Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kỹ thuật bơm nước sâu >100m.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
    Em vẫn giữ quan điểm về "chênh áp" tức là nhiều bơm nối tiếp sẽ có cột áp lớn hơn. Cánh bơm to thường chỉ làm lưu lượng lớn hơn. Cánh bơm nhiều sẽ làm cột áp tăng lên. Trong trường hợp các ống nhựa kích thước có sẵn (ống giếng, ống hút) như vậy thì tăng lưu lượng không giải quyết được vấn đề gì.
    Nói chung là vụ này hơi khoai vì em cũng là amateur trong lĩnh vực này thôi....
    Không phải đường kính rotor bơm lớn là lưu lượng lớn đâu NSP, mà là lực ly tâm lớn ----> lưu lượng nước lớn.Theo công thức tính lực ly tâm F="ô mê ga" X R. Mà R là bán kính mâm bơm.
    Tôi cũng "nai" vấn đề này nên mới nhờ ý kiến đóng góp của các anh em ,tôi giải thích như sau:

    1-Bơm ly tâm chuyển động,các hạt nước di chuyển từ tâm bơm ra bìa bơm tạo thành lực hút âm.Vì công thức của ông "Tối rồi sinh lỳ" áp suất âm không thể hút nước lên, van 1 chiều dưới đáy giếng đóng.

    2-Lực ly tâm nén nước trở lại giếng,vì van 1 chiều dưới đáy giếng đóng,áp suất tăng dần, đến áp suất nào đó >lực lò so nén của van áp suất nước thoát ra ngoài.

    3-Nước thoát ra ngoài tạo thành áp suất âm sẽ mở van 1 chiều, hút 1 lượng nước bằng đúng với lương nước thoát ra ngoài theo công thức của ông "Tối lỳ".(nước chỉ vào trong ống có van 1 chiều mà thôi,không lên được mặt đất)
    Vì vậy chúng ta phải hiệu chỉnh van áp suất này (nếu lương nước thoát ra >lương nước hút vào máy không bơm được.Ngược lại nếu nước thoát ra ít quá, nước ra yếu)

    4-Trở lại bước 1.

    Như vậy máy bơm nước sâu sẽ hoạt động nhịp nhàng với:
    1-van 1 chiều,đóng hay mở tùy vào thời điểm chứ không phải luôn mở như bình thường
    2-van áp suất
    2-lực ly tâm nén nước trở về giếng.

    Tôi suy luận như thế,không biết đúng sai,mong NSP góp ý kiến.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Không phải đường kính rotor bơm lớn là lưu lượng lớn đâu NSP, mà là lực ly tâm lớn ----> lưu lượng nước lớn.Theo công thức tính lực ly tâm F="ô mê ga" X R. Mà R là bán kính mâm bơm.
      Tôi cũng "nai" vấn đề này nên mới nhờ ý kiến đóng góp của các anh em ,tôi giải thích như sau:

      1-Bơm ly tâm chuyển động,các hạt nước di chuyển từ tâm bơm ra bìa bơm tạo thành lực hút âm.Vì công thức của ông "Tối rồi sinh lỳ" áp suất âm không thể hút nước lên, van 1 chiều dưới đáy giếng đóng.

      2-Lực ly tâm nén nước trở lại giếng,vì van 1 chiều dưới đáy giếng đóng,áp suất tăng dần, đến áp suất nào đó >lực lò so nén của van áp suất nước thoát ra ngoài.

      3-Nước thoát ra ngoài tạo thành áp suất âm sẽ mở van 1 chiều, hút 1 lượng nước bằng đúng với lương nước thoát ra ngoài theo công thức của ông "Tối lỳ".(nước chỉ vào trong ống có van 1 chiều mà thôi,không lên được mặt đất)
      Vì vậy chúng ta phải hiệu chỉnh van áp suất này (nếu lương nước thoát ra >lương nước hút vào máy không bơm được.Ngược lại nếu nước thoát ra ít quá, nước ra yếu)

      4-Trở lại bước 1.

      Như vậy máy bơm nước sâu sẽ hoạt động nhịp nhàng với:
      1-van 1 chiều,đóng hay mở tùy vào thời điểm chứ không phải luôn mở như bình thường
      2-van áp suất
      2-lực ly tâm nén nước trở về giếng.

      Tôi suy luận như thế,không biết đúng sai,mong NSP góp ý kiến.
      Mod phân tích như thế rất logic,em đồng ý với giải thích của mod.Không biết bao giờ em có trình độ phân tích từ hiện tượng ra nguyên tắc như mod.

      Comment


      • #18
        Máy bơm đến bước 3 không quay về bước 1,bước 3 nhờ có áp suất thổi về nên nước được bơm lên.Thí nghiệm Toricelli không có áp suất nén về.

        Comment


        • #19
          Bơm nước sâu >100m chẳng có gì khó khăn cả,tôi đã hoàn thành việc cải tạo mấy cái bơm nước này rồi.Vẫn dùng 3 cái máy bơm cũ.

