Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nung cảm ứng (Induction Heating) help me please!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nhoc xin phép có ý kiến một chút.

    AVR cho máy phát 8000Hz, nhưng mạch cấp nguồn của nó đâu nhất thiết phải là 8000? Vì kích từ độc lập nên anh có thể sử dụng 50Hz từ điện lưới được mà.

    Như vậy có thể dễ dàng hơn trong chuyện đồng bộ và kích xung.

    UJT có thể dùng 2 trans n và p nối theo kiểu PUT thay thế, và thêm mạch chia điện áp ngoài.

    Riêng phần hồi tiếp dòng và áp, anh vẫn có thể sử dụng như các bộ AVR thông thường. Chỉ có các bộ lọc phải tính toán lại.

    Hồi tiếp vi phân RC để chống dao động (stab) tính toán theo quán tính của hệ thống. Đối với máy phát tần số cao như thế thì đáp ứng của Stator không đáng kể. Chỉ còn quan trọng đáp ứng của Rotor, vì là dòng một chiều.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Nhoc xin phép có ý kiến một chút.

      AVR cho máy phát 8000Hz, nhưng mạch cấp nguồn của nó đâu nhất thiết phải là 8000? Vì kích từ độc lập nên anh có thể sử dụng 50Hz từ điện lưới được mà.

      Như vậy có thể dễ dàng hơn trong chuyện đồng bộ và kích xung.

      UJT có thể dùng 2 trans n và p nối theo kiểu PUT thay thế, và thêm mạch chia điện áp ngoài.

      Riêng phần hồi tiếp dòng và áp, anh vẫn có thể sử dụng như các bộ AVR thông thường. Chỉ có các bộ lọc phải tính toán lại.

      Hồi tiếp vi phân RC để chống dao động (stab) tính toán theo quán tính của hệ thống. Đối với máy phát tần số cao như thế thì đáp ứng của Stator không đáng kể. Chỉ còn quan trọng đáp ứng của Rotor, vì là dòng một chiều.
      Theo như bạn Thao Ly mô tả thì bộ AVR trong máy phát tần số 8000HZ này dùng SCR sử dụng phương pháp phase controlled để điều chỉnh điện áp kích từ. Do đó phần cấp nguồn ở khâu so sánh và nguồn dòng có thể sử dụng tần số 50HZ. Riêng phần kích xung bằng U JT hoặc 2 transistor pnp nà npn theo kiểu PUT thì cần thiết phải có sự đồng bộ mới điều khiển được góc cắt của SCR. Còn nếu dùng các bộ AVR một chiều điều khiển bằng Transistor hay FET thì không cần có đồng bộ này. Đồng ý là do hoạt động ở tần số cao nên số vòng dây của stator rất ít nhưng ở phần kích từ lại là DC được quấn rất nhiều vòng nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều. Vấn đề dao động này có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống hay không phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng và đặc tính của hệ thống.
      Thân chào.
      Last edited by quanghien54; 03-05-2011, 06:27.

      Comment


      • #48
        Mình nói thêm một vấn đề này nữa là ở dạng mạch AVR dạng phase controlled có một ưu điểm mà các mạch AVR 1 chiều không có. Đó là khi tần số giảm thì mạch sẽ tự động bù để tăng điện áp kích từ để tăng điện áp bù với điện áp giảm khi tần số giảm. Nguyên lý của mạch như sau : Thời gian nạp để UJT hay PUT kích SCR là không đổi nên khi tần số giảm, chu kỳ tăng nhưng thời gian cắt không đổi nên thời gian dẫn tăng, điện áp kích từ tăng, điện áp ra tăng bù với việc giảm điện áp do giảm tần số. Nếu tần số tăng thì đáp ứng của mạch sẽ ngược lại. Việc này có thể được minh họa bằng hình vẽ bên dưới. Như vậy nếu sử dụng điện áp tần số 50HZ để làm mạch kích từ cho máy phát tần số 8000HZ thì sẽ không tận dụng được đặc tính này.
        Click image for larger version

