động cơ 220 volt đề 110 volt là thế nào?đúng thì học hỏi,sai thì vì diễn đàn điện tử mà rộng lòng khai quang đầu óc u mê, tăm tối của người khác.
        Các bác cứ quad lời mà anh em mất hòa khí em cũng ghét những người chọc ngoáy nhưng ở đây cõ lẽ Giang vinh 168 dùng động cơ 220v đề khởi động cho 110v để tránh bị nổ tụ thì phải
        Nhưng đã ai làm vậy chưa lại mất thêm 1 động cơ à như vậy chỉ còn cách suy ngix xem vấn đề là vì sao mà khác phục không thì còn cách đổ lỗi cho nhà sản xuất thiết kế lỗi thôi
        Chúc các bác vui vẻ

        Comment


        • #19
          Động cơ 220 khởi động 110: có phải là một đầu của cuộn khởi động mắc vào điểm giữa của cuộn chạy ?

          Tụ dùng cho động cơ chia làm 2 loại. Tụ đề và tụ ngậm. Tụ đề thì có điện dung lớn, kích thước nhỏ. Khi hoạt động thì mau nóng nên chỉ sử dụng để đề (trong thời gian ngăn, không chạy liên tục được). Tụ nổ có thể do phải khởi động nhiều lần liên tục nên nóng quá gây nổ như giangvinh168 nói hoặc dùng tụ dỏm, tụ không đúng chủng loại (DC) như bác Vivanpham nói.

