Xin chào các anh/chị/bạn ở diễn đàn dientuvietnam.
Mình vốn không có tí kiến thức nào về điện tử hoặc vật lý, nhưng rất quan tâm đến các thiết bị tự phát điện, nhân search google về phong điện và thủy điện đã biết đến diễn đàn.
Trước đây, mình có 1 ý tưởng thủy điện dùng trong hộ gia đình có các yêu cầu sau, không rõ về lý thuyết có thể làm được hay không, mình cũng không biết dùng các thuật ngữ mà chỉ có thể mô tả theo cảm nghĩ, xin cứ nói ra, có gì khó hiểu mong mọi người lượng thứ.
1. Chắc mọi người đã biết trước kia khi bán xăng hoặc loại nước nào đó, để lấy chất lỏng từ thùng phi họ dùng 1 ống nhựa dài, dùng mồm hút ở đầu kia, sau đó nước cứ thế tự chảy xuống. Dùng cách này cũng có thể tạo ra ao cá hoặc đài phun nước trong vườn nhà mà không cần đến máy bơm, chỉ cần lấy đà 1 lần là nó tự hút và xả nước mãi mãi, có thể chập nhiều vòi để tạo thành 1 vòi lớn với lực chảy mạnh (thác giả).
2. Liệu có thể chế tạo thiết bị thủy điện cá nhân từ ý tưởng trên hay không? Trong đó ta tạo ra 1 bể hoặc nếu gia đình nào có ao, sẽ gộp nhiều vòi để tạo một dòng nước chảy không ngừng làm quay các cánh turbin?
3. Hệ thống với nhiều turbin nhỏ kích cỡ như nhau. Ví dụ mỗi turbin với cánh quạt đường kính 30cm thì trong phạm vi 70cm2 ta có thể lắp được 4 turbin?
Yêu cầu của hệ thống:
- Nhỏ gọn, phù hợp cho phần lớn hộ gia đình tại VN.
- Có cơ chế dùng điện nuôi lại nam châm để có tuổi thọ cao nhất.
- Có các bộ phận chuyển đổi gì gì đó >"<
Ưu điểm:
- Không phải lúc nào ta cũng có không gian hoặc điều kiện phù hợp để làm turbin gió, khi đó có thể dùng hệ thống thủy điện cá nhân.
- Bất kể nơi đâu và thời gian nào, chỉ cần có nước là có thể hoạt động.
- Nhiều lựa chọn tùy biến, đơn giản thì sạc ắc quy, sạc pin cho các thiết bị điện tử, phức tạp (lớn) thì hòa vào lưới điện hộ gia đình. Công suất có thể tăng/giảm bằng cách thêm, bớt các turbin trong hệ thống, tùy vào bể chứa lớn hay nhỏ.
Nhược:
- Không hoạt động khi không có... nước.
- Chi phí hoạt động là một tí tẹo nước/ngày (chúng cũng phải bốc hơi dần chứ).
- Tiếng ồn.
Phản biện:
1. Nghe nói để hoạt động được turbin cần lực lớn, dùng lực nước như vậy có đủ không?
- Bởi vậy mới cần các cao nhân nghiên cứu ghép bao nhiêu vòi, chiều dài vòi ra sao để có lực nước ra sao, kích cỡ của bể và các turbin.
- Thế cho nên mới nói hệ thống được ghép bởi nhiều turbin nhỏ.
2. Khoảng 500w-1kw là phù hợp với phần lớn hộ gia đình tại VN, vậy hệ thống trên cần thiết kế như thế nào?
- Thì đang hỏi các bạn ở www.dientuvietnam.net nè!
Mình vốn không có tí kiến thức nào về điện tử hoặc vật lý, nhưng rất quan tâm đến các thiết bị tự phát điện, nhân search google về phong điện và thủy điện đã biết đến diễn đàn.
Trước đây, mình có 1 ý tưởng thủy điện dùng trong hộ gia đình có các yêu cầu sau, không rõ về lý thuyết có thể làm được hay không, mình cũng không biết dùng các thuật ngữ mà chỉ có thể mô tả theo cảm nghĩ, xin cứ nói ra, có gì khó hiểu mong mọi người lượng thứ.
1. Chắc mọi người đã biết trước kia khi bán xăng hoặc loại nước nào đó, để lấy chất lỏng từ thùng phi họ dùng 1 ống nhựa dài, dùng mồm hút ở đầu kia, sau đó nước cứ thế tự chảy xuống. Dùng cách này cũng có thể tạo ra ao cá hoặc đài phun nước trong vườn nhà mà không cần đến máy bơm, chỉ cần lấy đà 1 lần là nó tự hút và xả nước mãi mãi, có thể chập nhiều vòi để tạo thành 1 vòi lớn với lực chảy mạnh (thác giả).
2. Liệu có thể chế tạo thiết bị thủy điện cá nhân từ ý tưởng trên hay không? Trong đó ta tạo ra 1 bể hoặc nếu gia đình nào có ao, sẽ gộp nhiều vòi để tạo một dòng nước chảy không ngừng làm quay các cánh turbin?
3. Hệ thống với nhiều turbin nhỏ kích cỡ như nhau. Ví dụ mỗi turbin với cánh quạt đường kính 30cm thì trong phạm vi 70cm2 ta có thể lắp được 4 turbin?
Yêu cầu của hệ thống:
- Nhỏ gọn, phù hợp cho phần lớn hộ gia đình tại VN.
- Có cơ chế dùng điện nuôi lại nam châm để có tuổi thọ cao nhất.
- Có các bộ phận chuyển đổi gì gì đó >"<
Ưu điểm:
- Không phải lúc nào ta cũng có không gian hoặc điều kiện phù hợp để làm turbin gió, khi đó có thể dùng hệ thống thủy điện cá nhân.
- Bất kể nơi đâu và thời gian nào, chỉ cần có nước là có thể hoạt động.
- Nhiều lựa chọn tùy biến, đơn giản thì sạc ắc quy, sạc pin cho các thiết bị điện tử, phức tạp (lớn) thì hòa vào lưới điện hộ gia đình. Công suất có thể tăng/giảm bằng cách thêm, bớt các turbin trong hệ thống, tùy vào bể chứa lớn hay nhỏ.
Nhược:
- Không hoạt động khi không có... nước.
- Chi phí hoạt động là một tí tẹo nước/ngày (chúng cũng phải bốc hơi dần chứ).
- Tiếng ồn.
Phản biện:
1. Nghe nói để hoạt động được turbin cần lực lớn, dùng lực nước như vậy có đủ không?
- Bởi vậy mới cần các cao nhân nghiên cứu ghép bao nhiêu vòi, chiều dài vòi ra sao để có lực nước ra sao, kích cỡ của bể và các turbin.
- Thế cho nên mới nói hệ thống được ghép bởi nhiều turbin nhỏ.
2. Khoảng 500w-1kw là phù hợp với phần lớn hộ gia đình tại VN, vậy hệ thống trên cần thiết kế như thế nào?
- Thì đang hỏi các bạn ở www.dientuvietnam.net nè!
Comment