Name:	Góc dan khi tan só thay doi.jpg
Views:	1
Size:	178.3 KB
ID:	1347371

        Comment


        • #49
          Cám ơn những chia sẻ kinh nghiệm của bác quanghien và cô nhóc. Đúng như cô nhóc nói, theo như sơ đồ gốc của máy phát mà em đã lên được thì phần kích từ lấy từ nguồn 220v-50hz. Sau đó đi qua biến áp cách ly, thứ cấp lấy ra 170Vac cấp cho mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán phần (2 SCR, 2 Diode). Chỉ phần hồi tiếp dòng và áp là lấy từ đầu ra máy phát thôi. Em có gửi kèm sơ đồ, các bác xem thử. Bây giờ em đang thiết kế phần hồi tiếp và mạch kích. Phần hồi tiếp để cho an toàn em cho qua thêm 1 tầng biến áp, sau đó mới đưa tín hiệu hồi tiếp vào mạch, sau đó khuyếch đại và so sánh. Như em đã nói ở trên, do không kinh nghiệm về UJT và PUT, nên em dùng IC TCA785. Tuy nhiên, em cũng chưa biết nên tính toán biến áp xung như thế nào là phù hợp. 2 con SCR hiện tại chỉ khoảng 50A, nên em nghĩ chỉ cần dòng kích khoảng 500mA là được. Khi nào thiết kế xong, em sẽ post lên nhờ các bác chỉnh sửa giúp.
          Thanks,
          Attached Files

          Comment


          • #50
            Em cũng xin bổ xung thêm. Phần rotor và stator của máy phát này em chưa mở ra, tuy nhiên khi cho motor chạy đủ tốc độ, em cấp thử 170Vdc vào cuộn kích từ thì thấy ra đúng 800V và tần số khoảng 8000Hz. Đáp ứng không tải của nó gần như tức thời. Phần máy phát và motor liền một khối, nó cho phép nước chạy vào bên trong để làm mát. Do đó rất kín, khó tháo ra tháo vào để kiểm tra. Bác quanghien có thể cho xin em số điện thoại được không, có gì em trao đổi với bác thuận tiện hơn. Cám ơn bác.

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi THAO-LY-2000 Xem bài viết
              Cám ơn những chia sẻ kinh nghiệm của bác quanghien và cô nhóc. Đúng như cô nhóc nói, theo như sơ đồ gốc của máy phát mà em đã lên được thì phần kích từ lấy từ nguồn 220v-50hz. Sau đó đi qua biến áp cách ly, thứ cấp lấy ra 170Vac cấp cho mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán phần (2 SCR, 2 Diode). Chỉ phần hồi tiếp dòng và áp là lấy từ đầu ra máy phát thôi. Em có gửi kèm sơ đồ, các bác xem thử. Bây giờ em đang thiết kế phần hồi tiếp và mạch kích. Phần hồi tiếp để cho an toàn em cho qua thêm 1 tầng biến áp, sau đó mới đưa tín hiệu hồi tiếp vào mạch, sau đó khuyếch đại và so sánh. Như em đã nói ở trên, do không kinh nghiệm về UJT và PUT, nên em dùng IC TCA785. Tuy nhiên, em cũng chưa biết nên tính toán biến áp xung như thế nào là phù hợp. 2 con SCR hiện tại chỉ khoảng 50A, nên em nghĩ chỉ cần dòng kích khoảng 500mA là được. Khi nào thiết kế xong, em sẽ post lên nhờ các bác chỉnh sửa giúp.
              Thanks,
              Mạch 2 SCR, 2 Diode là mạch nắn toàn kỳ chứ không phải là mạch bán kỳ. Muốn điện áp kích từ của nó đạt 170VDC thì điện áp AC cung cấp cho cầu nắn đó phải trên 240V chứ không phải là 170VAC. Nếu dùng điện áp tần số 50HZ thì sẽ mất đi tính năng bù tần số như mình phân tích nhưng ở hệ thống của bạn thì điều này không cần thiết. PUT và UJT rất dễ sử dụng nó chỉ khác nhau ở chỗ là PUT cần phải có một cầu phân áp ở ngoài. Mình không sử dụng PUT hay UJT trong các mạch AVR vì nó khó tìm mà sử dụng 2 transistor loại N và P mắc theo kiểu PUT vừa rẻ tiền vừa dễ tìm. Hãy tham phảo sơ đồ này trong phần kích từ cho máy phát điện. ĐT của mình là 0916090209. Nếu cần thông tin gì xin điện cho mình.