          Ngoài ra còn có thể do cuộn dây bị chạm chập, hoặc đấu sai, hoặc do cộng hưởng làm cho điện áp trên tụ tăng cao quá mức chịu đựng. Dùng đồng hồ đo khó phát hiện ra vì thời gian khởi động khá ngắn. Đồng hồ chưa kịp hiển thị thì mạch khởi động đã ngắt. Bạn thử dùng một bóng đèn công suất nhỏ mắc song song với tụ xem nếu tim nó chỉ hơi đỏ thì dùng tụ 250V được còn đèn sáng mạnh thì phải dùng loại vôn cao hơn.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
            Động cơ 220 khởi động 110: có phải là một đầu của cuộn khởi động mắc vào điểm giữa của cuộn chạy ?
            -Đề bằng nguồn giữa của 2 cực cuộn chạy chỉ dùng cho động cơ nhỏ,tải nhẹ,dòng khởi động không đáng kể.
            Đây là động cơ 3HP dòng khởi động lớn,nối vào điểm giữa cuộn chạy sẽ làm nóng cuộn chạy (đường kính cuộn đề luôn luôn lớn hơn đường kính cuộn chạy),để lâu sẽ cháy cuộn chạy trước khi cháy cuộn đề.
            -Thứ 2:1 cực của cuộn chạy sẽ chịu tác dụng bởi 2 dòng, dòng đề và dòng chạy làm mất cân bằng cuộn chạy.
            Tôi cũng chưa từng thấy động cơ 3 HP nào lại đấu dây đề vào điểm giữa 2 cuộn chạy.Giangvinh168 này chắc là mới vào nghề,nhằm ngay vào sư phụ mà chém gió kỹ thuật.(Tôi cũng ghét người tự ái có lẽ làm bạn chủ thớt tốn tiền mua Timer đề mà không đạt, rồi chém gió người khác).Chờ ý kiến Giangvinh168 xem sao.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
              -Đề bằng nguồn giữa của 2 cực cuộn chạy chỉ dùng cho động cơ nhỏ,tải nhẹ,dòng khởi động không đáng kể.
              Đây là động cơ 3HP dòng khởi động lớn,nối vào điểm giữa cuộn chạy sẽ làm nóng cuộn chạy (đường kính cuộn đề luôn luôn lớn hơn đường kính cuộn chạy),để lâu sẽ cháy cuộn chạy trước khi cháy cuộn đề.
              -Thứ 2:1 cực của cuộn chạy sẽ chịu tác dụng bởi 2 dòng, dòng đề và dòng chạy làm mất cân bằng cuộn chạy.
              Tôi cũng chưa từng thấy động cơ 3 HP nào lại đấu dây đề vào điểm giữa 2 cuộn chạy.Giangvinh168 này chắc là mới vào nghề,nhằm ngay vào sư phụ mà chém gió kỹ thuật.(Tôi cũng ghét người tự ái có lẽ làm bạn chủ thớt tốn tiền mua Timer đề mà không đạt, rồi chém gió người khác).Chờ ý kiến Giangvinh168 xem sao.
              Thấy các bác cải hăng quá mình cũng mạn phép góp ý đôi chút. Loại động cơ Đài Loan trước đây thường sử dụng mạch đề 110V, nghĩa là một đầu cuộn đề đấu với đầu giữa của cuộn chạy còn đầu kia nối với tụ và mặt vít rồi mới đấu với một trong hai đầu vào của cuộn chạy. Như vậy cần tụ điện đề có trị số lớn hơn và điện áp chịu đựng thấp hơn so với mạch đề 220V của các động cơ ĐL và TQ hiện nay. Số vòng dây của cuộn đề ít hơn nhưng tiết diện dây lớn hơn nhưng vẫn không bằng tiết diện dây của cuộn chạy vì nó chỉ làm việc trong một thời gian ngắn. Vấn đề tụ nổ nếu mặt vít không đóng lại sau khi đề bạn nên xem lại số vòng dây của cuộn đề. Đôi khi số vòng này cao quá sẽ đặt một điện áp cảm ứng lên tụ điện vượt quá điện áp chịu đưng của tụ thì sẽ làm tụ nổ thôi. Chỉ có cách là thay tụ có điện áp chịu đựng lớn hơn và khi khởi động mang tải nên kiểm tra xem mặt vít có đóng lại không? Xin xem lại mục tam giác tổng trở của phần điện cơ bản.
              Mình mới vào nghề không biết diễn giải có đúng không xin các bác chỉ bảo thêm dùm.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi Cobekho Xem bài viết
                Thấy các bác cải hăng quá mình cũng mạn phép góp ý đôi chút. Loại động cơ Đài Loan trước đây thường sử dụng mạch đề 110V, nghĩa là một đầu cuộn đề đấu với đầu giữa của cuộn chạy còn đầu kia nối với tụ và mặt vít rồi mới đấu với một trong hai đầu vào của cuộn chạy. Như vậy cần tụ điện đề có trị số lớn hơn và điện áp chịu đựng thấp hơn so với mạch đề 220V của các động cơ ĐL và TQ hiện nay. Số vòng dây của cuộn đề ít hơn nhưng tiết diện dây lớn hơn nhưng vẫn không bằng tiết diện dây của cuộn chạy vì nó chỉ làm việc trong một thời gian ngắn. Vấn đề tụ nổ nếu mặt vít không đóng lại sau khi đề bạn nên xem lại số vòng dây của cuộn đề. Đôi khi số vòng này cao quá sẽ đặt một điện áp cảm ứng lên tụ điện vượt quá điện áp chịu đưng của tụ thì sẽ làm tụ nổ thôi. Chỉ có cách là thay tụ có điện áp chịu đựng lớn hơn và khi khởi động mang tải nên kiểm tra xem mặt vít có đóng lại không? Xin xem lại mục tam giác tổng trở của phần điện cơ bản.
                Mình mới vào nghề không biết diễn giải có đúng không xin các bác chỉ bảo thêm dùm.
                Dòng đề lớn hơn dòng bình thường từ 3-5 lần tùy theo tải, vì vậy chỉ đấu cuộn đề vào điểm giữa cuộn chạy khi động cơ tải nhẹ,dòng khởi động nhỏ,động cơ có công suất nhỏ, và cũng chẳng có động cơ nào có tiết diện dây đề nhỏ hơn dây chạy dù nó chỉ hoạt động trong thời gian ngắn.

                Nói ngắn gọn khi giảm điện thế cuộn dây đề tức là giảm công suất khởi động đáng kể (hình như là chỉ còn 1/4 thì phải).Động cơ công suất lớn không nhà sản xuất nào đấu dây như thế này.Bạn có thể tham khảo sách kỹ thật quấn dây động cơ không đồng bộ do nhà xuất bản kỹ thuật phát hành có nói rõ vấn đề này.