          -Lúc trước dòng hoạt động tổng 20 Ampe (mỗi cái máy bơm vượt dòng định mức 1 ,5 Ampe do đó bị cháy liên tục) bơm 1m3 mất 1 giờ.
          -Bây giờ chỉ có 17Ampe,nhưng bơm nước lên hồ chứa nhanh hơn,1m3 chỉ có 45 phút.

          Cơ bản là cái lực ly tâm nén nước trở về giếng.

          Người thợ lúc trước bố trí 3 máy bơm nối tiếp vì tưởng rằng như thế sẽ tăng áp suất ly tâm ở đầu ra.Nhưng thiết kế vậy là sai lầm,sự ma sát làm tốc độ bơm nước chậm lại,dòng tăng lên,mà lực ly tâm lại lệ thuộc vào tốc độ vòng quay /phút của máy bơm nước,lắp như thế không tối ưu.Tôi lắp 3 cái máy bơm song song,3 đầu hút vào 1 ống. 3 đầu thoát vào 1 ống.Cấp điện cho hoạt động,dòng giảm được 3Ampe,bơm đầy bể nhanh hơn lúc trước 15 phút.
          Tuy vậy,dòng cho mỗi máy bơm vẫn còn sát định mức max,chưa hoàn toàn an tâm.
          Vắn tắt vài dòng chia sẽ kinh nghiệm với các bạn tôi đi nhậu đây.

          Comment


          • #20
            @09826236.......Máy bơm ráp nối tiếp sẽ tăng áp ở đầu ra.Các máy bơm bình thường sẽ có áp đầu ra độ 5 bar.Máy bơm tôi ráp lại song song vì là máy bơm đa cấp,có áp đầu ra 16bar.Chính vì áp cao quá ,lại ráp nối tiếp nên tăng dòng.Máy bơm của em đơn cấp phải ráp nối tiếp là đúng rồi. (Có thắc mắc không nên gọi điện thoại vào giờ nghỉ trưa.)

            Comment


            • #21
              Công nhận bác VVP chịu khó nghiên cứu nhỉ, bái phục bác luôn, cái này em phải học hỏi bác. Em thì chưa thấy qua máy bơm gắn bộ hút sâu mà hút đến dộ sâu >100m, thường thì chỉ vài chục m thôi. Thế theo bác với ống PVC 34 như tính toán của bác, phải chịu sức nặng đến ~70kg như vậy xét về độ bền có vấn đề không, vì ~70kg là trọng lượng tĩnh, khi máy hoạt động, nước được hút lên và khi dừng nước sẽ hồi về, lúc đó em trọng lượng đó sẽ lớn hơn nhiều, như vậy bác giải quyết vấn đề này thế nào? xin học hỏi bác.
              CTY TNHH MTV KỸ THUẬT ĐIỆN VINH PHÁT
              595 TL15 ấp7, xã Tân Thạnh Đông, h Củ Chi, tpHCM
              MST : 0310346840 - SĐT : 0913909851 Vinh

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi giangvinh168 Xem bài viết
                Công nhận bác VVP chịu khó nghiên cứu nhỉ, bái phục bác luôn, cái này em phải học hỏi bác. Em thì chưa thấy qua máy bơm gắn bộ hút sâu mà hút đến dộ sâu >100m, thường thì chỉ vài chục m thôi. Thế theo bác với ống PVC 34 như tính toán của bác, phải chịu sức nặng đến ~70kg như vậy xét về độ bền có vấn đề không, vì ~70kg là trọng lượng tĩnh, khi máy hoạt động, nước được hút lên và khi dừng nước sẽ hồi về, lúc đó em trọng lượng đó sẽ lớn hơn nhiều, như vậy bác giải quyết vấn đề này thế nào? xin học hỏi bác.
                Trước tiên tôi không phải là người thiết kế giếng,tôi chỉ xem lại hệ thống điện tại sao lại cháy bơm liên tục,nhưng tôi có thể trả lời câu hỏi của em như sau:

                - Toàn thể diện tích ma sát với đất của 100m ống phi 34 là:3,4cm x 3,14 x 1000cm =10.676cm2.

                - Sức kéo dọc 1cm2 là :70kg:10.676 = 0,0065kg/cm2

                Như thế toàn bộ ống nước theo em có bền không?Còn cái "láp pê" có chịu được 70kg không thì em hỏi nhà sản xuất,tôi nhận thấy anh bạn tôi sử dụng 2 năm nay chưa bao giở bị rò "láp pê".