              Comment


              • #52
                Cám ơn bác nhiều. Em có vẽ lại sơ đồ mạch từ board bị hư của máy, bác xem file đính kèm. Con UJT ở đây không tìm thấy trên thị trường. Bác có thể giúp em chuyển thành dùng 2 transistor P và N cho dễ lắp ráp được không ạ. Chắc em sẽ gọi điện nhờ bác tư vấn cụ thể thêm.
                Cám ơn.
                Attached Files

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi THAO-LY-2000 Xem bài viết
                  Cám ơn bác nhiều. Em có vẽ lại sơ đồ mạch từ board bị hư của máy, bác xem file đính kèm. Con UJT ở đây không tìm thấy trên thị trường. Bác có thể giúp em chuyển thành dùng 2 transistor P và N cho dễ lắp ráp được không ạ. Chắc em sẽ gọi điện nhờ bác tư vấn cụ thể thêm.
                  Cám ơn.
                  Mạch này rất dễ lằp ráp. Chỉ cần 2 transistor A1015 và C1815 cùng 2 điện trở 10K là có thể thay thế UJT được rồi. Cách phân cực của nó tương tự như PUT. Mình post lên cho bạn tham khảo ( phần đóng khung). Còn các phần khác vẫn như cũ.
                  Thân chào.
                  Click image for larger version

Name:	Mach kich thay the UJT.jpg
Views:	1
Size:	73.4 KB
ID:	1347401

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                    Mạch này rất dễ lằp ráp. Chỉ cần 2 transistor A1015 và C1815 cùng 2 điện trở 10K là có thể thay thế UJT được rồi. Cách phân cực của nó tương tự như PUT. Mình post lên cho bạn tham khảo ( phần đóng khung). Còn các phần khác vẫn như cũ.
                    Thân chào.
                    [ATTACH]29071[/ATTACH]
                    Cám ơn anh đã hỗ trợ. Cặp transistor trong mạch này có thể kích SCR công suất lớn nhất là bao nhiêu vậy anh. Cặp SCR của em nằm chung một khối với diode nên em cũng không chắc là bao nhiêu ampe. Có lẽ lớn nhất khoảng 100A. Nếu dùng mạch này OK chứ anh.
                    Cám ơn.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi THAO-LY-2000 Xem bài viết
                      Cám ơn anh đã hỗ trợ. Cặp transistor trong mạch này có thể kích SCR công suất lớn nhất là bao nhiêu vậy anh. Cặp SCR của em nằm chung một khối với diode nên em cũng không chắc là bao nhiêu ampe. Có lẽ lớn nhất khoảng 100A. Nếu dùng mạch này OK chứ anh.
                      Cám ơn.
                      Nếu điện áp đặt trên SCR chính khoảng 110V- 220V thì có thể kích trực tiếp.Điện áp của nguồn kích khoảng 18VDC. Nếu điện áp thấp thì có thể kích qua một SCR phụ như 2p4M hay 5p4M. Anod của SCR này nối với một điện trở khoảng vài trăm ohm với anod SCR chính, còn cathode của nó thì đưa vào gate của SCR chính. Trước đây mình cũng dùng cách này để kích SCR của LX có dòng điện đến 200A.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                        Nếu điện áp đặt trên SCR chính khoảng 110V- 220V thì có thể kích trực tiếp.Điện áp của nguồn kích khoảng 18VDC. Nếu điện áp thấp thì có thể kích qua một SCR phụ như 2p4M hay 5p4M. Anod của SCR này nối với một điện trở khoảng vài trăm ohm với anod SCR chính, còn cathode của nó thì đưa vào gate của SCR chính. Trước đây mình cũng dùng cách này để kích SCR của LX có dòng điện đến 200A.
                        Cám ơn bác. Mạch của em đang sửa có áp trên 100V. Có lẽ kích trực tiếp được. Lúc trước em cũng dùng ngõ ra của 3 triac (25A) của mạch đk 3pha công suất nhỏ, để kích cho một dàn 6 SCR (150A) mắc cầu. Khi em thử trên tải trở thì mạch chạy tốt, nhưng khi gắn lên máy hàn TIG thì mạch không làm việc như ý được. Hồ quang không ngắt ngay được, đáp ứng khá chậm. Không biết có phải do mạch kích hay không.
                        Thanks.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi THAO-LY-2000 Xem bài viết
                          Cám ơn bác. Mạch của em đang sửa có áp trên 100V. Có lẽ kích trực tiếp được. Lúc trước em cũng dùng ngõ ra của 3 triac (25A) của mạch đk 3pha công suất nhỏ, để kích cho một dàn 6 SCR (150A) mắc cầu. Khi em thử trên tải trở thì mạch chạy tốt, nhưng khi gắn lên máy hàn TIG thì mạch không làm việc như ý được. Hồ quang không ngắt ngay được, đáp ứng khá chậm. Không biết có phải do mạch kích hay không.
                          Thanks.
                          Tại sao bạn lại phải dùng triac để kích cho SCR. Nó xãy ra nhiều vấn đề phức tạp lắm. Dùng SCR nhỏ như MCR 100 hay 2p4M để kích là hay nhất. Đối với máy hàn thì điện áp ra khoảng dưới 80V nên cần phải có mạch kích phụ còn trên 110V thì có thể kích trực tiếp.Máy hàn TIG của bạn dùng là máy hàn thường tần số 50HZ hay là máy hàn inverter? Chú ý tụ giữa gate và cathode. Nếu tụ có trị số lớn quá thì dễ xẫy ra tình trạng trên. Khi mạch là tải cảm thì dòng điện vẫn duy trì trong một thời gian ngắn sau khi ngắt điện nên cần phải có một điện trở công suất lớn để xả năng lượng phản kháng đó.