                Comment


                • #23
                  Vì điện lưới Đài Loan 1pha có 110V hoặc 220V, nên nhà SX thiết kế cuộn đề 110V cho tiện dụng, mà đa số động cơ đã qua sử dụng được nhập từ nguồn này, nên cuộn đề có điện áp 110V là rất nhiều
                  Em lượm vặt được cái sơ đồ đấu dây của một hảng SX động cơ của TW, các bạn tham khảo nhé, các bạn thông cảm phần dịch lại em đánh trong CorelDRAW sau không bỏ dấu được
                  Attached Files
                  CTY TNHH MTV KỸ THUẬT ĐIỆN VINH PHÁT
                  595 TL15 ấp7, xã Tân Thạnh Đông, h Củ Chi, tpHCM
                  MST : 0310346840 - SĐT : 0913909851 Vinh

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi giangvinh168 Xem bài viết
                    Vì điện lưới Đài Loan 1pha có 110V hoặc 220V, nên nhà SX thiết kế cuộn đề 110V cho tiện dụng, mà đa số động cơ đã qua sử dụng được nhập từ nguồn này, nên cuộn đề có điện áp 110V là rất nhiều
                    Em lượm vặt được cái sơ đồ đấu dây của một hảng SX động cơ của TW, các bạn tham khảo nhé, các bạn thông cảm phần dịch lại em đánh trong CorelDRAW sau không bỏ dấu được
                    Cái thằng bé này học nghề chưa đầy bàn tay mà lại đi mắng tôi là mất căn bản. Bộ óc thiếu khả năng suy nghĩ .Tôi không chấp với đứa con nít,về học lại rồi lên diễn đàn tranh luận

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
                      Dòng đề lớn hơn dòng bình thường từ 3-5 lần tùy theo tải, vì vậy chỉ đấu cuộn đề vào điểm giữa cuộn chạy khi động cơ tải nhẹ,dòng khởi động nhỏ,động cơ có công suất nhỏ, và cũng chẳng có động cơ nào có tiết diện dây đề nhỏ hơn dây chạy dù nó chỉ hoạt động trong thời gian ngắn.

                      Nói ngắn gọn khi giảm điện thế cuộn dây đề tức là giảm công suất khởi động đáng kể (hình như là chỉ còn 1/4 thì phải).Động cơ công suất lớn không nhà sản xuất nào đấu dây như thế này.Bạn có thể tham khảo sách kỹ thật quấn dây động cơ không đồng bộ do nhà xuất bản kỹ thuật phát hành có nói rõ vấn đề này.
                      Mật độ dòng điện tính cho cuộn chạy hoạt động ở chế độ liên tục thông thường từ 5-6A/mm2. Riêng đối với cuộn đề làm việc ở chế độ ngắn hạn khoảng 5-6s thì mật độ dòng điện đó có thể tăng lên 5 lần. Do đó việc dòng điện đề gấp 3-5 lần dòng điện định mức của động cơ như bạn nói cũng không ảnh hưởng gì đến cuộn đề. Về mặt lý thuyết mình đã tham khảo một số tài liệu nước ngoài như quyển Electrical Machines của Koschenko là bậc thầy về máy điện của LX trước đây và cuốn thiết kế động cơ điện không đồng bộ 1 pha và 3 pha cở nhỏ của GS Trần Khánh Hà. Về thực tế mình đã từng khảo sát nhiều chủng loại động cơ 1 pha cũng không bao giờ gặp được trường hợp dây đề lại có tiết diện lớn hơn dây chạy. Việc giảm điện áp đặt vào mạch đề không có nghĩa là giảm công suất khởi động nếu ta tính toán đúng số vòng dây của cuộn khởi động và điện dung của tụ đề. Bằng chứng là các động cơ 1 pha cúa Đài Loan trước đây sử dụng mạch đề 110V có công suất khởi động không thua các động cơ của TQ và ĐL hiện tại sử dụng mạch đề 220V. Đây là một vấn đề thực tế và chính xác chứ không phải là hình như. Có lẻ bạn ít làm việc với động cơ có mạch đề 110V nên mới phát biểu như trên và hiện nay nguồn điện ở các nơi đã chuyển sang 220V chứ không còn là 110V như thập niên 60-70 của thế kỷ 20 nên các nhà sản xuất đã chuyển sang mạch đề 220V.
                      Thân chào.
                      Thân chào.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi Cobekho Xem bài viết
                        Mật độ dòng điện tính cho cuộn chạy hoạt động ở chế độ liên tục thông thường từ 5-6A/mm2. Riêng đối với cuộn đề làm việc ở chế độ ngắn hạn khoảng 5-6s thì mật độ dòng điện đó có thể tăng lên 5 lần. Do đó việc dòng điện đề gấp 3-5 lần dòng điện định mức của động cơ như bạn nói cũng không ảnh hưởng gì đến cuộn đề.
                        Thân chào.
                        Tôi tô đỏ cái dòng này chứng minh bạn chẳng biết gì về kỹ thuật quấn dây trong động cơ không đồng bô cả.