                Comment


                • #23
                  đọc hết topic này thấy mọi người đều chưa để ý đến cái giếng khoan là khoan thì rất sâu 120m nhưng mực nước thực ra lại không sâu chỉ 10-20m, bác về đo thực tế đi. hút tầm đấy dùng chõ hút sâu vô tư. độ sâu hút tối đa chỉ tầm gần 10m theo áp suất khí quyển nếu máy bơm tạo được chân không tuyệt đối. còn đẩy thì có thể tạo áp suất đẩy rất lớn bao nhiêu tùy thích phụ thuộc vào máy bơm. nhưng vì là giếng khoan nên không thể thả loại máy đẩy xuống được

                  Comment


                  • #24
                    Máy bài trước có nói rồi , nếu đơn giản thế thì ông thợ đầu không ráp tới 3 cái bơm nối tiếp và chủ nhà cũng không cần nhờ tới bác Phạm .

                    Comment


                    • #25
                      Người thợ trước mắc nối tiếp các máy bơm không phải là không có lý do. Theo cách mắc của bác Phạm thì lưu lượng của mỗi máy chỉ khoảng 0,4m3/giờ là hơi chậm. Điều đó chứng tỏ máy bơm đang hoạt động quá tải ( vừa phải hút sâu, vừa phải đẩy lên cao) Vào mùa khô khi mực nước tụt xuống có thể máy bơm không hoạt động được. Theo tôi nên mắc nối tiếp 2 cái, một cái để hút, một cái để đẩy.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
                        Người thợ trước mắc nối tiếp các máy bơm không phải là không có lý do. Theo cách mắc của bác Phạm thì lưu lượng của mỗi máy chỉ khoảng 0,4m3/giờ là hơi chậm. Điều đó chứng tỏ máy bơm đang hoạt động quá tải ( vừa phải hút sâu, vừa phải đẩy lên cao) Vào mùa khô khi mực nước tụt xuống có thể máy bơm không hoạt động được. Theo tôi nên mắc nối tiếp 2 cái, một cái để hút, một cái để đẩy.
                        Đây là máy bơm đa cấp,mỗi máy có 3 bánh bơm ly tâm nối tiếp với nhau, Máy bơm thường áp suất đầu ra chỉ có 5 bar,máy bơm này áp suất đầu ra 15 bar.

                        Chính vì vậy khi ráp nối tiếp, sức ma sát làm dòng tăng lên, máy bơm cháy liên tục.Hiện nay dòng cho mỗi máy bơm sát định mức max,nếu ráp nối tiếp 2 cái chắc chắn sẽ quá dòng và cháy máy bơm.

                        Comment


                        • #27
                          Các bạn cho tôi hỏi về cái máy bơm nước trợ lực:
                          mình có một giếng đào sâu 15m lắp máy 750W dùng van trợ lực và ống nước 27 .Đã dùng 2 năm rồi nhưng giờ máy cháy quấn lại nhưng giờ bơm thì nước không lên . Ai biết giúp mình với nha...tkanks!

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi maybomnuoc1 Xem bài viết
                            Các bạn cho tôi hỏi về cái máy bơm nước trợ lực:
                            mình có một giếng đào sâu 15m lắp máy 750W dùng van trợ lực và ống nước 27 .Đã dùng 2 năm rồi nhưng giờ máy cháy quấn lại nhưng giờ bơm thì nước không lên . Ai biết giúp mình với nha...tkanks!
                            Khả năng lớn là không phải do bơm mà do hệ thống van-ống bị lọt khí!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi maybomnuoc1 Xem bài viết
                              Các bạn cho tôi hỏi về cái máy bơm nước trợ lực:
                              mình có một giếng đào sâu 15m lắp máy 750W dùng van trợ lực và ống nước 27 .Đã dùng 2 năm rồi nhưng giờ máy cháy quấn lại nhưng giờ bơm thì nước không lên . Ai biết giúp mình với nha...tkanks!
                              Máy bơm cháy dây thì quấn lại vẫn chạy tốt. Nhưng nếu cháy Fe (Fe bị quá nóng trong thời gian dài, nám đen) khi quấn lại sẽ không mạnh như cũ được.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #30
                                Tiện đây tôi xin hỏi vấn đề thế này:
                                Nhà tôi có giếng sâu hơn 10m tôi mua 1 máy bơm nước li tâm CS 750W. Theo thông số nó chỉ hút sâu tối đa 8m, vào mùa nước nhiều ( mặt nước cách miệng giếng dưới 8m) thì có thể đặt bơm ở miệng giếng thì có thể hút nước lên được. Nhưng vào mùa nước ít ( nước cách miệng giếng hơn 8m) chỉ còn cách dùng dây để hạ bơm xuống mặt nước gần hơn, cách này thì phức tạp quá vì mỗi lần như vạy phải tháo ra, thay lại ống... Xin hỏi bác "vi van Pham" và các member có cách nào bơm nước khi mức nước cách miệng giếng 8m mà không phải hạ bơm xuống gần hơn hay thêm máy như bác phạm từng đề cập không ?
                                Bác Pham có thể nói rõ về việc hồi nước từ ống thoát về ống hút được không và cách dùng thêm van như thế nào. Hiện tại tôi đang dùng ống phi 34, lốc bê nhựa.. Mong mọi người cho ý kiêns
                                Email:

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X