                          Comment


                          • #58
                            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                            Tại sao bạn lại phải dùng triac để kích cho SCR. Nó xãy ra nhiều vấn đề phức tạp lắm. Dùng SCR nhỏ như MCR 100 hay 2p4M để kích là hay nhất. Đối với máy hàn thì điện áp ra khoảng dưới 80V nên cần phải có mạch kích phụ còn trên 110V thì có thể kích trực tiếp.Máy hàn TIG của bạn dùng là máy hàn thường tần số 50HZ hay là máy hàn inverter? Chú ý tụ giữa gate và cathode. Nếu tụ có trị số lớn quá thì dễ xẫy ra tình trạng trên. Khi mạch là tải cảm thì dòng điện vẫn duy trì trong một thời gian ngắn sau khi ngắt điện nên cần phải có một điện trở công suất lớn để xả năng lượng phản kháng đó.
                            Máy hàn loại thường tần số 50HZ. Sở dĩ em dùng triac bởi vì điện áp ra cấp cho máy hàn là 3P 380VAC (đk cắt góc pha). Điện áp này được cấp cho cuộn sơ của máy hàn, phần thứ cấp đi ra điện cực hàn. Mỗi triac kích cho 1 cặp SCR đấu ngược nhau (anode con này đấu vào cathode con kia, và ngược lại). Phần tụ giữa gate và cathode khoảng 1microfara. Nếu dùng điện trở công suất đấu thì song song với tải hả anh, giống như đấu mâm từ?

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi THAO-LY-2000 Xem bài viết
                              Máy hàn loại thường tần số 50HZ. Sở dĩ em dùng triac bởi vì điện áp ra cấp cho máy hàn là 3P 380VAC (đk cắt góc pha). Điện áp này được cấp cho cuộn sơ của máy hàn, phần thứ cấp đi ra điện cực hàn. Mỗi triac kích cho 1 cặp SCR đấu ngược nhau (anode con này đấu vào cathode con kia, và ngược lại). Phần tụ giữa gate và cathode khoảng 1microfara. Nếu dùng điện trở công suất đấu thì song song với tải hả anh, giống như đấu mâm từ?
                              Điện trở công suất được mắc song song với tải có nhiệm vụ làm một tải giả có công suất nhỏ hơn tải thật rất nhiều. Khi đóng ngắt mạch nó sẽ tiêu thụ năng lượng phản kháng từ cuộn dây máy hàn.

                              Comment


                              • #60
                                Cám ơn bác đã hướng dẫn. Em đã hiểu thêm nhiều về các phương pháp đk SCR. Giờ chỉ còn phải thực hành nữa thôi. Có gì nhờ sẽ bác tư vấn thêm.
                                Thanks.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                x.noro Tìm hiểu thêm về x.noro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X