                        -Cứ xem cái cuộn chạy là "biến thế" chịu được dòng 3 A (dòng tải động cơ tối đa),được quấn bằng dây 0,8mm.Dòng đề tối đa 15A quấn bằng dây 1,5mm.Như vậy cái "Biến thế này" có cung cấp được đủ dòng 15A không?(dù trong thời gian ngắn).Chưa kể vì mất cân bằng cuộn chạy, đề kiểu này động cơ chạy chậm =>1s mới đạt tốc độ văng mặt vít ly tâm.(Nếu bạn nói được phải chứng minh bằng công thức.)

                        -bạn nói:"Về thực tế mình đã từng khảo sát nhiều chủng loại động cơ 1 pha cũng không bao giờ gặp được trường hợp dây đề lại có tiết diện lớn hơn dây chạy."
                        Điều này chứng minh bạn chẳng biết gì cả ngoài cái động cơ ĐL, nếu cần tôi sẽ chụp hình cái động cơ ĐL có cuộn dây đề lớn hơn cuộn dây chạy cho bạn xem ,không như bạn nói đâu.

                        Cuối cùng tôi khuyên bạn đừng thấy có mỗi cái động cơ ĐL sản xuất rồi qui tiêu chuẩn động cơ nào cũng phải giống như thế. Động cơ công suất lớn cần công suất khởi động lớn.Khi điện thế lớn thì dòng đề nhỏ,tụ điện đề có điện dung nhỏ ,đồng thời an toàn trong sử dụng.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
                          Tôi tô đỏ cái dòng này chứng minh bạn chẳng biết gì về kỹ thuật quấn dây trong động cơ không đồng bô cả.

                          -Cứ xem cái cuộn chạy là "biến thế" chịu được dòng 3 A (dòng tải động cơ tối đa),được quấn bằng dây 0,8mm.Dòng đề tối đa 15A quấn bằng dây 1,5mm.Như vậy cái "Biến thế này" có cung cấp được đủ dòng 15A không?(dù trong thời gian ngắn).Chưa kể vì mất cân bằng cuộn chạy, đề kiểu này động cơ chạy chậm =>1s mới đạt tốc độ văng mặt vít ly tâm.(Nếu bạn nói được phải chứng minh bằng công thức.)

                          -bạn nói:"Về thực tế mình đã từng khảo sát nhiều chủng loại động cơ 1 pha cũng không bao giờ gặp được trường hợp dây đề lại có tiết diện lớn hơn dây chạy."
                          Điều này chứng minh bạn chẳng biết gì cả ngoài cái động cơ ĐL, nếu cần tôi sẽ chụp hình cái động cơ ĐL có cuộn dây đề lớn hơn cuộn dây chạy cho bạn xem ,không như bạn nói đâu.

                          Cuối cùng tôi khuyên bạn đừng thấy có mỗi cái động cơ ĐL sản xuất rồi qui tiêu chuẩn động cơ nào cũng phải giống như thế. Động cơ công suất lớn cần công suất khởi động lớn.Khi điện thế lớn thì dòng đề nhỏ,tụ điện đề có điện dung nhỏ ,đồng thời an toàn trong sử dụng.
                          Bạn cần phải phân biệt rõ tình trạng phát nhiệt của dây quấn khi chạy ở chế độ liên tục hay trong một thời gian ngắn. Đối với cuộn chạy làm việc liên tục nên mật độ dòng điện được tính vào khoảng 5-6A/mm2. Riêng cuộn dây đề chỉ làm việc có vài giây mà thôi. Lúc đó nhiệt độ của dây quấn tăng lên chưa đủ để làm hỏng cách điện của dây. Vì vậy có thể chọn mật độ dòng điện cao hơn nhiều.Đó là chưa kể đấn tình trạng giải nhiệt tốt có thể cho phép tăng mật độ dòng điện hơn tình trạng giải nhiệt kém. Lý luận của bạn chỉ đúng ở chế độ làm việc liên tục chứ không phải là làm việc trong một thời gian ngắn.
                          Bạn có thể tham khảo về cách tính dây quấn động cơ 1 pha qua quyển 1 Tính toán máy điện quay và máy biến áp của ThS Nguyễn Trọng Thắng Và Nguyễn Thế Kiệt chương 5 và 6 để hiểu thêm.
                          Có lẻ tuổi đời của bạn còn trẻ nên hơi nóng tính chứ cở như bác Vivanpham tuổi nghề cao nhưng vẫn khiêm tốn và chịu học hỏi. Thú thật với bạn công việc hàng ngày của mình tiếp xúc với nhiều loại động cơ khác nhau nhưng vẫn chưa cho rằng mình biết hết tất cả. Đồng ý với bạn là ở mạch đề 220V là dòng điện qua nó nhỏ nên chỉ cần dây quấn có tiết diện nhỏ hơn và tụ điện có trị số nhỏ hơn mạch đề 110V. Nhưng ngược lại thì số vòng dây quấn nhiều hơn và tụ điện dễ bị nổ hơn. Đó là chưa kể chất lượng của tụ đề hiện nay kém hơn so với trước. Ngoài ra nhà chế tạo thường gắn hai tụ đề song song nhau chứ không dùng 1 tụ đề. Ý đồ của nhà chế tạo như thế nào mình sẽ trình bày sau. Việc đưa ra dạng động cơ ĐL đề ở điện áp 110V chỉ mang tính chất minh hoạ chứ không phải lấy nó mà áp dụng cho tất cả các loại động cơ cũng như bạn đưa ra hình một động cơ ĐL có dây đề lớn hơn dây chạy cũng là một trường hợp các biệt mà thôi chư không thể đại diện cho tất cả loại động cơ 1 pha.
                          Thân chào

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi Cobekho Xem bài viết
                            Bạn cần phải phân biệt rõ tình trạng phát nhiệt của dây quấn khi chạy ở chế độ liên tục hay trong một thời gian ngắn. Đối với cuộn chạy làm việc liên tục nên mật độ dòng điện được tính vào khoảng 5-6A/mm2. Riêng cuộn dây đề chỉ làm việc có vài giây mà thôi. Lúc đó nhiệt độ của dây quấn tăng lên chưa đủ để làm hỏng cách điện của dây. Vì vậy có thể chọn mật độ dòng điện cao hơn nhiều.Đó là chưa kể đấn tình trạng giải nhiệt tốt có thể cho phép tăng mật độ dòng điện hơn tình trạng giải nhiệt kém. Lý luận của bạn chỉ đúng ở chế độ làm việc liên tục chứ không phải là làm việc trong một thời gian ngắn.

                            Thân chào
                            Bạn chẳng chịu chứng minh bằng công thức gỉ cả,nói như thế thì chẳng đi đến đâu. Tôi muốn nói với bạn rằng với thí dụ trên không bao giờ đề lên đưộc 15A chứ đừng nói vài giây .Bó tay chấm cơm với bạn.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi hongphuong98 Xem bài viết
                              Dòng đề lớn hơn dòng bình thường từ 3-5 lần tùy theo tải,và cũng chẳng có động cơ nào có tiết diện dây đề nhỏ hơn dây chạy dù nó chỉ hoạt động trong thời gian ngắn.
                              .
                              đoạn này bác có nhầm ko đấy?
                              biết là dòng đề luôn lớn hơn dòng làm việc, nhưng mà đấy là dòng của cả cuộn chạy và cuộn đề, còn tiết diện dây chạy với dây đề thì khẳng định với bác là bác nói sai rồi, dây chạy luôn lớn hơn dây đề

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi hoasua_2005 Xem bài viết
                                đoạn này bác có nhầm ko đấy?
                                biết là dòng đề luôn lớn hơn dòng làm việc, nhưng mà đấy là dòng của cả cuộn chạy và cuộn đề, còn tiết diện dây chạy với dây đề thì khẳng định với bác là bác nói sai rồi, dây chạy luôn lớn hơn dây đề
                                Đúng rồi,tôi nhầm.Xin lỗi cobekho và các bạn nhé

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                kitty511 Tìm hiểu thêm về kitty511

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X